Trả Lời Thính Giả

 

 

Post irradiation rhinosinusitis

Trả lời Bà Bùi thị Kiều Loan ở Saigon .

Nói tóm tắc, bà bị chứng viêm mũi và viêm xoang sau khi xạ trị (post irradiation rhinosinusitis), làm nghẹt mũi, chảy máu mũi . Ngoài ra , bà mất mùi vị, mất khứu giác, khô miệng và thấy mệt mõi yếu ớt.

Về bịnh mũi, nếu không chữa bằng nôị soi được, có thể bà hỏi bác sĩ gia đình cho bà đi chụp tia X, hoặc làm CT scan xem tình hình như thế nào và tùy theo đó quyết định.

Tạm thời, có thể nghĩ đến những biện pháp sau (xin hỏi bác sĩ của quý vị trước):

1.Có nghiên cứu ở Đài Loan[1] chứng minh cho thấy dùng nước rửa mũi hàng ngày trong 6 tháng  có thể giúp chữa khỏi bịnh viêm mũi xoang cho những bịnh nhân bị ung thư đầu và cỗ sau khi xạ trị.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bb/Neti_pot.jpg/180px-Neti_pot.jpg

Neti pot

Nasal irrigation:

Phương pháp  giản dị: Lấy 1 muỗng pha trà ( teaspoon,5ml) muối biển nguyên chất (không phải muối có iod “table salt) pha với nửa lít (500cc) nước đã nấu chín (đun sôi),  hâm cho ấm. Dùng hai bàn tay chụm lại, đổ nước vào, nhúng mũi vào nước và hít vào để súc mũi.Cách thứ hai là dùng một bình có vòi như bình nước trà, nghiêng đầu về phía trước 45 độ và quay mặt qua mơt bên để lổ mũi này nằm cao hơn mũi bên kia. Rót nước muối vào lổ mũi phía trên , cho nước chảy xuống mũi phía dưới, ra ngoài. Nhớ hả miệng ra để thở, đừng thở qua mũi. Xong làm phía bên kia. Mỗi ngày làm một lần. Ở Mỹ, có thể cũng có ở VN, người ta bán một số bình nước muối pha sẳn, hoặc những neti pot, theo mẫu những bình dùng trong y khoa cổ truyền Ấn độ (naja neti); những thứ này đắt tiền hơn.

Lý do: nước muối làm tan và rửa sạch các chất nhớt (mucus) và các chất bẩn trong mũi vì các tế bào trong mũi bị xạ trị làm yếu đi không tự thanh toán được.sau khi mũi thông rồi thì dễ thanh toán các nguyên nhân gây nhiễm trùng hơn.  

Nasal Irrigation

Rữa mũi  (Nasal wash/nasal irrigation)

 

2.Bịnh nhân cũng có thể hỏi BS gia đình có thể dùng kháng sinh (trụ sinh) chữa cho mình 2-3 tuần  được không, có thể mũi sẽ bớt sưng và nghẹt và dễ nội soi hơn.Thuốc thường dùng: Amoxicillin+Clavulanate (Augmentin) 500mg 3 lần/ngày hoặc Bactrim DS 1viên 2 lần/ngày.

3. Một số thuốc nhỏ mũi (nose drops) có thể tạm thời (dưới một tuần) làm bớt nghẹt mũi và giúp làm sạch mũi: Oxymetazoline (Afrin), 2 giọt 12 giờ một lần.

4. Về chứng miệng khô do các tuyến nước miếng trong miệng và ở mang tai (parotid gland) bị hư hại, sản xuất nước miếng giảm đi , có thể làm ăn uống kém, suy dinh dưỡng, răng dễ bị sâu, miệng dễ bị nhiễm trùng nấm. Bịnh nhân nên săn sóc miệng cẩn thận, đánh răng đều đặn sau khi ăn, và nên khám nha sĩ đều đặn để tránh hoặc chữa kịp thời các sâu răng và nhiễm trùng miệng nếu có.

Nên đem theo một chai nước, thỉnh thoảng phải uống nước đều đều. BS có thể cho pilocarpin 5mg , 2-3 lầm mỗi ngày để kích thích sản xuất nước miếng. Mắt có thể khô vì tuyến nước mắt bị ảnh hưởng xạ trị, có thể dùng nước mắt nhân tạo (“Tears naturale” lubricant eye drops ) để tránh mắt bị khô.

5.Ngoài ra, cần khám bs gia đình để theo dõi sức khỏe chung: theo dõi cân nặng, dinh dưỡng nếu cần uống thuốc bổ có các vitamin cần thiết .

Chúc bịnh nhân may mắn.

 

BS Hồ Văn Hiền

Ngày 5 tháng 8, 2010

 

Đưới đây là tài liệu tiếng Anh của Phân khoa Y khoa Gia đình, Đại học Wisconsin.(hướng dẫn tương tự) http://go.sdsu.edu/student_affairs/healthpromotion/files/03773-nasal_irrigation_instructions_07-2012.pdf

University of Wisconsin Department of Family Medicine Nasal Irrigation Instructions

How to make 1 pint of salt solution and How to use a nasal irrigation pot

1. You will need:

• salt (kosher, canning, or pickling salt)

• baking soda

• nasal irrigation pot

• measuring spoon (1 teaspoon, 1/2 tsp)

• pint container

 

2. Mix the solution:

• Measure 1 tsp of salt and 1/2 tsp of baking soda into the pint container.

• Add one pint of lukewarm tap water

• Stir

• From one-pint container of solution, fill nasal pot

 

3. Position your head:

• Lean over the sink (about 45 degrees) so you are looking directly into the basin.

• Rotate your head (about 45 degrees) so that one nostril is above the other.

• Gently insert the spout of the nasal irrigation pot into the uppermost nostril so that it forms a comfortable seal. (Do not press the spout against the “middle”, or septum, of the nose)

 

4. Irrigate the nose:

• Breathe through your mouth and raise the handle of the filled nasal irrigation pot so that the solution enters the upper nostril.

• In a few moments, the solution will begin to drain from the lower nostril.

• When the nasal pot is empty, exhale gently through both nostrils to clear them of excess solution and mucus.

• Gently blow your nose into a tissue.

 

5. Repeat the procedure for the other nostril:

• Refill the nasal pot from the 1 pt solution container.

• Repeat Steps 3 and 4 with the other nostril tilting your head to the other side.

• The solution may be kept at room temperature for 2 days.

• Wash nasal pot daily.

 

6. Troubleshooting

• If stinging or burning occurs, use a 1/2 tsp salt instead of 1 tsp to one pint water and decrease frequency to every other day. You may also try adjusting the temperature of the water slightly. Do not use very hot or very cold water.

 

Links to a PDF of this patient handout, a short instructional film and a radio story by National Public Radio (NPR) are at:

http://www.fammed.wisc.edu/research/past-projects/nasal-irrigation

 

[1] Am J Rhinol. 2008 May-Jun;22(3):258-62.

Nasal irrigation reduces postirradiation rhinosinusitis in patients with nasopharyngeal carcinoma.

Liang KL, Kao TC, Lin JC, Tseng HC, Su MC, Hsin CH, Jiang RS.

Department of Otolaryngology, Taichung Veterans General Hospital , Taichung , Taiwan .

 

 

Viêm tai giữa tái hồi (Recurrent otitis media)

Trả lời Ô Nguyễn Đ.

Trường hợp ông đau tai nhiều, chiụ tiếng ồn không được , ra nắng cũng đau, và không định hướng được tiếng động. Ông cần phải đi khám bác sĩ chuyên về tai mũi họng càng sớm càng tốt, nếu có thể đến một trung tâm y tế có phương tiện X quang và giải phẩu nếu cần đến.

Cơ thể học: Tai gồm tai ngoài (vành tai), vào sâu hơn thì đến tai giữa ,là một phòng nhỏ nằm sau màng nhĩ, trong đó có ba cái xương nhỏ truyền dẫn các song âm thanh vào tai trong. Tai trong biến song âm thanh thành dòng điện đi vào não bộ, vai trò tựa như cái microphone.

Theo quan niêm hiện nay, những người hay bị nhiễm trùng tai giữa là do nghẹt cái ống thông hơi nối liền tai giữa với hầu (họng). Một trong những nguyên nhân ống thông hơi nghẹt là dị ứng hoặc viêm mũi. Điều này thì thường thấy nhất ở trẻ em (dưới 7 tuổi) người lớn thì ít hơn. Có thể vì vậy mà ông được định bịnh viêm mũi kèm theo những lần viêm tai. Không biết ông bị một hay hai bên. Nếu là một bên tai thì cần bs Tai Mũi Họng khám nội soi  xem có một u bướu gì sau mũi hoặc trong họng (nasopharyngeal mass) làm bít ống thông hơi hay không.

Bịnh nhân không nghe được có thể vì mũ ứ đầy trong tai giữa , mà có thể bịnh nhiễm trùng tai ảnh hưởng đến tai trong . Bịnh có thể lan qua vùng xương nhũ mastoid process phía sau tai làm vùng này sưng và đau. Hệ thống tiền đình (vestibular system) phụ trách thăng bằng đi kèm theo tai trong cũng có thể ảnh hưởng làm chóng mât, mất thăng bằng. Ở những nơi có phương tiện CT , bác sĩ có thể làm CT vùng tai và vùng lân cận.Thường phải giải phẩu để thanh toán bớt ổ nhiễm trùng trong xương. Trong môt số trường hợp, sau nhiều lần nhiễm trùng tai, có một loại u bướu mọc trong tai giữa và lan dần hủy hoại xương, dây thần kinh chung quanh, cần giải phẩu (cholesteatoma).

Nếu bs quyết định bịnh  chỉ giới hạn, chỉ  cần chữa bằng trụ sinh uống, nhớ theo đúng liều lượng và thời gian quy định, đừng ngưng thuốc vì  thấy bớt triệu chứng và cần theo dõi với bs. Nếu màng nhĩ bị thủng và không vá lại được, nên hỏi bs về việc bảo vệ không cho nước vào lúc bơi lội, lặn hụp. Nên tránh hút thuốc cũng như nơi khói thuốc, không khí ô nhiễm vì đâý cũng là những yếu tố dễ gây nhiễm trùng tai.

Chúc bịnh nhân may mắn.  

BS Hồ văn Hiền

Ngày 29 tháng 12 năm 2010

 

Lung cancer - Pain management - Ung thư phổi:  trị đau đớn sau khi hóa trị

Câu hỏi:

Name: V V T
Email: Vietcop2010@yahoo.com
Country: Việt nam
Message: Trong chương trình hỏi đáp thăc mắc Y hỏc của Đài VOA tiếng việt lúc 8h30 tối giờ VN vào tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần ,tôi muốn nhờ các Bác sỹ giảiđáp -tư vấn -chỉ dẫn và giúp đỡ sao cho tôi nhanh chóng thóat ra khỏi căn bệnh hiểm nghèo .Bệnh của tôi qua xét nghiệm là : U PHỔI TẾ BÀO TUYỀN CARCINOME ,KÉM BIỆT HÓA ,XÂM lẤN Ở PHỔi PHẢI ( Hóa trị 1)-CARBOPLATIN 2)-GEMMICS) .Sau HÓA TRỊ 6 CHU KỲ 12 LẦN do bị UNG THƯ PHỔI GIAI ĐỌAN 4 đã xuất hiện triệu chứng đau rêm mạnh ở vùng PHỔI và KHÍ QUẢN gây khó thở mệt mỏi vả yếu ớt -không thèm ăn uống .Nên tôi đả dùng các lọai thuốc giảm đau như : -IBUPARAVIC hoặc ULTRACET thì cảm giác đau và khó thở chỉ nguôi đi trong 2 tiếng đồng hồ rồi lập lại đau rêm-bí thở như cũ .Do đó tôi cứ phải dùng liên tục 2 lọai thuốc giảm đau này .Xin thành thật cảm ơn !

Trả lời:

Ung thư phổi loại carcinoma tế bào tuyến (adenocarcinoma)] là loại ung thư phổi thường gặp nhất (30-40% tổng số các trường hợp).Nguyên nhân  chính gây ra UTP bao gồm 

·         hút thuốc lá,

·         radon ,một chất trong lòng đất dưới nền một số nhà tỏa phóng xạ trong không khí,

·         và ô nhiễm không khí.

Hết ¼ bịnh nhân không thấy triệu chứng gì lúc ung thư phổi được phát hiện do chụp X Quang vì một lý do nào đó. Số còn lại vì có triệu chứng đường hô hấp như ho, khò khè , đau ngực, ho ra máu , hoặc những triệu chứng tổng quát như mệt mõi, sụt cân vô cớ, nên bs cho chụp hình và khám phá ra ung thư phổi.

Chữa ung thư phổi là lãnh vực rất chuyên môn của bác sĩ chuyên về ung thư (oncologist) và xin phép không bàn ở đây. Tuy nhiên, trường hợp nêu ra ở đây tôi xin nêu ra một số nhận xét có tính cách thông tin mà thôi.

-trường hợp bịnh nhân không còn chữa đặc trị thêm nữa, cần có bác sĩ chuyên về chăm sóc giảm đau (pain management specialist), giúp cho bịnh nhân thoải mái và hoạt động càng  gần mức bình thường càng tốt (palliative treatment).

-bịnh nhân nên tìm một bs gia đình để bàn thảo về nhu cầu sức khỏe tổng quát và ý muốn của mình, và nếu cần bs này sẽ phối hợp với bs chuyên khoa giảm đau để có những biện pháp thích hợp làm giảm đau lúc bịnh càng ngày càng nặng. Ở Mỹ , người ta nhận thấy bs hay ngại ngùng lúc dùng những liều thuốc opioid (ma túy) để chữa bịnh nhân bị đau đớn kinh niên, một phần vì sợ bịnh nhân ghiền, một phần vì sợ trách nhiệm pháp lý , vì các thuốc có chất ma túy (để  tránh nghĩa xấu của chữ  “narcotic”, nay thường gọi là opioid, có  nghĩa ‘thuốc tác dụng tương tự như thuốc phiện”) đều được cơ quan kiểm soát các chất ma túy Drug Enforcement Agency ( DEA)  giám sát. Do đó cần những bs chuyên môn hoặc có kinh nghiệm trong việc dùng những liều lượng cao cần thiết, trong cách cho bịnh nhân uống, hoặc chích những liều thuốc giảm đau cần thiết.

Thuốc giảm đau đang dùng:

A) Ibuparavic là thuốc gồm:

1) Ibuprofen , là một chất thuốc giảm viêm không phải corticoid  (NSAID) thông dụng trên thị trường tự do, không cần toa, dưới tên Motrin, Advil. Thuốc có thể làm loét bao tử và ruột nên cần ăn trước khi uống thuốc, dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến tim mạch.

2) acetaminophen chúng ta sẽ bàn sau đây.

B) Ultracet gồm acetaminophen nói ở trên cọng với tramadol là một loại thuốc narcotic để chữa đau loại vừa và nặng. Uống quá liều tramadol có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Acetaminophen cũng bán không cần toa ở Mỹ dưới tên Tylenol. Thuốc này dùng quá nhiều có thể hại gan (liver toxicity), cho nên những người có cơ năng gan không bình thường, những người uống rượu phải rất cẩn thận. Ở Mỹ, người ta dặn không được uống quá 3000 mg (6 viên 500mg) trong vòng 24 giờ; tuy nhiên, nếu người VN chúng ta nhẹ cân hơn, nếu gan yếu, nếu là người uống rượu lại phải cẩn thận hơn nữa. Nếu bịnh nhân uống chỉ thấy đỡ đau chừng 2 tiếng đồng hồ phải uống lại, nên nhờ bs xem xét bịnh tình của mình, chọn một trong hai thứ với liều lượng đúng đắn để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bịnh nhân nên để ý hai thuốc trên cùng có chất acetaminophen, cho nên uống cả hai thứ cùng một lượt hoặc xen kẻ nhau mà không để ý có thể bị ngộ độc acetaminophen làm hư hại gan rất nguy hiểm.

Về triệu chứng khó thở, bịnh nhân có thể bàn với bs dùng oxygen để thở cho thoải mái hơn, và điều chỉnh các thuốc giảm đau mạnh (morphine, codeine, methadone) cho hữu hiệu, đúng mức với cơn đau đớn, có thể giúp bịnh nhân thở dễ dàng hơn.

Trong một số trường hợp, bs có thể dùng corticoid (corticosteroid) để giúp giảm đau và cho bịnh nhân dễ chịu hơn.

Ngoài ra, nếu bs có thể giúp bịnh nhân ăn uống, dinh dưỡng tốt  hơn, bớt lo lắng, chữa mất ngủ, trầm cảm, nếu có,  để thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bịnh nhân.

Ước mong những thông tin nói trên giúp ích được phần nào. Chúc bịnh nhân may mắn.

 

BS Hồ Văn Hiền

(Hien V. Ho, MD, FAAP)

16 tháng 11 năm 2010

 

 

Thương tích xương sống cổ do tai nạn xe hơi (whiplash injury)

Hỏi:

Tôi bị đau C4-5-6 Qua lần bị xe 2.5ton đâm phải tôi.khi lên BVCRẫy thì não không việc gì.BS cho về uống thuốc. sau 1 tháng hết thuốc tôi thấy

đau sau vùng cổ gáy.Vào BV175 BSĩ chẩn đóan-thái hóa đốt sống cổ cho uống

1-celebrex

2-tigym

3-bosamin

4-carfi sak

5-nucle

6-pharmaton

Tôi uống 3 tháng không thấy gì-nhưng đau bao tử-chữa bao tử xong.

 next > Vào TT CTCH TPHCM BSĩ chụp MRI chẩn đóan THẤP NGÒAI KHỚP

1-celebrex

2-Tigym

3-nucleo

4-omephagole

5-calci-d

không khỏi.Tôi quay sang xin mổ,hội chẩn nói không mổ đuợc.tôi thất vọng quay vào BV115

khoa y học thể thao-chụp MRI xong họ cũng bán thuốc like BV CTCH tôi uống thêm 2 tháng cũng không thấy gì

-quay sang BV CRẫy họ xem phim và cũng nói chỉ cong nhẹ  C4:C5:C6 bao hẹp màng truớc.không mổ đuợc cũng bán thuốc

like BV CTCH.Vì họ nói BSĩ Hiển là tốt rồi. chúng tôi cũng cho thốc vậy thôi.tôi thất vọng mua 1 tháng thuốc uống an ủi thôi nhưng cũng bó tay

tôi vào Khoa VLTLiệu đóng tiền làm 1tháng-cũng không thấy gì-quay về đi châm cứu 2 tháng và uống thuốc Bắc nhưng cũng không có kết quả

sau đó tôi quay ra Qủang ngãi chữa 2 thầy võ.Họ bấm huyệt và nói là tôi bị hở đốt xuơng do té ngã,nhưng phải điều trị bấm huỵêt khỏang 4-5 tháng thì có cơ may vào đốt xuơng đó.tôi mới biết vào internet nên rất khó tìm và biết cách sử dụng máy tính.tối nghe radio mà sóng chập chòn nên rất khó.

Hiện tôi bị tê,Nhức sau gáy.tê 2 gan bàn chân.nếu nằm nghỉ thì tê đùi phải.Xin cứu giúp tôi.tôi không có gì hơn chỉ biết cảm on BS và Qúy đài VOA Tieng viet.


Trả lời trường hợp đau các đốt sống c C 4,5,6

Sau khi bị đụng xe, ông được các chẩn đoán sau đây:

1.      Não bình thường sau tai nạn

2.      một tháng sau:thóai hoá đốt sống cỗ

3.      3 tháng sau: thấp ngoài khớp (MRI)

4.      2 tháng sau , MRI thứ nhì: cong nhẹ C456, bao hẹp màng trước?

5.      hở đốt xương do té ngã (có lẽ không đáng tin cậy do thầy võ).

Ông đã từng uống thuốc NSAID loại mới (COX2 inhibitor) và do đó bị loét bao tử (Celebrex), châm cứu và bấm huyệt. Hiện nay ông đau nhức gáy, tê hai bàn chân, và lúc nằm nghỉ thì tê đùi phải.

Nói tóm lại, các chuyên gia , bằng nhữ xét nghiệm khá phức tạp, không tìm thấy nguyên nhân chính xác làm gáy ông đau và BV  chuyên khoa không thấy lý do phải mổ cho ông.

Đây là trường hợp điển hình đau cỗ kinh niên do “ dãn gân”cỗ vì tai nạn xe cộ. Ở Mỹ, người ta thường gọi là whiplash injury. Lúc xe bị đụng, nhất là đụng từ đàng sau húc tới, thân và vai người ngồi trong xe được đẩy về phía trước thật nhanh, do quán tính , đầu người đó di chuyển chậm hơn nên bật ra phiá sau (neck hyperextension), liền sau đó xe ngừng đột ngột, cái cỗ kéo đầu giật về phía trước (neck hyperflexion). Các gân và cơ bị dãn ra đột ngột , quá mức chịu đựng bình thường. Động thái (cử động) của cỗ và đầu đi theo thứ tự như động thái quất một cái roi, bởi vậy mới gọi là whiplash (whip=roi, lash=quất).Còn được gọi là acceleration-deceleration injury=tổn thương gia tốc-giảm tốc.

http://www.echiropractor.org/wp-content/uploads/2009/11/whiplash1.jpg

Figure 1 : Bên trái, đầu bị bật qua trái và phải, hình phải: bật ra sau rồi giật ngược vềtrước. Trong hình dưới, các sợi gân giữa các đốt sống (vertebra) bị dãn quá mức  (strecched) và có thể bị rách (tear of ligament)

Ông may mắn không bị những tổn thương nặng cần phải giải phẩu như: thoát vị đĩa đệm (herniated disk), gẩy xương. Theo cách xếp hạng nặng nhẹ từ 0-4, ông thuộc nhóm 1, chỉ có đau cỗ, không có dấu hiệu tổn thương vật lý (no physical signs). Những dấu hiệu thoái hoá cột sống thường gặp trên người 30 tuổi bình thường và chưa chắc là nguyên nhân của các triệu chứng của ông.

Tuy nhiên, whiplash là một bịnh chưa được y giới hiểu rỏ cơ chế, do đó những triệu chứng (như đau nhức) không hẳn phải tỷ lệ thuận với những dấu hiệu tổn thương trên cơ thể, cũng không tỷ lệ với mức tai nạn gây thiệt hại nhiều ít cho chiếc xe. Ngay những quan sát thấy trên quang tuyến, MRI cũng chưa chắc là nguyên nhân trực tiếp của chứng đau nhứt sau gáy  của ông.Thường trong trường hợp này , nguồn gốc đau ở những mặt khớp xương nhỏ hai bên xương của sống cỗ (cervical facet joints), chứ không phải ở những vùng khớp lớn hơn.

Trị liệu whiplash injury cũng chưa được chuẩn hoá rõ rệt, tùy trườg hợp;bịnh nhân có thể thử và kết hợp những biện pháp khác nhau[1]:

·         Theo tôi nghĩ, nếu bs chuyên khoa đã cho biết không cần phẩu thuật thì không nên năn nỉ người ta mổ làm gì. Giải phẩu chỉ cần lúc dây thần kinh bị đè, chèn ép (nerve compression), cột sống bất ổn (spinal instability), và giải phẩu cũng có thể gây những biến chứng làm đau nhức như thẹo mác mô, viêm.

·         Những thuốc giảm viêm và đau (chỉ có tính cách thông tin mà thôi):  Celebrex là một NSAID loại mới và đắt tiền mà vẫn có thể làm đau bao tử. Những thuốc NSAID (Non Steroid Anti-Inflammatory Drug tương tự nhưng rẻ hơn như ibuprofen (Advil, Motrin) dễ gây ra biến chứng loét hoặc chảy máu bao tử , cần uống thuốc sau khi đả ăn lót bụng ; những người từng bị loét bao tử nên tránh loại này. Thuốc Acetaminophen (Tylenol), cũng có khả năng giảm đau tương đương, không gây biến chứng ở bao tử như NSAID.

·         Những người đau quá nhiều có thể cần đến những thuốc giảm đau mạnh hơn, như acetaminophen kết hợp với một chất ma túy (narcotic) như Codein, Oxycodone (Tylenol 3,Percocet ). Những thuốc này có thể gây ghiền (addiction) và được DEA của Mỹ kiểm soát chặt chẽ.

·         Một số thuốc làm giản cơ (muscle relaxant loại diazepine như diazepam, có thể gây buồn ngủ, ghiền) có thể hiệu nghiệm ít nhiều.

·         Tuy nhiên tốt hơn hết là các các biện pháp giản dị như dùng hơi nóng (heat), thoa nước đá (ice) vào chỗ đau, nhờ người thân thoa bóp nơi đau (massage).

1.      Đắp nước đá (bớt sưng , giảm viêm): đừng cho nước đá trực tiếp với da; cho đá vào một cái túi và đặt lên vùng đau chừng 15 phút, nghỉ 15 phút , làm lại, càng nhiều lần càng tốt. Ngày đầu có thể không thấy bớt đau, nhưng qua vài ngày sẽ thấy kết quả rõ hơn.    

2.      Đắp nước nóng  làm gia tăng tuần hoàn, và giảm đau. Cách giản dị nhất là lấy một khăn tắm nhúng nước , cho vào microwave cho nóng lên và dùng để đắp lên chỗ đau.

3.      Có thể xen kẻ đắp nóng xong đắp lạnh để kích thích tuần hoàn và giảm viêm, và chấm dứt bằng thoa nước đá (để giảm sưng).

·         Nếu nắn, kéo (traction, manipulation ) vùng cỗ thì phải rất cẩn thận vì có thể rất nguy hiểm nếu trặc xương cỗ.

·         Các khảo cứu gần đây cho thấy cứ để người bịnh vận động tự nhiên , sớm sau khi bị chấn thương (early mobilization) tốt hơn là phương pháp cổ điển cho mang vòng cỗ mềm và giới hạn cử động cỗ lúc đầu.

·         Tuy nhiên, đôi khi mang vòng cỗ mềm làm bằng mousse  (soft collar)  có thể làm bớt đau vì nhắc nhở bịnh nhân không cử động đột ngột; nếu đau ban đêm làm thức giấc có thể đỡ đau nếu mang vòng cỗ mousse.Tuy nhiên, thường người ta khuyên chỉ mang vài tiếng đồng hồ; mang lâu quá có thể làm cỗ yếu đi.

·         Bịnh nhân nên tập vẫn động các cơ và khốp cỗ thường xuyên: quay cỗ qua phải, trái, ngẫng đầu lên xuống nhiều lần trong ngày nếu bs cho phép và trong giới hạn không đau đớn.[2]

·         TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation): máy điện nhỏ, chạy bằng pin, chừng vài chục đô la, kích thích vùng đau để giảm đau.

·         Vật lý trị liệu do chuyên viên hướng dẫn có thể làm dãn gân và cơ,  giúp cho bịnh nhân vận động dễ dàng hơn và bớt đau. Tuy nhiên  kết quả có thể  khiêm nhường.

Một số trường hợp khó trị cần tư vấn chuyên gia về đau (pain specialist), người này có thể là bác sĩ gây mê (anesthesiologist), bác sĩ quang tuyến thần kinh (neuroradiologist), có khả năng chích thuốc tê hoặc corticoid vào tủy sống (epidural) hoặc vào khớp cột sống, với sự hướng dẫn của x quang.

Trong một số trường hợp, cũng nhờ X quang hướng dẫn, người ta dùng một cái kim phát nhiệt đâm xuyên qua da,  nung nóng các dây thần kinh phụ trách cảm giác đau các khớp xương sống bị đau (transcutaneous cervical facet medial branch radiofrequency  neurotomy). Tác dụng thường vài tháng, phải làm lại vì dây thần kinh phục hồi qua thời gian.

Bịnh nhân không nên bi quan vì nhiều người cũng bị chứng này. Nên kiên nhẫn, sau 15 năm, trong 5 người, hết 2 người vẫn còn ít nhiều triệu chứng.

Chúc bịnh nhân may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

[Hien V. Ho, MD, FAAP]

Ngày 8 tháng 10 năm 2010



[1] Management Of Neck Pain

Tai Q. Nguyen, M.D. [Associate Professor of Neurosurgery at the
University of Florida Health Science Center / Jacksonville.]
 

http://www.dcmsonline.org/jax-medicine/1999journals/june1999/neckpain.htm

[2] http://clinicalevidence.bmj.com/ceweb/conditions/msd/1103/neck-pain--whip-lash-standard-ce_patient_leaflet.pdf

 

 

Bệnh phế quản nhạy cảm và bịnh suyễn (Reactive Airway Disease and Asthma)

Hien V. Ho, MD

Bé ở VN một tuổi rưỡi bị viêm phế quản nhiều lần , trị bằng trụ sinh rồi tái lại không khỏi hẳn Bịnh khí “quản nhạy cảm” gọi là “reactive airway disease”, có thể là nguyên nhân chính của chứng viêm phế quản tái hồi trong trường hợp này. Những bịnh nhân này có các ống thở (phế quản, bronchi) nhạy cảm một cách bất thường với các nhiễm trùng do siêu vi, thay đổi khí hậu (trời lạnh). Mỗi lần cháu bị cảm, thay vì chỉ nóng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi vài hôm, 10 ngay là hết, các cháu naỳ ho nhiều hơn, khò khè, bác sĩ nghe phổi thì có đàm (rales) nên định bịnh là viêm phế quản , đôi khi định bịnh là viêm phổi (pneumonia). Vì đứa trẻ nhỏ thường bị cảm virus nhiều lần trong năm đầu và năm thứ nhì, các trẻ này dễ bị định bịnh là bị viêm cuốg phổi hoặc viêm phổi tái hồi (recurrent bronchitis or pneumonia), trong lúc vấn đề cơ bản của chúng chỉ là cuống phổi qu á nhạy cảm, và nói một cách khác là chúng bị suyễn, nhưng vì chưa chắc chắn , bs tránh dùng từ “suyễn” mà dùng từ “reactive airway” mơ hồ hơn  trước khi xác định đấy là bịnh suyễn. Tuy nhiên, nếu là reactive airway disease, thì viêm phế quản do virus gây ra thường không cần trụ sinh mà cần đối phó với bịnh tương tự như bịnh suyễn bàn sau đây.

Bệnh suyễn có nhiều nguyên nhân gây ra và cùng một bệnh nhân  có thể có nhiều yếu tố khác nhau góp lại để gây bệnh suyễn, tưởng nên nhắc lại những số khái niệm về cơ cấu của hệ hô hấp. Khi chúng ta thở vào, không khí đi vào mũi hoặc miệng, qua ống khí quản (trachea) là cái ống cưng cứng, nằm chính giữa cổ, mà ta có thể sờ được một cách dễ dàng, sau đó không khí được phân phối khắp các vùng trong phổi nhờ những nhánh ống càng ngày càng nhỏ hơn, tủa ra như  hình những rễ cây. Những ống này gọi là phế quản (bronchi) đem không khí đến những túi nhỏ ở tận cùng gọi là phế nan (alveoli). Khi ta thở ra, không khí được đẩy ngược trở ra từ các phế nan và thoát ra ngoài ở miệng hoặc mũi. Ðường kính của những phế quản nói trên được điều chỉnh ở mức tối hảo để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nói một cách giản dị, các phế quản phải được mở rộng vừa đủ để không khí đi ra đi vào. Yếu tố này tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố kiểm soát, một số yếu tố làm nở cuống phổi, yếu tố khác ngược lại có khuynh hướng làm co cuốn phổi lại. Ví dụ khi ta sợ sệt trước một tai họa nào đó khiến ta phải "tranh đấu hoặc trốn chạy", tuyến thượng thận tiết ra chất adrenaline nhiều trong máu để giúp ta đối phó với các "stress" đó (fight or flight), một trong những tác dụng của chất adrenaline là làm cho cuống phổi nở ra để chúng ta lấy hơi.

Trong trường hợp người bị suyễn hay bịnh phế quản quá nhạy cảm, cuống phổi nhạy cảm một cách bất bình thường và dễ co thắt lại. Nếu cháu bé ngửi phải một chất làm cuống phổi khó chịu, hoặc bị một bệnh siêu vi trùng (virus) nào đó hoặc ra không khí lạnh làm nhiệt độ trong cuống phổi thay đổi đột ngột, các cuống phổi sẽ thắt lại. Cộng thêm vào đó, những chất nhờn được tiết ra nhiều và niêm mạc trong lồng cuống phổi sưng lên. Các biến cố này làm cho lòng cuống phổi nhỏ lại rất nhiều và không khí đi qua một cách khó khăn tạo nên một tiếng vi vu như tiếng sáo diều nếu áp tai vào ngực bệnh nhân để nghe. Nếu suyễn nặng ta có thể nghe được mà không cần dùng ống nghe, đó là tiếng khò khè mô tả ở trên (tiếng Anh gọi là "wheezing").

Chữa trị:

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:JXAz9dsJs-5_YM:http://www.completecarestores.com/graphics/nebulizer1.jpg&t=1

Figure 1 : Dùng nebulizer để cho bé thở thuốc làm nở cuống phổi

Phụ huynh nên tìm hiểu về khả năng bé bịnh suyễn hoặc reactive airway và bàn với bs lúc cháu đi khám. BS có thể cho toa mua sẳn thuốc có tác dụng làm nở cuống phổi mỗi lần cháu bắt đầu ho đàm. Thuốc uống hoặc thuốc chưá trong một ống bơm gọi là metered dose inhaler (MDI). Tên thuốc : albuterol (Ventolin, Proventil, ) . bé nhỏ dùng inhaler cần một cái ống đặc biệt gọi là “holding chamber” (tên thương mãi là Aerochamber, gắn liền với một cái mặt nạ [mask] lớn nhỏ tùy theo tuổi,  ụp vào miệng bịnh nhân, để bé hít hơi có thuốc từ trong ống nhiều lần) để giữ thuốc đừng tản mát ra ngoài. Ngoài ra có thể dung một máy bơm chạy bằng điện bơm thuốc nước ra dưới dạng sương mù (nebulizer) để em bé thở.  Phụ huynh có thể lên internet đọc them về các MDI và Aerochamber cũng như cách dùng các thứ này.

http://www.trudellmed.com/sites/trudellmed.com/files/company/AeroChamberBPAFreeENG.jpg

Figure 2 : Holding chamber với mặt nạ để bơm thuốc từ MDI

Đương nhiên, cần hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa và các tin tức bàn ở đây chỉ có mục đích thông tin và giúp cho sự đối thoại với bs của bé đầy đủ và dễ dàng hơn.

Chúc bịnh nhân và gia đình may mắn.

BS Hồ Văn Hiền

Ngày 18 tháng 9 năm 2010

 

Post herpetic neuralgia - Đau nhức thần kinh hậu zona

Bịnh nhân bị bịnh “dời ăn” (zona) bên ngực trái, nay đã khỏi nhưng mười tháng sau vẫn còn đau. (Ông Nguyễn Văn)

Mặc dù tên là bịnh  ‘dời ăn”, bịnh zona (tiếng Pháp) hoặc shingles hay herpes zotser trong tiếng Anh, là do một siêu vi (virus) gây ra. Virus này thuộc loại herpes (các loại virus herpes khác  thường gặp là loại virus gây ra lở miệng , hay lở bộ phân sinh dục). Virus bịnh dời ăn gây ra bịnh trái rạ (thủy đậu), tiếng Anh là chicken pox, varicella , tiếng Pháp là varicelle.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/eb/Varicela_Aranzales.jpg/230px-Varicela_Aranzales.jpg

Figure 1 : Bịnh trái rạ (Varicella, chicken-pox)

Tôi đưa ra những tên khác nhau này để chúng ta khỏi lầm lẫn và thấy được sự lien hệ các bịnh khác nhau. Ví dụ nên nhớ là người bị “dời ăn” nếu tiếp xúc với trẻ em chưa bị trái rạ, đứa trẻ có thể bị lây và nổi trái rạ khắp mình.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/dc/Herpes_zoster_neck.png/230px-Herpes_zoster_neck.png

Figure 2 : Herpes zoster (“bịnh dời ăn) (Wikipedia.

