Về nguồn

 

                          camhoan

 

 

Mỗi năm hoa đào nở ,

Lại thấy ông đồ già,

Bày mực tàu giấy đỏ,..."

 

 

Ngày  xưa ông đồ già cuả Nguyễn Đình Liên  bày mực tàu giấy đỏ để chuẩn bị bán chữ,  ngày nay bọn ta lại bày keyboard ra để chuẩn bị bài vở vui xuân, năm nay  cũng thế, bạn ta lại rục rịch rủ nhau thi gõ chữ để mua vui cũng được một vài trống canh cho bọn người tha phương cầu thực, hồn Việt Nam mà xác thì phiêu lưu tứ xứ thăng trầm.

 

Năm vừa qua, tôi đây làm một chuyến qui cố hương với hai mục đích: thứ nhất là làm bổn phận dâu con. Thứ hai là cho con trẻ một chuyến về nguồn, mà nghe chừng chúng nó đã dần quên cội nguồn. Chuyến về nguồn lần đó qui tụ được ba con vịt trời cộng với bà ngan già làm đầu tàu, ba con vịt trời gồm một con belong to bà ngan già, còn hai vịt trời kia là hai cô cháu gái. Chuyến đi khơỉ hành từ phi trường SFO, ghé lại xứ sở mặt trời ba tiếng rồi dong buồm đi tiếp  để qui cố hương. 

Đến gần phi trường TSN , bà ngan gìa bắt đầu giảng giải cho bọn trẻ, đây là phi trường quốc tế TSN. Từ trên cao nhìn xuống phi trường trông buồn bã, cũ kỹ , gần sát phi trừơng  nhà cửa san sát.  Một con vit trời lên tiếng "Hah! phi trừơng "quốc tế"!  "rồi đưa hai ngón tay lên làm dấu ngoặc kép! Con vịt trời chị vội vàng lên  tiếng nho nhỏ "Shut up!" bởi con vịt trời nhỏ này thuộc loại ăn nỏi oang oang , thấy gì nói đó , rất khó bịt miệng nó lại.

 

Khi xuống phi trường chuẩn bị làm thủ tục nhập cảnh, để tránh tình trạng chờ đợi và bị hỏi han nhiều thì bà ngan gìa bèn kẹp thêm thủ tục vào passport và bảo lũ vịt trời rằng: 

- Bọn bay đứng sau lưng tao, để tao trình giấy tờ và cứ im đễ tao trả lời nghe chưa?

Bọn chúng gật đầu đồng ý . Đến lượt mình, bà ngan già trình bốn quyển passport cho "cán bộ", có lẽ bà ngan già hà tiện , làm thủ tục kém nên "cán bộ" phán :

- Mỗi người tự cầm lấy giấy tờ của mình. 

Bà ngan già bèn lui lại và giao cho mổi đưá một quyển passport . Lần lượt từng con vịt trời bước vào cỗng xét duyệt với một số câu hỏi .v.v.., v.v..., trót lọt hai con. Đến con vịt trời thứ ba, cũng đươc hỏi những câu như thế, con vịt trời này mới 14 tuổi , cái tuổi mà người dẫn đi phải trả lời chứ không phải nó, do đó nó nỗi cơn "vịt trời" lên, không thèm trả lời ! Nó cứ dương mắt lên nhìn anh cán bộ gừơm gườm, chàng này lập lại câu hỏi vài lần nó cũng không trả lời, bà ngan già bắt đầu lo lắng , thình lình con vịt trời sổ ra một tràng tiếng Anh của lũ vn sinh trên đất Mỹ, vừa nhanh vừa nuốt giọng. Chàng cán bộ ngẩn tò te chưa biết nó nói gì bèn hỏi bà ngan gìa:

- Nó không nói đựơc tiếng Việt?"

Bà ngan vội trả lời:

- Vâng ! cháu nó không nói đựơc tiếng Việt cậu à !

Thật ra thì con vit trời này cũng nói đựơc tiếng Việt nhưng nó lên cơn không chịu nói. Vin cớ đó bà ngan gìa thay thế nó để trả lời. Có lẽ vì trời nắng, vì cáu kỉnh hoặc vì chờ lâu qúa.  Rốt cuộc thì thời gian căng thẳng cũng qua đi, anh hải quan cho vịt trời qua cổng .

