From: Tracy Nguyen
Sent: Friday, August 18, 2006 7:23 AM
Subject: FW: Can co mot tam ḷng!

 

Biết bao giờ  đất nước ḿnh hết  những chuyện  như vầy ……

“SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG, CẦN CÓ MỘT TẤM L̉NG...”
Lm. Lê Quang Uy(Ephata #279, tháng 8-2006)

 
Trong những tháng hè vừa qua, khắp nơi chấn động xôn xao về chuyện thầy giáo Đỗ Việt Khoa, trường Phổ Thông Trung Học Vân Tảo, đă liều ḿnh bất chấp mọi trù giập, lên tiếng tố giác những lem nhem bê bối trong việc thi cử tại tỉnh Hà Tây. Như một giọt nước tràn ly, nói đúng hơn, như tức nước vỡ bờ, bao nhiêu chuyện nhếch nhác xấu xa trong ngành giáo dục lâu nay, bây giờ được thể, nổ tung trên báo chí, trên các diễn đàn của người dân đă quá bức xúc đau khổ. Thậm chí có hẳn một website www.dovietkhoa.com làm hậu thuẫn bênh vực cho thầy giáo Khoa và tạo thành những đợt sóng chống tiêu cực và đ̣i đổi mới toàn ngành giáo dục.

 
Mà không chỉ ngành giáo dục, các ngành khác trong xă hội mấy năm nay đă lần lượt vỡ toang những cái đă cố gắng bưng bít, bên ngoài thấy thành tích lừng lẫy nhưng thực chất bên trong đầy những gian dối tiêu cực. Nhưng công bằng mà nói, ai cũng phải thán phục thầy Khoa ở chỗ ông đă không chấp nhận im hơi lặng tiếng, không cúi đầu khoanh tay trước cái xấu, ông đă để cho lương tâm bật kêu lên thảng thốt, không chỉ để vạch trần tội lỗi mà c̣n để cảnh giác mọi người trước cám dỗ của tội lỗi.

 
Cái thắc mắc trăn trở của chúng tôi là:
Thế c̣n bao nhiêu thầy cô giáo, bao nhiêu giáo sư là người Công Giáo, bao nhiêu Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ chúng ta th́ ở đâu ?
Tiếng nói của họ nhỏ quá giữa cuộc sống quá ồn ào hôm nay ?
Hay là họ biết có kêu cũng vô ích, thôi th́ chọn thái độ im lặng, rồi âm thầm sống chứng tá Tin Mừng, nghĩa là chấp nhận làm một ngọn nến giữa bóng tối tội lỗi đang tràn lan ?


Thế rồi, chiều nay, chúng tôi bất ngờ nhận được một E-Mail của một bạn trẻ là nữ sinh viên Y Khoa năm cuối cùng. Bạn đă bộc bạch tất cả nỗi ḷng vừa tức giận lại vừa như tuyệt vọng buông xuôi. Bạn đă không thể giả điếc, giả câm được nữa trước quá nhiều những tệ nạn vô nhân trong ngành Y. Bạn tự thấy nhục nhă dằn vặt v́ đă vô t́nh đồng loă với tội lỗi gây ra cái chết cho những bệnh nhân nhỏ bé và nghèo khó đáng thương... E-Mail của bạn dài lắm, chúng tôi chỉ xin trích đăng ở đây những phần quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất mà cũng xót xa nhất:



“Cha ơi, con nh́n cảnh bệnh nhân bị bóc lột dă man mà con lại không thể bênh vực, thấy họ bị thiệt tḥi mà con lại im hơi lặng tiếng. Con thấy ḿnh không xứng đáng là người Ki-tô hữu nữa, cha ạ !

 
Ví dụ như việc lấy máu bệnh nhân làm xét nghiệm, người ta đă phải trả mấy trăm ngàn để có được kết quả, vậy mà khi lấy máu họ, các nhân viên y tế đă lấy thiếu máu, lại nỡ ḷng nào lấy máu người khác thế vô cho đủ số lượng để làm xét nghiệm ! Trong những trường hợp xét nghiệm khác, các y sĩ in sẵn kết quả b́nh thường đă lưu trong máy đưa luôn cho bệnh nhân. Trời ơi, nếu lỡ bệnh nhân ấy có nguy hiểm thật sự th́ sao ? Và nếu phát hiện trễ, điều trị không kịp th́ có thể dẫn đến tử vong. Vậy mà những con người có trách nhiệm đến sinh mạng người ta như thế lại dửng dưng thờ ơ đến thế, họ vẫn thản nhiên làm những việc sai trái như vậy, hằng ngày !