Khi một người bị nhiễm virus varicella thì người đó sẽ bị trái rạ. Sau đó, cơ thể người đó kháng cự lại và lành bịnh. Tuy nhiên, một số nhỏ  virus đó còn tiềm ẩn trong những hạch thần kinh của người đó suốt đời. Thỉnh thoảng, do một bịnh gì đó làm cơ thể người bịnh yếu đi (như stress, dung corticoid, bị ung thư, tuổi già), các virus này có thể nổi dây, chay dọc theo các sợi thần kinh từ trong tủy sống đi ra ngoài. Vì các vết san thương gây ra chạy dọc theo các dây thần kinh chỉa ra như những nhánh cây thông từ hai bên của cột sống, chúng ta thấy những mụt nước giống như mụt  nước (vesicles) bịnh trái rạ nằm giới hạn trong một dãi da dài nào đó, chỉ ở bên trái, hoặcchỉ ở bên phải, theo địa hình của một hoặc vài sợi thần kinh nào đó (dermatome).

Vài ngày, các mụt nước khô đi và bịnh dời ăn này chấm dứt. Trong chừng 10% trường hợp, do một sự thay đổi nào đó ở cả hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, người bịnh bị đau nhức ở vùng đã bị zona. Người dưới 50 tuổi ít khi bị chứng đau hậu zona, thường người trên 60 tuổi là bị nặng nhất.

Các cách trị liệu gồm có  (chỉ có tính cách thông tin, bịnh nhân cần khám bác sĩ riêng của mình để chữa trị)

1) thuốc thoa giảm đau: Capsaicin là chất giảm đau lấy từ trái ớt. Tên thương mãi: Zostrix, Dolorac, Capsin , ointment  0.025-0.075% thoa 3-4 lần / ngày trong 3-4 tuần lien tiếp.

Thuốc tê Lidocain (Lidoderm) : gel 5% thoa lên chỗ đau lúc cần;

topical patch, dán lên chỗ đau, không để lâu quá 12 giờ.

2) thuốc chống trầm cảm (antidepressant) : Amitriptyline (Elavil) uống ban đêm trước khi ngủ

3) Một số thuốc chống động kinh (anticonvulsants) như gabapentin (Neurontin)

Hay Pregabalin (Lyrica). Phản ứng phụ: chóng mặt, buồn ngủ, ataxia, phù (edema)

4) Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation (TENS) : máy điện pin nhỏ, mang theo người, phát ra những dòng điện nhỏ kích thích vùng da đau.

5) Rất hiếm khi : block dây thần kinh hoặc giải phẩu (Nerve block and surgery)

Ngừa bịnh: tất cả trẻ con ở Mỹ nay được chích ngừa trái rạ. Năm 2006, FDA chấp thuận cho thuốc chích ngừa tên Zostavax dùng cho người trên 60 tuổi. Thuốc rất đắt tiền, làm giảm 50% các trường hợp zona, và do đó giảm khả năng đau thần kinh hậu zona; và ngoài ra có đau cũng đau ít hơn. Ở nơi không có Zostavax, cũng nên biết rằng nếu người lớn, người già từng đã bị trái rạ (chicken pox) trước đây, nếu tiếp xúc (phơi nhioễm) với trẻ bị chicken pox, sự phơi nhiễm này có thể làm khả năng đề kháng của người lớn đó tăng lên và khả năng bị zona giảm xuống đáng kể.

Chúc bịnh nhân may mắn.  

Bs Hồ Văn Hiền.

Hien V. Ho, MD

Ngày 2 tháng 9 năm 2010.

 

 

Hip pain

Trả lời  bịnh nhânNguyễn văn Hùng ở Nha Trang.

Ông ngồi chừng 20 phút thì đau ở háng. Sáng dậy đau vài phút , đi cò cò, chỉ cần xoa xoa thì khỏi, có thể khiêng nặng, đi đứng bình thường mà không đau. Chụp X quang khung chậu, khớp háng bình thường, các sống lưng có mọc gai.

 Những cảm giác từ hai chi dưới (bàn chân, cẳng chân, háng) được gởi về bộ óc (hệ thần kinh trung ương) qua những dây thần kinh từ hai chi dưới, chia thành những rể (nerve root) đi vào những lổ ở hai bên cột sống của sống lưng, đọan eo lưng, đoạn này tiếng Anh gọi là lumbar , tiếng Pháp là Lombaire, cho nên người ta viết tắc là L, đếm từ L1 –L5, qua xương thiêng (sacrum, đếm S1, S2..).. Nếu đốt xương sống bất bình thường (như bị dẹp xuống vì xương xốp, bị viêm thấp khớp), các đường đi của dây thần kinh bị hẹp lại , đè nén lên làm những dây thần kinh này bị khó chịu (irritated). Lúc đó bộ óc người bịnh nhận được những tín hiệu cho biết là háng, chân bị đau, nhưng thật sự đấy là những tín hiệu gây sai lạc vì chỉ là những false alarm do dây thần kinh phát ra, không phải do các xương khớp bị tổn thương thật sự làm cho đau đớn.

File:Gray832.png

Figure 1 : Dây thần kinh đi từ eo lưng xuống chân. Dây thần kinh bị chèn ép ở lưng có thể gây đa đớn dọc theo hang, đùi, cẳng chân.

Bịnh nhân hỏi đau cột sống có ảnh hưởng đến khả năng sinh lý hay không. Trên lý thuyết thì có thể, nhưng không phải theo nghĩa y học dân gian cho đau lưng là do thận yếu và do đó kém sinh lý (đàn ông). Một số dây thần kinh nằm ở đoạn cuối cùng của tủy sống (conus medullaris), tức là những rể S2,3,4, 5 phụ tránh về phần cơ năng bộ phận sinh dục. Nếu bịnh xương khớp, u bướu ảnh hưởng đến phần cuối của xương sống (phần xương thiên) thì có thể gây trở ngại cho hoạt động tính dục (conus medullaris syndrome).

Gray662.png

Figure 2 : Phàn đuôi của tủy xương sống (caudus medullaris)

Tuy nhiên trong trường hợp thính giả, đau lúc ngồi là chính, ngoài ra đi đứng khiêng nặng bình thường làm chúng tôi nghĩ đến bịnh hip bursitis nhiều hơn. Trong cơ cấu tổ chức khớp hang và những bắp cơ, sợi gân bao quanh khớp, có những túi nhỏ gọi là bursa (tiếng Hy lạp có nghĩa túi đựng rượu) , tực những cái gối nhỏ bọc những chỗ xương u lên để che chở đối với những cọ xát  giữa xương và  gân cơ bên cạnh. Một trong những bursa đó nằm trên cáu mấu xương lớn grand trochanter  của xương đùi (nếu bạn vừa thọc tay vào túi quần, sẽ thấy chỗ xương  cứng bên hông mình, mình lắc đùi qua lại thì nó nhúc nhích theo, đó là grand trochanter). Trong một số trường hợp cái túi bursa bị viêm và người bịnh thấy đau khớp háng, mặc dù cái khớp xương thì không sao. Ban đem ngủ, bursitis có thể làm đau nhiều, nhất là nếu bịnh nhân nằnm nghiêng đè lên phần bên hông của khớp háng. Các bursa khác có thể làm đau vào phía trong của khớp hang, nguyên do cũng tương tự. Đau  nhiều sau khi ngồi một lát rồi đứng dậy, đi bộ nhiều, hoặc ngồi chồm hổm.

http://www.aidmybursa.com/_img/hip-anatomy-illiopsoas-trochanteric-bursae.jpg

Figure 3 : Các bursa của khớp háng

 Bursitis có thể đi kèm theo với:

 Dùng khớp nhiều quá (overuse injury)

Chấn thương cũ, bị té

 Đau xương sống

Phong thấp khớp (cũng làm bursa sưng)

Chân dài chân ngắn, (khác biệt trên 2.5 cm)

Chữa trị:

 -tránh các cử động, tư thế làm đau thêm (như ngủ nằm nghiêng bên bị đau)

-thuốc loại NSAID như Ibuprofen (Motrin, Advil), naproxen

-chống gậy, hoặc walker 7-10 ngày lúc đau nhiều.

-bs có thể chích corticoid và thuốc tê vào bursa và hết đau hẳn.  Có thể chích them một vài lần

        néu cần, cách nhau vài tháng.

-trường hợp hiếm, bs có thể giải phẩu lấy bursa ra.

 

BS Hồ Văn Hiền

Ngày 1 tháng 9, 2010

 

Gastric Polyp

Đây là một vấn đề rất chuyên môn,hơn nữa thính giả không cho những chi tiết tối thiểu như tuổi bịnh nhân, chi tiết bịnh sử, nên tôi chỉ xin cung cấp một số tin tức liên hệ để bịnh nhân có một ý niệm tổng quát về vấn đề căn cứ trên y văn mới đây.

Từ polyp dạ dày để chỉ một nốt (nodule) hay một khối (mass) lồi lên trên mặt phẳng của niêm mạc, tức là mặt lót trong lòng dạ dày. Các polyp này có thể rất nhỏ như trường hợp ở đây (3mm), có thể lớn vài cm, có thể dài có cuống (cọng, stalk) hoặc không có cuống (sessile).

Đa số (90%) polyp dạ dày thuộc loại tăng sản, nghĩa là vì hiện tượng viêm (inflammation)  và xoi mòn của niêm mạc, các tế bào niêm mạc sinh sản nhiều ra (tăng sản, hyperplasia)để bù đắp lại (regeneration), tạo nên những khối, những cái nốt trồi lên khỏi mặt bằng của lòng bao tử.Tuy nhiên những tế bào này không có những dấu hiệu  bất bình thường  (loạn sản, dysplasia) của tế bào ung thư. Loại polyp tăng sản thường nhỏ, nằm trong hang môn vị của dạ dày (là phần cuối dạ dày, trước khi qua ruột non, pyloric antrum), và đi kèm với bịnh viêm bao tử mãn tính (chronic gastritis).

Trong 5-10% trường hợp polyp còn lại, gọi là adenoma (u tế bào tuyến). Ở đây, các tế bào polyp có những thay đổi loạn sản (dysplasia), tức là rối loạn trong sự phát triển của chúng, thay vì những tế bào trưởng thành, chúng ta có những tế bào chưa thành thục (immature), những tế bào này ở thời kỳ dẫn tới ung thư hoặc tiền ung thư (precancerous). Nói một cách khác, chừng 10-5% các polyp có thể là u bướu có khả năng ung thư (cancerous potential).[1]Tuy nhiên hai loại polyp  này có thể chồng lên nhau, đi đôi với nhau, có nghĩa là một số polyp tăng sản cũng có khả năng đi đôi với ung thư.

Bịnh nhân ở đây có vẻ như là một người nhỏ tuổi được kêu bằng cháu. Trong giới bịnh nhân nhi khoa, một khảo cứu gần đây của ĐH Johns Hopkins cho thấy 42% thuộc loại  viêm tăng sản (inflammatory-hyperplastic) và chừng một nửa (thuôc loại fundic gland hoặc adenoma) cần theo dõi vì có khả năng tiền ung thư[2].

Những yếu tố khác cần để ý là:

1)      gia đình có bịnh di truyền gây ra nhiều polyp “Familial Adenomatous  Polyposis” (FAP), thường gây nhiều polyp trong ruột già và ung thư ở ruột già, hay không. Nếu có FAP trong gia đình, cần theo dõi chặt chẽ hơn (ví dụ 1-3 năm nội soi một lần).

2)      bịnh nhân có dùng mãn tính  thuốc loại ức chế bơm proton (proton inhibitor, như Prilosec/opremazole hay Prevacid) để làm giảm axit trong bao tử hay không. Thuốc này có thể gây ra polyp bao tử. Ngưng thuốc thì giảm polyp.

Tóm lại, theo tôi nghĩ, nếu bs ở Trường DHYD đã nói là không có gì thì không cần làm gì thêm. Nếu có triệu chứng gì đáng lo ngại, hoặc nếu chưa yên tâm, đề nghị bịnh nhân tham khảo lại với bs làm nội soi lần đầu, và hỏi bác sĩ ước tính giúp khả năng các chẩn đoán khác nhau là bao nhiêu, và nên theo dõi như thế nào, trong tương lai có nên làm lại nội soi và cắt polyp (polypectomy) nếu có để thử thịt, vì chỉ có vị bs này mới nắm vững những dữ kiện đi đến quyết định họp lý. Nói chung, xác suất thuận lợi về phần định bịnh không ác tính, và có thể bác sĩ nội soi có lý do để không cắt polyp làm sinh thiết (biopsy) lúc nội soi lần đầu cho bịnh nhân. Nội soi cũng có những risk về biến chứng của nó. Trong các trường hợp cần theo dõi, cũng phải mấy năm mới làm lại. Tuy nhiên chỉ có sinh thiết (biopsy) mới cho chẩn đoán tế bào chắc chắn vì trên lý thuyết nội soi không thể phân biệt được các loại polyp khác nhau . Phần lớn cách đối phó với các polyp (như theo dõi thế nào) tùy thuộc vào định bịnh tế bào học và mô học của polyp đó.

Chúc bịnh nhân và gia đình may mắn.

BS Hồ văn Hiền

BS Hồ Văn Hiếu

31 tháng 8 năm 2010



[1] Robbins and Cotran Pathologic Basis of Diseases, 7th Edition

[2] Gastric polyps in pediatrics: an 18-year hospital-based analysis.

Attard TM, Yardley JH, Cuffari C.

Department of Pediatrics, The Johns Hopkins Hospital, Baltimore, Maryland 21287-2631, USA.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11866265

 

Essential Tremor - Bịnh run không có nguyên nhân (run bản chất, run vô căn).

Tôi năm nay 47 tuoi, khoảng 46 kg, cao 1m6. Tôi bị chứng run tay, bị cách đây đã được bốn năm năm rồi lúc đầu run nhẹ đến nay đã nặng hơn; Hai tay đều bị run trong đó tay trái lại run hơn tay phải và càng run hơn không làm chủ được khi giận dữ, bức xúc, lo âu hoặc khi có vấn đề gì cần bình tĩnh cố cho khỏi run thì lại càng run hơn hoặc bị đói lại càng run hơn; trạng thái tâm lý không vững vàng dễ có cảm xúc lo âu.

Tôi đã đi khám và điều trị : xét nghiệm T3, T4 cận với cường giáp, đo diện tâm đồ nhiều lần bác sỹ bảo bình thường, điện não đồ bác sỹ bảo bình thường . Như vậy có bác sĩ bảo bị run vô căn, bác sĩ khác bảo rối loạn thần kinh thực vật, có bác sỹ bảo bị cường giáp, có bác sỹ bảo bị Parkinson, rồi uống các loại thuốc thần kinh như Ma nhê B6, Can xi D, một số thuốc an thần để ngũ về đêm như Tran xen, Seduxen; gần đây khi đi khám bác sỹ cho uống thuốc như Propranolol ngày 1/2 viên/ ngày sau đó tăng dần lên nếu không đỡ và uống trong thời gian 15 ngày (xin lỗi một số thuốc tôi chỉ ghi theo cách đọc tiếng Việt).

Đến nay vẫn không giảm, tôi xin Bác sỹ cho biết:
- Có phải  là bệnh Parkinson không ?
- Nếu là bệnh Parkinson thì nên uống những loại thuốc nào của nhóm thuốc Parkinson ?
- Nếu không phải Parkinson thì nên uống thuốc gì ?
- Nếu uống thuốc Propranolol hoặc một số thuốc thuộc nhóm thuốc trị Parkinson nhiều ngày có tác dụng phụ gì không ?
- Ngoài ra xin bác sỹ tư vấn thêm cho một số lời khuyên và hướng dẫn để giúp tôi điều trị. Tôi xin thành thật cảm ơn !

Tôi xin chương trình cho biết . xin trân trong

 

Bịnh run không có nguyên nhân (essential tremor)(run bản chất, run vô căn).

Trường hợp đang bàn ở đây đã kéo dài đến 4-5 năm và đã được nhiều bác sĩ khám điều trị và thử nghiệm nhiều lần , kể cả tâm điện đồ và não điện đồ.

Parkinson và run vô căn :

Bịnh nhân hỏi đây có phải bịnh Parkinson hay không.

·         Run là một triệu chứng chính của Parkinson, tuy nhiên thường thì  bịnh nhân Parkinson run lúc nghỉ ngơi , không cử động (at rest), giảm run lúc cử động. Ví dụ lúc bs nói chuyện với bịnh nhân và bịnh nhân trả lời thì tay bịnh nhân run. Nhưng trong lúc bịnh nhân làm một động tác nào đó thì tay bớt run lại. Trái lại, trong một bịnh khác là bịnh  “run vô căn” (essential tremor,ET ), bịnh nhân không run lúc ở yên và run nhiều lúc cử động. 

·         Các triệu chứng khác của Parkinson là cứng cơ (rigidity), dáng đi đứng bất thường (đầu đưa về phía trước, chân cứng nhắc) và cử đông chậm chạp (bradykinesia) thì không thấy bịnh nhân kể ra. Cơ cứng đi đôi với run tạo ra một hiện tượng đặc biệt: ví dụ nếu ta kéo khớp khủyu ta của bịnh nhân cho nó mở ra ra, thì các cơ dãn ra từng nấc, như một cái bánh xe chỉ nhúc nhích theo từng cái răng cưa của nó (cogwheel rigidity).

Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây cho thấy hai bịnh này có thể liên hệ với nhau, ví dụ người bịnh “essential tremor” có khả năng trở thành Parkinson nhiều lần hơn so với người bình thường. Nếu là Parkinson,thì có lẽ phải đợi thêm một thời gian , nếu xuất hiện thêm một số triệu chứng nữa mới dứt khoát được. Lúc đó thì bác sĩ sẽ tính chuyện dùng thuốc gì cho thích hợp.

Hiện giờ, theo bịnh nhân mô tả, có lẽ định bịnh run không nguyên nhân (bản chất hoặc run vô căn) là ăn khớp nhất. Từ này dịch từ “essential tremor “(ET), trong đó tremor là rung, hoặc run rẫy, essential không theo nghĩa thường là bản chất, mà hiểu theo nghĩa chúng ta không biết nguyên nhân gây ra bịnh này. Các cuộc khảo cứu gần đây cho thấy có thể ET đi đôi với những bất bình thường trong tiểu não (cerebellum) và chất neurotransmitter GABA.  Trong trường hợp bàn ở đây, bao nhiêu bác sĩ đã truy tầm nguyên nhân nhưng không thấy nguyên nhân nào giải thích được.

Bịnh run vô căn là bịnh rối loạn cử động thường gặp nhất, ví dụ ở Mỹ người ta ước tính hang triệu người mắc bịnh này.Thường hai chi trên (cánh tay) bị run, lúc cử động, làm một động tác nào đó (kinetic tremor), cũng như run tư thế , lúc người bịnh muốn giữ yên tay mình trong một tư thế nào đó (postural tremor). Có thể một bên  này bị nặng hơn bên kia.Tuy nhiên cũng có người lại rung cái đầu, cứ phải lắc lư, gật gật đầu hoài, có người bị rung thanh quản nên tiếng nói bị rung. Khá phổ biến, tính ra cứ 1000 người co thể có 3-50 người bị bịnh này, có thể nặng hoặc nhẹ.Trong gia đình có thể có những trường hợp bịnh khác (familial essential tremor) mà mình có thể không để ý đến, vì đây là một bịnh di truyền. gen gây ra bịnh này là gen trội (dominant), có nghĩa là chỉ cần cha hoặc mẹ có bịnh (mang gien này), là con cái có thể bị bịnh (50% con cái có thể mắc bịnh).

 Điều trị (chỉ với mục đích thông tin, cần theo hướng dẫn của bác sĩ của mình):

·         Propanolol, là thuốc thính giả từng dùng, là thuốc ngăn chặn tác dụng kích thích của loại neurotransmitters tương tự như adrenaline (chất tiết tuyến thượng thận). Phản ứng phụ: mệt mõi, nghẹt mũi, tim đập chậm, không dùng cho người bị suyễn.

·         hoặc Primidone,(Mysolin)  là một thuốc chống động kinh. Có thể làm buồn ngủ, lờ đờ, buồn nôn, mất thăng bằng.[1]

Nếu cần bs tăng dần liều thuốc  cho đến mức có kết quả tối hảo mà không phản ứng phụ quá đáng. Nếu không được, có thể dùng 2 thứ thuốc kết hợp với nhau, cùng một lúc.

Ngoài ra; một số trường hợp có thể xài, với ít nhiều kết quả :

-gabapentin (Neurontin) chủ trị động kinh.

-thuốc an thần: trong nhóm này có vẻ  clonazepam (Klonopin) hiệu nghiệm hơn . [BN đang xài clorazepate (Tranxene)]

-flunarizine[2], (calcium channel blocker, chữa trị chứng động kinh, migraine)

Một số trường hợp hiện nay được chữa bằng cách chích Botox vào tay hoặc cổ (nếu đầu bị lắc lư), là một độc tố sinh học thường được dùng để chống các vết nhăn trên mặt.

Trường hợp nặng, một số nơi gắn electrodes vào não bộ (bộ phận tên thalamus), kích thích trực tiếp  (deep brain stimulator) ở vùng não bộ phụ trách các cử đông, máy phát  dòng điên kích thích (pacer) gắn ở  ngực bằng giải phẩu.(cũng áp dụng cho Parkinson)[3].

http://www.med.unc.edu/neurology/divisions/movement-disorders/resolveUid/1afddac4ad8addf9a8377938f75b0949

Figure 1 : Máy ở ngực phát ra những dòng điện  kích thích tha lamus trong  não bộ.

Những biện pháp khác;

·         Tránh stress, cà phê, soda

·         Tư vấn về tâm lý,

·         Vận động cơ thể, tập thư giãn, yoga, ngồi thiền, taichi để tập thăng bằng…

·         Một liều rượu vừa phải có thể giúp các triệu chứng run giảm đi, hoặc hết run. Tuy nhiên có thể đi vào đường nghiện rượu.

·         Đề nghị bịnh nhân chọn một bs gia đình có khả năng theo dõi mình liên tục và đều đặn, để theo dõi bịnh tình, điều chỉnh thuốc men và làm những thử nghiệm tốn kém hơn, phức tạp hơn  nếu thấy cần như CT, MRI, mức chì trong máu (ngộ độc chì khả năng ở VN cao hơn ở Mỹ), mức vitamin B12…

 

Chúc bịnh nhân may mắn.

BS Hồ văn Hiền

Ngày 5 tháng 8, 2010



[1] Treatment of essential tremor usually begins with primidone or propranolol monotherapy. The dosages are gradually increased to achieve optimal response. If tremor control remains inadequate with increased doses of monotherapy, combination therapy may be instituted. For appropriate candidates in whom pharmacologic therapy is inadequate, localized injections of botulinum toxin may be considered.

http://www.clevelandclinicmeded.com/medicalpubs/diseasemanagement/neurology/tremors/

[2] The effect of flunarizine on essential tremor.

Biary N, al Deeb SM, Langenberg P.

Department of Clinical Neurosciences, Riyadh Armed Forces Hospital, Kingdom of Saudi Arabia.

 

[3] Brain implant better than meds for Parkinson's disease

http://www.cnn.com/2009/HEALTH/01/06/parkinsons.deep.brain.stimulation/index.html

 

Bịnh bón cơ năng:

Functional constipation and Hirschsprung Disease

Trả lời  trường hợp bé 4 tuổi  5   bị bón:

Name: Hồ Ngọc Thy
Email: thybvnhantho@yahoo.com.vn
Country: Việt Nam
Message: Xin Quý đài trả lời về Y học:

Tôi có cháu trai năm nay 04 tuổi, xin hỏi về việc đi ngoài của cháu: một lần đi ngoài của cháu từ 06 ngày có khi lên 10 ngày mới đi, đi phân thì bình thường, nhưng để lâu quá phân bị cứng và dồn to nên có khi đi có máu dính trên phân. Hồi từ 01 tuổi cháu thường bị viêm họng uống kháng sinh nhiều bị bón, mỗi lần đi ngoài bón đau nên cháu sợ đi ngoài, mãi đến thời gian sau khi có dấu hiệu đi ngoài thì cháu ráng nín lại sợ đau. Vậy xin hỏi Quý Bác sỹ trả lời giúp cháu: Dùng thuốc gì để cháu đi ngoài thuờng xuyên không để lâu như hiện nay từ 06 ngày trở lên, liệu để như vậy có ảnh hưởng gì sức khoẻ về sau nầy không? hay là cứ để như vậy lớn lên là hết hay sao? và chế độ ăn uống cho cháu ra làm sao? Kính nhờ Quý Bác sỹ trả lời về Email cho Tôi theo đị
a chỉ: thybvnhantho@yahoo.com.vn - Kính cảm ơn Quý Bác sỹ, Kính cảm ơn Quý đài! Kính chúc Gia quyến Quý Bác Sỹ, Quý Đài BÌnh an, may mắn, thành đạt..Xin cảm ơn! Xin nói thêm cháu khẻo mạnh ăn uống bình thường, mẹ chăm rất kỹ.

 

Trả lời:

Bón ở trẻ em thường gặp nhưng chữa chứng này một cách hiệu quả không phải là dễ. Ở đây tôi chỉ bàn về trường hợp bón cơ năng (functional constipation), nghĩa là bón không phải do những nguyên nhân khác như ruột bất bình thường hay suy tuyến giáp trạng.  

1) Như thính giả nói trong thư, một số cháu chừng 1 tuổi bị đau lúc đi cầu, nên nhín lại và làm bón.

·               Một số trẻ vì tiêu chảy (vd sau khi uống trụ sinh gây ra tiêu chảy) hoặc bón phân cứng gây ra  vết nứt ở hậu môn (anal fissure), đi cầu rất đau. Và vì đau nên em lại không muốn đi cầu (stool withholding). Nếu cần nhờ bác sĩ khám hậu môn cháu xem có bình thường không. Nếu dùng thuốc cho phân mềm lại, đồng thời cho em ngồi trong nước ấm nhiều lần mỗi ngày,  thì từ từ vết nứt lành lại. Nếu không bớt cần nhờ bs chữa trị.

·               Trẻ cũng có thể nín đi cầu vì phụ huynh tập chúng ngưng xài tả gắt gao qúa nên chúng sợ đi cầu thì bị phạt, quỡ mắng. Bé cũng có thể ham chơi quá, hoặc đến chỗ lạ, cầu tiêu không sạch, ngại nên nín đi cầu.

2) Phụ huynh hỏi bón như vậy để lâu có ảnh hưởng lâu dài gì không.Nếu chỉ là bón cơ năng, tuy không gây ra hậu quả gì nguy hiểm, bịnh bón ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đứa trẻ: hay đau bụng, đi cầu đau hậu môn, có khi vì phân cứng và khô tụ lại trong trực tràng, nên các chất tiết của ruột len lỏi chảy ra ngoài làm cha mẹ cháu tưởng là tiêu chảy kéo dài, khó giữ vệ sinh vùng hậu môn…Ngoài ra , theo một ý kiến của một số bác sĩ , ít nhất ở phái nữ, bịnh nhân bón dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn.

 

Chữa bón:  

1) Thay đổi chế độ ăn uống:

·               Uống nhiều sữa bò quá (lượng sữa gây bón tùy theo người), hoặc những thức ăn làm bằng sữa (dairy products) như fromage, yaourt.. có thể gây bón. Nếu cần có thể thay thế bằng sữa đậu nành.

·               Uông ít nước quá, nhất là nếu trời nóng, mồ hôi ra nhiều.Nên cho trẻ uống 2-3 ly nước lạnh hoặc nước trái cây mỗi ngày. Nước trái cây loại có nhiều sorbitol (apple juice, prune juice) giúp phân giữ nước, mềm và  bé dễ đi cầu.

·               Ăn đồ ăn có ít sợi xơ (như gạo xay kỹ, bột mì tinh chế, cà rốt) cũng dễ bón. Nên thử cho cháu ăn gạo lứt (còn vỏ bọc, nhiều cám), bánh mì làm bằng bột xay hạt lúa mì nguyên vẹn, còn giữ phần cám và cái mầm của hạt (whole wheat bread), đậu (beans),rau cải (cà chua tươi), cháo nấu với rau cả, vừa có chất xơ vừa cung cấp nhiều nước..

 

2) Khuyến khích em bé đi cầu:

·               Mỗi buổi sang, cho em bé uống một ly nước và cho em ngồi lên ghế toilet vài phút để khuyến khích em đi cầu. Ghế ngồi toilet cần vừa tầm cở em, cho em ngồi ở thế thoải mái, đừng hối thúc nhiều nhất là đừng hăm dọa.

·               Có thể khuyến khích đi cầu sau bữa ăn hoặc lúc thấy em muốn nín đi cầu (stool withholding).

Thuốc trị bón (chỉ có tính cách thông tin, cần hướng dẫn của bác sĩ riêng của bịnh nhân):

1) Phần chính là những thuốc làm phân mềm, giữ nước trong phân (hyperosmotic laxative), hoặc làm trơn phân (lubricant):

1.             Philip’s Milk of magnesia, hơi khó uống (pha 1-2 muỗng cà fê với milk shake mỗi ngày )

2.             Dầu khoáng (mineral oil), có thể pha với nước cam. trẻ 5-11 t: 1-3 muỗng cà fê(5-15 ml)/ ngày (có thể chia ra 2-3 lần)

3.             Docusate (Colace, Surfak), làm trơn: 3-6t uống 1-2 muỗng cà phê/ ngày

4.             Lactulose (cần toa bs ở Mỹ): 7.5 ml (1 1/2 tsp sau khi ăn sáng )

5.             Polyethylene glycol (Miralax); gần đây được thịnh hành trong giới bs trẻ em ở Mỹ. Người lớn (hoặc trên 20 kg cân nặng) 17 gram (cái nắp chai có mức lường ghi là 17 gram) pha trong 8 oz nước hoặc nước trái cây, uống  mỗi ngày. Trẻ dưới 20 kg ít hơn, tùy bs, ví dụ trẻ 10 kg chừng 8 gram/ ngày.

 

2) Có những thuốc kích thích ruột già (laxative stimulant), có thể gây đau bụng, ói,… như Senna (Senokot): 1-5 tuổi uống ½ hoặc 1 muỗng càfê, trước khi đi ngủ.

Bisacodyl (trong Correctol, Dulcolax)

 

Bịnh Hirschsprung: (Hirschsprung Disease)

(phình đại tràng bẩm sinh do thiếu tế bào hạch=congenital aganglionic megacolon)

Sau khi nhận được email của phụ huynh trên đây thì chúng tôi nhận được câu hỏi qua điện thoại về một bé 5 tuổi bị bón tương tự , nhưng có cho biết chi tiết quan trọng  là cháu bị bón từ lúc mới sanh. Trong đoạn trả lời trên tôi chỉ nói về bón cơ năng (functional constipation), tức là những trường hợp ruột bịnh nhân không  có bịnh, rối loạn, một  bất thường gì về cơ thể học.Tuy nhiên, bé trai năm tuổi bị bón từ lúc mới sanh thì là một tình huống khác, cần bàn tới khả năng có thể bị bịnh gọi là Bịnh Hirschsprung hoặc là congenital aganglionic megacolon.

http://nursingcrib.com/wp-content/uploads/hirschsprung-disease1.jpg

Figure 1 : Bên trái, ruôt già bình thường. Bên phải : ruột già nở lớn trong bịnh Hirschsprung

Trong đoạn cuối của ruột già của chúng ta, tức nhiên là khoảng gần hậu môn đi ngược lên, trong vác ruột có những tế bào thần kinh gọi là ganglion cells (“tế bào hạch”) phụ trách làm cho những tế bào cơ trong  ruột già co lại, tạo nên những nhu động (peristalsis) đưa đẩy phân đi về phía hậu môn và thải ra ngoài lúc cần thiết ( nghĩa là lúc ruột già đầy phân). Trong 5000 trẻ em ra đời thì có chừng một em thiếu các tế bào ganglion cell này ở trong ruột già của mình. Con trai bị nhiều 4 lần hơn con gái và triệu chứng bón xuất hiện rất sớm, ngay trong những tuần đầu đời như trường hợp thứ hai bàn ở đây. Nói chung, nếu trẻ sơ sinh không đi cầu  48 giờ sau khi sanh là bác sĩ nhi phải để ý xem em có bị bịnh ruột già loại này hay không.

 Ruột già  các em này do đó bị hẹp lại ở khúc thiếu tế bào ganglion này. Phân từ phần trên ruột già , đi về phía hậu môn , ngang qua khúc ruột hẹp đó thì bị tắt nghẽn lại, phía trên thì phình ra, phía dưới thì vẫn teo lại nên phân bài tiết ra thường chỉ là những lọn phân đường kính nhỏ, hoặc kéo dài ra thành những dải ruban dẹp và mỏng. Lúc bác sĩ khám hậu môn, thường thấy trực tràng bịnh nhân Hirschsprung  trống không có phân, khác với bịnh nhân bón cơ năng thì trực tràng đầy phân.

Điểm này phụ huynh có thể quan sát được, vì phân ở đây khác với phân trong bịnh bón cơ năng thường gặp. Trong bón cơ năng, bịnh nhân đi ra lượng phân rất lớn, có thể làm nghẽn cầu tiêu, và như trên đã nói, phân đã lỏng ra thành nước ,dò rĩ ra khó giữ vệ sinh vùng hậu môn. Tôi nghe lời phụ huynh hỏi được thu lại không rỏ lắm , nhưng hình như mẹ bịnh nhân nói em đi ra nhiều nước , có máu, thì riêng điểm này, khác với mấy điểm trước, có vẻ thiên về định bịnh bịnh bón cơ năng thay vì bịnh Hirschsprung.

Tóm lại, nên nhờ bác sĩ chuyên về đường ruột xem xét em lại cho kỹ. Khả năng em bé bàn ở đây  bị bịnh aganglionic megacolon có thể thấp, tuy nhiên bác sĩ cần hỏi bịnh sử cẩn thận và cha mẹ bịnh nhân cần lục lọi trí nhớ và hồ sơ để cho những tin tức cần thiết và quan trọng

Bac sĩ có thể khám trực tràng, nếu thấy cần cho chụp quan tuyến ruột bịnh nhân sau khi bịnh nhân đã uống hoặc bơm chất cản quang qua hậu môn vào ruột già (barium enema).Nếu cần có thể soi ruột già và làm sinh thiết (biopsy) trực tràng (rectal biopsy). Nếu đúng là Hirschsprung thì cần nhờ đến bs giải phẩu cắt bỏ khúc ruột thiếu tế bào trhần kinh làm ruột tắt nghẽn và nối lại.  

Chúc bịnh nhân và gia đình may mắn.

Ngày 26 tháng 7 năm 2010.

