Những
người cha mẹ Việt nam ở
Mỹ lắm khi đứng trước một vấn đề nan giải: nên dạy dỗ
khuyến khích cho con cái biết tiếng Việt cùng những phong tục
tập quán của Việt nam hay để cho chúng hoàn toàn dùng tiếng
Mỹ trong và ngoài gia đình và hoàn toàn sống theo lối Mỹ.
Trong
mấy năm gần đây báo chí Việt ngữ tại hải ngoại cũng bàn
cãi nhiều về sự chọn lựa này , nhất là về khía cạnh văn
hóa, qua những đề tài định nghĩa thế nào là văn hóa Việt,
thế nào là <<Việt tính>>, thế nào là về nguồn,..
.Cuôc đối thoại sôi nổi, lắm khi gay gắt. Màu sắc chính trị
của vấn đề càng làm cho người cha mẹ đang đi tìm một
đường hướng thích hợp cho con cái mình cảm thấy mệt mỏi,
lạc hướng, đôi khi còn có thể cảm thấy chán nản, muốn
buông xuôi, thà để con cái mình <<nó
thành Mỹ luôn, đỡ nhức đầu, mai mốt lớn
lên tự nó sẽ tính>>.
Tuy
nhiên dù muốn trốn tránh chúng ta cũng không thể trì hoãn
vấn đề được, ít lắm là trong lãnh vực thực
tiễn của đời sống hàng ngày trong gia đình và trong nhu cầu
giáo dục của các
em.
Ða
số chúng ta chưa đủ khả năng dùng tiếng Mỹ trong mọi lãnh
vực của đời sống gia đình, dù chúng ta có thể có vững
kiến thức tiếng Mỹ trong đời sống nghề nghiệp. Do đó hoàn
toàn dùng tiếng Mỹ trong liên hệ cha con, mẹ con sẽ làm nghèo
nàn , biến dạng một cách ngoài ý muốn những mối liên hệ
đó. Từ cách xưng hô, từ giọng nói, điệu bộ cử
chỉ (body language) đi kèm theo lời nói, cho đến những quan
niệm trừu tượng mà ý nghĩa gắn liền với bối cảnh văn
hóa của người nói, nhiều yếu tố làm thay đổi nội dung mà
ta muốn truyền đạt, ở bình
diện ý thức cũng như tiềm thức. Sự khác biệt cũng
giống như giữa bản Anh ngữ
của chuyện Kiều do một người Mỹ đọc so
với một nghệ sĩ Việt nam ngâm thơ Kiều. Như nhiều người
từng nói: dịch là phản. Có thể thế hệ kế tiếp sẽ thấm
nhuần tiếng Mỹ và văn hóa Mỹ và do đó đủ sức dùng
được tiếng Mỹ để giáo dục con cái chúng một cách đúng
mức, nhưng đối với phần đông chúng ta thì không.
Làm
cha mẹ, ai cũng muốn để lại cho con một di sản tinh thần nào
đó. Tuy nhiên theo thiển ý, văn hóa Việt nam chưa đến lúc
có thể được truyền đạt một cách trung thực và thỏa đáng
bằng tiếng Mỹ. Có thể phải mất chừng vài chục năm nữa
mới có những hệ thống danh từ, những tự điển, sách vở
tiếng Mỹ đi sâu vào văn hóa Việt nam, ngoài phạm vi khảo cứu
trong các trường đại học nhưng cao hơn trình độ các sách hướng
dẫn về du lịch. Ví dụ, ta có thể không cần biết tiếng Pháp
mà vẫn hiểu được văn hóa Pháp nhờ những điểm giống
nhau giữa hai nền văn hóa và số lượng lớn học giả người
Mỹ và Anh và
sách vở tiếng Mỹ (tiếng Anh) bàn về nước Pháp. Hoặc
ta có thể tìm hiểu văn hóa Trung quốc bằng cách chỉ đọc sách
tiếng Việt vì hai nền văn hóa đã chung đụng với nhau hang
ngàn năm, biết bao học giả Việt nam đã viết và dịch về
Trung quốc. Nói một cách khác, người Mỹ chỉ mới để ý
nhiều hơn đến văn hóa Việt
nam gần đây thôi sau khi chiến cuộc chấm dứt và họ được
tiếp xúc nhiều hơn với người Việt ngoài khuôn khổ của
cuộc chiến. Có lẽ cho đến nay, một phần vì ??attention span
??(khả năng chú ý) của dân Mỹ ngắn, một phần vì tầm
quan trọng giới hạn của Việt nam trên thế giới hiện nay về
ảnh hưởng kinh tế và văn hóa, quần chúng Mỹ cũng
chưa để ý và hiểu văn hóa chúng ta mấy, so với kiến
thức của người Pháp đã xây dựng về Việt nam trên cả
trăm năm.