 
Rồi con lại chứng kiến trong bệnh viện những đứa trẻ vô tội chết v́ sự vô trách nhiệm của các khoa. Có một em bé thận bị ứ mủ, phải chuyển ngay đến khoa Ngoại Niệu, nếu được phẫu thuật ngay th́ vẫn có cơ may sống khá cao, nhưng khoa ấy đă không nhận, họ t́m đủ mọi cách để chứng minh rằng bệnh này không phải thuộc lănh vực của họ. Loại bệnh này cũng khá nguy hiểm, lại không có thian để t́m hiểu nghiên cứu thêm, nếu như lỡ để bệnh nhân chết tại khoa của họ, họ sẽ phải chịu trách nhiệm.

 
Thế là họ đă không cố gắng hết ḿnh để t́m cho ra bệnh. Cuối cùng em bé đă chết, xét nghiệm và pháp y cho thấy bệnh của em đúng là thuộc bổn phận cứu chữa ở khoa của họ. Ở đây con không nói chuyện giỏi hay không giỏi để chẩn đoán được bệnh, nhưng đây là vấn đề Y Đức. Nếu như họ nhiệt t́nh sốt sắng hơn, chắc chắn em bé đă không chết !

 
Lại có một chị bác sĩ khá trẻ đă đánh mất mạng sống của một em bé khi chị vô t́nh chỉ khám qua loa cho em. Em bé đă chết v́ cơn suy hô hấp. C̣n chị bác sĩ th́ mất ăn mất ngủ suốt một tuần lễ liền. Thế rồi chị đă nhận được một lời khuyên của một vị bác sĩ dày dạn kinh nghiệm khác, rằng: “Bệnh ấy trước sau ǵ cũng chết, chỉ có điều là em đă đưa nó đi sớm hơn thôi, có ǵ đâu phải buồn ? Rồi em sẽ phải quen với những việc tương tự như thế này nếu em c̣n làm ở đây. Buồn chi cho khổ sở vậy em ?”

Ở một phiên trực tại khoa Hô Hấp, một bác sĩ trẻ khác, tương đối c̣n ít kinh nghiệm, đă nhận được một ca phù phổi cấp chuyển đến. Anh này tuy có đạo đức hơn các bác sĩ khác một chút, tuy nhiên có đức mà không có kiến thức th́ cũng giống những người vô trách nhiệm vậy thôi. Anh đă lúng túng không biết nên sử dụng thuốc ǵ nên quyết định mời một bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch lên hội chẩn bệnh cho em bé. Nào ngờ hôm ấy tại khoa Tim Mạch lại là buổi trực của một anh bạn cùng khoa với anh ta, nghĩa là cả hai đều con non tay nghề. Thế là cả hai đều nhất trí cho bé dùng một thứ thuốc không đúng, họ đă cướp đi mạng sống của em bé trong tích tắc.

 
Các bác sĩ khác biết chuyện đều ra vẻ luyến tiếc và tự an ủi rằng: “Đúng là chết có số ! Nếu như là những bác sĩ khác nhiều kinh nghiệm hơn trực khoa hôm ấy, chắc cô bé bệnh nhân ấy đă không chết !”

 
Cha biết không ? Nhiều nơi các bác sĩ xem bệnh nhân như một món hàng, moi móc bóc lột cho bằng được tiền bạc của bệnh nhân rồi ăn chia với nhau. Bệnh nhân tới khám tại pḥng mạch tư, nếu để họ được điều trị ngoại trú th́ bác sĩ sẽ ăn được rất ít tiền. V́ thế ông ta cấu kết với người trong khoa để bệnh nhân ấy vào điều trị nội trú trong bệnh viện, như vậy, sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, rồi ông ta sẽ chi cho mỗi người có liên quan vài trăm ngàn, mặc cho người nhà bệnh nhân phải vất vả xoay sở vay mượn để có được vài triệu. Thật ra, bệnh ấy nếu được điều trị ngoại trú th́ chỉ tốn có vài trăm !