 

Sau khi qua một số thủ tục , nhận hàng , kiểm hàng cả bọn  rời phi trường. Vừa bước chân ra khỏi khu vực, cả bọn giật bắn mình với một rừng ngừơi chờ đợi, đông nghẹt như biểu tình, con vịt trời con la lên:

- Họ làm gì vậy?

- Biểu tình?

- Không, không , đó chỉ là những người đi đón thân nhân mà thôi, họ đang chờ thân nhân của họ đó mà!

Cả ba con vịt trời đều ồ lên kinh ngạc, chúng nó không thể tựơng tựơng đựơc rằng một ngừơi về thì ít nhất có năm người đi đón! Chúng nó bảo mấy ngừơi này bị điên rồi? và chúng nó hy vọng  chúng  không bị tiếp đón như vậy. Chúng nó lầm to! Đang cố gắng dương cổ lên để tìm ngừơi đón , nửa mắt  nhìn lên để tìm người đón và nửa mắt nhìn Xuống để canh mấy cái vali , miệng thì gào thét chúng nó đi gần gần lại không thì lạc, thình lình nghe gọi tên mình, rồi em, rồi chị, rồi cháu rồi ..v.v.. và đám vịt trời đựơc bủa vây bởi một lô một lốc họ hàng, hang hốc, cả bọn đựơc hộ tống đi ra  cứ như Arafat rời trại cấm của ông ta vậy.

 

Đoạn đường từ phi trừơng về nhà , ngồi trên xe mà cứ như chơi top gun ở Great America với tiếng rú thất thanh từng chập của ba con vịt trời. Ngồi trên xe mà cứ như ngừơi tự sát,  có cảm tưởng là đang chơi trò chơi lái xe điện ở công viên! Xe cộ tứ phía cứ như muốn đâm xầm vào nhau , xe hơi lạng , xe xích lô lách ,xe honda lướt ào ào, và xe đạp cũng lạng  qua lại cứ như chơi games , đứa nào lạng nhanh là đứa đó thắng , bất kể lưu thông cùng chiều hay nghịch chiều, cả thành phố cứ như một trò chơi đua xe điện tử!

 

Sau vaì ngày ở Saigon làm bổn phận, lũ vịt trời bắt đầu ngán cái nóng.  Chương trình ngao du sơn thủy được vạch ra, tất cã đều đồng ý "bắc tiến" từng đọan một, và chặng cuối cùng  là miềm bắc. Phương tiện di chuyển sẽ là tàu lửa, vừa được ngắm cảnh, vừa đỡ tốn tiền.

 

Chặng thứ nhất là Nha Trang, Phan Thiết. Nha trang sẽ ở khách sạn và Phan Thiết, đúng hơn là Bình Thuận sẽ ở tai nhà họ hàng , vừa đi chơi vừa thăm phần mộ ông bà . Đến lúc đi thăm phần mộ tổ tiên ông bà, bà ngan già có nhiệm vụ giảng giải nguồn gốc cho lũ vịt trời nghe, con vịt trời nhỏ nhất bèn hỏi:

- Mấy ngừơi chết này là ai mà tui phải đứng dang nắng mà nghe vậy ?

Bà ngan già giải thích vói nó rằng đó là tổ tiên nguồn gốc của nó, có những ngừơi này thì mới có ông nó và mới có bố nó và nó, nó xì lên một tiếng dài ngoằng và bảo tại sao tui lại phải thăm họ, họ chết từ lâu lắm rồi có biết tôi là ai đâu ??? mà tại sao lại phải thăm ngừơi chết trong khi có cả đống ngừơi sống đang chờ mà bà lại từ chối rồi đi thăm ngừơi chết,??? bà ngan già chăng biết làm sao giải thích với con vit trời sinh ra và lớn lên tù xứ cờ hoa?

Chặng kế tiếp là  Hội an, Đà nẵng, Huế . Đến Hội An lũ vịt trời rất thích thú với khung cảnh Hôi An, những ngôi nhà cổ, những hàng bán đèn lồng, những đồ thủ công nho nhỏ bằng đất nung, rồi chúng laị thắc mắc tại sao bà cụ đã gìa qúa cả tuổi về hưu mà vẫn ngồi bán hàng ? Bà bán những con thú bằng đất tự làm lấy với gía một hai xu Mỹ một con. Khi thấy chúng nó mua hết cả rổ thú đất nung của bà với giá hai dollars rưỡi mà còn tặng thêm 50 xu thảnh ba dollars, bà mừng rỡ chắp tay vái chúng nó, chúng nó hoàn toàn không hiểu lại hỏi tại sao bà ta lại phải làm như vậy ? Thêm 50 xu mà có thể làm bà cụ mừng vậy sao? Khó mà giải thich cho chúng nó hiểu tại sao , vì chúng nó không hề có khái niệm về sự cực khổ nhọc nhằn để kiếm miếng cơm manh aó cuả ngừơi dân Việt.