Cho
nên, nếu ta chỉ trông cậy vào sách vở tiếng Mỹ
(tiếng Anh), ta có thể hiểu lệch lạc về văn hóa của chính chúng
ta, có thể đưa đến những phê phán không công bằng đói với
chính tổ tiên, nguồn gốc của chúng ta. Chính một số nhân vật
quan trọng của Mỹ trong chiến tranh lịch sửm
nhìn lại cũng công nhận họ thất bại vì họ đã không hiểu
người Việt nam và lịch sử Việt nam thì
chúng ta phải nên cẩn thận. Do đó, đứa trẻ cần biết
tiếng Việt để tham gia trực tiếp vào đời sống tinh thần,
trí thức cũng như tâm linh, của gia đình, để thực sự sống
một phấn nào những giá trị tinh thần truyền thống của chúng
ta. Ðể rồi, hy vọng lúc trưởng
thành chúng có thể một cách chân thành và công bằng đối
với chúng ta, xây dựng những giá trị tinh thần của riêng
thế hệ chúng. Những giá trị này cần phù hợp với những
điều kiện sống của xã hội mới của chúng, xã hội tương
lai mà dù sáng suốt đến đâu chúng ta hiện nay cũng không
thể tiên liệu được trong thế giới đang thay đổi và đang
toàn cầu hóa (globalization)rất nhanh .
Dù
chúng ta có muốn con chúng ta hoàn toàn nhập vào cái gọi là
nếp sống Mỹ (Americanized), chúng ta vẫn chưa thoát được vấn
đề. Vì trả lời câu hỏi <<Thế nào là văn hóa Việt,
thế nào là ??về nguồn ??>> đã rất khó thì trả
lời câu hỏi: <<Thế nào là ??nếp sống Mỹ??,
??văn hóa Mỹ?? >> lại càng khó hơn. Lúc ở trại
tỵ nạn và chưa biết gì về đời sống bên Mỹ, có lần tôi
hỏi một bác sĩ Mỹ xem người Mỹ trung bình có đọc báo Time
và Newsweek hay không. Ông ta trả lời: <<Người Mỹ trung bình
là người Mỹ đứng bán xăng>>. Vậy dạy con theo lối Mỹ
có thể chỉ là thả cho nó chơi với bạn hàng xóm, xem MTV,
xem cable TV mà không biết chúng làm gì lúc mình vắng mặt,và
nên nhớ, trên dưới nửa thanh thiếu niên Mỹ trung bình đã
xài qua một thứ ??drug?? nào đó (chin mươi phần trăm
học sinh lớp 12 đã từng uống rượu và trên 50% đã từng
hút cần sa). Hoặc cho chúng ăn fast food, chips, pizza, hamburger suốt
ngày khỏi nấu nướng chi cho hôi nhà, và mất thì giờ. Hoặc
cho chúng gọi cha mẹ bằng first name cho thân mật, khỏi nhức đầu
về phân biệt chú bác, cô cậu rất lôi thôi. Khỏi phải dạ,
vâng , cứ <<ừ hứ> là thích hợp mọi hoàn cảnh.
Hoặc đợi chúng đủ 18 tuổi thì đi ra khỏi nhà, muốn làm gì
thì làm.
Nhưng
chúng ta nên nhớ rằng , chính người Mỹ phần đông lại chẳng
muốn loại con cái như vậy và càng ngày họ càng ý thức
nhu cầu phải đảo ngược lại thái độ buông thùa của nền
giáo dục hiện nay. Dạy con theo lối Mỹ cũng có thể là dành
thì giờ quí giá để dạy
dỗ con cái và tạo mối liên hệ vô giá (??priceless??)
giữa cha con mẹ con thay vì chỉ đi kiếm tiền mang về nhà, tạo
một không khí thoải mái,??dân chủ?? trong gia đình, không
có kiểu chồng chúa vợ tôi, trọng nam khinh nữ, soạn cho chúng
một hành trang kiến thức khoa học và tinh thần vững chắc để
chúng ra đời với óc cỡi mở lạc quan và lòng tự tin đặt
biệt của người Mỹ.
cởi
mởTrong một bài trong báo
Mỹ bàn về lễ phép của trẻ em, đến 80% cha
mẹ Mỹ hiện nay than phiền là trẻ Mỹ thiếu giáo dục về phép
tắc, lịch sự (manners, etiquette) và họ thấy cần phục hồi lại
những khía cạnh giáo dục này. Số đông cha mẹ muốn con mình
bỏ thói nói tục, chửi thề
(cursing,profanities, đương nhiên ! )biết thưa gởi (biết gọI người
ngang hàng vớI cha mẹ là<<Mr>> hay <<Mrs>>, nếu
không muốn dùng << Sir>> hoặc <<Ma?am>> hơi xưa),
biết nói<<làm ơn>>, <<cảm ơn>>
(<<Please>> hay <<thank you>>), những chữ mà
đứa trẻ Mỹ trung bình ngày nay không muốn dùng vì ít ai dạy.