 
C̣n rất nhiều điều nữa cha ơi, con không đủ sức để kể hết ra đây. Cha cứ h́nh dung mà coi, con chỉ là một sinh viên thôi, những chuyện con thấy tận mắt, con nghe kể, con gặp gỡ hằng ngày khi đi học hoặc thực tập bệnh viện, rồi đi làm thêm ở các pḥng mạch mà đă đầy dăy như thế th́ huống hồ trong thực tế và ở nhiều nơi khác nữa mà con không thể biết được, th́ c̣n có thêm bao nhiêu chuyện kinh khủng đến đâu...”




"Đấu Tranh - Trâu Đánh - Tránh Đâu"


Nhận Mail rồi, chúng tôi vội gọi điện cho bạn sinh viên, bạn bảo: “Cha ơi, nếu cha có đưa bài của con lên báo, cha cứ để nguyên tên con. Trước đây th́ con c̣n sợ bị liên luỵ này kia, bây giờ th́ con bất chấp, không thể chịu măi như thế được nữa !” Dù vậy, chúng tôi thấy khôn ngoan nhất vẫn phải giữ kín nhân thân của cô bé, ít là cho đến khi cô tốt nghiệp bác sĩ vào năm tới. Biết đâu đấy, bao nhiêu những con người đă dám lên tiếng công khai đều bị trù giập ém nhẹm đi. Người đời vẫn mỉa mai: “Đấu tranh” th́ bị... “trâu đánh ”, biết “tránh đâu” bây giờ ? Nếu thế th́ chúng ta sẽ uổng mất một con người bồng bột nhưng lại thẳng thắn, đầy nhiệt thành với Đạo với đời.

Sáng hôm nay ở Nhà Thờ Kỳ Đồng, sau khi đă xin lỗi chung tất cả những người trong ngành Y, chúng tôi đă trích đọc lá thư của bạn sinh viên này trong bài giảng Thánh Lễ. Nhiều người đă lau vội nước mắt, nhiều người ngẩn ngơ không tin là sự thật lại có thể tàn nhẫn đến thế.

 
Tan Lễ, có bốn năm bạn trẻ gặp chúng tôi rủ đi ăn sáng. Các bạn vừa mới tốt nghiệp ra trường hoặc c̣n là sinh viên bên ngành Nha, vẫn thường tham gia với chúng tôi trong các đoàn đi khám bệnh phát thuốc vùng sâu vùng xa. Một nha sĩ trong nhóm bảo chúng tôi: “Cha ơi, bạn bên ngành Y viết như thế là chính xác đấy, mà thực tế c̣n ghê hơn nhiều. Bây giờ người ta c̣n đang nghi ngờ điều tra: có thể có những bác sĩ tán tận lương tâm, giải phẫu cắt bỏ quả thận của bệnh nhân, nhưng thật ra có bệnh tật ǵ đâu, quả thận trị giá mấy chục triệu đă được bí mật chuyển đi như một món hàng quư hiếm !”

 
Bữa ăn sáng rất vui nhưng cứ nói chuyện này kia được một lúc th́ lại quay về với những vấn nạn xót xa liên quan đến lương tâm con người ngày nay.

 
Người Việt Nam chúng ta vẫn có cách gọi b́nh dân nôm na nhưng thật ra gửi gấm khá nhiều sự kính nể trân trọng đối với một số ngành nghề trong xă hội: người chuyên dạy học được gọi là “Thầy Giáo ”, người làm nghề luật sư được gọi là “Thầy Căi” , người xuất gia tu hành th́ được tôn làm “Thầy Tu ...

Toàn là những nghề gần gũi đụng chạm đến con người, nghĩa là cần phải có lương tâm trong sáng, ngay thẳng và nhạy cảm để không bao giờ có thể xúc phạm, làm tổn thương con người.


Riêng các bác sĩ, y sĩ và cả y tá th́ được gọi chung là các “Thầy Thuốc” . Mà “Thầy Thuốc” th́ thường chỉ làm việc ở “Nhà Thương” mà thôi. Gọi là nhà thương v́ nơi đây thật sự là một “Ngôi Nhà của ḷng Thương Xót” ( Maison de la Miséricorde


Thế th́ ḷng Thương Xót ấy bây giờ đâu rồi nhỉ ?

Lương tâm những người được gọi là “thầy” ngày nay đâu rồi nhỉ ?

Sống trong đời sống vẫn cần có một tấm ḷng cơ mà ?


Lm. LÊ QUANG UY