BS Hồ Văn Hiền

(Hien V. Ho, MD, FAAP)

 

 

Trường hợp bé 3 tuổi,  chẻ vòm họng đã giải phẩu, lưỡi gà còn chẻ:

(3 year-old girl with repaired cleft palate; bifid uvula)

Câu hỏi:

Con gái tôi năm nay đuọc 3.5 tuổi. Cháu bị chẻ vòm họng nhưng không bị sứt môi, khi cháu đựoc 15 tháng tôi đưa cháu đi vá lại vòm họng (tàu của Mỹ vào Nha Trang năm 2008), nhưng lưỡi gà vẫn còn chẻ đôi và vòm họng phía trên gần mũi vẫn còn một đường rãnh nhỏ không sâu lắm và một lỗ nhỏ bằng hạt đậu mà tôi nghĩ chỗ đó thông với mũi , bởi vì thỉnh thỏang tôi thấy sữa vẫn chảy từ mũi ra. Tháng 8 /2009 tôi đưa cháu đến bệnh viện Răng hàm mặt trung uơng TPHCM kiểm tra theo chương trình của tổ chức Operation Smile. Sau khi khám và nghe tôi trình bày (bởi vì do số lượng các cháu bị dị tật này rất là đông nên bác sĩ không bao quát đựoc hết). Con tôi đựoc sắp xếp cho vá và tạo hình luỡi gà. Đến ngày thứ năm kể từ ngày mổ , luỡi gà bung chỉ và chẻ ra làm đôi rộng hơn. Một bên lữoi gà bị chẻ mất đi một miếng thịt nên bây giờ bên ngắn , bên dài. Vợ chồng tôi suy sụp vì nghĩ rằng lưỡi gà mà bên ngắn bên dài như thế thì làm sao có cơ hội vá lại đựoc. Bé nói ngọng chữ C và N ,vợ chồng tôi dành mọi thời gian để tập luyện cho cháu + cầu nguyện mong có một phép nhiệm màu. Thế rồi cháu phát âm đựoc chữ C , con chữ N thì khi nói nhanh còn hơi ngọng chút ít nhưng toi nghĩ cố gắng tập luỵen se khỏi. Vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm.
 
Nhưng có điều này xin các bác sĩ tư vấn giúp tôi là bây giờ tôi có nên đưa cháu đi vá lại lữoi gà hay không. Nếu vá thì vá vào lúc nào thì phù hợp với cháu ( có nghĩa là nên vá vào lúc mấy tuổi). nếu cháu không vá thì có ảnh hưởng gì sau này không.
Khe hở cạn ở vòm trên họng và lỗ nhỏ bằng hạt đậu không vá lại có gây ảnh hưởng về tai mũi họng cho cháu sau này không (như hôi miệng, hay viêm mũi )
 
Tôi sợ cháu chụp thuốc mê nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới thần kinh hay trí nhớ sau này.

BS Hiền  trả lời:

Vòm miệng (palate)  là một bộ phận quan trọng cho việc ăn uống và phát âm. Nếu ta lấy ngón tay rà trên vòm miệng, ta sẽ thấy phần trước cứng (hard palate) vì có xương ở dưới niêm mạc, xong ra phía sau thì vòm miệng mềm (soft palate), và cuối cùng có cái lưỡi gà  (uvula) nhỏ thòng xuống. Nếu vòm miệng không nguyên vẹn, thức ăn chạy ngược lên mũi , lúc nói, không khí trong miệng xì lên mũi  và người bịnh không phát âm được những âm cần áp suất trong không gian miệng và cần lưỡi chạm lên vòm miệng (âm C, N).

File:Tonsils diagram.jpg

Figure 1 : Vòm họng mềm (soft palate) và lưỡi gà (uvula)

(Nguồn:  Wikipedia)

Trước hết , tôi xin ngợi khen cách trình bày bịnh sử, những cố gắng mà phụ huynh đã thực hiện trong hoàn cảnh thiếu thốn phương tiện để thực hiện được những tiến bộ đáng kể trong việc chữa bịnh cho cháu. Ở Mỹ, là nơi giàu phương tiện và chuyên khoa, thường việc săn sóc cho những trẻ chẻ vòm họng cần đến một e kíp chuyên gia mà ba chuyên gia chính là bác sĩ tai mũi họng (hoặc bs tạo hình, plastic surgeon), chuyên gia về ngôn ngữ và phát âm (speech and language pathologist) và bs nha khoa chuyên về răng hàm mặt. Ngay trong những điều kiện lý tưởng, vẩn có một tỷ lệ nhất định các cháu sau khi giải phẩu và trị liệu vẫn bị trở ngại phát âm một số từ (ví dụ đọc “bờ” thành ra “mờ” vì phụ âm”mờ” không cần đến phần sau họng) vì không ngăn cản không khí trong miệng đừng thoát lên mũi lúc cần phát âm một số âm thanh. Từ khoa học là velopharyngeal dysfunction (VPD) , nghĩa là loạn cơ năng vòm miệng-họng, rối loạn trong việc kiểm soát, trong việc điều khiển phần mềm của  vòm miệng phía sau (soft palate) và hầu (họng, pharynx) để chặn không cho không khí từ miệng thoát lên trên mũi lúc cần. Phụ huynh đã tập cho cháu nói được những phụ âm C và N như vậy thật đáng khen.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/16/Cleftpalate.jpeg

Figure 2 : Bé sơ sinh bị chẻ vòm miệng (cleft palate)

(Nguồn: Wikipedia commons)

Đề nghị phụ huynh nên tiếp tục dành thì giờ hơn nữa để  nói chuyện, dạy cho cháu phát âm chuẩn vì nay cháu 3 tuổi và đang ở giai đoạn phát triển ngôn ngữ rất nhanh, trong thời kỳ trước khi cắp sách đến trường học. Những trẻ hở vòm họng hay bị chậm về phát triển ngôn ngữ nên cần phụ huynh đầu tư công sức, thì giờ nhiều hơn.

Lưỡi gà (tiếng Anh gọi là uvula) của em vẫn còn chẻ ra làm đôi, và mất miếng thịt một bên sau vụ mổ thứ nhì. Phụ huynh hỏi không biết cần vá lại hay không, sau khi vá một lần thất bại. Tôi không phải là bác sĩ giải phẩu và đưong nhiên bác sĩ giải phẩu của em là người khám cháu và quyết định từng trường họp.

Tuy nhiên, xin có một số nhận xét sau:

·         Uvula hoặc lưỡi gà đóng vai trò tương đối nhỏ trong sự phát âm. Có khi uvula trách nhiệm một phần trong hiện tượng vòm-họng hở (VPD), không đóng kín, như nói trên ( nghĩa là phát âm có nhiều giọng mũi (hypernasal), vì không khí miệng xì lên mũi). Nhưng ngay trong trường họp này, chữa trị và định bịnh cũng khó, có nhiều phương cách giải quyết (như trị liệu phát âm, speech therapy), không nhất thiết là phải may uvula lại thì kết quả tốt.Nên tham khảo chuyên viên nói và ngôn ngữ trước khi quyết định.

·         Nếu cháu nói được đa số các từ kể cả phụ âm C và N, chắc giải phẩu uvula không đem lại ích lợi gì thêm.

·         Theo như tôi biết, khe hở nhỏ trên vòm miệng (oronasal fistula, ONF)  không gây biến chứng tai mũi họng gì nguy hiểm: tuy thức ăn có thể xì lên mũi và nói giọng mũi nhiều (hypernasal). Những kết quả công bố cho biết nếu giải phẩu cũng sẽ thất bại (bịnh tái lại) trong 25%.

·         Có những khảo cứu gần đây (2009) cho thấy trẻ con bị gây mê nhiều lần trước 4 tuổi có thể liên quan đến tỷ lệ học hành khó khăn (learning disabilities) tăng gấp đôi.

·         Cho nên, tôi thiết nghĩ, sự ngần ngại của phụ huynh là có cơ sở và nhất là việc vá lại lưỡi gà (uvula) có thể xem như không cần thiết lúc này.

·         Tuy nhiên, các trẻ em bị chẻ vòm họng thường dễ bị nhiễm trùng tai giữa (middle ear infection) hơn các trẻ khác.

·         Nên chú ý đem em khám bs chuyên môn để xem em có thính lực bình thường hay không và chữa bịnh tai kịp thời nếu có.Trẻ bị nhiễm trùng tai thường xuyên không theo dõi kỹ, làm mất khả năng nghe, trẻ có thể phát âm bất bình thường vì nghe không rõ.

·         Cần cho em khám bs nha khoa để xem răng có mọc đầy đủ, hàm có ngay ngắn không vì các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến khả năng nói.

·         -Ngoài ra, ở các trẻ em bình thường, không phải là hiếm khi chúng ta gặp những trẻ có lưỡi gà chẻ làm đôi (bifid uvula), phần đông không cần chữa trị gì. Tuy nhiên, bs cũng luôn nhớ rằng, nhiều  khi, lưỡi gà chẻ đôi có thể là dấu hiệu của chứng chẻ vòm họng tiềm ẩn (occult cleft palate) hoặc là một triệu chứng trong một hội chứng , kèm theo chứng bịnh ở bộ phận khác. Như trường họp hội chứng Loeys Dietz Syndrome thì  bịnh nhân còn chứng nở  đại động mạch  (aortic aneurysm), nhưng đây là một  bịnh hiếm, ngoài lãnh vực câu chuyện hôm nay.Ngoài ra nếu lưỡi gà chẻ đôi, thuờng bs tai mũi họng tránh giải phẩu nạo cắt adenoid hoặc amiđan vì sợ hội chứng rối loạn cơ năng vòm -họng (VPD).

 

Chúc gia đình và bịnh nhân may mắn.

 

BS Hồ Văn Hiền

(Hien V. Ho, MD)

June 21, 2010

 

Tế bào gương và chứng tự kỷ (Mirror Neurons and Autism).

BS Hồ văn Hiền

 

Trong một cuộc nghiên cứu hệ thần kinh của con khỉ ở Ý, người ta cho con khỉ làm một số việc nào đó đồng thời người ta đo dòng điện phát ra từ các  tế bào thần kinh riêng rẻ trên vỏ não của nó . Nhà khảo cứu Giacomo Rizzolatti và cọng sự viên thấy mỗi lần con khỉ cử động cánh tay nó để lấy thức  ăn thì có một số tế bào thần kinh trong vỏ não trán (premotor cortex) và  vùng xương đỉnh (inferior parietal lobe) nó được hoạt hóa (activated).Sau đó, điều ngạc nhiên là ngay lúc con khỉ chỉ nhìn người khác làm động tác trên, cũng những tế bào đó sẽ được hoạt hoá, y như lúc chính nó làm động tác đó vậy. Có nghĩa là có một nhóm tế bào thần kinh trong đầu con khỉ đóng vai trò cái gương (kiếng soi, mirror) phản ảnh lại, hoặc bắt chước những động tác mà mắt nó theo dõi trên sinh vật khác. Những tế bào này, được gọi là “mirror neuron”, tế bào thần kinh gương”,  xoá nhoà biên giới giữa “làm” và “ thấy”, giữa “hành động” và “thụ động”. Chúng ta nhìn một người khác cười, trong bộ óc của chúng ta cũng có một nhóm tế bào neuron cũng “ cười” theo (nghĩa là những tế bào phụ trách động tác cười cũng được hoạt hóa, “cười trong bụng’ hay “cười thầm” như chúng ta thường nói trong tiếng Việt, tuy trên mặt chúng ta không cười thật sự). Lúc nhìn người khác khóc, nhăn nhó, mếu máo, trong đầu chúng ta cũng có một số tế bào “làm” theo như vậy, mặc dù ngoài mặt chúng ta không khóc, không biểu lộ cảm xúc. Do đó, giả thuyết được đưa ra gần đây là các mirror neuron đóng vai trò quan trọng trong việc bắt chước, và học tập. Em bé mới chào đời, mắt thấy chưa xa lắm, chỉ gần thôi, đủ để thấy và nhận ra mặt mẹ nó, nhưng nếu ta lè lưỡi cho nó thấy, đợi vài giây đồng hồ, nó sẽ bắt chước được, lè lưỡi nó đáp lại. Có lẽ đó là do các mirror neuron của bé làm việc, vì trẻ sơ sinh không có khả năng phân tích xem động tác lè lưỡi của ta rồi từ đó vận động từng bước miệng môi và lưỡi nó để bắt chước một cách có ý thức (giống như người lớn chúng ta bắt chước uốn lưỡi lúc phát âm một tiếng ngoại ngữ, thật khó khăn). “Cơ chế tế bào thần kinh gương” gồm những vùng phụ trách thị giác (tempral, parietal, occipital visual areas) và hai vùng vận đông (motor area) của vỏ não trán và đỉnh (frontal and parietal cortex).[1]

The mirror neuron system and the consequences of its dysfunction

Hệ thống tế bào gương (Human Mirror Neuron System/MNS, mảu đỏ ) trên vỏ não vùng trán ( Premotor cortex, PMC) và đỉnh (parietal). Vùng trán phụ trách về mục đich của  động tác (ví dụ đưa tay ra nắm cái ly để uống nước khác với đưa tay ra nắm cái ly lúc dọn dẹp) trong lúc vùng vách phụ trách về mô tả động tác . Vùng màu vàng ở thái dương (Superior  Temporal Sulcus, STS)  là nơi xuất phát các tín hiệu thị giác (nhìn) cung cấp cho hệ thống tế bào gương.(theo Nature.com)

http://www.nature.com/nrn/journal/v7/n12/fig_tab/nrn2024_F1.html#figure-title

 

Trong giao tiếp xã hội hàng ngày, ngoài những lời nói, chúng ta “hiểu” người khác bằng cách nhìn những cử chỉ, dáng điệu, điệu bộ, cái “tướng”  của người đó, tiếng Anh gọi là “body language”. Vì mirror neuron vừa phụ trách cả cái mình “nhìn” ( chúng phản ảnh lại cái mình đang thấy) và cái mình “làm” (chúng được hoạt hóa theo động tác của bản thân), chúng là nhịp cầu giúp mình “thông cảm” được những động tác của người khác, ý nghiã và những cảm xúc đi kèm theo những động tác đó. Tôi thấy anh môi nở nụ cười, những mirror neuron phụ trách “cười” trong đầu tôi cũng được hoạt hóa , tôi cũng “cười trong bụng”, và vì mirror neuron của tôi được nối liền với bộ phận  khác trong óc (anterior insula) phụ trách về tình cảm, tôi sẽ hiểu một cách trực giác là anh cười vì vui, và tới một mức nào đó, tôi vui “cùng với anh”.

Do đó, một thuyết được đưa ra là mirror neuron giúp cho ta ý thức về sự hiện hữu của người khác, là những kẻ cũng có một cái “ngã” cái tôi riêng của họ, giống nhứ cái “tôi”, cái “ngã” của chính mình. Đến một giai đoạn phát triển nào đó , đứa trẻ biết rằng chính nó có cảm giác vui buồn, ý muốn, có sở thích,thì  người khác cũng có những cảm giác, ý muốn, sở thích của học, họ cũng có ‘tâm trí “, “đầu óc” (mind) như mình có ‘đầu óc’ của mình, khả năng ý thức về sự hiện hữu của đầu óc người khác đó gọi là   “theory of mind”(tạm dịch “thuyết về tâm trí ”). Sự hình thành của lương tâm cũng tùy thuộc và khả năng này.

Những đứa trẻ bị bịnh tự kỷ (autism), ngoài thiếu sót về khả năng ngôn ngữ, còn bị khiếm khuyết trong khả năng “thấu cảm “(empathy) tức là cảm thông  với những cảm xúc, cảm tình của người khác, do đó chúng bị trở ngại trong giao  tiếp và trong sự thích ứng với lối sống, lối hành sử của xã hội chung quanh nói chung. Thuyết về các tế bào thần kinh gương có thể giải thích phần nào những triệu chứng như sự tự cô lập (isolation) và thiếu đồng cảm của người bịnh autism (chứ không giải thích toàn bộ bịnh autism). Người ta nhận thấy ở những bịnh nhân này hệ “mirror neuron” hoạt động kém hơn ở những người bình thường, và đó có thể là lý do làm người bịnh có một “theory of mind” thấp kém (tùy theo mức độ nặng nhẹ, trong quang phổ từ nặng đến nhẹ của cái gọi là “ phổ tự kỷ”. autism spectrum), làm cho người tự kỷ không hiểu được tình cảm, tâm trạng cũng như tâm tư của người khác. Hy vọng trong tương lai không xa, hiểu biết về mirror neuron có thể giúp định bịnh chứng tự kỷ khách quan hơn và sớm hơn, cũng như giúp cải thiện khiếm khuyết về thấu cảm và tương quan xã hội nơi người mắc chứng tự kỷ.

Bs Hồ Văn Hiền.

(Hien V, Ho, MD)

Ngày 9 tháng 6 năm 2010



[1] Hardwired behavior: what neuroscience reveals about morality

 By Laurence R. Tancredi

 

Autism and acupuncture.

Chứng tự kỷ và châm cứu.

Tôi xin trả lời  câu hỏi với tư cách một bác sĩ tây y tìm hiểu về những khảo cứu  y học  liên hệ đến vai trò châm cứu trong trị liệu của bịnh tự kỷ. Tôi không hành nghề châm cứu và không phải là   thầy thuốc đông y. Ngoài ra, tuy về lý thuyết , đông y đặt cơ sở trên thuyết âm dương, ngũ hành, huyệt đạo là những điều chưa được tây y công nhận, kết quả lâm sàn của một số thủ thuật, thực hành như châm cứu đã được các bác sĩ tây y nghiên cứu và công nhận có giá trị trị liệu thực tiển, đặc biệt tronh lãnh vực chữa trị đau nhức và một số rối loạn của não bộ.

Bịnh tự kỷ là một bịnh bao gồm những triệu chứng chính sau đây thường biểu lộ, xuất hiện trong ba năm đầu đời và sẽ tồn tại suốt đời:

1.      Rối loạn về ngôn ngữ cũng như cách phát biểu bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ 

2.      Rối loạn về giao tiếp xã hội, về cách tương tác với người khác, những rối loạn này ảnh hưởng đến việc học tập.

3.      Những hoạt động hoặc động tác lập đi lập lại (repetitive activities and stereotypic movements)

4.      Khó khăn trong sự thích ứng với tình huống mới, không chịu thay đổi, dù là chi tiết nhỏ nhặt.

5.      Phản ứng một cách khác thường đối với những kích thích như âm thanh, mùi vị,..

6.      Khả năng suy nghĩ bị thiếu sót nhất là về khả năng nhìn khiá cạnh bao quát của một vấn đề, quá chú trọng về nghĩa đen của các từ, thiếu khả năng nhận ra ý nghĩa tượng trưng của một câu chuyện, thiếu óc tưởng tượng.

Theo BS Virginia Wong của Đại học Hongkong, mặc dù đã được thực hành mấy ngàn năm, trong đông y không nói đến bịnh tự kỷ. Y học Trung quốc chỉ nói đến hội chứng “năm chậm’: chậm mọc tóc, chậm nói, chậm mọc răng, chậm đứng và chậm đi, bao gồm các bịnh chậm phát triển, bịnh liệt não, bịnh tự kỷ…. Khái niệm về bịnh tự kỷ chỉ mới du nhập vào y học cổ truyền Trung quốc trong mười mấy năm gần đây và tên gọi ở Đài Loan và Hong Kong là “hội chứng tự phong toả, bế tắc” (self shut off syndrome), trong lúc ở Hoa lục lại gọi là ‘hội chứng cô đơn” . Theo BS Wong, cái lưỡi rất quan trọng để định bịnh tự kỷ, vì lưỡi là bộ phận duy nhất nằm trong cơ thể, một loại nội tạng (internal organ) mà ta có thể quan sát trrực tiếp được.Cho nên bs đông y xem lưỡi dày mỏng, khô ướt, mùi ra sao để chẩn đoán. Ngoài ra vì lưỡi được xem như nối liền với tim mà tim thì được y khoa truyền thống Trung quốc xem như bộ phận điều khiển hết mọi bộ phận khác .Ngoài ra lưỡi là nơi gặp nhau của 14 kinh mạch (meridian) trong cơ thể. Cho nên theo đông y, thì lưỡi là con đường đẫn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Chúng ta nêu lên những điểm trên để thấy cách suy nghĩ và suy luận đưa đến trị liệu của đông y khác với tây y như thế nào.

Từ đó bác sĩ đông y Sun GJ, từ Trung Quốc phát minh ra phương pháp châm cứu lưỡi để trị chứng tự kỷ. Bs Wong , giáo sư y khoa, và Bs Sun nghĩ rằng trên lưỡi có đến trên 40 huyệt (acupoints), những huyệt này nối liền với những vùng trong óc, nhất là tiểu não (cerebellum), là những vùng phụ trách về hiểu biết, chú ý, ngôn ngữ (cognition, attention, language) mà MRI và PET scan cho thấy có thể liên hệ đến các triệu chứng của bịnh tự kỷ.

 Năm 1999, Bs Wong thực hiên một chương trình kết hợp Dông Tây Y khảo cứu việc chữa trị một số 700 trẻ em bị bịnh thần kinh hoặc bịnh rối loạn phát triển , trong đó có 250 trẻ bị chứng tự kỷ. Các trẻ được châm cứu lưỡi 5 ngày mỗi tuần và trong 4-8 tuần. nói chung , theo BS Wong , các trẻ em có cải thiện ở nhiều mức khác nhau, tùy theo bịnh nặng nhẹ, tùy theo tuổi. Những triệu chứng như chảy nước giải (drooling), co rút (spasticity) , mất phối hợp các cơ (ataxia) thường cải thiện sớm chỉ sau vài lần châm cứu.Bs Wong đưa giả thuyết là qua châm cứu lưõi, các kích thích đi vào tiểu não, và từ đó có thể tái lập circuit nối tiểu não với vùng trán, thái dương của võ não, làm thức dậy những khả năng tiềm ẩn ở bịnh nhân tự kỷ, làm cho người bịnh dễ tiếp thu những biện pháp giáo dục cũng như những phưong pháp trị liệu khác như ngôn ngữ trị liệu (speech therapy) và trị liệu tập tính (behaviorial therapy).. Tóm lại, châm cứu lưỡi được đề nghị như là một loại trị liệu phụ (adjunctive therapy) co thể bổ túc cho các trị liệu khác, và cũng như BS Wong nói, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời, cần khảo cứu them, nhất là cần xem có thể thiết lập một bản đồ của cái lưỡi hay không, xem huyệt nào trên lưỡi tương ứng với  vùng nào trong óc (brain topography).

Theo một bản tin đài BBC năm 2001, Bs Wong đã trình bày một số kết quả của châm cứu lưỡi đố với bịnh tự kỷ; Hành vi , khả năng truyền đạt (communication), chỉ số thông minh của chúng được cải thiện. Chúng vẽ tốt hơn, nhiều óc tưởng tượng hơn,viết chuyện có đầu đuôi hơn và có sang kiến hơn”. Tuy nhiên bà cũng công nhận là châm cứu chỉ cải thiện các triệu chứng, chứ không trị gốc bịnh. Đấy là năm 2001, mấy  năm qua, tôi không biết các khảo cứu này có kết quả gì mới chăng.

Trên đây là một trong những  phát hiện mới  về châm cứu trong trị liệu chứng tự kỷ được y giớo chú ý và công nhận. Có những áp dụng khác như châm cứu trên da đầu (vì trẻ không cọng tác nằm yên), chấm cứu bằng cách chôn  chỉ catgut (chỉ may tự hủy) vào các huyệt ,được nhắc đến và ca ngợi  trong một số bài báo tiếng Việt. Tuy nhiên tôi không biết giá trị khoa học đích thực của các giai thoại này như thế nào. Mong rằng thính giả sẽ dùng những tin tức trình bày hôm nay như là khởi điểm để tự mình học hỏi thêm.

Chúc bịnh nhân và gia đình may mắn.

Bs Hồ Văn Hiền

7 tháng 6 năm 2010

 

Bàn chân vẹo (club foot (Anh), pied bot (Pháp), congenital talipes equino varus, CTEV)

Chân vẹo là một dị dạng bẩm sinh của bàn chân, tuy nhiên những phần cao hơn của chi dưới cũng có những biến đổi liên hệ. Cỗ  chân bị quay, ngoặc vào trong (varus), có nghĩa là đầu ngón chân cái thay vì chỉa về phía trước, lại chụm vào phía bên kia. Thêm nữa, lòng bàn chân thay vì huớng về phía dưới, lại được quay ngược lên, lưng bàn chân lại bị lật xuống phía dưới. Do đó nếu không chữa trị, đứa trẻ lúc biết đi sẽ đi chống trên cỗ chân (ankle) hay trên bờ ngòai của bàn chân  thay vì chống trên lòng bàn chân như đứa trẻ bình thường (do đó có từ talipes: tali: cỗ chân, pes: chân: dùng cỗ chân thế bàn chân để chống đi trong trường hợp chân vẹo thường gặp nhất gọi là talipes equino varus).Chừng 1/1000 trẻ sơ sinh bị chứng này. Con trai bị nhiều hơn con gái. Trong gần ½ trường hợp , trẻ bị chân vẹo hai bên.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/28/P3240003.jpg/230px-P3240003.jpg

Figure 1 : Chân vẹo (hình Wikipedia)

Chân vẹo có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như những yếu tố di truyền, điều kiện phát triển thai nhi trong bụng mẹ (làm một phần của chân thai nhi bị trở ngại phát triển do thiếu dinh dưỡng, chật chội thiếu chỗ..), hoặc do tuỷ sống có thương tật (spina bifida)…

Chữa trị: Theo phương pháp Ponseti mới được áp dụng rộng rãi trong chừng 10 năm gần đây thì có kết quả tốt trong trên 90% trường hợp mà không cần giải phẫu quan trọng. Được thực hiện sớm, trong vòng hai tuần đầu đời. Chân được nắn từ từ, từng bước một, vào vị trí bình thường, dùng bó,  băng bột mới mỗi tuần để uốn nắn và  đễ giữ trong vị thế mới trong nhiều (4) tuần (braces , cast), sau đó em phải mang nẹp (splints) lúc đầu 24/24 giờ, sau đó giảm dầntrong nhiều năm (có thể đến 4 năm).Một số trẻ cần phẫu thuật nhỏ để làm dãn gân gót (Achilles tenotomy).(xem video được giải thưởng của British Medical Association)

Nếu chữa trị trể hơn như trong trường hợp này, lúc chân vẹo đã cứng, cần phải giải phẩu để cắt, di dời các sợi gân (tendon), các bắp cơ để cân bằng lực kéo của các nhóm cơ khác nhau, và phải ổn định các khớp xương (arthrodesis)  để giữ các khớp ở vị trí vững vàng. Chân có thể vẹo trở lại ít nhiếu và có thể giải phẩu them. Đấy là công việc của các bác sĩ chuyên về chỉnh hình (pediatric orthopedist) của trẻ em.Ngoài ra còn có bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu tham gia.

Nói chung, cần phát hiện sớm bịnh chân vẹo từ lúc mới sanh. Bác sĩ nhi khoa hoặc cô đỡ phải khám xem chân cháu có vẹo hay không. Nếu có thì kiểm soát xem sự vẹo này là cơ năng (functional), tạm thời do vị trí bé nằm trong bụng mẹ,trường hợp này, lúc uốn nắn thì khớp trở về vị trí bình thường một cách dễ dàng. Nếu cử động của xương khớp bị giới hạn, không đưa về vị trí bình thường được một cách dễ dàng thì cẩn thận, phải tham khảo với bác sĩ giải phẩu chỉnh hình chuyê n về  trẻ  em ( pediatric orthopedist) để xem có phải là chân vẹo thật sự phải cho chữa ngay.

Nói chung, nếu chữa đúng cách, kết quả tốt, đi đứng bình thường, có thể chân bên vẹo có thể nhỏ hơn và yếu hơn một tí. Trường hợp bé ở đây cần được bs chỉnh hình và vật lý trị liệu săn sóc và theo dõi kỷ lưỡng sau đó.Nếu có thể, nên nhờ bs nhi khám tổng quát xem em có những thương tật nào khác kèm theo hay không. Một trường hợp nổi tiếng là cô Kristi Yamaguchi vô địch thế vận hội và thế giới về múa trên nước đá (figure ice skating), lúc mới sanh cũng bị chân vẹo, phải chữa trị và sau đó dùng ice skating như là một biện pháp vật lý trị liệu, từ đó phát triển tài năng ngoại hạng như chúng ta đã biết.  Chúc gia đình em kiên nhẫn,  lạc quan và may mắn.  

BS Hồ văn Hiền (Hien V Ho, MD) 4-19- 2010

 

Fetid  breath and foreign bodies

Phụ huynh hỏi về bé một tuổi rưởi có hơi thở thối như phân.

Phụ huynh thường than phiền về hơi thở của em bé hôi hoặc nặng mùi. Đa số các em bé lúc khám có vẻ bình thường, lý do là các cháu càng lớn lên, ăn nhiềi loại thức ăn khác nhau ngoài sữa nên hơi thở không còn “ thơm mùi sữa” như trước. Tuy nhiên, một số có thể có những  triệu chứng sau:

1) Em bé nghẹt mũi, thở bằng miệng, nên miệng khô, hơi thở nặng mùi hơn bình thường.Một số thuốc cảm ho có tác dụng giảm sản xuất nước miếng càng làm miệng bé khô hơn (nước miếng có tác dụng che chở miệng), nhất là nếu cha mẹ cho cháu uống thuốc lâu dài vì tưởng là cần thiết mỗi khi cháu hơi nghẹt mũi hoặc ho (thường thì không cần, hiện nay ở Mỹ người ta khuyên cha mẹ tránh đừng dùng thuốc “cảm” (common cold) cho các em dưới 4 tuổi, đa số bịnh “cảm” do siêu vi gây ra sẽ tự nó hết bịnh mà không cần thuốc).

2) Có thể em bị nhiễm trùng (do virus lúc bị cảm , hoặc vi khuẩn/ bacteria) làm lở lói sau họng, sưng amidan hai bên họng( tonsillitis), sưng các adenoid phía sau mũi, một số tế bào chết làm mủ  (necrosis, hoại tử) làm cho  hơi thở có bi hôi. Chữa xong thì hơi thở bé sẽ hết hôi.

3) Một số trẻ bị lở miệng (viêm miệng, stomatitis}, thường do virus herpes, có thể hôi miệng trong vài ngày.

4) Các trẻ con tuổi lớn hơn hoặc người lớn, vì không săn sóc răng kỹ lưỡng , có thể bịnh nhiễm khuẩn  nướu răng hoặc phần chung quanh răng ( bịnh nha chu, periodontal disease). Bình thường, nếu vệ sinh miệng tốt, các vi khuẩn kỵ khí (anaerobic bacteria) chỉ tồn tại ở phía sau mặt của lưỡi. Lúc vệ sinh không tốt (không chải răng kỹ, không floss răng, không đến nha sĩ cạo răng theo định kỳ), các thức ăn bám vào răng, do tác dụng các vi khuẩn nói trên lên men (fermentation) và thải ra những khí như hydrogen sulfide, methyl mercaptan có mùi hôi.

Đương nhiên, sâu răng, áp xe răng cũng có thể làm hơi thở hôi, nhưng thường không thối nặng như trường hợp đang bàn ở đây.

5)Trường hợp hôi vì bịnh răng và nướu răng, biện pháp chính là áp dụng vệ sinh răng miệng, khám nha sĩ định kỳ. Ở Mỹ, hiện nay người ta khuyến khích đi khám nha sĩ từ lúc em bé có những răng đầu tiên để giáo dục cha mẹ về vệ sinh răng, cũng như áp dụng những biện pháp phòng ngừa (như phết fluoride vào răng, fluoride varnish).

-Cuối cùng là những trường hợp hiếm hơn, như trường hợp đang bàn ở đây. Mùi hơi thở em bé hôi thúi như phân chứng tỏ có một ổ tế bào chết (necrosis) và  làm mủ đâu đó

6)Tôi nghĩ trường hợp bé này, chỗ đáng nghi hơn hết là mũi của em bé. Nếu em bé nghẹt một bên mũi, chảy máu mũi, há mồm ra để thở (mouth breathing), thì càng đáng nghi hơn. Có thể em đã nhét, hoặc bị một bé khác nhét một vật lạ vào mũi, hoặc vì lúc sặc thức ăn. Vật lạ có thể là hạt bắp, mảnh giấy, đồ chơi , một thức ăn nào đó đã mắc kẹt vào mũi em gây nhiễm trùng, làm mũ và gây mùi hôi thúi nặng. Nên đi khám bác sĩ tai mũi họng càng sớm càng tốt để định bịnh, nhất là cần phải xem xét kỹ lưỡng , hút hết các  máu mủ ra, mới thấy vật lạ được, nếu cần phải chụp quang tuyến (để thấy một số vật kim loại , như cục pin [battery] nhỏ rất nguy hiểm) để lấy vật lạ ra nếu có.

 

Measles, complications, and prevention

Trả lời Ông Hồ Ngọc Bích ở Sa huỳnh Quảng Ngãi.

Xin cảm ơn Ông Bích đã chia sẻ câu chuyện buồn mấy mươi năm về trước với chúng tôi. Chúng ta bàn về đề tài này ở đây cũng là một hình thức tưởng niệm người đã khuất, là một cơ hội chúng ta cùng học hỏi để không còn xảy ra những trường hợp đau thương tương tự rất thường gặp trong thời đất nước chiến tranh.Theo như ông mô tả, có lẽ đúng là cháu bị bịnh sưởi, hoặc sởi hay ban đỏ .Tiếng Anh gọi là measles. Nói rõ như vậy cần thiết vì từ ban đỏ của chúng ta hay gây ngộ nhận, vì không phải loại sốt phát ban nào cũng là bịnh sởi đúng nghĩa của nó, mà phải phải danh chính ngôn thuận mới định bịnh đúng và chữa đúng được. Vậy thì xác định ở đây từ bịnh sởi để chỉ bịnh measles, tiếng Pháp goị là rougeole.

Ban là một tiếng rất thường dùng trong giới bệnh nhân Việt Nam. Nói chung, bất cứ cái gì xuất hiện ngoài da cũng đều có một tên nào đó bắt đầu bằng chữ "ban": Ban đỏ, ban cua, ban khỉ, ban trái, v...v... Trong sách vở Tây y, người ta đếm có 6 loại ban chánh, các loại ban này hơi giống nhau. Quan trọng nhất là bệnh "ban đỏ" (measles), được xếp hạng là "đệ nhất ban" (first exanthem).

Ban đỏ gây ra do một virus nhất định  tên Paramyxoviridae Morbillivirus .

·         Bịnh mới đầu có những triệu chứng đặc biệt của nó như sốt nhẹ, chảy nước mắt, nước mũi, viêm mắt (đỏ mắt, ra chỗ sáng thì chói chang khó chịu, ho rất nhiều) lúc ban đầu (prodromal phase). Sau đó nổi những đốm xám trắng gọi là đốm Kopliki trong miệng phía hai bên má.

·         Tiếp theo đó bé nóng cao đột ngộtvà các triệu chứng gia tăng. Những vết ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở hai bên cổ, sau mang tai rồi lan khắp cơ thể.