Một
bài báo khác mới đây đăng trong báo Washington Post kể chuyện
một số người <<executive>> triệu phú trẻ tuổi Mỹ
đã thành công sớm nhờ làm ăn trong lãnh vực điện
toán (dotcom millionaires) đã phải ghi tên đi học những lớp dạy
về xã giao (etiquette) vì nay họ đã có đỵa vị quan trọng rồi,
không được <<cà chớn, lóc chóc>> như trước nữa.
Vậy thì con cái chúng ta, ngoài nhu cầu nắm vững phép lịch sự
của xã hội Mỹ, suốt đời chúng, chúng còn phải giao thiệp
với người đồng chủng, đồng bào, chúng
có thể nào hiểu được phép lịch sự, nghi lễ của người
Việt nam mà không cần biết đến văn hóa hay tiếng nói của
cha mẹ chúng không?
Gần
bốn mươi năm trước, lúc còn là học sinh đang học trường
Pháp ở Việt Nam, chúng tôi được đọc một bài báo của
văn sĩ Thế Uyên. Nếu chúng tôi nhớ không lầm, ông ta chỉ
trích nặng nề về sự mất gốc, tách rời khỏi tình hình đất
nước của những người học chương trình
Pháp và gọi họ là <<les deraciniens>, chữ của ông
tạo ra tạm dịch là ??những kẻ tróc gốc??. Oái oăm
thay, phải đi ra khỏi nước ngoài thì mới thấy rõ cái
<<căn cước>> (identity) Việt nam của mình. Chúng tôi
còn nhớ lời của một thanh niên Nhật: << Sống hai mươi
năm ở Nhật, tôi không hiểu thế nào là (làm) người Nhật,
chỉ cần ở Mỹ một tháng thì tôi đã hiểu
ra làm người Nhật là thế nào rồi>>. Thật vậy, đóng
vai trò thiểu số ở một xứ đa số là chủng
tộc và nguồn gốc văn hóa khác
mình giúp cho chúng ta hiểu rất lẹ cái <<căn cước>>
Việt nam của chúng ta. Kẻ đã ở Mỹ một thời gian khá lâu
lại càng thấm thía lời trách móc của ông Thế Uyên ngày xưa,
tuy có thể quá nặng lời, cũng có đúng phần nào.
Trong
chiều hướng đó, kinh nghiệm của Singapore về lựa chọn giữa
hai thứ tiếng và hai nền văn hóa cũng là một bài học quí
giá cho chúng ta.Trong cuốn <<From Third World To First>> (Từ
thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất; đo
HarperCollins/Publishers xuất bản) ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng
của Singapore kể lại kinh nghiệm của nước nhỏ bé của ông
tiến lên từ ngày mới độc lập năm 1965 để trở thành một
nước tân tiến văn minh hàng đầu thế giới
hiện nay. Ðối với đề tài chúng ta, phần lý thú nhất là
chương 11, tựa đề<<Many Tongues,One Lanhiều
tiếngềutiếng nói, một ngôn ngữ).
Cả
hai ông bà Lý Quang Diệu đều là người gốc Hoa, chống Cộng,nhưng
lại xuất thân từ trường của người Anh. Ông nhận xét như
sau:
<<Trong
lúc du học ở Anh quốc, chúng tôi được gặp những sinh viên
từ Trung Quốc sang, chúng tôi mới ý thức được là chúng
tôi bị mất gốc về văn hóa (deculturalized), gần giống như những
sinh viên Tàu từ các đảo trong
vùng biển Caribbean. Chúng tôi cảm thấy sự mất mát vì đã
được giáo dục bằng một thứ tiếng mẹ ghẻ (stepmother
tongue, nghĩa là tiếng Anh), không hoàn toàn chấp nhận một nền
văn hóa không phải của chính mình. Tôi cảm thấy tách rời
khỏi đám đông người Tàu bình thường nói tiếng Hoa địa
phương (dialect) hoặc quan thoại. Chúng tôi cũng giống như hàng
trăm người khác tốt nghiệp Raffles College (đại học thuộc
địa của Anh ở Singapore), không được dạy dỗ đàng hoàng về
văn hóa Á châu của chính họ, mà cũng không thuộc về văn
hóa Anh, bị lạc lõng giữa hai nền văn hóa.>>
Tuy
nhiên, giải quyết cái gọi là <<cultural handicap >>này
không phải là dễ; ở trường đại học Tàu Nanyang dùng tiếng
Trung hoa làm chuyển ngữ, măc dù sinh viên có
ý thức về văn hóa mạnh mẽ hơn, nhũng người tốt nghiệp
lại không tìm được việc làm vì kém Anh ngữ và trình độ
học vấn cũng kém hơn sinh viên của University of Singapore dạy bằng
Anh ngữ. Cuối cùng trường Nanyang, do thực tế kinh tế cũng
phải chuyển toàn bộ qua Anh ngữ sát nhập vào
Ðại Học Quốc Gia Singapore. Trường hợp này cho thấy hai mặt
của vấn đề trong những xã hội không thuần nhất, Singapore cũng
như Mỹ: Anh ngữ với tầm quan trọng vượt bực trong lãnh vực
kinh tế và vai trò không hoàn toàn thay thế
được của ngôn ngữ gốc
của người học sinh trong đời sống văn hóa, gia đình
và xã hội.