     

Khi ra đến Huế, bắt đầu đi thăm lăng tẩm , cố gắng giải thích về các vị vua chuá của đất Việt nhưng nghe chừng như nứơc đổ đầu vịt, cả lũ vịt trời chỉ nghiêng ngó và so sánh cung điện thực tế với cung điện chúng thấy trong phim tàu và chê rằng cung điện gì mà nhỏ tí teo. Rồi bỗng một con vit trời lên tiếng  hỏi:

- Bác Cẩm ơi, vua Viet Nam có mấy thằng vậy ?

- Sao lại gọi vua bằng thằng ?

- À Sue quên. vua VN có mấy đứa vậy?

- Sao lại gọi bằng đứa??

- Oh God!! bác Cẩm khó chịu qúa , bắt Sue nói tiếng Việt  rồi còn bắt lôĩ nữa! How many vietnamese kings were there ? như vậy được chưa ???...????  

 

Chặng Bắc tiến bắt đầu từ Đà nẵng, bà ngan gìa đi ra ga mua vé tàu lửa.

- Chị bán cho bốn vé giường nằm đi Hà Nội.

- Khoang nằm bốn giừơng hay sáu giừơng? (Tôi tự nghĩ: Khoang?? chắc là cabin?)

- Vâng, khoang nằm bốn giừơng.

- Cứng hay mềm?

- ???

- Cứng 270 ngàn, mềm 300 ngàn.

Có lẽ đắt thì tiện lợi hơn chăng? Thôi thì cứ áp dụng chính sách của các cụ bảo rằng “có đắt thì mới cắt nên miếng” rồi hạ hồi phân giãi vậy

- Chị cho giừơng mềm.

- Mát, lạnh vừa, hay lạnh nhiều?

- ??????

- Mát thì đồng giá, lạnh vừa thêm mười ngàn còn lạnh nhiều thì thêm 15 ngàn.

- Chị cho lạnh nhiều.

Sau khi cầm bốn cái vé, tôi vừa đi vừa lẩm bẩm:

- Vé khoang bốn giường, mềm, lạnh nhiều... 

và cố tưởng tựơng xem mềm có nghĩa là gì nhưng chịu, thôi thì hạ hồi phân giải.

Đến ngày lên đường thì mọi việc sáng tỏ, mềm có nghĩa là có một miếng nệm mỏng trải trên miếng phản (cứ tạm gọi là phản đi). Ở khoang bốn giừơng này thì ban ngày ngừơi ở tầng trên  và tầng dưới muốn ngồi thì phải deal với nhau, còn nếu không thì đúng nghiã “khoang nằm”, bởi ngừơi tầng trên thì không thể ngồi được còn ngưòi tầng dưới thì khi ngồi phải luôn ở tư thế cam chịu, có nghĩa là chỉ có thể ngồi gục đầu xuống mà thôi. Cho nên đi xe lửa kiểu này chẳng trách gì sau một chuyến xe tốc hành nam bắc, trai thì có bạn gái mà gái thì có bạn trai dễ như không.

 

Đến Hà nội , việc đầu tiên mà cả bọn cảm nhận được là sự chật chội ngột ngat, nhà cuả san sát nhưng nhỏ xiú và cao nghều nghệu,trông giống như những cái ống hút xếp sát vào nhau, cái cao cái thấp, xanh đỏ tím vàng cứ là tít mù khơi … "Hà nội ơi , nào biết ra sao bây giờ….". Sau khi ổn định, cả bọn đi thăm Hà nội băm sáu phố phừơng. Phố hàng nón , không bán nón mà bán chăn mền Trung quốc, Phố hàng Hành không bán hành lại bán tranh. 

