Lịch
sử Việt nam: Những câu chuyện cũ
kể lại cho thế hệ mới
Tác
giả : BS Hồ Văn Hiền và BS Đặng Văn
Chất
Vietnam
History: Stories Retold for A New Generation
By
Hien V. Ho and Chat V. Dang.
¡@
Ba
mươi sáu năm sau ngày 30 tháng 4 năm
1975, những người Việt tị nạn ra đi
lúc đã trưởng thành ngày nay
đã thành những người cao niên, và
những người rời tổ quốc lúc
tuổi còn thơ nay đã đến tuổi
trung niên. Người lớn tuổi hồi tưởng
lại quá khứ, tìm hiểu về những
giây phút lịch sử từng sống qua
một cách vội vã, lắm khi chỉ là
¡¥nhắm mắt đưa chân¡¨, những biến
cố đã đưa đẩy mình đến
đất nước này, lúc đầu xa
lạ, nay đã là quê hương thứ
hai, có khi thứ ba. Bao nhiêu hồi ký, bao
nhiêu biện hộ ,giải thích cho một
cuộc chiến kéo dài ba mươi năm,
những điều chúng ta muốn nói trước
khi từ giả cuộc chơi¡K
Tuy
nhiên, quá khứ của chúng ta không
chỉ là chiến tranh. Đối với những
người trung niên, nay con cái họ đã
gần hoặc đến tuổi trưởng thành,
sẽ có lúc họ cần phải
trả lời những câu hỏi của
thế hệ tiếp nối, thế hệ 1 1/2, thế
hệ thứ 2¡K Những câu hỏi sẽ đặt
bằng tiếng Anh, tiếng Pháp vì ngôn
ngữ chúng không còn là tiếng
Việt. Những câu hỏi đi thật sâu ngược
dòng lịch sử và liên hệ đến
nguồn gốc , ¡§căn cước ¡§ hàng ngàn
năm hang trăm năm của người Việt chúng
ta :
¡P
Chúng ta có
phải là ¡§Chinese¡¨ không? Tại sao không?
¡§China¡¨ có từ thời nào và nước
Việt chúng ta khởi nguồn lúc nào?
¡P
Những người
feminist hay trích dẫn một người đàn
bà Việt Nam tên
Triệu thị Trinh, vậy Triệu thị Trinh là
ai?¡¨
¡P
Hiện nay báo
chí luôn nhắc tới việc chủ quyền
Việt nam bị Trung quốc đe dọa, vậy
Việt Nam thực sự là một nước
độc lập từ bao giờ? Bài thơ
"Nam quốc sơn hà nam đế cư..¡¨ thường được xem là bản tuyên
ngôn độc lập đầu tiên: vậy Lý Thường Kiệt là ai?
¡P
Trung Quốc
từng hăm dọa sẽ dạy cho Việt Nam
một bài học và hứa sẽ trừng
trị Việt Nam; vậy trong quá khứ
Việt Nam ¡§học¡¨ những
bài học lịch sử như thế nào?¡¨
¡P
Ai là người
đứng trên tượng
đài bên bờ sông Sài gòn,
chỉ tay như biểu chúng ta ngày nào
đi vượt biển tìm tự do? Hưng Đạo
Đại Vương Trần Quốc Tuấn là
ai? Có bản
dịch lời của Hịch Tướng sĩ ra
tiếng Mỹ không?
¡P
Tại sao chữ
Việt nam bây giờ khác chữ ¡§Chinese¡¨ trong
lúc ở Việt
Nam, trong các đình chùa,
ngoài nghĩa địa , liễn đối, mộ
bia viết toàn bằng chữ Tàu, mà người
Việt cũng không đọc được? Hay là
trước đây, người Việt Nam không
có chữ viết?
¡P
Vậy tại sao
người Việt Nam bây giờ dùng mẫu
tự la tinh để viết tiếng mình, mà
không dùng các chữ viết cổ
truyền như Thái
Lan, Cambodia, Lào?
Alexandre de Rhodes là ai, trong hoàn cảnh nào
một người Pháp
lại xuất bản cuốn từ điển
tiếng Việt đầu tiên, có công hay
đáng tội?
¡P
Phật giáo và
Công giáo là những tôn giáo lớn
ở Việt Nam. Vậy Phật giáo có ở
Việt nam từ bao giờ , và qua Việt Nam ngã
nào, trước tiên nhờ những vị sư
Án độ qua truyền giáo hay do
người Trung Hoa nhờ
Tam Tạng thỉnh kinh rồi ¡§dạy¡¨ lại cho người
Việt ? Và Thiên Chúa giáo đã có
mặt ở Việt Nam từ hồi nào? Có
phải người Pháp đến chiếm đóng
Việt Nam rồi đem theo đạo này không,
hay là các giáo sĩ đã rao giảng
ở Việt Nam mấy trăm năm trước khi
chủ nghĩa thực dân Pháp thành hình?