Một
cuốn sách khác bán rất chạy gần đây của Thomas L. Friedman tựa
đề:<<The Lexus and the Olive Tree>> một phần nào liên hệ
tới hoàn cảnh song văn hóa của chúng ta ngày nay. Chiếc xe
Lexus là chiếc xe được Nhật sản xuất bằng những kỹ thuật
hiện đại nhất (người máy hoàn thành quá trình sản xuất cực
nhanh, không sơ hở, xe bán khắp thế giới)
là biểu tượng cho khoa học kỹ thuật mũi nhọn, cho kinh
tế toàn cầu hóa, vượt mọi biên giới quốc gia, mọi phân
ranh văn hóa. Trên thực tế, tuy do một công ty Nhật sản xuất,
chiếc Lexus là hiện thân cho hiện tượng toàn cầu hóa
(globalization), là nếp sống Mỹ hóa được toàn thế giới mơ
ước, mà cũng bị nhiều nơi kết án. Ðối nghịch với chiếc
Lexus là cây olive đơn sơ, như cổng
tam quan, như lũy tre xanh, như mái đình rêu phong của chúng ta.
Tuy cây olive và miếng đất cằn cổi chẳng có giá trị kinh tế
gì mấy so với chiếc xe Lexus, hàng triệu người trên thế giới
vẫn muốn đổ máu để dành nhau, để bảo vệ từng tấc
đất dưới gốc cây đó . Cây olive là biểu tượng của
những dây vô hình trói buộc hoặc kêu gọi con người về những
gì mà ta thường cho là thiêng liêng để mình có thể hy sinh
mạng sống, gây bao cuộc đổ máu nhưng cũng đem cho bao người
một lý do để tự hào, để phấn đấu và
để sống.
Cho
nên đói với thế hệ con cái chúng ta, chúng chắc chắn sẽ
sống với xã hội khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa của
chiếc Lexus, của nếp sống Mỹ; câu hỏi của chúng ta là có
nên cố gắng đem cái cây olive ( cái lũy tre xanh, mái đình
cong của Việt nam )vào cuộc đời của chúng hay không?
Vậy
chúng ta có muốn con cái chúng ta thành những người Mỹ
vô hình (invisible), <<vô thưởng vô phạt>>
(generic) trong cái biển người đa chủng của thế giới toàn cầu
hóa và đồng điệu trong thế kỷ 21này không?
Hoặc chúng ta cần phải đợi xem các học giả quyết định
xem thế nào là văn hóa thực sự Việt nam , thế nào là
<< Việt tính>> rồi mới cho con cái chúng ta hiểu ít
nhiều về cội nguồn văn hóa của mình.? Hay là hãy
nói như người Mỹ, nếu mình nếm thấy nước mắm thì cứ
cho đãy là nước mắm?
Trong
một cuốn phim Mỹ gần đây, để gạt qua một bên nguồn gốc
chủng tộc của mình và đề cao vai trò của cha mẹ nuôi da trắng
nuôi nấng mình từ nhỏ , một người con gốc Ðại Hàn
nói <<Biology is nothing, nurture is everything>> (Sinh học
không có nghĩa gì cả, nuôi nấng mới là tất cả), ý
nói kẻ sinh thành ra mình không bắt buộc sẽ xứng đáng
được gọi là cha mẹ thật sự, trái lại kẻ nuôi , dưỡng
dục cho khôn lớn mới là cha mẹ thật sự, đúng nghĩa của
nó.. Có lẽ đói với vai trò vừa sinh vừa dưỡng của chúng
ta đói với con cái chúng ta, chân lý của vấn đề nằm ở
một thái độ dung hòa hơn: những <<hậu duệ>>
(progeny) của chúng ta do máu huyết (sinh học)
phải đồng thời là những
hậu duệ chúng ta do giáo dục, do truyền thống văn hóa phong tục
và lịch sử (nuôi dưỡng), xứng công chúng
ta vượt gian nguy ngàn dặm đến đất nước này để xây dựng
một cuộc sống văn minh và tự do theo ý nguyện của chúng ta.
BS. Hồ Văn
Hiền ngày 28 tháng 2, năm 2001.