|
|
duyên
KỶ VẬT ÐỊA ÐÀNG
Mang cả rừng thơ chốn địa đàng
Ðem về dệt laị ở trần gian
Thêu hoa kết trái đan thành áo
Và để ta đem đến tặng nàng
GÍA LẠNH CHỜ AI
Giáng Sinh mượt mã nắng vàng
Hàng cây trụi lá thẳng hàng chờ ai
Mùa xuân đợi trúc đợi mai
Ðông về giá lạnh biết ai mà chờ.
TRĂNG GẦY
Anh nhớ thương em nhớ từng ngày
Trăng mờ nhỏ lệ xuống thành mây
Tan vào làn gío tìm hơi thở
Gợi nhớ trăng gầy em có hay ?
SAY TÌNH
Kẹo gừng vừa ngọt vừa cay
Vừa thương vì nghĩa vừa say vì tình
Trời sanh hai đứa chúng mình
Hữu ân hữu nghĩa hữu tình hữu
ÐĂNG ÐỨC BÍCH
Canh Nông 6
San Jose, California
Dịp tết năm 1979, sau nhiều tuần lễ làm thực tập ra trường, mọi người thấy rằng đây là cái tết cuối cùng giữa bạn bè nên rủ nhau đi du xuân, số người sau khi hứa hẹn cuối cùng chỉ còn lại: Gia, Ðoàn, Cúc , KHoa, và một số bạn...Chương trình đi chơi tết bắt đầu là thị xã Tân An, địa chỉ nhắm đến: Nguyễn v Lập đã được qui hoạch rõ ràng, hỏi han kỹ lưỡng, anh Lập tuyên bố là nhà tui rất dễ tìm, tới đó hỏi tui là ai cũng biết(!) Vậy là yên chí lớn, cả bọn xuất hành ngày mồng 3 tết đi xe đò đến thị xã Tân An, sau đó cuốc bộ theo bản đồ quẹo trái rồi quẹo phải cho đến cuối bản đồ thì chị Gia mới phát giác ra là: "Ủa! Sao ông Lập không ghi số nhà".
Cả bọn rất lạc quan: "Ðâu có sao, cứ hỏi tên ông ấy là ai cũng biết mà!".
Nhưng sau hai tiếng đồng hồ "hỏi thăm" thì "Kỳ thiệt, sao không có ai biết hết trơn! May quá Gia nhớ ra một điều ! Gia nhớ Lập nói là ở trước cửa nhà Lập có hai cái cây." "Hay quá, vậy thì quá dễ dàng, mà hai cây gì ?" "Thôi chết mồ! Gia cũng không biết là hai cây gì, mà không sao thấy nhà nào cứ có hai cây thì mình hỏi!"
Cả bọn hài lòng, bắt đầu lên tinh thần.
Nhưng hình ảnh hai cây theo óc phân tích của các nhà nông học thì có sự rắc rối:
Nào là hai cây kiểng để hai bên nhà có tính là hai cây không? Nếu chỉ là hai cây cọc bằng sắt hay bằng gỗ thì sao?
Nào là nhìn thật kỹ ở gốc thì là hai cây, nhưng nó lại mọc quấn vào nhau thành một cây leo thì sao? ...
Cuối cùng các khoa học gia khẳng định là hai cây đó phải là hai cây cao và là cây đang xanh tươi, có một ý kiến thêm vào là "Chắc phải là cây so đũa, vì vùng này có nhiều cây so đũa lắm!"
Ý kiến này thật là có lý, vì sau đó thì các bạn đã thấy dễ dàng là có rất nhiều nhà có hai cây so đũa.
Lúc đó đã một giờ trưa, cả nhóm không còn khí thế ngày tết nữa, và có bạn sắp nổi quạu vì đói và khát.
Thình lình có tiếng kêu từ xa "Ê ! lại đây, tìm thấy rồi!"
Cả bọn sáng mắt la lên đáp lời, và kéo nhau vào thẳng một căn nhà, trước nhà đúng là có hai cây so đũa thật (Gia nhớ hay ghê!).