¡P
Người
Việt hay bàn đến sao tử vi, vậy trước
đây người
Việt nam có biết gì về thiên văn
học là khoa học nghiên cứu các hành
tinh , các sao trên trời? Các chuyên gia
Việt thế kỷ thứ 17 tiên đoán chính
xác nhật thực và nguyệt thực? Người
Việt có thuốc chữa bịnh riêng của
mình hay không, hay toàn là thuốc Tàu
nhập cảng ?
¡P
Bây giờ
đọc báo thấy Việt Nam thua xa các nước
Đông Nam Á về mọi mặt, vậy ngày
xưa vị trí chúng ta có khá hơn các
nước đó hay không?Trước khi thua
trận nước Pháp, võ khí quân
sự Việt Nam như thế nào, có ngang
tầm với các nước trong vùng không?
¡P
Ngày xưa
Mỹ có biết Việt nam ở đâu không? Hoàng tử Việt Nam nào từng đến
Paris và hứa cung cấp lúa giống cho Thomas
Jefferson trước thời cách mạng Pháp?
¡P
Sài gòn mà
chúng ta vẫn còn lưu luyến qua những hình
ảnh quen thuộc như ¡§ con đường Duy Tân
cây dài bóng mát¡¨, Sài gòn
thế kỷ thứ 19 lúc Pháp mới đến
như thế nào? Người phụ nữ Sài
gòn lúc đó, người Việt, người
Ấn, người Tàu¡K ăn mặc, trang điểm,
dáng điệu khác nhau ra sao?
¡P
Mà Duy Tân
là ai? Ông hoàng nhỏ đó đã
lấy một quyết định ¡§hiện sinh¡¨
giữa hai con đường lúc mới 16 tuổi. Tại sao một cây
cầu lớn ở đảo La Reunion bên châu
Phi còn mang tên ông (cầu Vĩnh San).
¡P
Việt Nam có
tờ báo đầu tiên vào lúc nào?
Ai là người có bài báo khoa học
đầu tiên đăng trên một tạp chí
khoa học Tây phương?
Và cuối cùng:
¡P
Người
Việt chúng ta được coi là thành công
nhanh chóng trên đất Mỹ, như thế nào
và tại sao?
Nếu
các bạn cảm thấy ngần ngại lúc
phải trả lời hoặc bàn luận với
con cái của mình về những câu
hỏi trên, các bạn đã thông
cảm được những băn khoăn và tìm
kiếm của hai tác giả cuốn sách Vietnam
History: Stories Retold for a New Generation.
Bác
sĩ Hồ Văn Hiền và Bác sĩ Đặng
Văn Chất đã tìm hiểu,
không phải với tư cách của
những sử gia chuyên nghiệp, mà bằng
kiến thức và phương pháp khoa học
may mắn được học hỏi trong y khoa, đã
nghiên cứu trong
nhiều năm một số vấn đề lịch
sử lý thú của đất nước.
Mục đích trước
hết là để thoả mãn nhu cầu
của bản thân, thứ hai là để giúp
các bậc phụ huynh khác có một phương
tiện viết bằng Anh ngữ, đáng tin
cậy và dựa trên những thông tin
được cập nhật và kiểm chứng,
để đối thoại với thế hệ sau
về những vấn đề lịch sử, và
quan trọng hơn nữa những về vấn đề
nguồn gốc, căn cước và bản
chất.
Xa
hơn nữa, ước mong cuốn sách, với
thời gian, sẽ trở thành một tài
liệu tham khảo có ích được
thế hệ tới chiếu cố. Đến một
tuổi nào đó, thế hệ thứ ba (con cái
của thế hệ thứ hai) cũng sẽ muốn nói
¡§Bonjour, Vietnam¡¨ và hỏi bố mẹ chúng:
Raconte-moi ce nom étrange et
difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née
Raconte-moi le vieil empire et le trait de
mes yeux bridés
Qui disent mieux que moi ce que tu n'oses
dire
Je ne sais de toi que des images de la guerre
Un film de Coppola, des hélicoptères
en colère
Un
jour, j¡¦irai la-bas
Un
jour, dire bonjour ton âme
Un
jour, j¡¦irai la-bas
Te dire bonjour, Vietnam
[Hãy kể cho con về cái tên lạ lùng
và khó đọc
Mà
con mang từ ngày con chào đời
Hãy
kể cho con nghe về đế quốc ngày xưa
và đôi mắt xếch của con
Những
gì người không dám nói, mà con
không tài nào diễn tả,
Qua
câu chuyện sẽ bộc lộ rõ ràng hơn.
Con
chỉ biết về người qua những hình
ảnh chiến tranh
Một
cuốn phim của Coppola, những trực thăng
giận dữ
Một
ngày, con sẽ đi
Con
sẽ đi về chào linh hồn Việt Nam
Một
ngày, con sẽ đi bên ấy,
Để
chào, Việt Nam!]
(Bonjour
Vietnam, Marc Lavoine and Phạm Quỳnh Anh)
"Vietnam
History: Stories Retold For A New Generation"
Authors:
Hien
V. Ho, Chat
V. Dang
Có
thể mua trên