·         Ban lan đến chân tay thì em bé thấy bớt nóng đi nhiều và chừng một ngày sau có vẻ như khỏe hẳn. Từ nhận xét này nảy ra cảm tưởng trong quần chúng rằng ban phải "ra hết" thì em bé mới hết bệnh được. Do đó một số cha mẹ rất lo lắng khi thấy con mình nổi lấm tấm một vài điểm rồi ngưng và lo sợ cháu sẽ bệnh hoạn, kém lớn sau này vì "ban không ra hết" và sẽ biến thành những ban khác như "ban trắng", "ban khỉ", v...v.. Ông Bích có nêu chữ “ban trầm”, và  viêt rằng bịnh “ít lộ ra ngoài, có thể biến chứng về phổi, tim.. Có thể đây là một quan niệm phổ biến trong dân gian, không được kiểm chứng. Nói chung ban nổi lên ít hơn, cũng như triệu chứng nhẹ hơn, nhiều khi không được định bịnh rõ rang (inapparent infection) vì bịnh nhân có đề kháng tốt, như các bé hài nhi được kháng thể từ mẹ truyền qua, hoặc những người từng chủng ngừa.

Hiện nay chúng ta chưa có những thuốc kháng sinh đặc trị ban đỏ.Chỉ cần dùng thuốc giảm nóng, cho ăn, uống đầy đủ và trị các biến chứng lúc cần (supportive treatment).

Một số trẻ bị ban đỏ sẽ không hết hẳn mà lại bị những biến chứng như sưng phổi, sưng tai, lở loét ở miệng, viêm óc, v...v... do những cơ chế khác nhau. Ở Việt Nam trước đây, do nền y khoa còn thiếu thốn, nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng sau khi bệnh ban trở nặng.

Bệnh ban đỏ cũng ít khi thấy ở Mỹ.

Hiện nay, ở Mỹ cứ một triệu người mới xảy ra một trường hợp ban đỏ/năm. Nghĩa là vài trăm trường hợp một năm so với trên 500.000 trường hợp/ năm trước khi áp dụng chủng ngừa từ năm 1963.

Hiện  nay, tại Mỹ các cháu được chích ngừa ban đỏ chung một mũi thuốc lượt với thuốc chủng ngừa quai bị (mumps, sưng hàm) và rubella (German Measles, “ban người Đức”,một bệnh ban nhẹ nhưng có ảnh hưởng lớn vì nếu đàn bà mắc bệnh này trong lúc mới có bầu, siêu vi trùng bệnh sẽ làm thai nhi mang nhiều thương tật, nghĩa là sẽ sinh quái thai). Thuốc này thường được gọi là MMR, viết tắt ba chữ MEASLES, MUMPS và RUBELLA.

Vì bệnh ban đỏ vẫn có thể được đem vào từ nước ngoài, hiện nay, Hàn Lâm viện Nhi khoa HK khuyến cáo nên chích ngừa MMR lúc 12-15 tháng (như trước), chích MMR thêm một lần nữa lúc 4-6 tuổi. Các trường Ðại học đòi hỏi các cô cậu thanh niên phải được chích ngừa ban đỏ 2 lần trước khi được nhập học .

Cũng nên nhắc ở đây việc một số người nghĩ rằng thuốc chủng ngừa MMR gây ra  chứng tự kỷ (autism) và vận động ngăn chặn dùng thuốc MMR cho trẻ em. Kết quả là ở một số nơi, vì cha mẹ không chịu cho con cái chích MMR, số trường hợp ban đỏ có gia tăng một số nơi và gây tử vong, thương tật  đáng lẻ không được xảy ra cho các em nhỏ. Cho đến nay,theo y giới chính thống thì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy MMR gây ra chứng tự kỷ,

Cuối cùng, về hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ con, nếu khám tổng quát cháu mạnh giỏi, không bị bịnh tim mạch, bịnh phổi, bịnh truyền nhiễm, trong đại đa số trường hợp đây không phải là một triệu chứng cần lo ngại.

Xin cám ơn ông Bình đã theo dõi chương trình giải đáp của chúng tôi.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

01-21-10

 

Congenital nystagmus:

Trả lời trường hợp bé Nam Khánh ở Hải Phòng, 8 tháng rung giật nhãn cầu.

Nếu tôi không lầm về ngôn ngữ thì đây là một trường hợp nystagmus mà bác sĩ ở Việt nam gọi là “rung giật nhãn cầu”, được định bịnh bằng soi đèn pin ở BV Mắt. Nystamus là những dao động, đu đưa qua lại của tròng mắt. Bịnh nhân ở đây mới tám tháng tuổi chúng ta gọi là rung giật nhãn cầu bẩm sinh của trẻ sơ sinh (congenital nystagmus. GNCBS).

GNCBS có nhiều nguyên nhân khác nhau, như phụ huynh đã biết sau khi tìm hiểu trên mạng.

1) Có một số trẻ rung giật mắt mà không có lý do tìm thấy vì bất ổn định của các cơ điều khiển tròng mắt (congenital idiopathic motor nystagmus),

2)Tuy nhiên nói chung, những nguyên nhân làm giảm thị lực (decreased visual acuity) của trẻ sơ sinh đều có thể gây GNCBS:

-u bướu võng mạc (retinoblastoma): trẻ em mới sinh đều được bác sĩ nhi khoa rọi đèn [ophthalmoscope]  vào mắt để xem có đốm đỏ bình thường (normal red reflex) phản chiếu lại hay không. Nếu trẻ bị retinoblastoma, một con ngươi (đồng tử) sẽ phản chiếu lại màu trắng (leukocoria), cũng như trong trường hợp cườm mắt khô bẩm sinh (congenital cataract). Đôi khi chụp hình các bé có flash, nếu một bên con ngươi màu trắng thay vì đỏ như thường lệ, có thể nhờ đó người nhà phát hiện được chứng “đồng tử trắng” này.

-cườm nước bẩm sinh (congenital glaucoma)

-chứng bạch tạng (albinism), người bịnh không có sắc tố ở mắt, da và tóc.

-chứng không có đồng tử (aniridia), do di truyền

-achromatopsia, một bịnh di truyền gây thị giác kém và không cẩm nhận được màu sắc (decreased visual acuity and inability to perceive colors)

- mắt cườm (thủy tinh thể bị đục) bẩm sinh (congenital cataract)

-những bịnh thoái hoá võng mạc (macular degeneration)

-và nhất là teo thần kinh thị giác (optic atrophy).Thần kinh thị giác (optic nerve) đem tín hiệu từ võng mạc mắt vào não bộ (giống như dây điện nối liền video camera vào computer), những trẻ bị teo dây thần kinh thị giác có thể bị mù.

Những chứng trên chỉ được định bịnh qua sự khám bịnh kỹ lưỡng do bác sĩ chuyên khoa mắt (pediatric ophthalmologist) được trang bị đầy đủ dụng cụ và có khả năng chẩn đoán cho trẻ sơ sinh.

3) Một số trường hợp khác, ngoài bác sĩ chuyên khoa mắt, còn cần đến bác sĩ thần kinh trẻ em vì có khả năng co giật mắt do bướu trong đầu (intracranial gây ra). Bác sĩ có thể yêu cầu làm MRI để định bịnh chính xác hơn.

Tóm lại, cha mẹ có thể quan sát xem qua những dấu hiệu gián tiếp, em bé có vẻ thấy được không (chăm chú nhìn vào mắt mình lúc mình ẳm nó, con mắt bé nhìn qua nhìn lại theo dõi mặt của mình lúc mình di chuyển trước mặt nó, cách nó phản ứng với nguồn ánh sang, với một khuôn mặt quen).

Cha mẹ nên xem kỹ lại mắt con có gì lạ không: có bị lé không, hai bên đồng tử có bằng nhau không. Chụp hình vói flash trong phòng tối xem trong hình hai con ngươi đỏ giống nhau không.

Nếu có khả năng, nên đem cháu khám bác sĩ y khoa chuyên về khoa mắt trẻ em, tại một trung tâm lớn có trang bị đầy đủ để khám mắt trẻ sơ sinh (gây mê nếu cần) và làm MRI nếu cần. Tôi nghe nói ở Sài gòn có Viện Mắt phụ huynh nên tìm hiểu xem sao. Gần VN có lẽ phụ huynh nên tìm Eye Surgery Center ở National University Hospital ở Singapore ở info@nuheye.com.

Chúc gia đình và bịnh nhân may mắn.

BS Hồ Văn Hiền

Falls Church ngày 30 tháng 10 năm 2009

 

Cleft lip, cleft palate in newborns

Sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh.

BS Hồ Văn Hiền

Hai chứng này là hai thực thể khác nhau, tuy có liên hệ với nhau.Câu hỏi là tại sao trẻ sơ sinh bị sứt môi (20%), hở hàm ếch (35%) hoặc bị cả hai chứng này(45%).

File:CleftLip1.png

Figure 1   Sứt môi bên trái

   File:CleftLip3.png

Figure 2 Sứt môi hai bên

  http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/82/Cleftpalate3.png/120px-Cleftpalate3.png

Figure 3 Hở hàm ếch (hở vòm miệng)

      File:Cleftpalate1.png

Figure 4 Sứt môi và hở vòmg miệng (hở hàm ếch)

Về di truyền: có những yết tố di truyền đóng vai trò đáng kể, làm cho một người nào đó dễ chứng sứt môi, hàm ếch hơn người khác (susceptibility genes), nếu cả hai người đều cùng ở trong hoàn cảnh giống nhau. Ví dụ ở người da trắng cứ 750 người thì có một người bị sứt môi, 2500 người thì có một người bị hở vòm miệng. Người châu Á và người Da Đỏ  thì có incidence cao nhất (500 người có 1 cas), người da đen thì bị ít nhất (2000 người có một cas). Tuy nhiên những so sánh này cũng chỉ có tính cách  tương đối, vì đây không phải là những nhóm có đặc tính di truyền thuần nhất. Ở những trẻ có các hội chứng dị tật di truyền (congenital malformation), ti lệ mắc phải sứt môi, hở hàm ếch cũng cao hơn. Có những gia đình sứt môi do một gien trội (dominant gene), làm cho 50% con cái của họ bị sứt mội.Con trai bị sứt môi nhiều hơn, con gái hở vòm miệng nhiều hơn.

Về vấn đề chất độc da cam (agent orange), thay vì hỏi chất độc da cam có gây ra sứt môi hay hở hàm ếch  chúng ta phải nên đặt câu hỏi là tiếp xúc (phơi nhiễm) với chất da cam có phải là một yếu tố cơ nguy (risk factor) gây ra sứt môi hay hở hàm ếch hay không.  Câu hỏi này khó trả lời , có thể có yếu tố kinh tế và chính trị, cho nên  nếu có trả lời thì cũng tùy theo người trả lời đó là ai.Theo một task force gồm nhiều khoa học gia Mỹ ( Agent Orange Scientific Task ForceReport on Reproductive and Developmental Effects[1]) thì:

-Nhiều nghiên cứu các cựu quân nhân Mỹ ở Vn, và các nhân viên Mỹ phụ trách xịt chất khai quang (Air Force Study of Ranch Hand personnel), tỷ lệ xảy của các tật bẩm sinhcủa con cái họ nói chung có cao một cách đáng kể  hơn ở nhóm kiểm soát (nghĩa là người bình thường). Cơ hội tiếp xúc với chất khai quang  càng tăng, thì nguy cơ con bị tật bẩm sinh càng cao.

- Nhóm nghiên cứu kết luận là các kết quả nói trên “gợi lên một sự lien hệ giữa các tật nói trên và sự phơi nhiễm đối với các chất khai quan”, tuy nhiên chưa kết luận dứt khoát được vì khả năng giới hạn của các khảo cứu .Những nghiên cứu phía Việt nam hình như chưa được thế giới  chú ý vì thiếu hệ thống và phuơng pháp nghiên cứu cũng như xử lý số liệu chưa phù hợp với các tiêu chuẩn khoa học (theo GS Nguyễn Văn Tuấn[2]).

Về vấn đề đức của cha hay mẹ có ảnh hưởng đến con bị sứt môi hay hở hàm ếch hay không, tất nhiên tôi không trả lời được vì ‘đức” không phải là một khái niệm y khoa. Đương nhiên, không nên thấy người nào đó có con bị dị tật nào đó thì gán cho cha mẹ đứa bé là không có đức nên nó bị như vậy. Tuy nhiên , cũng nên nhắc ở đây một số khảo cứu cho thấy các yếu tố tình cảm (bị tù túng, buồn, sợ hải, thần kinh căng thẳng, bị stress) của người mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ sứt môi, hở hàm ếch của con cái họ, có lẽ do mức corticosteroid trong máu người mẹ lên cao vì những yếu tố đó. Nếu chúng ta nghĩ người “có đức” là người tốt , vui vẻ với mọi người,  lạc quan về  xã hội,  về tha nhân và sẳn lòng giúp đở người khác, thì nói chung, và tuy hơi viễn vông một chút, người mẹ đó giúp cho sức khỏe cũng tạo  một môi trường thuận lợi cho đứa con trong bụng mình nẩy nở một cách bỉnh thường, tốt đẹp.

Về chữa trị, nếu chỉ  sứt môi,  giải phẩu thẩm mỹ sớm lúc bé chừng  6 tuần đến 6 tháng thì kết quả tốt hơn.

Nếu hở vòm miệng, giải phẩu phức tạp hơn, thường người ta đợi cho bé lớn hơn , chừng 6 tháng sau khi mổ sứt môi.Bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ /sọ mặt kéo một mảng niêm mạc và màng bọc xương (periosteum) từ hai bên chỗ hở vòm miệng và bít chỗ hở này lại (palatoplasty). Giải phẩu vá lại môi và vòm miệng  chỉ là một trong những bước của quá trình phục hồi thẩm mỹ chức năng răng hàm mặt  của đứa bé. Vai trò bác sĩ chỉnh nha (orthodontist)(răng giả, sửa răng mọc ngay ngắn), bác sĩ tai mũi họng,, chuyên viên bịnh lý nói và ngôn ngữ (speech therapist) đặc biệt quan trọng. Đương nhiên, quan trọng không kém là vai trò của phụ huynh phải săn sóc, kiên nhẫn nuôi nấng em qua một qúa trình nhiều năm để em thành một trẻ diện mạo và ăn nói bình thường.

BS Hồ Văn Hiền

11/10/2009



[1] http://www.birthdefects.org/research/AO_Task_Force.htm

In summary, elevated incidences of specific birth defects have been found in several studies. Elevated rates of hypospadias, oral clefts, cardiovascular defects and hip dislocations have been reported in more than one study and are thus suggestive of an association between these defects and exposure to phenoxy herbicides, chlorophenols and their associate dioxin contaminants. Definitive interpretation of the assembled data on the reproductive toxicity of these substances in humans is constrained by the limited power of the studies to detect modest increases in detrimental effects; inadequate characterization of actual exposure and possible biases in reporting of adverse effects.)

[2] Nguyễn Văn Tuấn, Dioxin, Việt Nam, và Mĩ: giữa tình cảm và khoa học (Vietscience)

 

Congenital nystagmus:

Trả lời trường hợp bé Nam Khánh ở Hải Phòng, 8 tháng rung giật nhãn cầu.

Nếu tôi không lầm về ngôn ngữ thì đây là một trường hợp nystagmus mà bác sĩ ở Việt nam gọi là “rung giật nhãn cầu”, được định bịnh bằng soi đèn pin ở BV Mắt. Nystamus là những dao động, đu đưa qua lại của tròng mắt. Bịnh nhân ở đây mới tám tháng tuổi chúng ta gọi là rung giật nhãn cầu bẩm sinh của trẻ sơ sinh (congenital nystagmus. GNCBS).

GNCBS có nhiều nguyên nhân khác nhau, như phụ huynh đã biết sau khi tìm hiểu trên mạng.

1) Có một số trẻ rung giật mắt mà không có lý do tìm thấy vì bất ổn định của các cơ điều khiển tròng mắt (congenital idiopathic motor nystagmus),

2)Tuy nhiên nói chung, những nguyên nhân làm giảm thị lực (decreased visual acuity) của trẻ sơ sinh đều có thể gây GNCBS:

-u bướu võng mạc (retinoblastoma): trẻ em mới sinh đều được bác sĩ nhi khoa rọi đèn [ophthalmoscope]  vào mắt để xem có đốm đỏ bình thường (normal red reflex) phản chiếu lại hay không. Nếu trẻ bị retinoblastoma, một con ngươi (đồng tử) sẽ phản chiếu lại màu trắng (leukocoria), cũng như trong trường hợp cườm mắt khô bẩm sinh (congenital cataract). Đôi khi chụp hình các bé có flash, nếu một bên con ngươi màu trắng thay vì đỏ như thường lệ, có thể nhờ đó người nhà phát hiện được chứng “đồng tử trắng” này.

-cườm nước bẩm sinh (congenital glaucoma)

-chứng bạch tạng (albinism), người bịnh không có sắc tố ở mắt, da và tóc.

-chứng không có đồng tử (aniridia), do di truyền

-achromatopsia, một bịnh di truyền gây thị giác kém và không cẩm nhận được màu sắc (decreased visual acuity and inability to perceive colors)

- mắt cườm (thủy tinh thể bị đục) bẩm sinh (congenital cataract)

-những bịnh thoái hoá võng mạc (macular degeneration)

-và nhất là teo thần kinh thị giác (optic atrophy).Thần kinh thị giác (optic nerve) đem tín hiệu từ võng mạc mắt vào não bộ (giống như dây điện nối liền video camera vào computer), những trẻ bị teo dây thần kinh thị giác có thể bị mù.

Những chứng trên chỉ được định bịnh qua sự khám bịnh kỹ lưỡng do bác sĩ chuyên khoa mắt (pediatric ophthalmologist) được trang bị đầy đủ dụng cụ và có khả năng chẩn đoán cho trẻ sơ sinh.

3) Một số trường hợp khác, ngoài bác sĩ chuyên khoa mắt, còn cần đến bác sĩ thần kinh trẻ em vì có khả năng co giật mắt do bướu trong đầu (intracranial gây ra). Bác sĩ có thể yêu cầu làm MRI để định bịnh chính xác hơn.

Tóm lại, cha mẹ có thể quan sát xem qua những dấu hiệu gián tiếp, em bé có vẻ thấy được không (chăm chú nhìn vào mắt mình lúc mình ẳm nó, con mắt bé nhìn qua nhìn lại theo dõi mặt của mình lúc mình di chuyển trước mặt nó, cách nó phản ứng với nguồn ánh sang, với một khuôn mặt quen).

Cha mẹ nên xem kỹ lại mắt con có gì lạ không: có bị lé không, hai bên đồng tử có bằng nhau không. Chụp hình vói flash trong phòng tối xem trong hình hai con ngươi đỏ giống nhau không.

Nếu có khả năng, nên đem cháu khám bác sĩ y khoa chuyên về khoa mắt trẻ em, tại một trung tâm lớn có trang bị đầy đủ để khám mắt trẻ sơ sinh (gây mê nếu cần) và làm MRI nếu cần. Tôi nghe nói ở Sài gòn có Viện Mắt phụ huynh nên tìm hiểu xem sao. Gần VN có lẽ phụ huynh nên tìm Eye Surgery Center ở National University Hospital ở Singapore ở info@nuheye.com.

 

Chúc gia đình và bịnh nhân may mắn.

 

BS Hồ Văn Hiền

Falls Church ngày 30 tháng 10 năm 2009

 

Portwine stain:

Cô gái 12 tuổi, bị vết đỏ chừng 5-6 cm trên trán từ lúc mới sinh, đã và đang chữa  laser nhiều lần và gia đình lo lắng.

http://www.millburnlaser.com/images/VBeam/vb_pws_man_pre.jpg

Figure 1 Portwine stain (Image by Dr Ross Kaplan)

Vì không có hình ảnh và phụ huynh không cho biết định bịnh chính xác, qua mô tả của phụ huynh và cách điều trị, tôi xin đoán đây là một trường hợp tiếng Anh gọi là “port-wine stain”, dịch nghĩa đen là “cái bớt màu rượu Porto’ (rượu nâu, đỏ đậm đặc biệt của miền Bắc Bồ Đào Nha/Portugal). Các bớt này màu từ hồng cho đến đỏ sậm, tím, thường ở mặt và cỗ,  là do những mạch máu li ti (capillaries)dưới da mọc bất bình thường dãn nở ra (vascular malformation). Portwine stain khác với:

·         Salmon patches là những bớt nhạt  màu thịt cá hồi, thường trên ót em bé sơ sinh dần dần sẽ biến đi sau vài tháng

·         U mạch máu (angioma), thường thì các u mạch máu xuất hiện sau khi sanh và to dần hình dạng như trái dâu tây (strawberry) trong những năm đầu, sau  đó đa số tự teo lại và biến mất.

Các” bớt rượu Porto” trái lại, thường phẳng, không nổi u lên, nhưng sẽ tồn tại suốt đời. Lúc bịnh nhân càng lớn lên thì màu càng đậm, đôi khi da chỗ có bớt dày lên, nổi lục cục, có thể làm biến dạng khôn mặt nếu thật lớn. Trường hợp dễ nhận ra nhất là portwine stain trên trán của ông Gorbachev của Liên Xô ngày trước. Nếu portwine stain nằm vùng trên mặt trên vùng của dây thần kinh số 5 và nhất là gần mắt , nên đem đến bác sĩ nhờ khám kỷ kưởng , xem có kèm theo triệu chứng ở bộ phận khác hay không. Đặc biệt  mắt có  bị  tăng nhãn áp (glaucoma) hay không cần chữa trị để tránh hư mắt, và đôi khi xem có triệu chứng thần kinh do những bất thường của não bộ đi kèm theo (Sturge Weber Syndrome).

http://birthmark.org/images/DianaCropped.jpg

 

Ngoài tác dụng trên ngoại hình của bịnh nhân, thiết tưởng chúng ta không nên lo lắng quá. Bịnh nhân may mắn được chữa trị bằng tia laser. Trước đây người ta dùng nhiều cách như dung kem mỹ phẩm  theo để che bớt lại, có lúc giải phẩu, đốt điện, đốt bằng đông lạnh (cryosurgery), nhưng kết quả không khả quan, lắm khi gây thẹo làm xấu đi.

Tia Laser (pulse Dye Laser , PDL) hiện nay là phương pháp tốt nhất. Tia laser truyền năng lượng vào huyết tố hemoglobin nằm trong các mạch máu và đốt nóng các mạch máu mà không hủy hoại các lớp mô lân cận. nên không gây thẹo. Tuy nhiên, chữa bao nhiêu lần, kết quả còn tùy lọai bớt , lớn nhỏ, màu đậm hay nhạt, sâu hay cạn (nông).. và tùy người bác sĩ chuyên môn  thực hiện thủ thuật đó. Nói chung, theo các thống kê, chừng 20% các portwine stain không cải thiện, không lợt hơn được,  dù là dùng laser nhiều lần. Ngay ở những bịnh nhân mà bớt đỏ đã nhạt đi nhiều sau khi tri bằng laser, một công bố gần đây cho biết sau 10 năm, chừng 60% bịnh nhân bằng lòng với kết quả, trong lúc có 35% các bớt đỏ có phần sậm hơn sau lần điều trị cuối cùng[1].

Chúc bịnh nhân và gia đình yên tâm và kiên nhẫn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

Hien V Ho, MD, FAAP

10 tháng 9 năm 2009



[1] New England Journal of Medicine, http://content.nejm.org/cgi/content/abstract/356/12/1235

 

 

Biliary Atresia:

Trả lời trường hợp nghi tắt ống mật ở em bé 2 tháng. Em bé trai Nguyễn Anh Kiệt 2 tháng tuổi có ba triệu chứng chính của chứng tắt ống mật trẻ sơ sinh:

1.      -vàng da , vàng mắt (jaundice)

2.      -phân trắng , không có màu (acholic stools).

3.      -thường còn có dấu hiệu kèm theo là nước tiểu đậm màu (dark urines)

Các em bé này thường mạnh khỏe lúc mới sanh, sanh đầy dủ tháng ngày, và lúc đầu không vàng, bú tốt, lên cân đều  trong vài tuần đầu rồi mới ngã bịnh.

Bịnh này hiếm có,nhưng người châu Á nhât là người Trung Hoa bị nhiều hơn các giống dân khác

Giải thích triệu chứng:

Mật từ gan tiết ra, bình thường được dẫn qua ống gan (hepatic duct), qua túi mật (gall bladder), và qua ống mật (bile duct), đi vào ruột non để giúp cho sự tiêu hóa, biến dưỡng thành một chất màu làm cho phân màu vàng, hoặc nâu sậm. Nếu ống dẫn mật vào ruột bị nghẽn, mật không vào ruột nên phân trắng dã như đất sét, không có màu vàng hoặc nâu, hoặc xanh lá cây thường thấy ở trẻ lành mạnh .Mật dồn ứ trở lại vào gan gây viêm (sưng) trong gan, làm hư gan từ từ. Ngoài ra, mật ứ vào  trong máu, làm chất bilirubin màu vàng  trong máu tăng lên, làm cho mắt và da trở nên vàng, vì nhiều bilirubin trong máu, bilirubin được thải qua thận, ra nước tiểu và nước tiểu vàng đậm.Thử máu thấy bilirubin trực tiếp (direct bilirubin) cao trên 2mg/100ml và chiếm đa số chất bilirubin trong máu.

 Các phương tiện định bịnh bằng hình ảnh:

Siêu âm (ultrasonography) giúp ích cho việc định bịnh để xem cấu trúc của hệ ống dẫn mật và gan bất bình thường ở đoạn nào (ví dụ không thấy túi mật, túi mật nhỏ, teo,, ống gan nở ra), xếp loại bịnh để dự tính cách trị liệu. Tuy nhiên trong một trăm trường hợp có bịnh tắt ống mật thật sự, siêu âm, ngay với những người bs chuyên khoa đọc  siêu âm rất giỏi tại những trung tâm lớn, cũng chỉ phát hiện được các dấu hiệu bịnh trong 80% trường hợp (độ nhạy cảm /sensitivity 80%).

Người ta có thể dùng những phương tiện thể hiện hình ảnh (imaging) khác như

1.      -dùng chất phóng xạ cho vào gan để xem nó có được thải vào ruột hay không (hepatobiliary scintiscanning)

2.      -MRI , có độ nhạy cảm cao (sensitivity) (90%)

Ngoài ra:

1.      bs có thể làm sinh thiết gan (“thử thịt”, biopsy) để xem có đúng hay không.

2.      -có thể bơm chất cản quang (radiopaque) vào túi mật trong lúc mổ bụng (laparotomy with surgical cholangiography), 

3.      hoặc xuyên qua da (percutaneous) nhờ hướng dẫn siêu âm  để  chụp hình túi  mật và ống dẫn mật, ( sonography guided percutaneous cholecystocholangiography).

Những định bịnh này rất chuyên môn do sự quyết định của một số bác sĩ liên hệ. Chúng tôi chỉ xin giải thích có mục đích thông tin để phụ huynh nghe bác sĩ hướng dẫn có thể hiểu dễ dàng hơn và quyết định có ý thức hơn. Nếu đúng bịnh tắt ống dẫn mật , cần chữa trị cấp thời, lúc bé tuổi chừng 8 tuần, giải phẩu nối ống mật với ruột cho mật thông ra ruột (Kasai portoenterostomy, do BS Nhật Morio  Kasai đề xướng năm 1959 )để lá gan khỏi bị mật ứ lại làm hư. Những trường hợp không cứu được lá gan, phải ghép gan (liver transplant) khác cho bịnh nhân

Chúc em Kiệt  gia đình em may mắn.

Bs Hồ văn Hiền

8-05-09

 

Muscular dystrophy

Dinh dưỡng trong bịnh loạn dinh dưỡng cơ (muscular dystrophy).

Lọan  dưỡng là dịch chữ dystrophy, dys gốc Hy lạp có nghĩa không bình thường, trophe là thức ăn, nuôi nấng..Trước đây vì thấy trong bịnh này các cơ (bắp thịt teo lại và yếu dần, các bác sĩ nghĩ rằng vì một rối loạn nào đó trong sự nuôi dưỡng các bắp thịt (máu tới, không đủ, thiếu chất dinh dưỡng nào đó như vitamin..) nên các cơ không bình thường và do đó gọi bịnh này là loạn  dưỡng.

Tuy nhiên, sau năm 1980 nhờ các tiến bộ trong sinh học phân tử và di truyền người ta mới biết nguyên nhân bịnh nằm trong các gien (gene). Trong trường hợp bịnh  loạn dưỡng thường gặp nhất là loại Duchenne (Duchenne Muscular Dystrophy), do thừa hưởng một gien bất bình thường từ nhiễm thể X của mẹ, hoặc do môt cái gien bị đột biến (mutation) người con trai mang phải bịnh này có những sợi cơ thiếu chất dystrophin và do đó bất bình thường, chứ không phải do máu đến nuôu bắp thịt  không đủ hoặc do thiếu một chất gì trong thức ăn uống.

Do đó , thức ăn uống không chữa được bịnh. Tuy nhiên, tài liệu của MDA khuyên như sau;

1.      Cho đến nay chưa có phương pháp ăn uống nào thay đổi được tiến trình bịnh loạn dinh dưỡng cơ

2.      Nhiều chất được thí nghiệm như amino acids, Coenzyme Q, Vitamin B6, Vitamin E, Zinc nhưng không có kết quả cụ thể.

3.      Phần đông các nghiên cứu đang thử những chất vitamin, những chất khoáng (minerals), những antioxidants (kháng oxít hoá) như vitamin C, vitamin E, các rau cải xanh (green) để chống các  chât độc( free radicals) do các cơ bị thoái hóa thải ra.

4.      Tuy nhiên nên cẩn thận lúc dùng những sản phẩm gọi là để tẩy độc nói ở trên, xem có đáng tin cậy không.

5.      Phần đông bác sĩ cho rằng bịnh nhân cần ăn uống như những đứa trẻ đang tăng trưởng bình thường. Chỉ có hai điểm cần chú ý là:

1)bịnh nhân ngồi xe lăn, ít tiêu năng lượng hơn trẻ hoạt động bình thường, cần ăn bớt calori lại  sợ quá mập. Những nghiên cứu cho thấy có thể cho bịnh nhân kiên ăn để giảm cân mà không ảnh hưởng đến sức khỏa các cơ

2) cần ăn trái cây, rau cải cung cấp chất xơ (fiber) , uống nước đủ để khỏi bị bón vì các cơ bụng yếu.

Bác sĩ Hồ văn Hiền

Ngày 6 tháng 8 năm 2009

 

Crying and failure to thrive in a 5 month old baby

Trả lời trường hợp bé 5 tháng khóc kinh niên và kém tăng trưởng.

Xin trả lời chung chung mà thôi vì chúng ta chỉ biết cháu 5 tháng, sinh ra 3.2 kg, có đi khám sức khỏe và có vẻ không bịnh gì rỏ rệt, không lên cân tốt, trước đây bé bú vào bị ọc sữa và bác sĩ chữa bằng cách cho calcium và kết quả giới hạn.

Các bé khỏang hai ba tháng có thể bị chứng “colic”, là đau bụng, la hét từng giờ, chân co rút lại, tay chân lạnh ngắt, và thường thì không tìm ra nguyên do chính xác.Thường người ta nghi bé nuốt hơi nhiều quá lúc bú, hoặc hơi tạo ra từ thức ăn làm sình bụng cháu vì một số trẻ khóc cho đến khi đi tiêu hoặc trung tiện (flatus) được thì ngưng. Bác sĩ có thể cho những em bé này simethicone (Mylicon) là một chất làm bé bớt sình bụng, hoặc đổi sữa formula cho cháu xem có thích hợp hơn hay không. Phần đông các cháu này vẫn khỏe mạnh. Ở đây bé đã năm tháng, và nếu tôi nghe không lầm thì bé tăng trưởng kém.Các triệu chứng có vẻ như chỉ dấu hướng về hệ tiêu hoá. 

Chúng ta cần biết bé uống sữa gì, có bú mẹ hay không?  Thường sữa mẹ được coi là thức ăn thích hợp nhất cho em bé. Nếu mẹ cho con bú mà người mẹ ít khi ra nắng (vì sợ đen), có thể cơ thể người mẹ có thể không tổng hợp vitamin D trong da và người mẹ thiếu Vitamin D và trẻ bú mẹ có thể thiếu vitamin D và calcium. Ở Mỹ, trẻ chỉ bú sữa mẹ được cho thêm giọt vitamin ACD. Tôi nêu điểm này vì bs chữa bé bằng calcium mỗi lần đi khám, nếu bé cần calcium thì cũng cần được cung cấp vitamin D đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm, một số protein trong thức ăn người mẹ (như sữa bò, trứng, đậu phụng) đi qua sữa  mẹ và em bé không chịu những protein này.[Xin đừng hiểu lầm là bác sĩ khuyên không nên cho bú sữa mẹ, vì điều này không đúng.]

Nếu bé bú sữa bò hay sữa chế biến formula, triệu chứng khóc dai dẵng có thể do cháu không chịu một chất nào đó trong sữa (formula intolerance). Một số bé không chịu , bị dị ứng với chất protein trong sữa bò hoặc trong thức ăn. Bé có thể bức rứt, khó chịu, ói, tiêu chảy xảy ra vài giờ sau khi bú. Những bé không chịu protein  sữa bò (cow milk sensitivity)   có thể chữa được bằng cách thế formula làm bằng sữa bò (cow milk based formula) bằng một sữa khác dùng protein của đậu nành (soy based formula như Isomil ). Có bé cũng dị ứng với đậu nành luôn thì có thể dùng một formula  tuy chế biến từ sữa bò nhưng các protein đã được biến đổi để giảm khả năng  gây dị ứng nữa (như Nutramigen, Alimentum ở Mỹ, đắt hơn nhiều so với formula thường). Trong một số trường hợp , trẻ em thiếu chất enzyme lactase cần thiết để tiêu hóa chất ngọt lactose của sữa và đau bụng, tiêu chảy vì lactose ứ đọng trong ruột. Có thể dùng những formula goị là lactose free (không có lactose) hoặc các formula làm bằng đậu nành không chứa lactose.

Liên hệ vớicác chứng này nên nhắc tới chứng viêm thực quản (allergic eosinophilic esophagitis) và viêm dạ dày và ruột  (allergic eosinophilic gastroenteritis) do dị ứng là trẻ bỏ bú, trào dịch thực quản (gastroesophageal reflux) khó trị bằng các phương pháp thong thường,chậm lớn, ngủ không yên giấc.

Cụ thể, nên cho bé đến một bác sĩ nhi khoa khám lại cho kỹ và theo dõi định kỳ sau khi cha mẹ đã để ý và xem xét những điểm trên.

Nên xem lại những điểm sau:

-Nếu bú sữa mẹ, xem em bé có bú đủ no không, mẹ em bé có dùng thuốc men gì có thể qua sữa  và kích thích bé quá đáng không, có ăn thứ gì nhiều quá đáng không (đậu phụng, trứng). Nên cho bé uống thêm các vitamin ACD.

-Nếu bú formula, sữa bò, cần xem phảm chất của sữa đó có tốt không. Ví dụ sữa đặt có đường uống cà fê sữa không thích hợp cho em bé bú. Formula cần pha đúng liều lượng: ví dụ ở Mỹ đa số sữa formula bột cần pha 2 oz nước với 1 muỗng lường, sữa đậm đặt (concentrated formula) phải pha loãng một phần sữa với một phần nước. Nếu pha không đúng có thể nguy hiểm cho em bé vì rối loạn các cân bằng điện giải và nước trong cơ thể. Chuyện này đã từng xảy ra nhiều ở Mỹ vì các người mẹ thiểu sốkhông biết đọc cách hướng dẫn bằng tiếng Anh và để nguyên sữa đặt không pha loãng cho trẻ uống.