Đến Phố hàng Buồm thì lũ vịt trời đánh vần thành phố hàng bướm, Phố hàng Đừơng thì chúng đánh vần thành phố hàng dương, Phố hàng Chiếu thì thành phố hàng chíu, Phố hàng Đào thì thành phố hàng dao, ... thôi thôi nhỡ đến phố hàng Điếu mà chúng đánh vần nữa thì thật hết biết….. Sau đó đi ăn bánh tôm Cổ Ngư , khi trả tiền cho sáu người tính gọn gần đứt trăm đô, thì tự nhiên thấy thấm thiá, cụm từ “bánh tôm Cỗ Ngư” nó trở thành bánh tóm cổ người. Cái gía phải trả cho món ăn nỗi tiếng Hà thành cuả tác giả Thạch lam thật thấm thía.

 

Khi ở Hà nội, tôi học được rất nhiều từ hay ho, vốn sẵn tôi dốt về văn chương, nhưng lại rất thông minh về những sự viêc vô văn hoá nên tôi nhớ rất nhanh những cụm từ mà tôi tạm gọi là từ mất văn hóa. Những câu móc máy thâm độc. Khi tôi hỏi thăm về một ngừơi bà con xa thì được trả lời:

- À, cái con bé chân đất mắt toét nhảy một phát lên xe hơi đó bây giờ máu lắm, nó làm kinh tế cực mạnh nhưng ăn cả giầy , cả bít tất cả đất dính chung quanh nên chẳng ai nhờ được, cứ mẽ này thì chưa chắc lên bàn thờ được ăn chuối cả nải hay lại phải làm ma vật vờ.

- ????????

Lại phải nhờ phiên dịch,(câu trên đựơc phiên dịch như sau: Caí con bé nghèo nàn nhà quê lúc xưa bây giờ kinh doanh giỏi lắm nhưng hà tiện ki bo kẹt xỉn, cứ cái điệu này đến lúc chết thì không ai thèm cúng cho đâu) ,rồi sau đó đi Hà Đông tìm Sư tử Hà đông và tìm áo lụa Hà đông cuả Nguyên Sa, sư tử thì đầy rẫy nhưng áo lụa thì qủa là hiếm, tìm đỏ con mắt, chắc vì vậy mà ông Nguyên Sa buồn mà chết chăng? Từ Hà Đông đi qua Bát Tràng tìm gốm Bát Tràng, tha được mấy bức tranh gốm khá hay ,tạm an ủi

 

Rời Hà Đông đi Bắc Ninh thăm mộ ông bà nội người đã có công sinh thành ra bố mình tiện thể tìm về quê hương quan họ xem sao? Rồi tạt qua chùa Dâu xem cái nôi của Phật Giáo Việt nam, chùa đang trùng tu, cảnh trí khá đẹp, còn gìữ được nhiều pho tựơng có giá tri, nhưng bực bội về bà vải già cứ lăm lăm chờ xin tiền cúng chùa rồi mới cho qua cổng vào chuà, trong khi cúng dường là tự nguyện. Tôi hỏi đây là tiền vào cửa hay tiền cúng dường? 

Vì tiền cúng dường thì tôi bỏ vào thùng chứ không bỏ vào tay bả, còn tiền vào cỗng thì tôi đưa cho bà. Rồi đi Hải Dương ăn bánh đậu xanh, đi Hưng Yên ăn nhãn , đi Hạ Long, vòng về Hà Nôi đi thăm Quốc tử Giám , đi thăm Phủ Giày xem dân Hà nội một thời chê tín ngưỡng dị đoan nhẩy đồng dẻo hơn cung văn và cô đồng thời xa xưa. Đi xem chùa Một Cột mà lũ vịt trời bảo là cái chòi một chân,  ra Hồ Tây thưởng thức bánh cuốn Hồ Tây với  nứơc mắm cà cuống Thái lan (hic), đến hàng Mành  ăn bún chả Hàng mành ,về đến nhà cả bọn bị ói vì thịt ướp qúa nhiều bột ngọt.

 

Rời Hà nội cả bọn Nam tiến bằng máy bay vì đã ngán cảnh đi xe lữa nửa nằm nửa ngồi. Đến Sai gon chưa kịp nghỉ đã có điện thoại cuả cô Gỗ mun gọi hưá hẹn một chuyến rong chơi miệt vườn thật hấp dẫn, thế là hôm sau cả bọn lại lên đường ca bài về miền tây,trên chuyến xe đò do Việt Bình bao dàn kèm theo Mỹ Lan, Việt Bình, đôi uyên ương già Tuấn Mai.