Thật là như vào chốn tiên, nhà mát mẻ, bàn ghế khắp nơi như chờ đợi khách, Gia sung sướng quá mời các bạn ngồi, và trong khi chờ Lập ra gặp nhau thì tự rót trà chiêu đãi nhau (trà nước đã bày sẵn trên bàn để cho khách)!
Cả bọn đã uống hết bình trà, và đã nghỉ ngơi hoàn toàn hết mệt rồi mà vẫn chưa thấy Lập ra, (kỳ thiệt cái ông này, người ta đợi thí mồ luôn!). Mà sao có ai cứ đứng lấp ló ở phía nhà dưới, Gia gọi to "Lập ơi Lập! Sao không ra đây!", có bóng người đi ra: một bà cụ ra hỏi nhỏ nhẹ :"Các cô cậu tìm ai dzậy?" Cả bọn ngơ ngác nhìn nhau tự hỏi, vậy chớ tên nào nói đây đúng là nhà Lập?
Thôi lỡ trớn rồi phải ráng cho tới luôn;"Thưa bác, đây có phải là nhà anh Lập học ở thành phố không?" "Phải đó cô!" (vậy là đúng rồi, ít ra cũng đúng 30%).
Mạnh dạn hơn,"Thưa bác, có phải anh Lập biết đờn và hát vọng cổ hay lắm phải hông?" "Ðúng đó cô!" (còn nghi ngờ gì nữa, thêm 30% + 30% có hai cây trước nhà, nhu dzậy là đã có 90% rồi!).
Rất tươi cười ,"Thưa bác, bọn cháu là bạn học với anh Lập ở thành phố, anh hẹn xuống đây ăn tết hôm nay."
Bà cụ ngần ngại "Ủa, sao nó biểu nó không quen biết ai hết!"
"Sao kỳ dzậy, hay bác gọi anh ấy ra gặp tụi cháu.
"Mà mấy cô cậu có phải là cán bộ nhà nước không?"(cả bọn nhìn nhau, hồi đi chống rầy ở Bến-tre mình cũng được gọi là cán bộ, mà dân chúng coi bộ không thiện cảm với cán bộ lắm, vậy dại gì mà nhận!)
"Dạ, bọn cháu là học sinh chớ đâu phải cán bộ!
"Dzậy thì được để tui gọi thằng ra. Lập ơi ra đây! Mấy người này không phải là cán bộ!
Mọi người nín thở, nhìn về phía cửa có bóng người đứng lấp ló, và cuối cùng ông Lập xuất hiện thật rụt rè, e ngại.
Chị Gia lăn ra ghế ngay lập tức và cười lăn lộn, cả bọn thì vừa tức cười vừa hết hồn nhìn thấy một ông Lập tròn quay, mập mạp như thầy LONG dạy môn bệnh cây.
Thôi đành chia tay sau khi xin lỗi rối rít, hỏi kỹ ra thì anh Lập này đang rất sợ người là vì anh đang trốn "nghĩa vụ"!
Sau cùng thì cũng tìm được nhà Lập, nhưng vì đói bụng và mừng quá nên quên không nhìn kỹ hai cây ở trước nhà là cây gì!
Gửi các bạn đọc cho vui, bạn nào còn nhớ kỷ niệm nào khó quên thì nhắc lại cho nhau xem.
Chúc tất cả các bạn và gia đình bắt đầu lại một năm yên vui, hạnh phúc.
CUCLAN
Thuở áo trắng hồn trong, chưa lo nghĩ,
Mắt nhìn đời lòng rộn rã tin yêu,
Vẽ cuộc đời qua lăng kính học trò,
Mong góp sức xây quê hương tươi đẹp.
Trong chiến tranh mẹ cha luôn bảo bọc,
Mong con vui trong kiến thức học hành,
Mong một sớm thanh bình về khắp nẻo,
Cả gia đình đoàn tụ mỗi mùa Xuân.
Rồi thời cuộc, gia đình đành ly tán,
Mộng học trò thành thực tế áo cơm,
Mở lớn mắt nhìn người tranh danh lợi,
Hồn trắng trong nay nhuốm áng mây vương.
Một tối nọ lên thuyền ra biển rộng,
Chân trời kia như chào đón lòng ai,
Áng mây vương để lại chốn quê nhà,
Lòng hớn hở mắt xanh nhìn thế giới.