-phân em bé có máu hay không, bé có đau bụng mỗi lần đi cầu không, có chất mỡ nhiều trong phân không (nghi malabsorption=hấp thụ kém có thể do một số bịnh viêm ruột ).Nếu có những điểm này, cần cho bs biết. Nếu nghi không hạp với sữa thay formula như bàn ở trên.

-bé có bón không, phân cứng quá mức không. Nếu có có thể cho bé uống thêm nước trái cây để dễ đi cầu hơn.

-Nếu bé còn ọc nhiều, có thể bé bị tràn dịch thực quản (GE reflux)  và khóc la kinh niên vì viêm thực quản (esophagitis) làm đau em bé. Hỏi  bs chỉ cách cho bột gạo (cereal) vào sữa cho đặc sệt  để thức ăn bớt chạy ngược lên thực quản, kê giường em bé cao lên, và hỏi bác sĩ xem có thể dùng những thuốc bao tử thuộc loại như Ranitidine (Zantac) làm giảm a xít trong bao tử (ở Mỹ chứa 15mg trong 1ml, cứ 1 kilo cân nặng dung (uống) 5-10 mg mỗi ngày ) xem có bớt không.

Xin chúc gia đình và em bé may mắn.

BS Hồ văn Hiền

5/20/2009

 

Thalassemia

Ở đây chúng ta đã biết định bịnh của em là thalassemia, thính giả yêu cầu chúng tôi giải thích nguyên nhân bịnh này.

Thalassemia thường xảy ra ở người vùng Địa Trung Hải (Âu châu) cũng như người ở Vùng Đông Nam Á; ở Mỹ những bịnh này thấy trên những người di dân từ vùng của chúng ta, hoặc từ Ý , Hy lạp. . 

1)

File:Red White Blood cells.jpg  

hinh 1: Bên trái là một hồng cầu (RBC), tròn , hình dĩa, giữa là tiểu bản (platelet) phụ trách đông máu , bên phải là bạch cầu (T lymphocyte) phụ  trách miễn nhiễm (immunity)
(from Wikipedia:  Electron Microscopy Facility at The National Cancer Institute at Frederick (NCI-Frederick)

 

Trước hết chúng ta biết rằng máu là một chất lỏng chứa những tế bào có nhiệm vụ khác nhau.  Trong đó, hồng cầu (red blood cell, RBC) là những tế bào màu đỏ, hình cái dĩa , toàn thể  chiếm chừng gần nữa thể tích của máu chúng ta (xem hình 1)

Hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy , hoặc dưỡng khí từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể.   

 

File:1GZX Haemoglobin.png

hình 2:  Phân tử Hemoglobin với 2 alpha globin và 2 betaglobin (Wikipedia)

Trong hồng cầu, có những phân tử (molecule ) chịu trách nhiệm chuyên chở oxy là huyết cầu tố, tiếng Anh gọi là hemoglobin (Hb)(xem hình 2). 

 

Bây giờ chúng ta thử đi sâu hơn vào cấu trúc của phân tử huyết cầu tố (hemoglobin).  Phân tử hemoglobin được câu tạo bởi  4 phần protein gọi là  mạch globin (globin chain), tạm ví như  như một trái cam có bốn múi.  Hai múi là globin alpha, hai múi kia gọi là beta. Mỗi cái globin chain hình dạng giống như một con sâu được xếp lại (folded worm), trong long nó chứa một cai1 nhân gọi là heme (xem hinh), trong heme có chứa nguyên tử sắt.  (Fe/iron). 

 Khi tế bào máu được sản xuất trong tủy xương,  trước tiên  các tế bào tủy xương phải sản xuất ra các globin kể trên rồi mới ráp thành huyết cầu  tố hemoglobin.  Sự sản xuất globin lại do một số gien trên nhiễm thể (chromosome) của tế bào quyết định. 

2) Bịnh thalassemia có thứ bậc nặng nhẹ không:

Nếu gien bị trục trặc, tủy xương người đó không sản xuất ra  globin  môt cách đầy đủ được và không sản xuất đủ huyết cầu tố cho huyết cầu mới.  Do đó  ngưới đó bị thiếu máu , nặng nhẹ tùy trường hợp và ta nói rằng người  người bịnh mắc chứng  thalassemia . 

Trường hợp beta thalassemia, nếu chỉ một trong hai nhiễm thể số 11 bị trục trặc thôi (heterozygote), người bịnh chỉ hơi thiếu máu và không có triệu chứng gì , không cần chữa trị, và sẽ mang đặc điểm này suốt đời (thalassemia minor, thalassemia trait). 

Nếu cả hai nhiễm thể trong cặp số 11 đều bị (homozygote), bịnh thiếu máu sẽ nặng, phần globulin được tổng hợp bình thường sẽ bị dư ra và kết tụ (aggregates) lại gây tác hại trên tế bào hồng cầu, vỡ hồng cầu (hemolysis), nhiều biến chứng và bịnh nhân không sống lâu. (thalassemia major).

Trường hợp alpha thalassemia  khác, có 4 genes quyết định. Nếu 2 gene bị bất bình thường, thì không có triệu chứng (alpha thalassemia trait). Nếu 3 gene bị bất thường thi có một số triệu chứng như thiếu máu, vàng da, lá lách sưng, đôi khi cần truyền máu.Nếu cả 4 gene bất bình thường, bào thai thường không sống sót được hết thai kỳ, chết trong bụng mẹ

3) Cuộc sống:

Thalassemia trait không có triệu chứng. Thalassemia  minor thường ít  triệu chứng, có thể cần truyền máu nhưng ít thôi.

Cuộc sống của người bị thalassemia major:

Mặc dầu lúc mới sanh, bịnh nhân chưa có triệu chứng, mầm mống căn bịnh đã ghi sẵn trong di thể của các tế bào. D ần dần c ác tri ệu ch ứng xu ất hi ện: xanh xao, mệt mõi , chậm lớn, bụng trướng lên do gan và lá lách lớn, khuôn m ặt thay đổi v ì c ác xư ơng do biến d ạng (mắt xết, g ò má trồi lên), suy giáp trạng, tiểu đuờng (diabetes). Với các phương tiện hiện nay về chẩn đoán di truyền học, người ta có thể định bịnh lúc còn phôi thai, tức là những tuần đầu của bào thai. 

4)  Di truyền:

 Người có một gien beta thalassemia (thalassemia minor) thừa hưởng gien này từ cha hoặc mẹ mình. Nếu hai người này (cùng mang gien thalassemia minor) lấy nhau, cơ nguy có một đứa con bị thalassemia major là 25%, đưá con bị thalasemia minor là 50%, và đưá con không mang gien thalassemia là 25%.Bịnh thalassemia minor không thể biến thành major được.

Nếu là loại bịnh nặng (beta thalassemia major), người bịnh thừa hưởng một gien bịnh từ cha mình và một gien bịnh từ mẹ mình.  Người đó  sẽ truyền lại cái gien này cho tất cả con cái mình. N ếu người phối ngẫu cũng mang gien này, tất nhiên, một số đứa con có khả năng bị thalassemia major.

 Đối với thalassemia major, loại thalassemia nặng, hiện nay phương pháp chữa duy nhất là truyền máu đều đặn cho em, thường 4-6 tu ần một lần.  Bất tiện của sự chuyền máu đều đặn là phản ứng do chuyền máu và tích lũy chất sắt quá nhiều trong cơ thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận quan trọng như tim và gan.  (hemosiderosis). Trong quá khứ, phần đông bịnh nhiên không

sống đến tuổi hai mươi vì  các biến ch ứng này ‘ Gần đây, dùng chất deferoxamine (Desferal) để giúp cơ th ể đào thải chất sắt, thuốc chích qua m ột máy bơm liên tục chầm chậm dưới da hoặc vào tĩnh mạch, Nhờ vậy cuộc s ống kéo dài hơn (đến trên 30) và  cải thi ện ch ất lượng cuộc sống rất nhiều,

Một số nơi ỏ Mỹ áp dụng phuơng pháp ghép tế bào tủy xương (bone marrow transplant), tức là lấy tế bào tủy xương bình thường của người khác (thường là anh em, bà con) thế vào tế bào tủy xương bất bình thương , do đó tế bào tủy xương sẽ có khả năng sanh ra tế bào máu bình thường. 

Một phương pháp khác là gien trị liệu pháp( gene therapy) còn trong vòng thí nghiệm chỉ mới bắt đầu mấy năm gần đây .  Người ta gắn một cái di thể, cái gien tổng hợp  vào một virus.  Lúc cho virus nhiễm vào người bịnh, nó sẽ là phuơng tiện chuyên chở một khúc DNA (gien) bình thường gắn vào tế bào người bịnh, trong mục dích chữa lại cái gien bị sai của người bịnh.  Gần đây gene therapy bị khựng lại vì một số biến chứng gây chết người cho nên ứng dụng thực tế chắc còn đợi nhiều năm. 

Một phương pháp khác là tìm cách dùng thuốc thức dậy một cái gien đang ngủ , như gene phụ trách hemoglobin F của thai nhi nói ở trên (chỉ hoạt động lúc còn trong bụng mẹ) để gien này làm việc thế gien beta globin.

BS Hồ Văn Hiền

5/19/09

 

Breath holding spells and temper tantrums

Trẻ em làm nư nín thở

Bé Hiếu, 16 tháng lên cơn khóc tím tái, lịm đi, qua khỏi cơn thì vẫn như bình thường,có ngày làm tới ba lần. Lúc cháu không bằng lòng việc gì thì cháu lên cơn làm nư . Có thể xảy ra từ hồi ba tháng tuổi. Ngoài ra, có vẻ cháu không có bịnh gì đáng kể, mặc dù gia đình chưa đem đi khám bịnh vì lý do kinh tế.

Đây có lẻ là một trường hợp cơn nín thở (phân biệt với ngưng thở là trường hợp một số trẻ sơ sinh thỉnh thoảng không thở kéo dài mấy chục giây,  đôi khi đến mức tắt thở, được gọi là apnea). Cơn nín thở ở trẻ em  tiếng Anh gọi là breath holding spell đi đôi với triệu chứng gọi là temper tantrum, temper là cái nết dữ, tantrum là cơn giận dữ; temper tantrum chúng ta có thể gọi là cơn nư, ví dụ như chúng ta nói để bé “khóc cho đã nư”, hay “cơn tam bành, lục tặc” (tam bành là ba vị hung thần trong người ta, xui khiến người ta làm bậy bạ). Tuổi lúc mới biết đi của trẻ con cũng giống như vậy, đây là lúc bé chừng mười mấy tháng đến 3-4 tuổi chưa kiểm soát được các ‘cơn bốc đồng’, sự  thúc đẩy (impulses) của mình . Lúc từ 12 đến 24 tháng, chúng nghe thì hiểu được khá nhiều nhưng khả năng nói thì ít phát triển hơn, cho nên muốn nói mà nói không được có thể làm cho bé bực bội lắm. Ngoài ra đây là lúc cháu bắt đầu ý thức về sự độc lập của mình (autonomy, independance), bé muốn quyền điều khiển những gì xảy ra chung quanh mình, như muốn làm cái này, làm cái kia, mà trong lúc khả năng chưa cho phép nên lại làm cho nó bực bội (frustrated) thêm . Do đó tùy theo tâm tính từng đứa, có trẻ  sẽ rên la, khóc tha ầm ĩ, lăn lộn, vật vã và như trong trường hợp bé Hiếu ở đây, nín thở chừng vài chục giây đồng hồ, cho người tím ngắt, và sau đó thự nó thở trở lại vì bị ngộp nín thở không nổi nữa. Một số trường hợp hiếm, cháu có thể nín thở hoặc thở nhanh đến mức co giật (seizure) giống như cơn động kinh (epilepsy) nhưng cũng không sao cả (đương nhiên trường hợp này phải cẩn thận theo dõi và nếu cần khám bác sĩ để phân biệtcó phải là động kinh hay không).

Làm thế nào giảm các cơn nư này?

1.      -Ta nên  nhớ có thể cháu làm nư vì muốn được người khác chú ý (attention). Nếu chúng ta chứng tỏ là chúng ta quan tâm đến nó bằng cách để ý những cái gì nó thật sự làm tốt và khen thưởng, khuyến khích nó thì nó sẽ bớt đi tìm sự chú ý bằng cách đó.

2.      -Cho bé một sự lựa chọn nào đó , thay vì ra lệnh cho nó: ví dụ “con muốn ăn cháo hay ăn cơm; con muốn uống đi ngủ với ba hay ngủ với má?..” thay vì “Ba muốn con phải ăn cơm bây giờ? mẹ muốn con phải vào giường nằm xuống ngay!  Cho cháu cơ hội chọn một trong hai ba điều  và giảm bớt chiều hướng đề kháng, la lối, khóc lóc.

3.      -Đừng để cháu trước những gì cám dỗ nó  mà không được đụng tới: ví dụ biết nó sẽ phá cái máy đắt tiền thì nên cất cái máy vào một nơi ngoài tầm mắt nó. Nếu dấu những món đồ, món ăn cám dỗ không được, thì nên kiếm món gì khác làm cho nó đảng trí, quên chuyện đó đi.

4.      -Nhiều trẻ có rất nhiều đồ chơi, mức khó khăn sử dụng các đồ chơi này tùy theo tuổi khác nhau. Nên chọn một số đồ chơi vừa phải để cháu đừng dễ rối trí và chán, nên vừa lứa tuổi nó, vì nếu cho  chơi món khó sử dụng quá, nó làm không được, bé lại quạu lên, làm nư thì lại gây chuyện phiền mọi người.

5.      -Bản thân người lớn cũng nên xét lại xem mình có “khó” quá không. Nếu phụ huynh gò bó bé quá, kiểm soát trẻ nhất cử nhất động, lại gặp một đứa trẻ ‘bướng” lại là một cơ hội cho bé lên cơn nóng giận dữ.

Cháu bé làm nư thì nên làm gì?

-Tất nhiên nếu bé đang ở hoàn cảnh nguy hiểm , như gần lửa, gần nước, thì phải đem nó đi chỗ khác, hoặc kiềm chế nó lại, không nhượng bộ được.

-Đừng nóng giận, la lối theo nó. Đưá trẻ làm nư vì muốn mình chú ý đến nó. Người lớn ồn ào giận dữ sẽ làm cho nó nghĩ rằng nó có thể dung cơn nư để gây chú ý (dù là chú ý một cách tiêu cực là nóng giận, la lối). Đừng đánh đập nó, nhất là ở Mỹ, nơi mà đa số cha mẹ sẽ dễ bị buộc vào tôi bạo hành với trẻ em, mà buộc tội với lý do chính đáng vì nóng giận và võ lực làm ta mất trí khôn, nguy hiểm vàtạo gương xấu cho sự giáo dục em bé.Người lớn nên ý thức về tánh giận dữ của chính mình và tập kiểm soát giận dữ.   (anger control).

-Xem trẻ làm nư có lý do gì mình thông cảm được không (ví dụ bé bị anh giật đồ chơi) thì an ủi vỗ về nó. Nếu nó làm nư vì muốn đòi một món gì bị cấm đoán, thì cứ làm ngơ, như không thấy, rồi bình tỉnh giải thích cho nó là không được ,  từ từ nó sẽ bình tỉnh lại. Tránh nhượng bộ dễ dàng vì bé sẽ dùng “chiến thuật” này nữa. Đợi lúc bé hết lên cơn, tự chủ được thì mới khen là nó ngoan vì bé không còn làm dữ nữa.

-Nếu cháu bé có những triệu chứng làm cha mẹ thấy nguy hiểm (như đập đầu vào vách, sàn nhà nhiều lần, phá hoại [destructive]), cha mẹ cảm thấy nguy hiểm, mất tinh thần, trở nên quá thụ động không còn kiểm soát được tình hình, nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý để khám cho em và ước định tình hình, giúp đở cho cha mẹ có những giải pháp thích đáng với hoàn cảnh.

Với thời gian, do phát triển về ngôn ngữ và khả năng tự kiềm chế và ý thứcvề những giới hạn quanh mình, dần dần các cơn nư ở trẻ con này sẽ qua đi. Chúc gia đình  bé Hiếu đủ kiên nhẫn để dạy dỗ em qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tự nhiên của trẻ con. Ước mong gia đình có cơ hội đưa em đi khám bác sĩ định kỳ để theo dõi sức khỏe em đều đặn và được sự hổ trợ của ngành nhi khoa trong công cuộc dạy dỗ em trong nếp sống có kỷ luật.

BS Hồ V Hiền

 Tháng 4 năm 2009

 

Một trường hợp viêm tủy sống ở trẻ em

(Pediatric Myelitis)

Con em được 40 tháng tuổi, vừa qua cháu bị sốt cao mê mang 2 ngày, không ăn uống gì được. Sang ngày thứ 3 thì cháu bớt sốt và ăn được nhưng sau đó cháu đứng dậy đi thì té quỵ gối 2 lần và sau đó cháu đi không được nữa và chân phải yếu luôn. Bây giờ cháu không đi được và chân phải không điều kiển được nữa. Sau đó cháu vào bệnh viện Nhi đồng 1 ở Sài gòn kiểm tra xét nghiệm máu, đo điện cơ bảo không bị sao. Sau đó đưa cháu sang BV chấn thương chỉnh hình chụp X quang khớp háng thì bảo viêm khớp háng. sau đó uống thuốc 1 tuần thì có đỡ đau hơn, nhưng chân cháu vẫn không đi được. Tiếp tục BS cho chụp MRI ở cột sống ngực - thắt lưng với các chuỗi xung : sagittal T1W, T2W, Axial T2W. Kết quả  : “Bất thường vùng chóp tuỷ (1) ngang mức đốt sống ngực T11-T12, khả năng do viêm nhiễm, tổn thương tuỷ cũ…Ít nghĩ đến u tuỷ” . Hiện nay cháu vẫn không đi được và chân phải cháu không dở lên dở xuống được.

Nhờ Chị Minh Phượng hỏi xem chỉ cho em cách chữa trị cho cháu chứ hiện nay vẫn chưa biết cách nào chữa trị. Cháu đang nằm trong BV Nhi đồng 1 ở Sài gòn.

Em chân thành cảm ơn chị nhiều.

(1) Conus medullaris  

 

BS Hồ Văn Hiền trả lời:

Theo như sơ lược bịnh sữ của mẹ bịnh nhân gởi qua, chúng ta có thể đoán đây là một trường hợp viêm tủy sống (myelitis) ở đưá trẻ 40 tháng tuổi. đây là một bịnh rất hiếm, nhất là ở trẻ con. Có thể bịnh nhân bị loại transverse myelitis (TM), tạm dịch là viêm tủy sống nằm ngang; MRI cho thấy vùng bất bình thường ở đốt sống ngực 11-12 (T11-12).Tổn thương ở vùng này của tủy sống làm liệt các bắp cơ từ háng trở xuống, cả hai bên, cùng với những rối loạn về cảm giác vùng dưới đáy quần, và rối loạn cơ năng các cơ vòng (sphincters) là những bắp thịt kiểm soát sự tiểu tiện, đại tiện. Ở đây phụ huynh không nhắc đến các triệu chứng này, có thể nên để ý thêm thì mới biết rõ hơn để  định bịnh gì cho đúng. Ở đây, chúng ta chỉ bàn chung chung trên một số giả thuyết mà thôi.

Sơ lược về cơ thể học:

Figure 1 Motor cortex là phần võ não điều khiển các vận động của các bắp thịt (cơ) trong cơ thể (từ trên xuống dưới: ngón chân, bàn chân, cẳng chân, đùi, bụng, mình, lưng, vai , cánh tay, khuỷu tay, cổ tay, đầu, mắt , má, làm, môi) (hình Wikipedia)  

 

Figure 2 : Dermatomes: các thần kinh từ các khúc khác nhau của tủy sống (C là cervical, sống cổ, D là sống (lưng) ngực, L là lumbar (eo), S la sacral =xương thiêng) đi đến những vùng da khác nhau của cơ thể gọi là dermatomes (hình Wikipedia)

 

Figure 3 : Hình cắt ngang hai đốt sống (vertebra) với dĩa đệm ở giữa (intervertebral disk).

Tủy sống (spinal cord) chạy  dọc theo cột sống, các rễ thần kinh (nerve roots) đem tín hiệu từ ngoại biên vào tủy sống, đi lên não bộ (cảm giác). Các  tín hiệu mệnh lệnh từ não bộ, xuống tủy sống, ra các rễ thần kinh vận đông. (hình Wikipedia)  

 

Các bắp thịt (cơ) ngoại biên được điều khiển bởi các tế bào thần kinh trên vỏ não (motor cortex), qua trung gian những sợi thần kinh từ não bộ đi xuống tủy sống (descending corticospinal tract) , rồi từ tủy sống chạy ra các rể thần kinh (nerve root), tiếp cận với các cơ bắp. Về cảm giác (sensory system), các receptors gởi tín hiệu,  giây thần kinh (peripheral nerves) đem tín hiệu từ ngoại biên (như cảm giác sờ mó, đau, cảm giác về vị trí các khớp xương, nóng lạnh..) chạy vào tủy sống rồi từ tủy sống chạy lên não bộ , não bộ tiếp nhận các tín hiệu này và làm cho ta nhận ra các cảm giác khác nhau như  về xúc giác (tactile) , nóng , lạnh, đau (spino thalamic tract for pain and temperature)., về vị trí (proprioception)...

Nói cách khác tủy sống như là một xa lộ tín hiệu hai chiều nối liền trung ương (não bộ) và các bộ phận ngoại biên (cơ cử động , cảm giác sờ mó..). Nếu bị tổn thương trên tủy sống, gọi chung là viêm tủy sống, thì các cơ bắp sẽ mất tín hiệu không điều khiển được, như bé bị liệt chân ở đây, các cơ vòng (sphincter)  kiểm  soát tiêu, tiểu cũng bị ảnh hưởng; các tín hiệu của hệ cảm giác (sensory system) sẽ bị rối loạn hoặc không vào não bộ được và sẽ gây những cảm giác bất thường (dysesthesia, như đau nhức , tê buốt, cảm giác kiến bò) hoặc mất cảm giác (sensory loss).

Trường hợp ở đây có lẽ là do viêm tủy sống cắt ngang (transverse myelitis) và tổn thương được thấy trên MRI có lẽ là nơi các tín hiệu bị gián đoạn. Tổn thất này có thể do những nguyên nhân sau đây:

1.      Cơ chế tự miễn nhiễm (autoimmune process). Bình thường các tế bào phòng thủ của hệ miễn nhiễm không tấn công những tế bào của chính cơ thể mình (self tolerance). Nếu vì trục trặc một khâu nào đó, như sau một cơn bịnh (parainfectious myelitis), (thường là do virus), các tế bào phòng thủ gây ra những kháng thể chống lại tế bào chính mình, trường hợp ở đây là chất myelin của tế bào thần kinh, thì hệ thần kinh, ở đây là tủy sống sẽ bị tổn thương.

2.      Nhiễm trùng trực tiếp : thường do siêu vi, đôi khi do vi trùng bịnh lao (lao cần đặc trị)

3.      Bướu, u (tumor) như ung thư, bướu mạch máu (angioma), xương sống không bình thường đè lên tủy sống. Theo người đọc quan tuyến thì MRI không giống trường hợp do u bướu.

4.      Để phân biệt người ta phải lấy nước tủy sống (CSF, cerebrospinal fluid) và nghiên cứu thêm để tìm nguyên nhân.

Nói tóm lại, có lẽ đây là một trường hợp viêm tủy sống do tự miễn nhiễm (autoimmune), cũng gọi là viêm tủy không biết nguyên do (idiopathic myelitis).

Nếu đúng như vậy, đây là một bịnh rất là hiếm , nhất là ở trẻ em. Phải cả triệu người mới có một trường hợp, cho nên ít bác sĩ chuyên về bịnh này và có kinh nghiệm nhiều về bịnh này. Bởi vậy những giải thích ở trên chỉ có mục đích giúp cho phụ huynh hiểu thêm về loại bịnh này, để cộng tác với bs chuyên khoa (mà có lẽ cần nhiều chuyên khoa khác nhau) lo cho em bé bịnh nhân.

Phụ huynh hỏi về các chữa trị, thì em bé  đang nằm trong một bịnh viện chuyên khoa lớn ỏ Sài gòn, tôi không dám lạm bàn. Chỉ đưa ra vài điểm căn cứ trên các công bố của Đại học John Hopkins là nơi có một trung tâm chuyên về loại bịnh viêm tủy sống này (xem www. Myelitis.org):

1.      Một số khảo cứu dùng những liều corticoid rất cao chuyền tĩnh mạch (very high IV steroid doses) trong giai đoạn mấy tuần đầu, lúc thời cấp tính.

2.      Trong các khảo cứu tổng kết các trường hợp TM ở trẻ em, chừng 20 % sẽ phải bị ngồi xe lăn, không đi đứng một mình được, bị trở ngại đáng kể về tiêu, tiểu.

3.      Chừng 30 % sẽ phục hồi, có thể phục hồi từ từ, qua thời gian 2 năm, và đi đứng, sinh hoạt tốt, hoặc gần như bình thường.

4.      Số còn lại có thể phục hồi khá tốt, với một số vấn đề sót lại về đi đứng, tiêu, tiểu.

Nói tóm lại, sau khi bịnh qua khỏi thời kỳ cấp tính (acute phase), sẽ có một thời kỳ

plateau (palliative) không nặng thêm nhưng không giảm, và sau đó sẽ từ từ hồi phục trong đa số trường hợp. Điểm chính là cần kiên nhẫn, trường kỳ trị liệu bằng khoa vật lý trị liệu, vì thời gian phục hồi kéo dài đến hai năm.

Chúc gia đình em may mắn và kiên nhẫn giúp cho em tai qua nạn khỏi.

 

BS Hồ Văn Hiền

3/24/2009

 

Cháu bé bị phát triển chậm về tâm trí - Mental Retardation

VOA question

Trả lời ông Nguyễn Quang Thật hỏi về cháu bé chậm nói và đi nhón gót, và từng bị một cơn cảm kéo dài.

Trường hợp này do phụ huynh chỉ cung cấp thông tin sơ lược chỉ xin bàn chung mà thôi. Cháu bé bị phát triển chậm về tâm trí , kèm theo dáng đi bất thường, đi nhón gót (toe walking, là một triệu chứng thường gặp ở chứng liệt não/cerebral palsy) và không vững. Theo phụ huynh cháu bị cảm kéo dài trước đây, có thể cơn cảm kéo dài này lien quan đến chứng chậm phát triển của cháu, mà cũng có thể không. Nếu có liên quan, thì ta có thể  nghĩ đến một nhiễm trùng nào đó của hệ thần kinh, làm viêm não (encephalitis) và viêm não gây dư chứng hiện nay. Ở Việt nam, viêm não do virus viêm não Nhật bản (Japanese Encephalitis virus) là một trong những loại nhiễm trùng hệ thần kinh thường gặp nhất, do muỗi cắn truyền qua ở những vùng đồng ruộng. Bịnh này có thuốc chích ngừa được.

Nếu các triệu chứng đã có từ lâu và không phải do nhiễm trùng gần đây thì phải nghĩ đến những nguyên do khác : những yếu tố di truyền, những  nhiễm trùng lúc còn trong bụng mẹ, những khó khăn lúc sanh, những bịnh sau khi sanh nhất là bịnh tuyến giáp trạng (thyroid), ngộ độc các kim loại nặng ( như chì/ lead; tôi nhắc tới chì vì ngộ độc chì phổ biến ở Việt nam đang bị ô nhiễm môi sinh nặng và có thể chữa được )  Tuy nhiên cũng có những định bịnh khác mà chỉ có bs trực tiếp khám cháu mới quyết định được.

Cho nên lời khuyên đầu tiên là nên cho cháu bé đi khám bác sĩ nhi khoa nhất là bs chuyên về thần kinh để đánh giá toàn bộ hoàn cảnh nếu có phương tiện. Có như thế chúng ta mới không để sót những trường hợp mà chúng ta coí thể bỏ qua cơ hội cải thiện bịnh tình của cháu, càng sớm càng tốt.

Chứng phát triển chậm về tâm trí, nhất là nếu nặng, cần sự giúp đỡ của nhiều người, Cần cho cháu đến những trung tâm lớn để thẩm định về trình độ phát triển và có những dịch vụ chuyên môn như dạy nói, dạy những hoạt động căn bản trong cuộc sống để giúp trẻ tự lập, hoặc ít ra tự túc trong những sinh hoạt hang ngày nào đó. Tôi đọc internet thấy ở Sàigòn quận 2 có trường can thiệp sớm  (giống như early intervention program ở Mỹ) cho những trẻ chậm phát triển và khiếm thính.

Cháu đã đi chữa nhiều nơi nhưng không khỏi.

Nếu thật sự các bác sĩ nhìn nhận bịnh như thế không chữa được lành, đề nghị phụ huynh nhìn vấn đề qua một khía cạnh khác. Thay vì tìm cách để chữa hết bịnh, mà điều này có lẽ không thục hiện được, thì điều quan trọng nhất là đừng thụ động bỏ bê cháu, nhất là tránh thái độ “tốt khoe, xấu che”, không cho cháu ra ngoài tiếp xúc với xã hội và do đó, vì không được những kích thích về giác quan, tinh thần  và tri thức sẽ càng ngày càng xuống dốc và thụ động. Ta hãy để công sức tìm những cơ hội giáo dục, huấn luyện  cháu để cháu học  ít lắm những kỹ năng đơn giản cần cho đời sống hàng ngày, dù là cần sự giúp đỡ của gia đình hay người ngoài. Gia đình cũng cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Thay vì làm ngơ bất lực trước căn bịnh, cha mẹ cần được hướng dẫn

1.      Tìm hiểu căn bịnh cháu, xem có thể làm gì để cải thiện bịnh tình không.

2.      để dành thì giờ dạy dỗ, nói chuyện, sinh hoạt với cháu,

3.      dạy phát âm, nói, hiểu, tham gia trò chơi với anh chị em, gia đình, bạn bè

4.      ngồi ăn uống đàng hoàng, đi phòng vệ sinh một mình ,

5.      thu xếp nơi ăn chốn ở nếu được lúc cháu có khả năng  sống tự lập ,

6.      cho cháu đi khám định kỳ, chủng ngừa tránh bịnh

7.      theo dõi xem có triệu chứng gì mới để đối phó, trường hợp của em đi nhón gót, có thể các cơ ở bắp chân co rút ngắn lại, có thể cần bác sĩ chỉnh hình khám xem có thể cải thiện được không.

8.      cải thiện những khiếm tật như thị giác, thính giác,

9.       tạo nên một môi trường lành mạnh và phong phú, tạo  những kích thích cần thiết cho sự phát triển tốt của bất cứ đứa trẻ nào phát triển bình thường hay không.

BS Hồ Văn Hiền

2/04/09

 

Bướu mạch máu - Angioma in a 2 week old baby.

Bướu mạch máu( angioma) do những tế bào lót các mạch máu mọc quá nhiều tạo thành một cái bướu.Thường lúc mới sanh thì chưa thấy gì, trong mấy tuần đầu thì xuất hiện một vết đỏ hoặc tím, là chúng ta tưởng lầm là vết trầy trụa lúc sanh hoặc vết bầm. Sau đó vết bẩm sinh này lớn dần và  được bác sĩ định bịnh là bướu mạch máu.

http://www.stronghealth.com/services/childrens/craniofacial/images/Withhem.jpg

Trong năm đầu bướu máu tiếp tục tăng trưởng làm cha mẹ lo lắng, nhất là nếu bướu mạch máu mọc ở mặt nhất là gần mắt ảnh hưởng đến thị giác, ở cỗ hoặc vùng bộ phận sinh dục dễ bị lỡ lói, nhiễm trùng hoặc chảy máu.Tuy nhiên thường qua khỏi 6 tháng đầu tiên, chậm lắm là sau 12 tháng tuổi, bướu mạch máu ngưng tăng trưởng trong một thời gian, rồi từ từ biến mất, có lúc khỏang 3 tuổi, có lúc chậm hơn (chừng 10%) đến 8-9 tuổi mới teo lại. Đa số bướu máu biến đi lúc bịnh nhân được 10 tuổi. Bướu có thể biến mất không dấu vết, cũng có khi để lại một cái thẹo mỡ mềm. Bướu máu cần được phân biệt với một loại vết bẩm sinh khác gọi là biến dạng mạch máu (vascular malformation), nghĩa là những mạch máu biến dạng nằm trong da (chứ không phải là u bướu như bướu máu), màu đỏ sẩm, càng lớn tuổi thì càng đậm đen hơn (ví dụ như vết chàm đỏ trên mặt ông Gorbachev gọi là portwine stain; các vascular malformations này tồn tại suốt đời và tự nó không biến mất trừ ra dùng phẩu thuật hoặc laser) .  

Trường hợp em bé lúc phụ huynh hỏi thì mới 2 tuần, đương nhiên trong những tháng tới , lúc khám lại sẽ thấy to hơn trước. Phụ huynh nên hỏi bs lại cho kỹ, vì đây là một hiện tượng bình thường , và như trên đã nói, cho đến 6 tháng-1 năm trở đi sẽ từ từ nhỏ lại mà không cần chữa trị gì cả. Nhất là nếu giải phẩu, coi chừng chảy máu và nhất là nếu  không có lý do chính đáng.

Trường hợp chảy máy, lấy băng gạt đè lên trên 10 phút để cầm máu. Nếu lở lóet, có thể dung kem , pommade trụ sinh săn sóc và băng lại. Trường hợp bướu máu lớn qúa nhanh, đè lên các bộ phận khác như mắt, tai, miệng, khí quản, người ta có thể dung chất corticoid uống, hoặc chích vào bướu mạch máu cho nó teo lại. Trong một số trường hợp hiếm vì lở loét không lành, chảy máu, hoặc muốn đứa trẻ bớt khổ sở lúc tới tuổi đi học mà bướu lớn làm biến dạng ngoại hình của nó bs có thể quyết định can thiệp bằng giải phẩu hoạc tia laser sau khi cân nhắc lợi hại của các thủ thuật này so sánh với phương pháp để tự nó teo lại tự nhiên.

Hien V. Ho, MD

2/04/09

 

Allergic conjunctivitis/ Viêm kết mạc dị ứng

Trả lời trường hợp bé trai 5 tuổi bị chứng viêm kết mạc dị ứng.

Cháu bị bịnh này sáu tháng nay, đã từng đi khám mắt , thử dị ứng không tìm ra một kháng nguyên nào rỏ rệt gây ra bịnh (allergen). Thuốc nhỏ mắt, thuốc uống chỉ bớt một thời gian ra nắng gió, nhìn TV nhiều thì bị triệu chứng lại. Quá khứ tắt lệ đạo (tear duct obstruction) lúc nhỏ, sức khỏe không tốt lắm, truớc đây có bị suyễn.

Bịnh lý:

Kết mạc (conjunctiva) là một màng tế bào trong (transparent cellular membrane) bọc phía trước mắt ở vùng tròng trắng. Lúc gặp một kháng nguyên (antigen) gây dị ứng gọi là allergen, kháng nguyên này làm các kháng thể IgE kết hợp lại, kích thích các tế bào gọi là mast cell (mast cell degranulation) làm cho  mast cell tiết ra những chất (trong đó có histamin, leukotrienes, protaglandin) gây ra hiện tượng viêm ở mắt. Chúng ta sẽ nhắc đến các mast cell này lúc bàn về thuốc trị viêm mắt dị ứng. Có những người chỉ bị dị ứng theo mùa (SAC, seasonal allergic conjunctivitis) và một số khác bị dị ứng quanh năm (PAC, perennial allergic conjunctivitis), em bé ở đây mới bị chừng 6 tháng, nhưng có lẽ thuộc loại PAC.