Đến My Tho, qua cầu Trung Lương thì thấy một cây tre đen, loại tre hiếm có đang đứng đong đua trứơc hiên nhà, xe dừng lại, thì ra đó là cô Hoàng Hà tục gọi gỗ mun đang đứng đợi, tảo thanh nhà HH cho dãn gân cốt rồi dồn lên xe trở lại, Hoàng Hà hỏi:

- Có muốn đi coi cầu Bắc Mỹ Thuận mới không ?

- Cầu thì có gì mà phải coi nhỉ?

- Cầu mới, hiện đại do Úc xây!

- Không, không muốn xem. Nếu mà còn cái Bắc mỹ Thuận thì cho bọn vịt trời đến để thưởng thức thú qua phà miền tây mà có một thời bà ngan già đã ngang dọc vì công ăn việc làm, chứ cầu thì có gì mà coi!

- Ừ, vậy thì chuẩn bị xuống ghe nếm thử cảnh sông nứơc Hậu Giang. 

Hoàng Hà đã thuê sẳn một chiếc ghe cuả công ty du lịch Mỹ tho, cả bọn kéo nhau xuống ghe , ngoài ngừơi lái ghe và một người phụ có kèm theo một nhân viên hứơng dẩn nữa! Chà oai ghê! Ba con vịt trời rất phấn khích, xuống ghe lo bô bô đủ thứ, một con bỗng hỏi rằng "Ủa, sao nứơc nó dơ quá vậy? đỏ lòm??" , lại phải dài dòng giải thích đó là đặc điểm cuả sông nứơc miền Tây , do nhiều phù sa nên nứơc có màu đỏ chứ không phải dơ, ghe chạy trên sông làm bà ngan già nhớ tới cảnh thuở xa xưa khi đi công tác miềm tây luôn luôn lúc nào cũng ngồi ôm chặt mấy thùng nước cất ( vi lúc đó bà ngan già làm phòng phân tích nên đi đâu cũng có nước cất đi theo), bởi ngan ta dọc ngang sông nước miền Tây rất nhiều nhưng không hề biết bơi. Nghĩ đến đây thì bà ngan già mới giật mình hốt hoảng vì trên ghe không hề có phao cứu hộ và ai nấy ngồi trên ghe cũng mình trần thân trụi , không hề có một mảnh life vest. 

 

Ghe đi một lúc thì tấp vào một vườn trái cây, người hướng dẫn mời cả đoàn lên thăm vườn, ăn trái cây, và nghe hát đờn ca tài tử. Hấp dẫn thiệt, tui đây tủôi đã xế chiều mà nghe vậy còn thấy hấp dẫn đừng nói  gì bọn vịt trời, chúng nhao nhao như vịt xẻ đàn làm anh phụ lái phải kêu gào chúng trật tự. 

Đến lúc ghe ghé bến phải leo lên môt miếng ván bắc ngang để lên bờ thì thiệt hấp dẩn, hai trong số ba con vịt trời đi trên miếng ván gập ghềnh với tư thế vừa đi vừa bò trông thật tang thương! Làm tui đây lại nhớ đến anh chàng Tâm mập, bò qua cầu khỉ, vừa bò vừa chừi. 

 

Vào đến vườn cây mát mẻ, cả đòan đựơc mời ăn trái cây vườn nhà , thăng long, nhãn, sao- cô -chê (sapochê?), cóc ổi, và nghe dàn nhạc đờn ca tài tử miệt vườn hấp dẫn ơi là hấp dẫn, bà ngan già không phải gốc người miền Tây mà trong dạ vẫn cứ nao nao bồi hồi huống gì những chàng lãng tử gốc miền Tây thứ thiệt. 

 

Rời vườn trái cây cả bọn đi thăm lò làm cốm, lại được thử, lại mua vài bịch cốm làm qùa. Rời lò cốm cả bọn chia làm ba bốn nhóm nhỏ đi xuồng vào những con lạch nhỏ đễ  vào sâu hơn nưã. Xuồng chèo ra vào như mở hội, ba con vịt trời cùng  xuống chung một chiếc xuồng miệng bô bô nưã ta nửa tây, nài nỉ cô chèo xuồng cho chèo thử, rồi rú lên từng chặp rất thích thú. Đi xuồng một lúc thì ghé vào vườn nuôi ong, được mờí uống trà mật ong và nghe đờn tài tử, lại mua mua bán bán, Hoàng Hà mua mấy bộ đồ nghề trộn salad gửi kèm về biếu các bạn, thương nhau là thế. Sau đó tạm dừng chân đễ ăn trưa, lang thang trong vườn , cả bọn lại dở thói học trò du côn ngày xưa, lại trèo me, trèo mận vườn người ta.