Vũ trụ bao la, thế giới một nhà,
Khác chủng tộc nhưng chung lòng từ ái,
Dang đôi tay rộng giúp kẻ nguy nàn,
Lòng học trò sống lại với tin yêu.
Tin phước đức mẹ cha, tin Trời, Phật hộ trì,
Tin tấm lòng vàng, tin bốn biển anh em,
Yêu tha nhân lòng nhân ái vô bờ,
Yêu nhân loại sống xây tình Chân Thật.
Lời Kinh Ðến Trong Mơ
Lay thức hồn ai tỉnh mộng đời,
Văng vẳng lời Kinh: mơ hay thật ?
Mở mắt nhìn quanh: thật hay mơ ?
Lời Kinh trầm bổng không lai khứ,
Tự Tánh như như từ thuở nào ?
Bao kiếp trầm luân theo trần cảnh,
Ngoảnh đầu nhìn lại giống như mơ.
Em Mơ
(cảm xúc qua email của bạn)
Em lứa tuổi lên mười,
Cưu mang mẹ, hai em,
Tuổi thơ lo tranh sống,
Em mơ được đến trường.
Nhà ngõ hẻm tối tăm,
Em thương mẹ ốm nằm,
Không chén cơm dâng mẹ,
Em mơ hũ gạo đầy.
Lang thang trên phố gầy,
Nhìn người ăn bửa ngon,
Nhìn hai em đói lạnh,
Em mơ bửa ăn đầy.
Hôm nay qua quán đường,
Gặp thực khách phương xa,
Cho phần cơm đỡ đói,
Em nhường cho hai em.
Riêng em ăn phần thừa,
Phần em dành dâng mẹ,
Khách phương xa chạnh lòng,
Thương quá bé Việt Nam!
Ðường đời nhiều gập ghềnh,
Tuổi thơ biết nương ai?
Bơ vơ tìm kế sống,
Tuổi thơ mất thiên đàng.
Bao nhiêu triệu trẻ thơ,
Chỉ mơ bửa cơm đầy,
Mơ bàn tay che chở,
Mơ cắp sách đến trường.
Let us together expand our hearts
Joining hands, we make a small start,
Holding hands, we commit our hearts,
To give other lives some hopeful sparks.
Let us together strengthen our minds,
True friendship is hard to find,
Holding hands, put all differences aside,
We can happily utilize our lives.
Let us extend our hands to our friends,
Some are suffering in the Mother Land,
Living day by day without a better chance,
Together we can give them a helping hand.
Let us forgive what has been done in the past,
To give us all a brand new start.
We know that our potentials are vast,
Together we can discover our selfless hearts.
Trao Con Cho Kẻ Lạ Cảm xúc qua câu chuyện thật một bạn k-16 kể lại
Hơn chín tháng cùng con chung mạch sống,
Lòng thầm vui nghe mầm mới vươn lên,
Sanh con ra mong cuộc sống màu hồng,
Mong con đẹp tuổi thơ như hoa gấm.
Nhưng thực tế nào như lòng mơ mộng,
Trong cảnh nghèo tình mẫu tử đơm bông,
Bao khốn khó ngoài đời quên tất cả,
Khi nhìn con miệng nhoẻn nụ cười hồng.
Ðã bao năm mẹ nai lưng tranh sống,
Ngày lại ngày mong ánh sáng rạng đông,
Nhìn con lớn, làm sao nuôi ăn học ?
Hay một đời lại thất học ngóng trông ?
Ðời mẹ nghèo không lo con tròn mộng,
Làm sao giúp con có cuộc đời lành ?
Lỡ mang kiếp lưu đày trên đất Mẹ,
Mẹ chỉ mơ con được học nên người.
Nay gặp khách xứ xa xin con mẹ,
Hứa sẽ nuôi con ăn học nên người,
Mẹ đứt ruột trao con cho kẻ lạ,
Lòng thầm mong con có chút tương lai.
Mẹ mong con đường đời may hơn mẹ,
Sống một đời không vất vả nổi trôi,
Mong con lớn đường tương lai mở rộng,
Ðược ấm no, được sống xứng kiếp người.