Triệu chứng gồm:

·                     đỏ mắt

·                     ngứa mắt

·                     rát mắt (burning)

·                     mờ mắt

·                     ghèn mắt

 

Cách chữa trị gồm có những yết tố chính:

·                     tránh các allergen: vd nếu dị ứng với phấn bông thì không nên đến gần các cây loại đó,

·                     giảm thiểu các allergen (chất gây dị ứng)  trong môi trường sống (allergen load): bớt các đồ lỉnh kỉnh không cần thiết trong phòng có thể thu hút bụi bặm, dùng những loại bao plastic đặt biệt bao gối và nệm lại để các allergen từ gối và nệm không   lọt ra ngoài (hơi đắt tiền, có thể ít hiệu nghiệm); lau chùi, hút bụi kỹ lưỡng, bớt dùng thảm là nơi các con mite là một loại côn trùng li ti hay nẩy nở..

·                     giảm thiểu lông, nước miếng, phân.. do các thú nuôi trong nhà (pet, animal  dander= các vảy li ti của da , lông chim)

·                     ngăn chặn allergen vào nhà, vào xe : đóng cửa kính lại nếu không tránh được, dùng máy lọc không khí (air filters), tùy trường hợp máy điều hòa không khí..

·                     tránh đừng để nhà ẩm ướt, dễ mọc những nấm (fungus) gây dị ứng.

 

Những biện pháp thông thường:

đắp nuớc lạnh trên mắt cho dễ chịu, bớt sưng

dùng nước mắt nhân tạo (artificial tears) để mắt bớt khô, và đồng thời cuốn đi rửa sạch những allergen ra khỏi mắt.  

Những thuốc nhỏ mắt thông thường để ngăn chặn một khâu nào đó của chứng dị ứng. Thuốc không được hấp thụ đáng kể vào cơ thể nên không có phản ứng phụ đáng kể trên toàn cơ thể (systemic side effects)  

Mast cells stabilizers: giúp cho các mast cells được toàn vẹn mặc dù tác dụng của các allergen và IgE. Các thuốc này có khả năng ngăn chặn phản ứng dị ứng trước khi mắt tiếp xúc với allergen, có nghĩa là chúng hiệu nghiệm lúc mình xài thuốc trước khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, nghĩa là phải xài đều đặn , không nên đợi có triệu chứng mới dùng thuốc vài hôm rồi ngưng, đợi có triệu chứng lại xài.

Thuốc nhỏ mắt:

Nedocromil (Alocril)

Ketotifen (Zaditor)

Olopatadine (Patanol)

Các thuốc kháng histamin (H1 antagonist)

Azelastine (Optivar)

Epinastine (Elestat) (antihistaminic)

Thuốc kháng viêm mà không phải steroid (ANSAID);

(cho bịnh nhân trên 12 tuổi) để giảm các hiện tượng viêm.

Ketorolac tromethamine (Acular)

1 giọt 4 lần/ ngày.

 

Nếu bịnh nặng, bác sĩ có thể xài những thuốc loại corticoid , tác dụng mạnh hơn, có tác dụng ngăn chặn các nhiện tượng viêm:

Loteprednol  0.02% (Alrex) (tương đối ít tác dụng phụ hơn các corticoid khác)

Loteprednol 0.05% (Lotemax)
Prednisolone (AK-Pred)

Rimexolone (Vexol)

Medrysone (HMS)

Fluorometholone (FML, FML Forte, FML Liquifilm)

Những thuốc này thường bs nhãn khoa mới dùng lúc thấy cần thiết mà thôi, nhất là ở trẻ em , vì phải cẩn thận có thể gây những biến chứng về mắt  nếu dùng lâu dài, như cườm mắt (cataract, tắng nhãn áp (glaucoma) là gây áp suất trong tròng mắt cao lên).

Một số trường hợp, bác sĩ chuyên về dị ứng thử da (skin test) xem những allergen đáng nghi là những chất nào, sau đó người ta chích liều rất nhỏ các allergen đó vào da người bịnh cho cơ thể người đó đần dần quen đi, bớt dị ứng lại.Trường hợp em bé ở đây đã đi khám bs allergy rồi nhưng không phát hiện ra một chất allergen nào có thể là thủ phạm của dị ứng của em nên bs đã không dùng allergy shots cho em được.

 

Tóm lại, bịnh nhân đã khám và định bịnh do nhiều nơi nhiều bs nhiều chuyên khoa khác nhau, xin có những gợi ý sau:

·                     Bịnh dị ứng mắt thường nhẹ, không nguy hiểm, thường có khuynh hướng giảm sau khi đạt cao điểm ở tuổi dây thì.

·                     Nên áp dụng những biện pháp đơn giản để giảm thiểu các allergen trong môi trường như bàn ở trên.

·                     Có thể dùng những thuốc chống allergy thường như loratidin (claritin) 1 muỗng càfê=5cc hoặc zyrtec (2.5 cc) mỗi ngày để bớt các triệu chứng allergy.

Nên biết những thuốc nhỏ mắt bs cho là thuộc loại gì, tác dụng phụ như thế nào, có dùng hàng ngày để ngăn chăn triệu chứng (như loại mast cell stabilizer Patanol, Zaditor) hay chỉ dùng lúc cấp tính (như corticoid) và chỉ dùng ngắn hạn.Nên tránh những yếu tố làm cho em khó chiu mắt như xem truyền hình nhiều, nắng gió, làm chói khô mắt.. Nên tham khảo bs nếu có những triệu chứng đáng lo ngại, hoặc có khả năng nhiễm trùng cầ điều trị thích hợp.

Bs Hồ văn Hiền

12-13-2008

 

Trả lời  trường hợp bé trai 3 tuổi chậm nói và phát âm sai (speech delay and mispronunciations in a 3 year old boy).

Theo phụ huynh thì chúng ta biết sơ lược bé 3 tuổi mạnh khỏe về thể chất, chỉ có chậm nói, thay phụ âm "mờ'  bằng phụ âm "tờ, chờ", và hay phá. Bác sĩ nói em vì lưỡi ngắn nên nói chậm.

Tính theo phát triển trung bình ở Mỹ, trẻ em 3 tuổi thì có ngữ vựng chừng 500 từ trở lên, có khả năng dùng 3-4 từ trong một câu. Trong tiếng Mỹ, thì các cháu biết phân biệt số nhiều số ít (plural), ví dụ 'cat"  và "cats", thi hiện tại với thì quá khứ (present and past tenses) và biết phân biệt "I, me và you" (tôi và anh, con và mẹ). Tiếng Việt thì hơi khác vì chúng ta không phân biệt số ít hay nhiều, không  chia các động từ, ví dụ chúng ta nói: "hôm qua con đi chơi, hôm nay con đi chơi, mai mình đi chơi " cũng giống nhau, ngôi thứ thì phức tạp hơn: đứa bé có thể xưng là "con, cháu", xưng bằng tên (thay vì chỉ “I, me”) và người đối thoại có thể là 'ba', mẹ, cô cậu,..cho nên có thể đòi hỏi khả năng phân biệt nhiều hơn để gọi đúng ngôi thứ. Cha mẹ người Vn rất để ý đến vấn đề xưng hô cho đúng ngôi thứ này nên thường dạy dỗ rất kỹ nhưng trẻ cũng khó hấp thụ và cha mẹ có thể dễ sốt ruột nếu cháu bé không nắm vững được khả năng này vì quá khó. Trẻ 3 tuổi biết trả lời câu hỏi: Của ai (Whose), vd " Cái xe của ai?", ai (who) (vd: con đi chơi với ai?), tại sao (why) (vd; tại sao con khóc?), bao nhiêu (how many)(mấy ? how many?), vd: con có mấy cái kẹo.
Bé 3 tuổi vẫn còn phát âm trât nhiều âm (mispronunciations), như nói con cọp là "con bọp" ( cờ và bờ), và trong trường hợp này bé đọc phụ âm "mờ' thành 'chờ". 

Thường khả năng phát âm (articulation skill) được phát triển hoàn chỉnh ở khoảng 5 tuổi. Lúc 3 tuổi bé có khả năng nói chuyện , đối thoại đơn giản với người lớn và mặc dù những lỗi về phát âm thường gặp, người nói chuyện không phải là người gia đình có thể hiểu hầu hết những gì bé nói, như người Vn chúng ta cũng có câu "thỏ thẻ như trẻ lên ba", mặc dầu 3 tuổi của chúng ta có thể chỉ là từ 2-3 tuổi tính theo kiểu Mỹ. Đến bốn tuổi bé dùng những câu 4-5 chữ với những câu (sentence ) hoàn chỉnh hơn. Ở Mỹ trên 5 tuổi mà vẫn phát âm sai (mispronunciations), bé được giới thiệu tới chuyên khoa về bịnh lý về phát âm và ngôn ngữ (speech language pathologist) để định bịnh và chữa trị nếu cần.

Trường hợp bé ở đây, bs nói là bé lưỡi ngắn (tongue tie= lưỡi bị cột lại) nên nói chậm. Trước đây ở Mỹ người ta cũng tin tương tự như vậy. Dưới lưỡi có một bộ phận nhỏ gọi là frenulum (là cái phanh, cái thắng) là một sợi gân mõng, lưỡi liềm, giữ cái đầu lưỡi xuống sàn miệng. Người ta tin rằng nếu cái frenulum ngắn, bé nói chậm và nhờ bs cắt cái dây này đi, một thủ thuật khá giản dị. Hiện nay, đa số bs không tin vào chuyện này nữa, và cho rằng sự phát triển về ngôn ngữ tùy thuộc về mức phát triển về thần kinh và về sự vận đông phối hợp của các bắp thịt (cơ/muscle liên hệ). Tuy nhiên một số bs ở Nam Triều tiên vẫn còn cắt cái frenulum này hy vọng để trẻ em Triều Tiên lỏng lưỡi, nói tiếng Mỹ cho đúng giọng (!). Nói chung, nếu em bé lè lưỡi ra mà đầu lưỡi đi ra quá răng cửa thì không cần can thiệp. Về trường hợp em bé ở đây, nếu trở ngại chính là em phát âm "mờ" không đúng, thì đây là một phụ âm môi (labial consonant), lưỡi không phải là yếu tố chính. Nếu muốn tập cho em phát âm "Mẹ" thì có thể tập cho em bằng cách cho em quan sát cách mình ngậm môi lại lúc nói "mờ", lấy tay đẩy nhẹ hàm dưới , tay kia vuốt hai má ra phía trước, để miệng em khép lại lúc phát âm "mờ'.

Tóm lại, nếi so với những tiêu chuẩn phát triển nói trên, em không lọt ra xa ngoài múc bình thường,thì vài lỗi phát âm cũng có thể chấp nhận được không có gì đáng lo. Nếu có thể, nên em đến bác sĩ răng hàm mặt hoặc nha sĩ xem có gì bất thường không. Ở Mỹ, những trẻ gặp vấn đề về phát triển (developmental disorders) được giới thiệu đến những chương trình gọi là EI (early intervention program) và được khảo sát , định bịnh và dạy phát âm miễn phí.Ở Việt nam, phụ huynh, cô giáo có thể bỏ thì giờ tập cho em phát âm đúng hơn. Nếu vẫn thấy lo ngại, nhất là nếu có những phát âm sai sau 5 tuổi, nên tham khảo những chuyên viên trị liệu về phát âm tiếng nói (speech therapist) ở những trung tâm lớn về nhi khoa nếu có thể được.
Chúc embé và gia đình may mắn.

BS Hồ văn Hiền
Hien V. Ho, MD

12-11-08

 

Bedwetting (enuresis)

Trường hợp em bé 6 tuổi đái dầm từ nhỏ (primary enuresis).

Theo như phụ huynh thì ngoài bịnh đái dầm, em bé mạnh khoẻ và tăng truởng tốt. Có lẽ chứng đái dầm không có nguyên do bịnh lý rõ rệt, cho nên bác sĩ được tham khảo chỉ cười rồi cho về. Thống kê cho biết 23% trẻ em 5 tuổi vẫn đái dầm, đến 7 tuổi 5-10% trẻ em vẫn còn đái dầm đêm, và hình như ở các nước khác nhau, tỷ lệ cũng tương tự.

Bé ở đây 6 tuổi, vẫn còn đái dầm thì cũng chưa đến nỗi nào.

Nguyên do chưa rõ lắm, nhưng có thể do một hoặc nhiều yếu tố sau đây:

  1. Yếu tố di truyền (chromosome 22); cha hoặc mẹ cũng đái dầm lúc nhỏ.

  2. Có thể hormon gọi là Anti Diuretic Hormone (ADH) ở mức hơi thấp về đêm so với người bình thường.

  3. Bọng đái (urinary bladder) có thể chưa phát triển thể tích bình thường, hoặc bắp thịt của bọng đái co thắt quá nhiều (muscle spasms).

  4. Bịnh nhân ngủ quá mê (sâu), nên không được thức giậy lúc bọng đái báo hiệu đầy nước tiểu, cần thức dậy đi tiểu.

  5. Nhiễm trùng đường tiểu, bất bình thường trong cơ thể học, sinh lý của bọng đáí, bộ phận sinh dục. Thường người ta phân tích nước tiểu (urinalysis) và cấy nước tiểu xem có vi trùng hay không.

  6. Yếu tố tâm lý: như stress, lo âu, sợ sệt , gia đình ly dị, dọn nhà chỗ khác, nhất là những trẻ dậy thì, thanh thiếu niên (teenagers).

 

Nếu khám và thử nước tiểu (urinalysis) bình thường, có thể thử những biện pháp sau:

  1. Uống nước ít lại trước khi đi ngủ.

  2. Tránh ăn nhiều trước khi đi ngủ, vì ăn nhiều cũng làm cho thận làm việc để bài tiết các chất biến dưỡng solutes, tạo nên nước tiểu.

  3. Tránh cà fê, trà, nước soda, nước ngọt có gas (carbonated beverages), làm đi tiểu nhiều.

  4. “Positive imagery: imagine yourself dry”: tự nhũ, tựởng tượng rằng mình sẽ thức giấc mà không ướt quần, sẽ tự thưởng cho mình một cái gì đó nếu thành công.

  5. ‘Bedwetting alarm”: chuông báo động , hơi phiền toái; bắt bịnh nhân phải thức giậy thật nhanh, nếu không được, cần ngườI khác trong gia đình phụ kêu thức dậy ngay. Lúc sensor cảm nhận giường bị ướt. người bịnh phải tắt máy báo động, đi tiểu tiếp và về ngủ lại, dần dần ngườI bịnh thức đi tiểu trưóc khi bị chuông ren vì giường bị ướt, hoặc nín tiểu tới sáng. Nên dùng máy kiên nhẫn ít lắm là ba tháng, đừng bỏ cuộc sớm

 

Figure 1 : Máy báo động (gắn trên vai) sẽ kêu lên và đánh thức bé dậy lúc sensor (màu vàng ) mang ở quần lót cảm nhận quần lót bị ướt (hiệu Malem, chừng 80 dô la)

[http://www.bedwettingstore.com/Bedwetting_Alarms/malem_bedwetting_alarm.htm?color=red]

 

Dùng thuốc: Nếu bịnh nhân thiếu hormon ADH nói trên , môt thuốc nhân tạo có tác dụng tương tự là desmopressin (DDAVP), có thể giúp bớt triệu chứng nhiều ít trong lúc còn uống thuốc, nhưng không chữa lành bịnh.

DDAVP: dạng viên uống (0.2mg), và dạng thuốc xịt vào mũi (nasal spray). Do vấn đề an toàn, hiện nay DDAVP dạng xịt không nên dùng để trị đái dầm nữa. Desmopressin giữ nước lại ,giảm lượng nước tiểu , nên nếu uống nước nhiều quá lúc đang dùng thuốc có thể gây ra ngộ độc nước (water intoxication), hạ muối natri trong máu (hyponatremia), bịnh nhân có thể co giật, đôi khi gây chết người. Bịnh nhân cần giới hạn nước uống (một ly) lúc cơm chiều và lúc ban tối, hai giờ trước khi đi ngủ thì không uống nước nữa. Cho nên, chỉ dùng trong những trường hợp thấy rất cần thiết và cần bs theo dõi, dặn dò. Chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi. Liều sơ khởi là 0.2 mg buổi tối.

Tóm lại, đối với bé 6 tuổi, không nên la mắng, làm em xấu hổ; nên khuyến khích, kiên nhẫn, áp dụng thử một số phương pháp nói trên thay đổi thói quen (behaviorial approaches) , thay đổi ăn uống nhất là lúc chiều tối, giải quyết các xung đột gia đình,  tình cảm, các hoàn cảnh gây stress, làm như vậy có thể có ích, ngoài ra thì thời gian sẽ là liều thuốc tốt nhất, vì cứ mỗi năm số bé đái dầm giảm chừng 15%.

Nếu sau này,vẫn là một vấn đề quá phiền toái, có thể hỏi bs về cách dùng thuốc chữa trị.

 

BS Hồ Văn Hiền

6-14-2008

 

Jaundice in 2 months old

Vàng da ở trẻ em 2 tháng tuổi, nước tiểu vàng đậm.

Máu của bé cũng như máu chúng ta gốm những hồng cầu (red blood cells), và các hồng cầu này sống được chừng vài tháng (trung bình 120 ngày), phải phá hủy đi và thay thế bằng hồng cầu mới do tủy xương sản xuất. Các hồng cầu cũ này bị phá hủy (hemolysis) thải ra một chất gọi là bilirubin, màu vàng, cần được biến dưỡng qua lá gan (liver). Từ bilirubin ban đầu gọi là unconjugated bilirubin (chưa tiếp hợp) còn gọi là indirect bilirubin (bilirubin gián tiếp), lá gan biến thành bilirubin tiếp hợp (conjugated bilirubin) hoặc bilirubin trực tiếp (direct bilirubin) thi cơ thể mới thải bilirubin trong các ống dẫn mật, theo mật vào túi mật, ra đường tiêu hóa (ruột) và thải ra ngoài được.

Figure 1: Trong Gan (liver), bilirubin đưọc thải ra trong mật. Mật (bile) được dẫn đi từ tế bào gan qua các ống nhỏ, các ống này hợp lại thành ống [dẫn mật] chính của gan (common hepatic duct), ống này đổ vào ống túi mật (cystic duct), đi từ túi mật (gall bladder) để hợp thành ống dẫn mật chung (common bile duct) chảy vào ruột tá tràng (duodenum). Pancreas: Tùy tạng. (hình của Wikipedia)

 

Figure 2 :

Hồng cầu cũ bị phá hủy (hemolysis), sinh ra bilirubin không kết hợp (unconjugated bilirubin), gan biến thành bilirubin kết hợp (conjugated bilirubin) và thải ra hệ thống mật

(biliary system), xong được chuyển qua ruột (small intestine ), theo phân (feces) ra ngoài.

[http://diaglab.vet.cornell.edu/clinpath/modules/chem/images/bilirubin%20metabolism.jpg]

 

Nếu bilirubin gián tiếp (indirect/unconjugated bilirubin) lên quá cao trong máu của em bé, có thể gây tổn hại cho não (hệ thần kinh) của bé (brain damage). Phototherapy, là dùng ánh sáng trị liệu, là cho các photon của ánh sáng tác động lên bilirubin gián tiếp (indirect bilirubin) làm cho nó biến thành một chất isomer (chất đồng phân) gọi là lumirubin, lumirubin có thể thải ra ngoài qua mật và nước tiểu mà không cần gan biến dưỡng thành birirubin trực tiếp.

Nếu

  1. bilirubin được sản xuất ra nhiều quá

  2. bilirubin không được kết hợp (conjugated) đúng mức vì gan yếu hoặc bịnh

  3. nếu các ống dẫn mật bị nghẽn

thì bilirubin sẽ bị ứ đọng trong máu, nồng độ tăng cao, máu lưu thông dưới da, bình thường thì làm da có màu hồng, bilirubin trong máu làm cho da có màu vàng, gọi là bịnh vàng da (jaundice), trước đây tiếng Việt gọi là hoàng đãn.

Ở trẻ sơ sinh các hồng cầu này tương đối có lượng lớn hơn (căn cứ trên cân nặng), cần được thay thế nhanh chóng bằng những hồng cầu mới thích hợp với cuộc sống mới ngoài bụng mẹ, nên bilirubin được sản xuất rất nhiều, gan phải làm việc nhiều trong lúc gan còn non nớt.

 

Sau khi bé chào đời, nếu bị vàng da, có thể có một hoặc nhiều trong số bốn nguyên nhân sau đây:

1)      vàng da sinh lý (physiologic jaundice). Trẻ bị vàng da sau khi sanh được một hai ngày và mức vàng nhất lúc 3-5 ngày. Nguyên do là máu bé thay đổi sau khi chào đời và như trên đã giải thích, lá gan thanh toán lượng bilirubin không kịp thời, bilirubin gián tiếp (indirect bilirubin) tăng trong máu làm vàng da. Trẻ  Á đông (như VN, Trung Hoa), trẻ sinh thiếu tháng, dễ bị vàng da hơn các trẻ khác.

2)      vàng da bịnh lý (pathologic jaundice) thường xảy ra nội trong 24-48 giờ sau khi sanh. Lý do thường gặp nhất là do không tương hợp (incompatibility) giữa máu mẹ và máu con. Ví dụ người mẹ nhóm máu O, nếu người con máu A hoặc B, các kháng thể chống A hoặc B từ máu người mẹ có thể phá hủy một số hồng cầu (hemolysis) của người con, tạo ra một lượng bilirubin lớn trong máu , làm đứa bé vàng da. Một nhóm máu khác là nhóm Rhesus, nếu người mẹ không có kháng nguyên nhóm này (mẹ Rh negative) và có bầu em bé mang kháng nguyên Rh (antigen Rh positive), cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể  chống Rh (Rh antibodies). Đến kỳ có thai lần kế tiếp, nếu em bé Rh dương, kháng thể Rh của người mẹ sẽ tấn công các hồng cầu em bé này, và gây bịnh rất trầm trọng, có thể chết được. Bịnh Rh bất tương hợp (Rh incompatibility) giữa mẹ và con may thay, phần đông xảy ra ở người da trắng, hiếm khi thấy ở người Vn. Bịnh này có thể ngừa được.

3)      Vàng da cho bú mẹ; (breastfeeding jaundice), lúc bé chừng 7-10 ngày. Do sữa mẹ không đủ khối lượng, bilirubin đã được chế biến qua gan không được bài tiết qua đường ruột kịp thời nên bé vàng da. Khi lượng sữa mẹ tăng lên, bé sẽ bớt vàng.

4)      Phân biệt với vàng da do sữa mẹ (breast milk jaundice, BMJ), thường xảy đến chậm hơn, cho những trẻ bú sữa mẹ, và có thể kéo dài hàng tháng. Nguyên do chưa hiểu rõ lắm, có lẽ sữa mẹ có chất  là chậm lại sự biến dưỡng của bilirubin. Thường, rất hiếm khi thấy loại vàng da do sữa mẹ (BMJ) có tác dụng xấu nào trên sức khỏe đứa bé.

Ngoài ra, trong những trường hợp rất hiếm, bé có thể vàng da kéo dài do tắc nghẽn, tịt những ống dẫn mật trong gan (biliary atresia), bilirubin vẫn được tiếp hợp (conjugated) thành direct bilirubin, nhưng vì ống dẫn mật (biliary ducts) bị nghẹt, tắc,  muối mật không đi đến túi mật (gall bladder) không thải được ra đường ruột ra phân được. Do đó mức bilirubin trực tiếp lên cao trong máu, làm da vàng, thận cố gắng thải bilirubin ra ngoài, nước tiểu cũng vàng đậm nhưng phân thường lại trắng vì không có mật trong ruột (acholic stools, clay-colored stools) .

 

 

Figure 1 : Anatomical types of biliary atresia

Type 1 (3%): Atresia limited to common bile duct

Type 2 (6%): Cyst in the liver hilum communicating with "hairy" intrahepatic bile ducts

Type 3 (19%): Gallbladder, cystic duct and common bile duct patent

Type 4 (72%): Complete extrahepatic biliary atresia

[http://www.md.ucl.ac.be/pedihepa/BILIARYATRESIA.htm]

 

Trong trường hợp em bé đang bàn ở đây, vì rất ít dữ kiện nhưng chúng ta biết em đã hai tháng mà:

·         Vẫn vàng da sau hai tháng

·         bú kém

·         không có vẻ mạnh khỏe

·         nước tiểu vàng

1)      nên chúng ta phải rất dè dặt, phụ huynh nên đem em đến một bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Nếu lạc quan nhất thì chúng ta có thể nghi là em bị vàng da do sữa mẹ (BMJ) và nếu đúng như vậy dự hậu tốt. Nếu muốn, mẹ em có thể ngưng cho bú sữa mẹ  một hai ngày, và sau đó cho bú sữa mẹ lại, xem có đỡ không.

2)      Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là em bé không khoẻ, và nước tiểu rất vàng. Bác sĩ cần nghiên cứu khả năng em có dấu hiệu của biliary atresia không, tuy đây là một bịnh khá hiếm.

3)      và em có bị viêm gan (hepatitis) hay không.

 

Hai trường hợp này đều cần điều trị gấp và theo dõi kỹ lưỡng. Một bước đầu là xem phân em màu gì, nếu phân trắng như đất sét, phải nghĩ đến biliary atresia (tịt , nghẽn ống mật), khám xem gan có lớn không,  thử máu em bé xem bilirubin của em thuộc loại nào, bao nhiêu phần trăm là bilirubin trực tiếp (direct bilirubin), nếu bilirubin trực tiếp cao (trên 20%) tổng số bilirubin, phải nghĩ đến tịt ống mật.Bịnh này cần giải phẩu mới trị được. Người ta dùng một khúc ruột để dẫn mật từ gan qua ruột ( Kasai procedure). Nếu, bị nghẽn ngay trong gan, thì không chữa được theo lối này. Một số phải ghép gan (liver transplant). Nói chung phải chữa sớm trong vòng 2-3 tháng đầu, để lâu, mật ứ trong gan làm xơ (cirrhosis), hư hại gan.

Mong cha mẹ em  cho em đi khám gấp và chúc mọi người may mắn.

 

BS Hồ Văn Hiền

14 tháng 6 năm 2008

 

Absence epilepsy (petit mal)

Trả lời bà Trần Thu Hà, ở Thái Bình.

Cảm on bà Hà đã cho những chi tiết rõ ràng về định bịnh cũng như thuốc men. Tôi đoán con trai 9 tuổi của bà đã được bác sĩ thần kinh khám và điều trị cẩn thận.

Tôi chỉ xin trình bày một ít kiến thức căn bản về bịnh này để chúng ta cùng học hỏi thêm và sau đó có vài điểm gợi ý cho trường hợp con bà Hà.

Động kinh cơn vằng, dịch từ  Absence seizures, hoặc absence epilepsy , trước đây thường gọi là “petit mal” (nghĩa đen là cơn bịnh nhỏ). Trong bịnh này, người bịnh thường là trẻ em từ 4 đến 12 tuổi (ít khi trẹn 20 tuổi), cơn động kinh , mặc dù có chữ động, khá đơn giản, người bịnh mất ý thức (impaired consciuousness) trong một khoảng thời gian ngắn, thường là vài giây đồng hồ như trường hợp đang bàn ở đây. Dù là đang ngồi học, hoặc đang đứng chơi, cháu bé bổng nhiên nhìn trống vắng vào không trung (stares vacantly), không nói ra tiếng, có vẽ như không nghe người khác nói gì cả . Rồi đột nhiên cháu tỉnh trở lại, làm tiếp việc mình đang làm, như viết, chơi, có lúc cháu vẫn tiếp tục chạy ngay lúc cơn trống vắng xảy ra. Tuy nhiên trong ý thức của cháu , đã có một sự gián đoạn, tức la 2cháu đã mất một phàn nào ý thức về thế giới bao quanh trong một khoản thời gian dù ngắn, mặc dù là nhìn từ bên ngoài do một cơ chế tự động (automatism) có vẽ như không có gì xảy ra. Bịnh nhân có thể bị những cơn này 50-100 lần một ngày mà người ngoài không thấy, nhiều khi lầm tưởng là cháu mắc chứng thiếu chú ý (attention deficit disorder), hay mơ mộng, hoặc buồng ngủ, lười biếng, nên la rầy, hoặc định bịnh sai.

Nói tóm lại, ngoài những cơn vắng này đôi khi khó nhận ra, chỉ không tới 50% là kèm theo  chứng động kinh co giật thật sự (tonic clonic seizures).

Não điện đồ cho thấy những thay đổi đặc trưng của bịnh này: sóng não chậm với những mũi nhọn (spikes, dáng như tháp chuông nhà thờ, đồng nhịp với nhau, đối xứng , và có ba (3) mũi nhọn trong một giâ đồng hồ (synchronous, symmetrical 3 Hertz spikes and slow wave pattern) .

Figure 1 (http://professionals.epilepsy.com/img/absence_eeg2_s.jpg)

 

Trong câu hỏi, chúng ta không nghe nói điện não đồ bịnh nhân như thế nào. Điểm này quan trọng vì đây là yếu tố tất yếu trong định bịnh động kinh cơn vắng, nếu đọc não điện đồ không chính xác thì có thể định bịnh không đúng. Ở Mỹ thường những trường hợp khó trị như thế này được gởi đến những bác sĩ chuyên về thần kinh trẻ em, có kinh nghiệm thêm về lãnh vực các chứng động kinh (epileptologist), thường ở những trung tâm y khoa lớn.

Vậy chúng ta có thể làm gì cho em ở đây. Đề nghị phụ huynh tìm hiểu thêm về bịnh này , nên trình bày vấn đề cho bác sĩ thần kinh của em , hỏi xem có thể giới thiệu đến bác sĩ nào chuyên về thần kinh trẻ em (pediatric neurologist), nếu là người chú tâm nhiều đến các chúng đông kinh thì càng tốt. Nên nhờ bs đó khám em lại, nếu có thu video được những cơn vắng của em thì rất tốt, đưa cho bác sĩ xem. Những vấn đề này cầ được để ý tới:

-định bịnh có đúng hay không, ngoài cơn vắng có bịnh gì khác không.

-có cần tăng liều thuốc hay không, có cần thử máu để đo mức thuốc trong máu hay không

-thuốc đang dùng có chất lượng tốt hay không, có phải thuốc giả hay thuốc quá củ không?

-thuốc có uống đều đặn hay không? ai cho bé uống thuốc.

-trong các thuốc đang dùng, Depaken (valproic acid) thường hiệu nghiệm cho chứng động kinh cơn vắng, nhưng liều lượng thế nào cần người chuyên môn theo dõi. Những thuốc kia nên xem lại có thật cần thiết hay không, vì nếu không cần thiết, có thể làm bịnh nặng thêm, thuốc càng nhiều thì càng nhiều biến chứng.

Một thuốc đặc trị hàng đầu cho bịnh absence là  Ethosuxamide (ETX, tên thương mãi là Zarontin), không nghe mẹ cháu nhắc tới, có the nên hỏi BS xem có dùng chưa và BS thấy cần không.

Nói chung bịnh này ít có gì nguy hiểm, phụ huynh cần cẩn thận bảo vệ em , tránh những hoàn cảnh nguy hiểm, dễ gây tai nạn (như bơi lội nơi vắng vẻ). Đa số bịnh nhân khỏi bịnh vào tuổi dậy thì trở đi.

Chúc bịnh nhân và gia đình may mắn.

BS Hồ văn Hiền

May 16th, 2008

 


Hoán chuyển động mạch lớn của tim(Transposition of the great arteries)

Date: Fri, 15 Aug 2008 18:03:23 -0700


Ông Tran Quang Hoc hỏi về bé 5 tuổi, bị tật tim bẩm sinh (chuyễn vị đại động mạch) định bịnh từ lúc còn trong lòng mẹ, từng bị viêm nội mạc tim (endocarditis) do nhiễm trùng rất nặng nhưng cứu được. Ông hỏi có thể gởi kết quả chẩn đoán ở Vn để bs bên Mỹ nghĩ đến cách giải phẩu cho cháu được không.

Bình thường , máu châu thân (peripheral)(màu xanh)  được đem về tim phải, đi vào tâm thất phải (Right Ventricle), rồi bơm vào động mạch phổi (pulmonary artery), đi vào phổi, máu được thêm oxy từ không khí phổi hít vào (làm máu đỏ tươi), CO2 được thải ra, và máu nay đã giàu oxy chạy về tim trái, được  tâm thất trái (left ventricle) bơm ra châu thânđể đáp ứng nhu cầu của các bộ phận khác nhau (như bắp cơ, gan, phổi, tim, vân vân). (xem hình của wikipedia)

 

Figure 1 : Tim bình thường: màu xanh máu có mức oxy thấp, màu đỏ máu giàu oxy nhờ lấy thêm oxy  ở phổi

Trong trường hợp hoán chuyển động mạch, động mạch phổi phát xuất từ tâm thất trái và động mạch chủ lại phát xuất từ tâm thất phải. Do đó tuần hoàn phổi (pulmonary circuit) và  tuần hoàn chu thân (systemic circulation) bị tách rời nhau, thay vì kế tiếp nhau. Người bịnh chỉ sống sót được nếu có những ngã thông thương với nhau giữa hai hệ tuàn hoàn trên (như thông liên thất, giữa hai tâm thất).

 

Figure 2 : Chuyển vị các đại động mạch


Ở Mỹ, trường hợp tương tự cần sự cộng tác của bác sĩ nhi khoa (pediatrician) là người theo dõi em đều đặn và hiểu em và gia đình, hoàn cảnh xã hội của em hơn cả, bác sĩ tim nhi khoa (pediatric cardiologist) là người chú tâm vào khía cạnh định bịnh và điều trị vấn đề tim mạch, bác sĩ giải phẩu tim mạch là người nghiên cứu xem em có cần can thiệp giải phẩu (surgical intervention) hay không, có nên giải phẩu hay không, và nếu can thiệp thì làm thủ thuật (procedure) nào.

Theo tôi nghĩ, ông nên liên lạc trưc tiếp với các nơi sau đây:

1. Bác sĩ định bịnh cho em trước khi sanh
2. Bác sĩ gia đình hay bs nhi khoa săn sóc cho em
3. Bác sĩ tim (cardiologist) từng định bịnh cho em
4. Bác sĩ bịnh viện từng chữa em lúc bị viêm nội mạc tim

và yêu cầu các bs hoặc bịnh viện cho bản sao các kết quả thử nghiệm (kể cả nguyên bản số digital của CT, sono, thông tim nếu được) , bản báo cáo (report) về trường hợp của em (trong đó có bịnh sử, chẩn đoán, quá trình điều trị và đề án điều trị kế tiếp). Trong trường hợp bịnh chuyển vị đại động mạch (transposition of the great arteries), arterial switch, tức là đem các động mạch về đúng vị trí của chúng chỉ được thực hiện trong vòng 4 tuần sau khi sanh, sau đó có thể mổ được mà cũng có thể không, tùy trường hợp, vậy bs tim cần cho biết ý kiến về việc này (ví dụ Rastelli operation, tôi có trích dẫn về chuyên môn dưới đây(1)  để cha mẹ bịnh nhân và bs tham khảo)

Đề nghị xin các bác sĩ dùng trực tiếp từ Anh ngữ, vì từ tiếng Việt ở ngoại quốc rất khó tìm người dịch cho chích xác, đa số các tự điển về danh từ y học mà tôi có được không có ích lắm cho giới chuyên môn vì cách dịch rất tùy tiện và không thống nhất, dễ gây hiểu lầm.