 

Đang nghiêng ngó thì trông thấy hai cây cóc, một cây thì cao nhòng, loại cóc  VN khi xưa hay kỹ thuật trồng lúc xưa chưa biết chiết cành cho cây lùn lại để dễ thu hoạch, và một cây cóc lùn, khkông biết tại giống hay tại kỹ thuật, tui bèn đố Mỹ Lan:

- Ê, Mỹ Lan! Cây cao gọi là cây cóc gì và cây cóc thấp gọi là cây cóc gì? Tao đố mày nói trúng.

- Thì cả hai cây đều là cóc hết có điều cây cao cây lùn mà thôi.

- Sai rồi, nghe nè! Mày ở VN mà không rành bằng tao, cây cóc cao gọi là cây cóc chưã  bệnh ho, còn cây cóc thấp gọi là cây cóc ma ru, biết chưa?

- Ủa ? Vậy hả, sao mày biết hay vậy?

- Sao tao không biết, chỉ có mày mới lạc hậu không biết gì hết.

- Để tao chỉ cho cách chữa bệnh ho, rổì theo đó mà làm để khi nào XA bị ho thì chưã cho ổng.

- Ừa, mày chỉ đi, tao hay bị ho lắm!

- Này nhé, mua cóc về, càng già càng tốt, ăn hết thịt  để có thêm vitamin, còn hột thì rửa sạch , phơi khô khi nào ho có đàm thì nuốt nguyên hột vô bụng để cho hột cóc nó lôi đàm xuống là hết ho liền. Còn cây cóc kia chữa bệnh gì  thì về mà hỏi XA.

 

Đến giờ ăn, cả bọn được Hoàng Hà đãi cá tai tượng chiên xù chấm mắm nêm cuốn bánh tráng rau sống, xôi chiên phồng, đó là một quả banh bằng bột nếp tròn xoe, trống rổng  bên trong chỉ là một lớp vỏ như một cái bánh cam lớn  nhưng không làm bằng bột nếp như bánh cam mà bằng xôi đựơc chiên dòn lên trông thật hấp dẩn, gà rô ti (món này thì không hấp dẫn lũ vit, chúng nó chỉ chú tâm vào con cá tai tượng chiên xù nằm trên cái giá gỗ và món xôi chiên phồng mà thôi), ngoài ra còn đủ thứ món nhưng không được sự chiếu cố của lũ vịt. 

 

No nê đã đời cả bọn lại được đưa đi xem lò kẹo dừa, trông các cô làm kẹo, quấy kẹo, đổ kẹo và đặc biệt là cắt kẹo với một con dao to đùng và dài thoòng thì đố các ông chồng nào dám hó hé linh tinh. Lũ vịt được mời thử kẹo thoải mái, nhai nhồm nhoàm , kẹo dẻo dính răng há miệng không ra, coi mòi rất khoái trá. Sau đó ra ghe lớn , trên đường về ghé thăm cồn Phụng , nơi tu hành cuả ông đạo Dừa mà theo người hường dẫn thì gọi là ông đạo Vưà mới đúng.

 

Trước khi quay về Saigòn, cả bọn kéo nhau về nhà mẹ Hoàng Hà, tôi có dịp được thăm bà lần chót , sau đó vài tháng thì được tin bà mất. Lũ vịt lại một lần nưã tảo thanh vườn nhà Hoàng Hà, nào mận, nào ổi,  nào nhãn, xoài,mảng cầu cóc,,, đều được lũ vịt tảo thanh dướI sự hoan hỉ cho phép cua Hoàng Hà, mương vườn xó xỉnh nào chúng cũng tảo thanh ráo. Trên đừơng trở về SG bọn chúng hoan hỉ, vưà kể vớI nhau vừa nhai bánh tráng sưã đặc biệt của Trung Lương mà Hoàng Hà trước khi chia tay đã kịp xách xe đi mua và dúi cho mổi đưá một bịch.

Cho đến bây gìờ ,chuyến về nguồn cuả lũ vịt trời nếu được nhắc đến thì chỉ nhắc nhiều nhất là cái thời gian đi miền Tây mà thôi, con vịt trời nhỏ nhất  bảo rằng nó thích nhất là chuyến đi miền Tây vì không bị tôi dắt đi thăm mồ mả, người chết.!!!!!!!