Tôi đoán các bs nhi hoặc tim ở Sài gòn, nhất lả ở bv lớn như Nhi đồng Chợ Rẫy là những người thành thạo nhất về các thủ liên lạc với các bs cùng chuyên khoa nước ngoài cho một trường hợp bịnh lý nào đó, vì mỗi bịnh có những nhu cầu riêng của nó, nhứt là những bịnh hiếm có, có những chuyên gia giỏi về bịnh đó mà người trong nghề mới biết tường tận. Ngoài ra, người ngoài giới y khoa rất khó biết nơi liên lạc để có câu trả lời thoả đáng cho nhu cầu mình.

Về việc kiếm người/cơ quan giúp đở, gần đây có một em bé VN ở Huế được mổ lấy bướu 7 kg ra khỏi mặt trong một cuộc giải phẩu kéo dài 12 tiếng đồng hồ ở Florida, do hội International Kids Fund tài trợ. Ông có thể vào trang web http://www.internationalkidsfund.org  để tìm hiểu.

Địa chỉ và DT:
International Kids Fund
Jackson Memorial Foundation

Park Plaza East
901 NW 17th St. Suite G
Miami, FL 33136

305 585 5888
or
1 877 IKF KIDS


Chúc gia đình bé may mắn.


BS Hồ văn Hiền
5-17-08

(1) http://www.emedicine.com/ped/topic2548.htm 

 

Health effects of cell phone stations

Vấn đề nguy cơ cho sức khỏe do trạm điện thoại gây ra:
Trả lời Ông Đào Ngọc Cẩn ở Pleiku:
 
Trường hợp óí mữa, nhức đầu , mất ngủ lúc ở gần đài điện thoại không dây (wireless telephone).
Ông hay bị ói mữa, chóng mặt, mất ngủ, ba tháng nay, từ khi có cột phát sóng điện thoại di động gần nhà ông. Ông Cẩn hỏi về vai trò gây bịnh của các cột phát sóng điện thoại ( wireless phone station).

Năng luợng điện từ (electromagnetic energy) hoặc bức xạ điện từ (electromagnetic radiation) gồm những sóng năng lượng từ  (magnetic) và điện (electric) cùng di chuyễn trong không gian. Vùng các sóng này di chuyển được gọi là điện từ trường. Trong kỹ thuật điện thoại di động, các trạm anten điện thoại (cellular base stations, cell stations) được sắp xếp thành những ‘cell’ (tế bào) nối liền với nhau, phủ các sóng điện từ lên trên một vùng nào đó. các anten này được đặt trên các điểm cao, như tháp (tower). cột cao, mái nhà hoặc các tháp nước. Anten có hai loại, một loại phát đi khắp hướng (omni –directional antenna ) và loại hình như cái pa nô , hướng về một phía nào đó. lớn khoảng 1x4 feet (3 tấc x1,2m) (panel or sector antenna ). đường của sóng phát ra đi một lộ trình hẹp nào đó. Sức mạnh của điện từ trường chung quanh anten tùy thuộc khoảng cách xa gần đối với nơi phát sóng, độ cao của máy phát sóng , hướng của sóng , sức mạnh của từng maý phát sóng (transmitters) làm việc trên an ten đó, và số máy phát sóng của đài đang phát cùng một lúc. Cho nên đối vơi người ở đưới mặt đầt thì bị ảnh hưởng của điện từ trường yếu gấp nhiều ngàn lần từ trường đo được ở trên cao ngang tầm anten phát sóng, và càng ra xa thì ảnh hưởng càng yếu đi rất nhanh. Nói một cách khác, theo FDA là cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc men của Mỹ, mức bức xạ điện từ trường đối với người ơ chung quanh các đài phát sóng điện thoại di động nhỏ hơn hàng ngàn lần mức bức xạ các cơ quan chuyên môn xem như là an toàn cho sức khỏe (In fact, ground-level exposure from such antennas is typically thousands of times less than the exposure levels recommended as safe by expert organizations). Ở Mỹ có những cơ quan kiểm soát và bảo đảm các hãng điện thoại giữ mức bức xạ ở mức qui định.Luật lệ ở VN có thể khác.
Cho đến nay, có nhiều khảo cứu về những vấn đề sức khỏe có thể gây ra do điện thoạI di động và những đài phát song điện thoại. Tuy nhiên theo FDA thì chưa có nguy hiểm nào gắn liền với điện thoại di động được chứng minh dứt khoát. Ngược lạiI, chưa chứng minh được dứt khoát là kỹ thuật này hoàn toàn an toàn cho ngườI dùng. Do đó, một số chính phủ như chính phủ nước Anh có những khuyến cáo giới hạn việc cho trẻ dùng điện thoạI wireless vì sợ những biến chứng về lâu dài, dù hiện nay chưa dứt khoát chứng minh được, nhưng có thể, sau một thời gian dài (hàng chục năm), có thể lộ diện.

Trường hợp ông Cẩn, nên xét những yếu tố sau:

Ngoài cột anten, có yếu tố môi trường nào thay đổ gần đây (như nước uống, nhà máy thải chất độc ngoài khí quyển trong, nuớc uống, đất gần nhà ông)

Có những thức ăn, thuốc uống nào mà lúc xa nhà ông không uống nữa, nên không bị ói mữa?
Có yếu tố tâm lý tình cảm nào làm cho ông thấy thoải mái hơn lúc ông ra khỏi nhà mình?

Dù sao ông đã 70 tuổi, nếu ông vẫn bị ói mữa , nhức đầu, nên đến bs nhất là bs chuyên về tiêu hóa khảo sát cho kỹ (chụp quan tuyến, nội soi nếu cần), để khỏi định bịnh sót những bịnh nguy hiểm như viêm ruột, viêm gan, u bướu gan ruột…

Nếu chắc chắn không bị những vấn đề kể trên, mới nên nghĩ đến việc dời đi nơi khác nếu ông thật sự thuyết phục là nguồn gốc của triệu chứng của ông do đài điện thoạI gây ra.


BS Hồ Văn Hiền
8/16/08

 

Dị ứng mũi, vẹo sụn vách mũi và hen suyễn.

(A case of allergic rhinitis, septal deviation, and asthma)

 

Trả lời trường hợp bé 6 tuổi ở Lâm Đồng bị dị ứng mũi, vẹo vách sụn mũi, nghẹt mũi cấp tính, hen và amiđan lớn.

Dị ứng mũi:

Trước hết nói về dị ứng mũi. Những chất sinh kháng thể (antigen) gây ra phản ứng  có thể là  phấn bông, mốc meo (mold spores), chất bài tiết của các con rận li ti ( các con dust  mites trong mền chiếu mà ta chỉ có thể thấy bằng kính hiển vi, chất bài tiết của chúng gây allergy), các vảy li ti của da, lông  (animal danders) các thú nuôi trong nhà như chó mèo  .

Tiếp xúc với niêm mạc mũi của những người nhạy cảm (atopic individual) , làm cơ thể sản xuất các IgE là những kháng thể phụ trách dị ứng, huy động  các tế bào mast cells của mũi, tiết ra chất histamine va leukotriene, làm mũi  sản xuất ra chất nhớt (mucus), (chảy mũi), sưng (làm nghẹt mũi và ngứa. Nên để ý đến chất histamine này vì những thuốc chống dị ứng sẽ bàn sau có tác dụng chống histamine (antihiastaminic drugs).

Figure 1

Dị ứng có thể làm mắt đỏ, ngứa , mũi hay hắt hơi, ghẹt, sổ mũi, họng đau, ngứa, nhớt chảy sau họng gây ho.

Biến chứng:

Những phản ứng này có thể làm tắt nghẻn các đường thoát chất nhớt của các xoang mũi làm người bịnh dễ bị viêm xoang mũi (xem hình mũi).

adenoids

Figure 2 : Palate: Vòm miệng.

Adenoids nằm phiá sau và trên họng có thể sưng lên, lảm trở ngại lưu thông không khí lúc thở bằng mũi.

Tonsils: Amiđan, thường gọi là “thịt dư’.

Ngoài ra , những trẻ dị ứng thường có hai amaiđan (tonsils) rất lớn như bịnh nhân ở đây, phiá sau họng các adenoids cũng có thể sưng lớn làm chặn đường hô hấp trên , làm các em ngáy lớn, khó thở về đêm, ngủ không yên, giấc ngủ gián đoạn bởi những lần thức giấc liên tục vì nghẹt thở ( sleep apnea) làm em luôn luôn ngái ngủ ban ngày, thiếu chú ý , mệt mỏi, học hành kém hiệu quả. Trường hợp ở đây, bé có amidan lớn, không biết bs đã có ý kiến gì chưa. Có những khảo cứu cho thấy dùng thuốc trụ sinh Augmentin trong 2 tuần liên tiếp có thể là amidan teo lại và giảm triệu chứng nghẹt thở ban đêm lúc ngủ. Nếu thấy cần bs có thể quyết định cắt amiđan và nếu cần nạo adenoid của bé. Về vách sụn mũi của cháu bị vẹo (deviation of nasal septum[1]), một khảo cứu ở Balan ( Poland ) cho thấy ở trẻ con bình thường hết một phần ba là có vẹo sụn vách mũi. Nếu trước đây cháu bị chấn thương mũi, thì có thể vẹo vách mũi do chấn thương gây ra , nên nhờ BS Tai Mũi Họng xác nhận lại, còn không có thể đây không phải là yếu tố quan trọng cần phải chữa.

Tác dụng trên tai:

Trong tai của chúng ta có một khoảng trống gọi là tai giữa (middle ear) nằm giữa màng nhỉ (tympanic membrane ) và tai trong. Có một cái ống  nối miệng với hai tai giữa, đem không khí vào tai giữa, giữ cho thoáng (ventilation). Người bị dị ứng mũi, hai các ống này có thể bị nghẹt lại. Áp suất trong tai giữa giảm xuống làm người bịnh thấy lùng bùng tai. Hoặc trẻ con có thể dễ bị nhiễm trùng tai giữa vì dị ứng mũi cọng thêm các chứng đi kèm như adenoid hoặc hạnh hạnh nhân quá lớn.(xem hình otitis media).

Thuốc men:

Kháng histamin:

Những thuốc trị  dị ứng mũi  gồm những thuốc chống histamine (antihistaminic)  như Benadryl (diphenhydramine) . Benadryl tốt, rẻ tiền và an toàn cho trẻ con nhưng có thể gây buồn ngủ và phải uống nhiều lần trong ngày. Tính cách gây buồng ngủ, làm người bịnh lờ đờ, kém tỉnh táo (sedation) có thể trở ngại cho việc học hành và nguy hiểm đối với những người lái xe hơi hoặc nếu ở Vn những trẻ đi xe đạp xe gắn máy. Một số thuốc mới hơn nhưng đắt tiền hơn, ít buồn ngủ hơn, hoặc không làm buồn ngủ: Claritin (loratidin), Allegra, Zyrtec,  (Zyrtec hơi buồn ngủ) có thể chỉ cần  uống một hai lần mỗi ngày, và trẻ con dùng được . Loratidin (hiệu là Claritin) ở dạng xy rô (5 mg trong 5cc), viên tan trên lưỡi, viên tác dụng 24 giờ, bán tự do ở Mỹ. Tôi đoán là các thuốc này lại càng dễ mua hơn nữa tại Việt nam, tuy nhiên tên thương mại có thể khác.  

Thuốc làm co niêm mạc (decongestants)

Một số thuốc giúp bớt nghẹt mũi (decongestant) như pseudoephedrine và phenylpropalamine có thể được dùng thêm lúc cần thiết để  cho bịnh nhân bớt khó chịu và dễ thở hơn. Có thể dùng riêng như syrup hoặc viên nhai Sudafed, hoặc kết hợp với các chất kháng histamine như trong  Dimetapp, Claritine D ( vi ên thuốc , Allegra D (D là viết tắt của decongestant).

Một số thuốc nhõ mũi để bớt nghẹt nhanh chóng  như Afrin, Dristan, Neosynephrine chỉ nên dùng ngắn hạn (lúc thật cần thiết ví dụ bịnh nhân khó ngủ lúc nghẹt mũi ban đêm vì bị cảm sốt, chỉ dùng vài ngày thôi) vì dùng lâu dài sẽ làm mũi nghẹt nặng hơn nữa vì các mạch máu nở lớn thêm (rebound vasodilation).

Thuốc xịt mũi chống dị ứng:

Môt loại thuốc nhõ mũi an toàn là Cromolyn nasal solution (4%) (Nasalcrom) có thể dùng để ngăn ngừa các triêu chứng, xịt mỗi bên mũi một hai  cái, 3-6 lần một ngày, nhiều lần nên cũng khá bất tiện.

Hiện nay thuốc hiệu nghiệm nhất là các corticosteroid (corticoit, tiếng Anh gọi tắt là steroid)) dưới dạng xịt mũi. Tên thương mại ở Mỹ là Nasonex (mometasone), Flonase (fluticasone nasal, hiện nay có dạng generic, không mang thương hiệu nên rẻ tiền hơn Flonase nhiều và ở Mỹ được nhiều hãng bảo hiểm cho phép mua), Rhinocort, Nasacort AQ. Thường lúc sơ khởi xịt một hoặc hai cái vào mỗi bên mũi, hai ba lần mỗi ngày. Ba bốn ngày sau, khi triệu chứng đã giảm, bớt lại liều thuốc còn xịt một cái mỗi bên, một lần mỗi ngày. Nên hướng đầu chai thuốc về phía cánh mũi , để thuốc đừng chạy thẳng về phiúa sau và xuống miệng  . Vì corticoit là một loại thuốc mạnh và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao của các em bé cũng như giảm sức đề kháng (miễn nhiểm/ immunity), chúng ta nên tránh dùng ở trẻ em quá nhỏ, cẩn thận liều lượng và đừng dùng quá nhiều vì sốt ruột. Nên cẩn thận nếu bịnh nhân mắc bịnh hoặc tiếp xúc với người bịnh bị trái rạ (chickenpox), các bịnh do herpes (làm lở môi, lỏ miệng, lở bộ phận sinh dục).Tuy nhiên theo kiến thức hiện nay, thuốc xịt vào mũi không hấp thụ vào máu ở mức đáng kể và có vẻ an toàn trong đa số trường hợp.

Thuốc chống leukotriene:

Một thuốc tương đối mới kháng chất leukotriene trong phản ứng của cơ chế dị ứng là Singulair (monteleukast), được FDA chấp thuận dùng để ngăn ngừa allergy cho trẻ em trên 6 tháng tuổi (suyễn, dị ứng chất allergen trong nhà/perennial allergic rhinitis; và trên 2 tuổi nếu allergens ngoài trời/nghĩa là seasonal allergic rhinitis). Ở Mỹ thuốc này rất đắt tiền.

Bệnh suyễn (Asthma)

[Bệnh suyễn có nhiều nguyên nhân gây ra và cùng một bệnh nhân  có thể có nhiều yếu tố khác nhau góp lại để gây bệnh suyễn, tưởng nên nhắc lại những số khái niệm về cơ cấu của hệ hô hấp. Khi chúng ta thở vào, không khí đi vào mũi hoặc miệng, qua ống khí quản (trachea) là cái ống cưng cứng, nằm chính giữa cổ, mà ta có thể sờ được một cách dễ dàng, sau đó không khí được phân phối khắp các vùng trong phổi nhờ những nhánh ống càng ngày càng nhỏ hơn, tủa ra như  hình những rễ cây. Những ống này gọi là phế quản (bronchi) đem không khí đến những túi nhỏ ở tận cùng gọi là phế nan (alveoli). Khi ta thở ra, không khí được đẩy ngược trở ra từ các phế nan và thoát ra ngoài ở miệng hoặc mũi. Ðường kính của những phế quản nói trên được điều chỉnh ở mức tối hảo để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nói một cách giản dị, các phế quản phải được mở rộng vừa đủ để không khí đi ra đi vào. Yếu tố này tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố kiểm soát, một số yếu tố làm nở cuống phổi, yếu tố khác ngược lại có khuynh hướng làm co cuốn phổi lại. Ví dụ khi ta sợ sệt trước một tai họa nào đó khiến ta phải "tranh đấu hoặc trốn chạy", tuyến thượng thận tiết ra chất adrenaline nhiều trong máu để giúp ta đối phó với các "stress" đó (fight or flight), một trong những tác dụng của chất adrenaline là làm cho cuống phổi nở ra để chúng ta lấy hơi.

Trong trường hợp người bị suyễn, cuống phổi nhạy cảm một cách bất bình thường và dễ co thắt lại (hyperreactive airways). Nếu cháu bé ngửi phải một chất làm cuống phổi khó chịu, hoặc bị một bệnh siêu vi trùng (virus) nào đó hoặc ra không khí lạnh làm nhiệt độ trong cuống phổi thay đổi đột ngột, các cuống phổi sẽ thắt lại. Cộng thêm vào đó, những chất nhờn được tiết ra nhiều và niêm mạc trong lồng cuống phổi sưng lên. Các biến cố này làm cho lòng cuống phổi nhỏ lại rất nhiều và không khí đi qua một cách khó khăn tạo nên một tiếng vi vu như tiếng sáo diều nếu áp tai vào ngực bệnh nhân để nghe. Nếu suyễn nặng ta có thể nghe được mà không cần dùng ống nghe, đó là tiếng khò khè mô tả ở trên (tiếng Anh gọi là "wheezing").

Nếu cha mẹ bệnh nhân hiểu được những nguyên tắc căn bản trên, sự quan sát bệnh nhân sẽ dễ dàng hơn và người cha mẹ vì hiểu được tình hình có thể tường trình với bác sĩ một cách trung thực hơn về hiện trạng con mình (nhất là lúc liên lạc điện thoại) và hiểu được những nguyên tắc điều trị thuốc men cho cơn suyễn.]

 

Chữa bệnh suyễn

Nói chung nguyên tắc điều trị bệnh suyễn là làm sao cho các phế quản (bronchi) đừng hoặc bớt thắt lại và làm giảm bớt các chất nhớt làm nghẹt cuống phổi..

Một số thuốc  có tác dụng làm nở cuống phổi như Albuterol (Ventolin, còn có tên là Proventil). Nếu con bạn dùng các thuốc suyễn này bạn nên theo đúng liều lượng được bác sĩ quy định rất chặt chẽ. Nếu bạn cho không đều đặn, sẽ có những lúc cơ thể cháu không đủ thuốc và cháu có thể khò khè trở lại; nếu bạn cho không đúng liều (như xài muỗng quá nhỏ) bệnh có thể không bớt. Nếu xài quá liều có thể rất nguy hiểm vì nói chung những thuốc suyễn hay gây ói mửa hoặc kích thích đứa trẻ quá độ. Một số thuốc được xài dưới dạng xịt (dùng metered dose inhaler viết tắc là MDI). MDI gắn vào một cái ống plastic gọi là spacer, dạng như caí ống thổi lửa gọi là Aerochamber. Bịnh nhân ngậm một đầu ống, hoặc nếu bịnh nhân còn nhỏ, dùng mask ( mặt nạ) chụp lên miệng và mũi em bé, bơm thuốc vào đầu kia của ống  để lúc bịnh nhân hít vào thuốc vào phổi tốt hơn, hoặc có thể xài mái bơm chạy bằng điện (gọi là nebulizer). Hai phương pháp này  đem thuốc trực tiếp tới đường hô hấp của bệnh nhân nên tác dụng nhanh và ít gây tác dụng phụ càng ngày càng trở nên thịnh hành, tuy nhiên một lần nữa phải cẩn thận dùng đúng cách, dùng quá mức có thể nguy hiểm (vì đây vẫn là thuốc có dược tính không phải không khí thường).

AeroChamber Plus® VHC with mouthpieceAeroChamber MAX® VHC with mouthpiece

Figure 3

Bịnh nhân hít thuốc suyễn  từ trong ống Aerochamber

Figure 4

Ống Aerochamber giúp đem thuốc suyễn vào phổi tốt hơn

(Hình của Monaghan Medical Corp)

Figure 5

Dùng mask để cho thuốc suyễn vào phổi bé. Phải để bé hít vào chừng năm lần trước khi lấy ra.

(Hình của CPAP&more)

 

Nói chung nếu bệnh không thuyên giảm nên dùng điện thoại cho bác sĩ biết sớm để tính toán lại liều lượng, hoặc đổi thuốc khác, hoặc đổi "chiến thuật" trị liệu. Nếu bịnh nhân cứ bị triệu chứng dai dẵng, phải dùng albuteron nhiều lần trong tuần, bác sĩ có thể dùng những chất corticoid hít (Metered dose inhaler cho bịnh nhân hít vào hàng ngày, dù có triệu chứng hay không cũng phải dùng đều ( như Flovent/fluticasolne)) hoặc bơm bằng máy điện (như thuốc corticoid Pulmicort) . Những thuốc này cần phải được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng lúc xài và cha mẹ chỉ nên dùng đúng theo lời chỉ dẫn, đừng bao giờ tự tiện xài theo thói quen.

Một ống thuốc hít hình như cái dĩa,  tên là Advair Discus (Seretide ở England), kết hợp chất salmeterol (long acting beta 2 agonist) làm nở cuống phổi tương tự như albuterol nhưng tác dụng kéo dài hơn), và chất corticoid fluticason làm giảm viêm. Advair có ích trong những trường hợp hen suyễn khó trị bằng albuterol dùng một mình. Nên nhớ FDA cảnh báo (warning) là thuốc salmeterol  có thể tăng tử vong liên hệ đến bịnh suyễn (asthma  related death).

Cha mẹ nên yêu cầu bác sĩ cho biết những bước tuần tự phải làm như cho uống thuốc gì, xịt thuốc gì, bao lâu một lần nếu cháu đột ngột lên cơn suyễn.

 

Những ý niệm trên hy vọng có thể giúp thính giả hiểu những nguyên tắc chung mà BS dùng lúc chữa bịnh dị ứng mũi bằng thuốc men, và do đó có thể hỏi BS về những điều mình muốn biết.

Ngoài ra cũng nên để ý tới môi trường sống và tránh những yếu tố gây dị ứng mũi như:

·         vệ sinh nơi nhà ở , phòng ngủ:

·         thú nuôi trong nhà :chó, mèo, chim (pets).

·         giường chiếu bụi bặm, đăc biệt chú ý tới gián (cockroach) hay gây dị ứng hô hấp.

·         cây kiểng ,

·         chỗ ẩm thấp có thể dễ mốc meo

·         các chất hóa học , phân bón, xăng nhớt, đồ xịt chùi bàn ghế , thuốc sát trùng

·         nấu nướng nhiều trong nhà gây khói, các hơi từ chất đốt,

·         rất quan trọng: người lớn hút thuốc lá

·         garage, xe gắn máy nổ thong với nhà chính

Những yếu tố môi trường này rất quan trọng trong việc gây ra bịnh hoặc làm bịnh nặng hơn, từ dị ứng mũi cho đến những bịnh đi kèm như hen suyễn (asthma), viêm phế quản, sưng tai giữa (otitis media).

Khí hậu có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các bịnh này. Thường những người suyễn sẽ dễ khò khè lúc hít không khí lạnh vào vì các đường hô hấp nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Ta có thể giảm thiểu tác dụng này bằng các mặc áo quần đủ ấm, nhất là dùng khăn quàng cỗ dày, quấn luôn chung quang vùng miệng mũi để không khí hít vào ấm hơn. Hoặc có thể dùng khẩu trang (mask) để giữ hơi ấm chung quanh vùng mũi và miệng). Nói chung, ở Mỹ, ít khi bác sĩ khuyên bịnh nhân dời đi vùng khác ở vì khí hậu vùng đó gây khó khăn cho bịnh dị ứng mũi của bịnh nhân. Những vùng ấm hơn của Việt nam như Sàigòn, các thành phố  gần biển đi nữa cũng có thể có mức ô nhiễm rất cao, còn tệ hại cho bịnh hhân hơn nữa. Đó là chưa kể những tác động do thay đổi lối sống, công ăn việc làm, tâm lý trẻ em bị xáo trộn...Thường thì, dù dọn đi nơi khác, sau một thời gian vài tháng vài năm, bịnh nhân cũng bắt đầu dị ứng với những allergen nơi mới đến.  

Ước mong buổi nói chuyện này làm sang tỏ một số ưu tư của quí phụ huynh . 

 

Great Falls , Virginia

BS Hồ Văn Hiền

Ngày 2 tháng 3 năm 2008



[1] http://www.journals.elsevierhealth.com/periodicals/pedot/article/PIIS0165587605006087/abstract

 

Tai chảy mủ kinh niên (mạn tính):

Chronic suppurative ear disease:

Trả lời trường hợp cô NTHT:

Bịnh nhân 27 tuổi , chảy mủ tai lúc hai tuổi, sau khi té từ bàn xuống, từng trị thuốc nam. Nay nghe không rõ, lúc cảm thì chảy mủ tai. Nhiều bác sĩ được tham khảo có những lời khuyên

khác nhau về mổ hay không mổ.

Trả lời: Theo tôi nghĩ, bịnh nhân hiện nay mắc chứng viêm tai kinh niên (hoặc mãn tính), có lẽ cả hai bên. Chuyện BN té lúc hai tuổi có thể không liên hệ đến chứng nhiễm trùng tai giữa. Nói một cách vắn tắt, âm thanh vào tai, đi đến trong đáy ống tai ngoài thì gặp màng nhĩ (tympanic membrane). Sau màng nhĩ có một ngăn (căn phòng nhỏ) gọi là tai giữa (middle ear), chứa 3 cái xương nhỏ li ti, hình búa, hình đe và hình stirup (ossicles: malleus, incus, stapes)), bắt cầu đi từ màng nhĩ vào đến một cửa sổ ở vách phía trong. Âm thanh được chuyền qua các xương nhỏ này.  Phía sau cái cửa sổ là tai trong (inner ear), là bộ phận phụ trách ghi nhận các tín hiệu cơ học (các sóng rung của âm thanh) từ ngoài vào và biến thành tín hiệu thần kinh (nerve impulses) truyền lên óc, nhờ đó ta ghi nhận được những tiếng động , âm thanh..

Hình ( 1 ): Cơ thể học tai: 1) Màng nhĩ 2) Xương hình búa 3) Xương hình đe 4) Xương hình bàn đạp để leo lên ngựa 5) các ống nửa vòng của tai trong 6) thần kinh thính giác 7) Thần kinh mặt 8) thần kinh  tiền đình, phụ trách về thăng bằng 9) bộ phận hình ốc sên 10) Ống Eustache thông hơi giữa tai và miệng.

 

Hình 2;  Màng nhĩ bị lủng

Tùy theo trường hợp, một hoặc nhiều bộ phận kể trên bị hư hại trong bịnh viêm mãn tính tai giữa:

  1. màng nhĩ có thể bị lủng, ,

  2. các vi trùng (vi khuẩn ) từ tai ngoài có thể tràn vào tai giữa và làm hư hại niêm mạc lót tai giữa, gây ra những mô hạt (granulomatous tissues) bít tai giữa và làm chảy mủ kinh niên,

  3. tế bào da từ tai ngoài có thể lan vào tai giữa và mọc nên một khối u gọi là cholesteatoma, có thể làm hư hại các vùng chung quanh và chảy mủ kinh niên, thường có mùi thối,

  4. các xương nhỏ (ossicles) có thể hư hại hoặc không còn nữa,

  5. các bộ phận tai trong (inner ear) phụ trách về phần thần kinh thính giác và thăng bằng cũng có thể bị hư hại.

  6. xương mastoid (mấu hình nhũ) sau tai có thể bị viêm và hư hại.

 

Mục đích trình bày những chi tiết trên là để thính giả hiểu bác sĩ cần ước định những thương tổn  trên nhiều thành phần khác nhau của tai bịnh nhân lúc quyế định trị liệu như thế nào.

Trường hợp thông thường bác sĩ cho toa thuốc nhỏ vào tai (ear drops) có chứa một trụ sinh mạnh thích hợp với những vi khuẩn thường gặp trong trường hợp viêm tai mủ mãn tính (chronic suppurative otitis media). Những thứ trụ sinh thường dùng trước đây là

  1. Polymixin B,(có thể độc cho thần kinh tai)

  2. Gentamycin , (có thể độc thần kinh tai)

  3. và Tobramycin (tobramycin ít có tác dụng độc hơn hai thứ kia đối với thần kinh tai trong/less inner ear neurotoxicity).

  4. Ở Mỹ, hiện nay có khuynh hướng dùng những trụ sinh loại fluoroquinolone không độc cho tai trong nhưng đắt tiền (hàng chục đô la Mỹ).

  5. Thuốc thường dùng là Floxin Otic , người lớn, nhỏ vào tai mười giọt  vào tai bị bịnh, hai lần một ngày trong 14 ngày. Có thuốc kết hợp trụ sinh với một chất corticoid để giảm viêm , như Cipro HC, Ciprodex.

Nên lưu ý điểm quan trọng: lúc tai đang chảy mủ, cần phải làm sạch ống tai bằng cách nhờ BS Tai lấy mủ và các chất bẩn (debris) ra , hoặc BS hướng dẫn bịnh nhân tự rửa tai( bằng một dung dịch sát trùng nhẹ thích hợp như hydrogen peroxide pha với nước 50%):Lúc nhỏ thuốc, bịnh nhân phải nằm nghiêng qua một bên, người lớ thì kéo vành tai về sau và lên trên cho thẳng ống tai, nhỏ 10 giọt thuốc xong thì dùng ngón taý ân vào tragus trước tai 4 lần để bơm thuốc ngấm vào sâu trong tai..

Bịnh nhân cần cẩn thận lúc tắm, lội đừng cho nước vào tai (như dùng cục bông gòn bội vaseline bít lỗ tai lại), đừng dùng vật không sạch móc tai, nhỏ thuốc dân tộc, thuốc gia truyền không rõ xuất xứ và dược tính vào tai (có thể làm hại giây thần kinh thính giác )

Nếu chữa thuốc không có kết quả, cần  khám chuyên khoa tai. Bác sĩ chuyên khoa tai sẽ khám chi tiết hơn, có khi cho làm CT các bộ phận tai, thử vi khuẩn của mủ tai ... trước khi quyết dịnh chữa như thế nào, dùng trụ sinh uống hoặc chích tĩnh mạch (intravenous antibiotic dài hạn) , mổ hay không, và mổ thì thực hiện những gì, có những nguy cơ (surgical risks) gì, biến chứng gì có thể xảy ra:

  1. vá màng nhĩ (myringoplasty),

  2. hoặc vá màng nhĩ và phục hồi cơ năng  các xương tai giữa (tympanoplasty)

  3. dùng implants thay thế xương nhỏ tai bị hư (ossicles implants),

  4. đục vào xương nhũ (mastoid)(mastoidectomy) để trị nhiễm trùng,

  5. mổ lấy bướu trong tai nếu có ( cholesteatoma)..

Đây là  lãnh vực của chuyên khoa giải phẩu tai, chỉ xin lạm bàn sơ để bịnh nhân có thể nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định.

Tóm lại, nếu bác sĩ thấy không cần mổ, thì theo hướng dẫn trị liệu của BS. Nếu không khỏi hoặc có phương tiện  nên đến một trung tâm lớn ( như trường đại học y) về tai mũi họng, tìm BS nào có khả năng nhất mà mình biết, có thì giờ để xem xét và giải thích trường hợp của mình, và quyết định nên mổ hay không  . Nên đọc sách, internet để  hiểu rỏ hoàn cảnh của bịnh mình và tìm được bịnh viện và bs giải phẩu có khả năng thực hiện tốt những giải phẩu đó nếu cần.

Chúc bịnh nhân may mắn.

BS Hồ Văn Hiền.

5/21/07

 

Rheumatoid arthritis in 28 yo male.

 

Bịnh nhân (Duong, Bac Ninh) bị đau khớp đầu gối, trên mười năm, hình như chân bên đau nhỏ hơn bên kia do teo cơ (muscle atrophy) , đau  không thường xuyên, nhưng có thể đau dữ dội về đêm, lúc trở trời;hiện tự chữa bằng aspirin nhưng vẫn đau. Bịnh nhân chưa đi khám bịnh tại địa phương vì thất vọng với kinh nghiệm chữa trị một lầ trước lúc bị ho mà chữa không khỏi.

Có lẽ bịnh nhân đau chứng thấp khớp thiếu niên (Juvenile rheumatoid arthritis, JRA) nếu bịnh phát ra lúc BN chưa tới 16 tuổi. Tuy nhiên chúng ta không biết đủ chi tiết nhiều để có thể định bịnh chính xác.

 

Xin gợi ý một số điểm sau:

Đề nghị bịnh nhân nên tìm một BS mà mình tin cậy , hoặc ở địa phương, hoặc ở trung ương, để khám và hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe nói chung. Lần trước người ta chữa chứng ho không khỏi cũng có thể vì nhiều lý do: như chữa không đủ lâu vì một số chứng bịnh gây ho có thể kéo dài khá lâu mới khỏi, bs chưa có đủ thì giờ theo dỏi bịnh..Không nên mong đợi chỉ khám một đôi lần là phải hết bịnh, nhất là bịnh mãn tính như bịnh thấp khớp. Ngoài ra, cần BS theo dõi vì  bịnh thấp khớp đôi khi có thể gây những biến chứng ở mắt , tim..tuy thưc tế trong dạng chỉ một hai khớp lớn bị liên hệ (pauciarticular juvenile rheumatoid arthrits) này, khả năng các biến chứng thấp hơn dạng liên hệ toàn cơ thể (systemic JRA.)  

Dù bịnh nhân  vẫn không đi khám BS được thì nên để ý những điểm sau:

Hiện nay người ta không khuyến khích dùng aspirin để chữa thấp khớp vì aspirin dễ gây biến chứng tiêu hóa như chảy máu bao tử, loét bao tử , biến chứng độc gan (hepatotoxicity). Nếu có thể dùng những thuốc trong nhóm NSAID (non steroid antìnflammatory drugs =thuốc chống viêm không phải corticoid) , như những thuốc kể sau:

Naproxen (Aleve 220 mg không cần toa ở Mỹ, Naprosyn, cần toa  viên 250mg, 350 mg, và  500mg). Người lớn thường uống từ 500mg (nghiã là 250mg sáng và 250mg chiều tối)

Ibuprofen (Motrin, Ibuprin) (viên 200 không cần toa, những viên sau đây cần toa mới mua được ở Mỹ 400, 600 và 800mg). Lượng thuốc mỗi ngày /24 giờ chia làm 3-4 liều trong ngày, và tổng cọng không được quá 1,2gram nếu không có BS giám sát ;nghĩa là nếu uống viên 200mg là viên mua không cần toa ở Mỹ,không nên dùng quá 6 viên một ngày và trên mười ngày mà không có BS giám sát.

Những thuốc này cũng có thể gây biến chứng đường tiêu hóa (loét, chảy máu bao tử, độc gan , độc thận , không được dùng nếu loét bao tử, chảy máu bao tử, suy thận và dễ chảy máu/bleeding disorder).

Tôi chỉ nêu ra đây những thuốc đang bán không cần toa ở Mỹ để giúp thông tin cho thính giả, không phải để bịnh nhân tự mình chữa, nhất là thính giả tại Mỹ. Những chữa trị phức tạp hơn nhưng chúng ta sẽ không bàn tới ở đây.

Chúc bịnh nhân tìm được nơi đáng tin cậy để được săn sóc và theo dõi bịnh tốt hơn.

BS Hồ Văn Hiền

20 tháng 5 năm 2007

 

Hydronephrosis in 11yo boy.

Thận ứ nước ở bịnh nhân nam 11 tuổi.

 

Trả lời em Đinh Quang Bằng.

Trường hợp em đã từng khám ở những bịnh viện chuyên môn như Nhi đồng, Chợ Rẫy và Nhi bịnh viện địa phương, tuy nhiên có những điểm không rõ ràng, vậy tôi xin góp  ý vài điểm sau, có thể không hệ thống lắm:

Em đau ở sườn trái, theo tôi đoán, có lẽ em đau nhiều, đáng kể lắm mới được đem lên đến BV Nhi đồng trung ương. Ở BV Nhi đồng, chẩn đoán siêu âm là thận ứ nước độ  1 , được chữ trị một thời gian và sau đó thấy thận ứ nước độ 2.

Tôi xin giải thích sơ về cơ thể học của hế thống tiết niệu, tức hệ thống sản xuất ra nước tiểu. Thận (kidney) là hai bộ phận nằm trong bụng, hai bên xương sống, hình như hai hạt đậu hòa lan, phần eo lỏm vào đối diện với nhau. Nước tiểu mỗi trái thận được dẫn đến các đài thận (calyces), xong vào môt cơ cấu hình như cái phểu (funnel shaped) , gọi là bồn thận (pyelos, kidney pelvis). Ở phía miệng, phía rộng của hình phểu , bồn thận hứng toàn bộ nước tiểu từ các đài thận, phần đáy của bồn thận nối với ống gọi là niệu quản (ureter), niệu quản nước tiểu xuống bọng đái (urinary bladder), từ bọng đái, nước tiểu được đi ra ngoài bằng niệu đạo, là urethra.

Nếu trong quá trình đi từ đài thận xuống niệu đạo có trở ngại nào đó cho dòng nước tiểu (urinary flow), nước tiểu có thể bị ứ ngược lại, dồn về phía trên (thượng lưu) làm các bộ phận sau đây, theo thứ tự, nở ra, căng lên, to hơn bình thường: niệu quản căng to gọi là megaureter. bồn thận nở to ra gọi là hydronephrosis, là thận ứ nước.

Thận bên trái của người bịnh bị ứ nước (Left hydronephrosis).

 

Nguyên do thường gặp của thận ứ nước  là :

-vesiculoureteral reflux (VUR) , trường hợp này nước tiểu đã xuống bọng đái chảy ngược trở lên niệu quản, dễ gây nhiễm trùng , làm hư thận, làm giảm cơ năng bài tiết của thận

-những cản trở về cơ học làm nước tiểu không lưu thông bình thường, thường là những tật bẩm sinh (vd: chỗ nối niệu quản với bọng đái bị tắt nghẻn, hẹp lại), đường thoát nước tiểủ ra khỏi bọng đái bị một cái valve bất bình thường cản lại (urethral valve)..

Thường muốn định bịnh các chứng này, khi khám phá triệu chừng thận ứ nước ở trẻ em, thường bác sĩ cho làm voiding cystourethrogram(VCU), nghĩa là sau khi bơm một chất cản quang vào bọng đái bịnh nhân, người ta chụp quang tuyến vùng bọng đái, xem chất cản quang có đi ngược lên niệu quản (reflux) hay không, và xem trong niệu đạo đi từ bọng đái ra  có bị van bất thường làm nghẹt không.

   

Niệu quản bên trái của người bịnh bị nở to ra (megaureter).

 

Trường hợp của em, thận ứ nước có nghĩa là dòng nước tiểu đi từ thận xuống bọng đái bị chảy ngược dòng (reflux) hoặc  trở ngại ở một nơi nào đó. Thường thuốc uống không chữa được những chứng này. Chỉ có bác sĩ niệu khoa (urologist) mới có khả năng điều trị những trường hợp này .Riêng em Bằng, khi xạ hình (renal scan?) thì bình thường có nghĩa cơ năng thận bình thường, dòng nước tiểu không tắc nghẽn, lần chót làm siêu âm cũng bình thường, tôi nghi em có thể bị một hội chứng rất hiếm có tên là Hội chứng Dietl, là Intermittent Ureteropelvic Junction Obstruction, là đoạn nối bồn thận và niệu quản của em bị tắc nghẽn từng hồi, khi có khi không. Trong cơn tắc nghẽn thì bịnh nhân đau bụng , buồn nôn, đôi khi bs sờ bụng thấy thận sưng to lên, làm sono thì thấy thận ứ nước , vài hôm sau tự nhiên khỏi, hết đau, sono bình thường. Một thời gian, vài tháng thì bị một cơn khác. Đề nghị em hỏi BS niệu khoa về khả năng này, và xin y lệnh (order) sẳn, lúc nào đau bên hông , nhất là kèm theo buồn nôn, thì đi làm sono lại ngay. Thường những lúc uống nước nhiều, vận động cơ thể nhiều là những lúc cơn đau dễ xảy ra. nếu đúng la hội chứng Dietl, ta sẽ ”bắt quả tang” thận ứ nước lúc đó, và có những trị liêu cần thiết để bảo vệ sức khỏe trái thận. Cũng nên nhắc nhở, nên chữa bịnh một cách liên tục, nghĩa là đừng thay đổi BS hoài, thay đổi BV. Nếu bắt buộc, phải có hồ sơ đầy đủ cho BS sau biết rõ những kết quả và trị liệu những lần đi BS trước..

Em hỏi làm sao biêt mình có bịnh thận.

Nói chung bác sĩ khám tổng quát (như đo huyết áp, xem tình hình tăng trưởng)) rồi thử

- nước tiểu (như xem trong nước tiểu có máu không, có bạch cầu [white blood cells]  không, có chất đạm [protein] không..) 

-          và máu bịnh nhân (như đo chất urea và creatinin trong máu ) để xem thận bịnh nhân làm việc có tốt không, thận có bị nhiễm trùng không.

Những thử nghiệm khác chuyên hơn về niệu khoa thì đã bàn ở trên.  

Về da bao qui đầu hẹp (phimosis), trừ những trường hợp hiếm có, thường không phải là nguyên do của chứng thận ứ nước. Tuy nhiên,nếu  da bao qui đầu quá chặt, có thễ nhiễm trùng hơn, và trở ngại cho dòng nước tiểu. Gần đây, người ta thấy người cắt da bao qui đầu (circumcision) ít bị lây HIV hơn người không cắt. Em nên hỏi bác sĩ của em về vấn đề này.

BS Hồ Văn Hiền.

Ngày 5 tháng 3 năm 2007

 

 

Trả lời trường hợp bạch biến (vitiligo).

Bịnh bạch biến làm cho một số vùng da mất màu tự nhiên thành những mảng trắng, lốm đốm, từng vùng hoặc có thể lan gần hết cơ thể.


Thường xuất hiện lúc tuổi 10-30. Nguyên nhân là các tế bào melanocyte phụ trách sinh ra sắc tố melanin bị hủy hoại, có thể do cơ chế tự miễn nhiễm (autoimmune), tức là hệ thống phòng thủ của cơ thể tự chống lại tế bào của mình. Do đó bịnh nhân còn có thể bị những bịnh khác đi kèm, như

* bịnh tuyến giáp trạng (thyroid),
* bịnh tiểu đường (diabetes),
* bịnh thiếu máu (pernicious anemia),
* bịnh tuyến thượng thận suy (adrenal insufficiency),

cần được bác sĩ nhi khoa để ý tới và theo dõi.

Chữa trị: kết quả của mỗi phương pháp thay đổi từng bịnh nhân.

Các thuốc dùng đều có thể gây phản ứng phụ quan trọng. Thường BS chuyên về bịnh da (dermatologist) phụ trách vấn đề này. Những điểm sau đây chỉ có tính cách thong tin để thính giả cọng tác với BS của mình dễ dàng hơn.

1. Trị liệu bằng ánh sáng: (phototherapy) làm da có màu trở lại9 (repigmentation ) trong 70% trường hợp , tuy phải mất nhiều tháng, làm 2-3 lần mỗi tuần. Kết hợp tia cực tím (Ultra Violet A/UVA ) hoặc ánh nắng với thuốc psoralen (8-methoxypsoralen, 5-methoxypsoralen, hoặc trimethylpsoralen) thoa (Cream and solution of 8-methoxypsoralen (0.1-0.3% concentration) , hoặc uống.

2. Mới đây Narrow Band UV-B, dùng tia cực tím B trong một quang phổ (emission spectrum) hẹp và nhất định, có kết quả tốt hơn, có thể dùng trẻ con và người có thai. Một kỷ thuật khác dùng các fiber optic system để dẫn UV-B 
vào một diện tích nhỏ (microphototherapy) hoặc dùng tia laser có thể hiệu quả hơn đối với những trường hợp diện tích giới hạn và ở những vị trí khó trị. Những phưong pháp này đắt tiền.

3. Các chất corticoid (corticosteroid) như Prednisone , uống hoặc thoa kem trong trường hợp diện tích giới hạn.

4. Tacrolimus ointment (0.03% or 0.1%) (tên thương mãi là Protopic) là một loại thuốc calcineurin inhibitor,dùng để trị bịnh lác ngứa (atopic dermatitis), cũng được dùng trị vitiligo. Những thuốc này có nhiều phản ứng phụ, nhất là trên hệ miễn nhiễm (immune system), làm giảm sự phòng thủ chống nhiễm trùng của cơ thể, và cần được bác sĩ chuyên khoa xét chỉ định dùng tùy trường hợp, điều chỉnh liều lượng, bịnh nhân không thể tự chữa lấy một cách an toàn.

Một số nơi trị vitiligo bằng cách ghép da, đem những mảnh da có màu ghép vào nơi bị mất màu (punch graft, minigrafts, ), các melanocytes (là tế bào sinh sắc tố ) sẽ mọc ở chỗ mới và lan rộng ra, làm da có màu như bình thường.

Cuối cùng, giản dị nhất là dùng những mỹ phẩm để che các vết đốm trắng, ở Mỹ có hiệu Covermark, Dermablend.

BS Hồ Văn Hiền

(26 tháng 11,2005)





Bịnh Down có thể chữa bằng trị liệu bằng gien hay không?



Hội chứng Down (Down Syndrome) là rối loạn chromosome thường gặp nhất. Ở Mỹ , với dân số gần 300 triệu người, có chừng 5000 trẻ ra đời mỗi năm với chứng tật này.Trong mỗi tế bào của chúng ta , có 46 nhiễm thể (chromosomes), có thể chia làm 23 cặp nhiễm thể (pair of chromosomes) đánh số từ 1 đến 22 cọng với 2 nhiễm thể tính dục (sex chromosomes) Y và X . Người mắc chứng Down (Down là tên người mô tả hội chứng này trên lâm sàn lần đầu tiên) có dư một nhiễm thể số 21, thay vì có hai nhiễm thể 21, họ có 3 nhiễm thể 21, nghĩa là 47 nhiễm thể trong mỗi tế bào của mình. (đôi khi chỉ có dư một nhiễm thể trong một số tế bào của mình, gọi là tình trạng mosaic).


Đàn bà ở Mỹ, nhất là người khá lớn tuổI, trên 35 tuổi, được screen bằng thử máu lúc có bầu chừng 16 tuần để xem cái cơ may hội chứng Down của thai nhi là bao nhiêu. Nếu cái risk này đáng kể (1/270), bác sĩ sản khoa sẽ đề nghị làm amniocentesis, tức là rút nước ối bào thai (amniotic fluid) bằng kim đâm vào tử cung, thử các tế bào thai nhi trong nước ối này, nếu các tế bào thai nhi này có dư một nhiễm thể số 21, thì hội chứng Down được xác nhận . Lúc đó bác sĩ hướng dẫn người đàn bà có thai quyết định có muốn phá thai hay không, nếu muốn giữ thai tiếp tục thì người mẹ được chuẩn bi tinh thần để đối phó với một trẻ sơ sinh bất bình thường. Gần đây có những test giúp định bịnh Down sớm hơn, ngay trong ba tháng đầu thai kỳ.Số 5000 trẻ có HC Down nói trên là kết quả những trường hợp không định bịnh được trước khi sanh và những đưá bé mà cha mẹ quyết định giữ đến hết thai kỳ mặc dù biết chúng bất bình thường.

Người bị HC Down có nhiều triệu chứng đi chung với nhau; hệ thần kinh bất bình thưiờng làm cho trẻ phát triển chậm về mọi mặt (mental retardation), nét mặt bất bình thường (characteristic facial features) như mắt xêch, mũi xẹp , cổ ngắn (hơi giống nét mặt người Á châu nên trước đây các nước phương tây gọi chứng này là mongolism, nghĩa là  hôi chứng Mông cổ, từ này nay không còn thông dụng nữa.), các chứng tật về tim, mắt, tai , dễ bị nhiễm trùng, dễ bị ung thư. Tuy nhiên tùy trường hợp nặng nhẹ khác nhau, một số trẻ bên ngoài không phân biệt được với trẻ con khác và học tới đại học.


Hiện nay y khoa chưa hiểu rõ hoàn toàn cơ chế làm thế nào mà sự hiện diện của một chromosome dư lại gây ra những vấn đề khác nhau như vậy. Người ta không hy vọng dùng trị liệu bằng di thể (gene therapy) để đảo ngược (reverse) toàn bộ tác dụng của chromosome 21 dư này, như là bật một cái nút làm tắt ngọn đèn được (switch off). Đó là chưa kể, nếu ta “ tắt” tác dụng của nhiễm thể 21, ta sẽ tác động như thế nào đối với các nhiễm thể khác, và ta có làm “tắt” luôn những nhiễm thể 21 bình thừơng hay không?.

Trong những năm gần đây, người ta đã lập được toàn bộ bản đồ (gene mapping)các gien trên nhiễm thể 21 và cũng hiểu được nhiều hơn về cách mỗi cái gene này liên hệ vối từng loại triệu chứng trong hội chứng Down như thế nào. Các nhà khảo cứu ở đại học Stanford (Mỹ) và Geneva (Thụy sĩ) đã tìm được một cái gene liên hệ tới sự chậm phát triển về tâm trí trong bịnh này (a gene on chromosome 21 which plays a role in mental retardation). Trên loài chuột thí nghiệm, sự hiện diện của gene này làm trở ngại trong sự chuyên chở một hóa chất quan trọng đến phần trước của bộ óc (forebrain), và người ta biết là hiện tượng này đi đôi với sự châm phát triển tâm trí (mental retardation). Có nghĩa là phần trước của bộ óc không cần có thêm những tế bào mới thì mới làm việc bình thường. 

Nếu chúng ta tìm được một thứ thuốc nào đó có thể điều tiết (downregulate) cái gene dư thừa này đi, thì hy vọng chúng ta sẽ cải thiện được tình trạng thiểu năng tâm thần (trì trệ tâm trí, mental retardation) của những người mang hội chứng Down. Xin nhắc lại đây chỉ là chiều hướng khảo cứu trong những năm tới thôi, và hiện nay thưốc có thể làm chuyện này chưa được tìm thấy.

Em nhỏ bàn ở đây mới 2 tháng, thời gian trước mặt còn dài. Ước mong những tiến bộ dồn dập của y khoa sẽ mang 
tới kịp thời những cải thiện cho cuộc sống và sự phát triển của em trong những năm tới.


BS Hồ Văn Hiền

11-25-2005

Congenital nasolacrimal duct obstruction (8-25-2005)

Chứng tắc nghẽn ống dẫn nước mắt .

Trường hợp cháu ngoại thính giả, 35 ngày tuổi, sang dậy có ghèn ở mắt.

 

Sinh lý học (hình 1):  

Nứơc mắt  giữ cho con mắt luôn ướt và che chở cho mắt khỏi trầy trụa và kháng thể (antibodies) trong nước mắt  giữ mắt khỏi bị nhiễm trùng. Nuớc mắt do tuyến nước mắt sản xuất , đi vào hai lổ (punti) trên bờ phía trong của mí mắt, nhập vào túi nước mắt (lacrimal sac), từ đó được dẫn vào kênh mũi -nước mắt (nasolacrimal duct), đào thải vào mũi.

Bịnh lý:

Trong 6% em bé sơ sinh, con kênh mũi nước mắt  này chưa thành hình hẳn, không thông, làm nước mắt dồn lại trên mắt, gọi là chứng nghẽn tắc bẩm sinh của ống mũi nước mắt (congenital nasolacrimal duct obstruction) .

Trẻ sơ sinh có thể có triêu chứng ngay sau khi chào đời , tuy nhiên có thể mấy tuần sau, lúc lượng nước mắt được sản xuất tới mức bình thường, mới có những triệu chứng giúp phát hiện bịnh này. Ở trong  mí mắt dưới, bình thường có một lượng nước mắt nhỏ hiện diện, có tên là hồ nước mắt, hoặc hồ lệ (tear lake, lacrimal lake). Ở bịnh nhân bị nghẽn tắc, hồ lệ này nhiều hơn vì lượng nước mắt thoát vào mũi chậm lại hoặc không thoát đi (epiphora).

Nước mắt có thể tràn qua phía mũi hoặc phía má làm da ướt, khó chịu, em bé dụi mắt. Chất nhờn (mucoid material) sản xuất từ trong túi nước mắt trào ra có thể làm ghèn (discharge) đục xuất hiện trong khoé mắt.(hình 2)

 

Trong phần lớn trường hợp, chứng sẽ thuyên giảm hoặc hết hẳn trước lúc bé một tuổi. Cũng nên nhớ là ngoài chứng này, còn có một số bịnh khác hiếm hơn làm mắt bé bị ướt át, như lông mi (nheo) mọc đâm ngược vào mắt thường gặp ở các trẻ em Châu Á (epiblepharon), cườm nước (glaucoma), cho nên nếu có phưong tiện nên khám bác sĩ cẩn thận. 

Chữa trị bằng cách dùng ngón tay (nhớ rửa sạch, cắt móng ngắn ) của mình massage nhẹ ở khoảnh giữa sống mũi và phía dưới khóe mắt trong của bé, là nơi ống dẫn nước mắt đi qua, dưới da. Đầu ngón tay trỏ của mình không được chà lên phần xương cứng của hốc mắt (hình số 3: kỷ thuật sai, cần tránh/improper technique of lacrimal sac massage), mà đầu ngón tay phải ấn về phía trong và lên trên (in and up), sau bờ xương hốc mắt (hình 4: kỹ thuật làm đúng) . Mỗi ngày làm chừng ba lần là đủ. Cho dễ nhớ có thể làm mỗi lần thay tả (diaper change), làm hàng ngày.

hình 3: kỷ thuật sai, cần tránh

hình 4: kỹ thuật làm đúng

Nếu có ghèn nhớt, dùng nước ấm đã đun chin rửa mắt cho bé.

Nếu ghèn ra nhiều, có thể dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt cho bé, theo bác sĩ hướng dẫn. Nếu sau 12 tháng tuổi mà vẫn còn nghẽn, bác sĩ mắt (pediatric ophthalmologist) sẽ dùng ống dò (probe) thông kênh mũi nước mắt (nasolacrimal duct) , đôi khi phải làm lại một hai lần. Trường hợp nặng hơn BS nhãn khoa nhi có khi phải đặt ống thông tại chỗ (placement of tube) hoặc giải phẩu  tái tạo các ống dẫn nước mắt (reconstructive surgery).

Đôi khi, vi trùng xâm nhập có thể gây ra nhiễm trùng nặng hơn, cọng thêm vào các biểu hiện trên (nhiễm trùng ống nước mắt: dacryocystitis), vùng khóe mắt sưng , đỏ lê, bé quấy và có thể sốt. Bịnh có thể  lan ra gây viêm, sưng đỏ lan ra phần mềm quanh mắt , trầm trọng hơn (cellulitis). Những trường hợp này, cần đem đến bác sĩ điều trị gấp, không nên tự chữa lấy.

 

Bác sĩ Hồ Văn Hiền.

(25 tháng 11,năm 2005)  

 

Allergic rhinitis.

Viêm mũi dị ứng.

Ba của cháu không cho biết tuổi, chúng  ta chỉ biết những triệu chứng chính là sổ mũi kéo dài, kèm theo ù tai, viêm tai giữa, viêm xoang mũi, cần dùng nhiều thuốc, nhiều lần và ngưng thuốc thì bị lại. Chúng ta không biết là thuốc gì vì ba bịnh nhân đọc không được chữ bác sĩ..

Tôi nghĩ là cháu bị chứng viêm mũi do dị ứng (allergic rhinitis). Những chất sinh kháng thể (antigen) gây ra phản ứng  có thể là  phấn bông, mốc meo (mold spores), chất bài tiết của các con rận li ti ( các con dust  mites trong mền chiếu mà ta chỉ có thể thấy bằng kính hiển vi, chất bài tiết của chúng gây allergy), các vảy li ti của da, lông  (animal danders) các thú nuôi trong nhà .

Tiếp xúc với niêm mạc mũi của những người nhạy cảm (atopic individual) , làm cơ thể sản xuất các IgE là những kháng thể phụ trách dị ứng, huy động  các tế bào đến mũi, tiết ra chất histamine, làm mũi  sản xuất ra chất nhớt (mucus), (chảy mũi), sưng (làm nghẹt mũi và ngứa. Nên để ý đến chất histamine này vì những thuốc chống dị ứng sẽ bàn sau có tác dụng chống histamine.

Những phản ứng này có thể làm tắt nghẻn các đường thoát chất nhớt của các xoang mũi làm người bịnh dễ bị viêm xoang mũi (xem hình mũi). Trong tai của chúng ta có một khoảng trống gọi là tai giữa (middle ear) nằm giữa màng nhỉ (tympanic membrane ) và tai trong. Có một cái ống  nối miệng với hai tai giữa, đem không khí vào tai giữa, giữ cho thoáng (ventilation). Người bị dị ứng mũi, hai các ống này có thể bị nghẹt lạI,  Áp suất trong tai giữa giảm xuống làm người bịnh thấy lùng bùng tai. Hoặc trẻ con có thể dễ bị nhiễm trùng tai giữa vì dị ứng mũi cọng thêm các chứng đi kèm như adenoid hoặc hạnh hạnh nhân quá lớn.(xem hình otitis media).

Những thuốc trị bịnh này gồm những thuốc chống histamine (antihistaminic)  như Benadryl (diphenhydramine) . Benadryl tốt và an toàn cho trẻ con nhưng có thể gây buồn ngủ và phải uống nhiều lần trong ngày. Một số thuốc mới hơn nhưng đắt tiền hơn , không làm buồn ngủ: Claritin (loratidin), Allegra, Zyrtec,  (hơi buồn ngủ) có thể chỉ cần  uống một hai lần mỗi ngày, và trẻ con dùng được . Loratidin ở dạng xy rô, viên tan trên lưỡI, viên tác dụng 24 giờ, bán tự do ở Mỹ. Tôi đoán là các thuốc này lại càng dễ mua hơn nữa tại Việt nam, tuy nhiên tên thương mại có thể khác.  

Một số thuốc giúp bớt nghẹt mũi (decongestant) như pseudoephedrine và phenylpropalamine có thể được dùng thêm lúc cần thiết để  cho bịnh nhân bớt khó chịu và dễ thở hơn. Có thể dùng riêng như syrup hoặc viên nhai Sudafed, hoặc kết hợp với các chất kháng histamine như trong  Dimetapp, Claritine D, Allegra D (D là viết tắt của decongestant).

Một số thuốc nhõ mũi để bớt nghẹt nhanh chóng  như Neosynephrine chỉ nên dùng ngắn hạn vì dùng lâu dài sẽ làm mũi nghẹt nặng hơn nữa vì các mạch máu nở lớn thêm (rebound vasodilation).

Môt loại thuốc nhõ mũi an toàn là Cromolyn nasal solution (4%)  có thể dùng để ngăn ngừa các triêu chứng, xịt mỗi bên mũi một hai  cái, 3-6 lần một ngày, nhiều lần nên cũng khá bất tiện.

Hiện nay thuốc hiệu nghiệm nhất là các corticosteroid (corticoit) dưới dạng xịt mũi. Tên thương mại ở Mỹ là Nasonex, Flonase, Rhinocort, Nasacort. Thường lúc sơ khởi xịt một hoặc hai cái vào mỗi bên mũi, hai ba lần mỗi ngày. Ba bốn ngày sau, khi triệu chứng đã giảm, bớt lại liều thuốc còn xịt một cái mỗi bên, một lần mỗi ngày. Vì corticoit là một loại thuốc mạnh và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của các em bé, chúng ta nên tránh dùng ở trẻ em quá nhỏ, cẩn thận liều lượng và đừng dùng quá nhiều vì sốt ruột. Tuy nhiên theo kiến thức hiện nay, thuốc xịt vào mũi không hấp thụ vào máu ở mức đáng kể và có vẻ an toàn.

Những ý niệm trên hy vọng có thể giúp thính giả hiểu những nguyên tắc chung mà BS dùng lúc chữa bịnh dị ứng mũi bằng thuốc men, và do đó có thể hỏi BS về những điều mình muốn biết.

Theo tôi nghĩ, nếu bác sĩ biên toa mà bạn không đọc được những tên thuốc con bạn uống thì thật đáng tiếc và có vẻ không an toàn. Bạn nên tự tìm hiểu thêm để biết con mình dùng những thuốc loại gì, thứ nào hạp với nó và thứ nào gây những phản ứng không tốy thì mình nên biết để tránh. Có khi nên biết những thứ thuốc nào không nên dùng chung với nhau (drug interaction).

Nếu bạn hiểu được những điều trên và biết là bịnh này thường mạn tính, kéo dài, và thuốc nào an toàn, có thể bạn sẽ không ngần ngại lo sợ “uống thuốc nhiều quá” và cho cháu uống thuốc lúc cần thiết. Thứ nhất cho chất lượng đời sống thoải mái hơn (không  ngứa ngáy , dụi mũi, hít hà liên miên, không há miệng thở lúc ngủ làm ngủ không ngon), và không phải đợi lúc biến chứng như viêm xoang mũi, viêm tai giữa , mất thính giác mới cho uống thuốc.

Ngoài ra cũng nên để ý tới môi trường sống và tránh những yếu tố gây dị ứng mũi như:

  • vệ sinh nơi nhà ở , phòng ngủ:

  • thú nuôi trong nhà :chó, mèo, chim (pets).

  • giường chiếu bụi bặm,

  • cây kiểng ,

  • chỗ ẩm thấp có thể dễ mốc meo

  • các chất hóa học , phân bón, xăng nhớt, đồ xịt chìu bàn ghế , thuốc sát trùng

  • nấu nướng nhiều trong nhà gây khói, các hơi từ chất đốt,

  • người lớn hút thuốc lá

  • garage, xe gắn máy nổ thong với nhà chính

Những yếu tố môi trường này rất quan trọng trong việc gây ra bịnh hoặc làm bịnh nặng hơn , từ dị ứng mũi cho đến những bịnh đi kèm như hen suyễn (asthma), viêm phế quản, sưng tai giữa.(otitis media).

Ước mong buổi nói chuyện này làm sang tỏ một số ưu tư của quí phụ huynh .

 

BS Hồ Văn Hiền

31 tháng 8 năm 2005

 

Simple renal cyst

Nang thận đơn giản

Cô em của vị thính giả đau bụng từng cơn, lúc đói và no, thường lúc buổi sáng. Cô tăng trưởng bình thường, sinh hoạt bình thường. Làm sono (siêu âm bụng) thấy nang thận trái 3.1x2.3 cm. Gia đình muốn mổ lấy nang thận ra.  

Trước hết, tôi nghĩ có lẽ cơn đau bụng này do rối loạn tiêu hóa nhẹ, bị sơ qua rồi khỏi, vì đau từng cơn và liên hệ đến các bửa ăn. Nếu còn đau có thể uống những thuốc như ranitidine (Zantac) hoặc famotidin (Pepcid) bên Mỹ bán không cần toa, xem có đỡ không. Nếu không thì phải xem kỹ lại.  

Càng ngày các kỹ thuật sono càng phổ biến, chúng ta sẽ khám phá nhiều những trường hợp như thế này. Nghĩa là có môt bất thường nào đó trong cơ thể mà không có triêu chứng phiền toái gì, có cần đi chữa không? Những khảo cứu ở Mỹ cho thấy trẻ sơ sinh đến lúc 18 tuổi thì cứ 500 trẻ thì có một đứa bị nang thận. Căn cứ trên giải phẩu tử thi, người trên 50 tuổi , đến chừng  50% sẽ được khám phá là có một nang thận , cho nên nang thận như thế này chưa chắc đã là một vấn đề cho chúng ta mất ăn mất ngủ nếu không có triệu chứng nào khác (như đau bụng nhiều, bụng lớn, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu khó…). Những triệu chứng này có vẻ không có trong trưởng hợp này. 

 

Trước tiên chúng ta phải nói rõ là chúng ta đang bàn đến nang thận đơn giản mà thôi: nghĩa là chỉ một túi chứa chất lỏng, không có nhiều ngăn, không phải là nang kết thành chum (polycystic kidney). Những đặc điểm này, bác sĩ quang tuyến có nhiệm vụ quan sát và để ý phân biệt, vì nếu định bịnh không đúng trên sono thì suy luận về trị liệu sẽ sai lầm. Ví dụ không phải nang mà là một túi áp xe mủ (abscess), hoặc là một bướu đặt trong đó có một hang rổng cần phải được phân biệt . Một số trường hợp nhiều nang  kết tụ thành chùm gọi là bịnh thận đa nang (polycystic kidney disease) do yếu tố di truyền (cha hoặc mẹ truyền lạI, có nhiều người trong gia đìng có nang thận như vậy) . Những bịnh này có ý nghĩa  khác và nhất là. khó trị

Trở lại trường hợp của chúng ta.

Nếu em 12 tuổi không có triệu chứng gì đáng kể, thử nước tiểu bình thường thì tôi nghĩ chúng ta không cần phải làm gì cả. Nang thận đơn giản không gây ra ung thư.

Tuy nhiên

  1. Nếu trong gia đìng có người khác cũng bị nang thận, nếu nang thận trên sono không phải là một bọc nước đơn giản mà

  2. có nhiều ngăn (complex cyst),

  3. hoặc vách nang không đều (irregularities in the wall of the cyst),

  4. có chất vôi (contains calcium),

  5. hoặc nếu nước tiểu có máu,

  6. hoặc áp huyết bịnh nhân cao hơn bình thường,

 

nên tìm đến một bác sĩ chuyên khoa về thận (pediatric nephrologist) để theo dõi và điều trị nếu cần.

Nói tóm lạI, chưa nên nghĩ đến chuyện mổ lấy nang ra. Nếu lo lắng nên làm sono lại sau một thời gian theo dõi. Nên nhờ một bác sĩ nhi hoặc nội khoa.lập hồ sơ bịnh lý rỏ rang và theo dõi có định kỳ.

Theo tôi nghĩ giải phẩu không phải là bước đầu tiên để đối phó với bịnh này.

 

BS Hồ Văn Hiền

30 tháng 8 năm 2005

 

Bướu giáp nhân (thyroid nodule) thùy phải, cháu gái 15 tuổi.

 

Trả lời Ông Thái Vĩnh Tường (Ninh Thuận) :

Con gái 15 tuổi, bươu giáp nhân (thyroid nodule) thùy phải.

 

Tuyến giáp trạng là tuyến thyroid hình như con bướm, mà hai cánh hai bên là hai cái thùy phải hoặc trái., tuyến nằm trước cổ, trước yết hầu. Trong một số trường hợp , tuyến bị kích thích thái quá do một nguyên nhân nào không rõ,làm nổi lên một cục nodule ; bịnh nhân ở đây nổi lên một nodule bên thùy phải. Bà nội bịnh nhân đã mất từng bị bướu giáp.

Bịnh nhân từng được chữa bằng levothyroxine để giảm bớt sự kích thích tuyến giáp nhưng theo phụ huynh không ảnh hưởng đến tầm cở của bướu.

Theo dỏi bịnh này cần BS Nhi khoa, BS chuyên về tuyến nội tiết trẻ  em (pediatric endocrinologist) cọng tác với  BS giải phẩu.trẻ em (pediatric surgeon) cùng phòng xét nghiệm tốt. Ngay về những thử nghiệm như thử máu, siêu âm, quang tuyến, chất lượng của các kết quả cũng tùy nơi, tùy người phụ trách phòng thí nghiệm có quen thuộc với loại xét nghiệm khá phức tạp này hay không, có chuyên về những đặc điểm của bịnh trẻ em không.

Đề nghị phụ huynh em trực tiếp hỏi ý kiến của BS đang theo dỏi em về bịnh của em cũng như về giới hạn của địa phương của mình..

Theo tôi nghĩ,ngoài cách dùng thuốc và theo dõi định kỳ, nếu phụ huynh chưa yên tâm, và nhất là nếu bướu cổ càng lúc càng to, chúng ta cần tìm cách loại bỏ khả năng bướu độc, có nghĩa là cần định bịnh chính xác xem có phải là ung thư không. Phụ huynh có thể bàn với BS về thủ thuật dùng kim nhỏ chích vào bướu và hút ra để thử thịt (Fine Needle Aspiration Biopsy, FNAB) là thủ thuật nhẹ nhàng nhất, nhưng lại khó làm ở bịnh nhân nhỏ tuổi và ít người có kinh nghiệm về thủ thuật này ỏ bịnh nhân nhi khoa. Nếu cần thì Bs giải phẩu  có thể đề nghị thử thịt ( excisional biopsy) tức là lấy bướu ra ngoài để thử. Nói chung , nên tìm đến những trung tâm có kinh nghiệm về tuyến giáp và có số lưu lượng bịnh nhân lớn vì chữa những trường hợp này tùy thuộc về khả năng và kinh nghiêm rất chuyên môn thường những bịnh viện nhi đồng lớn mới có.

BS Hồ Văn Hiền.

10-05-04

 

 

Wilson’s disease.

Trường hợp Ông Nguyễn văn N. ở Phần lan viết thư hỏi về người con 28 tuổi bị bịnh Wilson.

Ông N. viết một bức thư chi tiết về tình trạng người con trai. Tôi sẽ xin phép Ông N. trích ra đây một số đoạn . Lý do là trường hợp này có thể giúp ích cho nhiều người nhận diện sớm được triệu chứng của bịnh này lúc mới xuất hiện, và nếu mình "đề cao cảnh giác’ , hay như người ta nói trong Anh ngữ, có mức chỉ số nghi ngờ cao (high index of suspicion), có thể gợi ý bác sĩ , giúp định bịnh sớm hơn là trường hợp này và có những biện pháp trị liệu sớm , giúp giảm thiểu các hậu quả của căn bịnh.

Bịnh Wilson là một bịnh di truyền của sự biến dưỡng chất đồng (copper, cuivre). Bình thường cơ thể chúng ta cần những lượng đồng rất nhỏ, tựa như trường hợp cơ thể cần những lượng sinh tố (vitamin) nhỏ, mới hoạt động bình thường được. Nếu nhiều đồng quá trong cơ thể thì lá gan có bổn phận bài tiết đồng vào trong mật (bile) và được thải ra ngoài. Trong trường hợp bịnh Wilson, vì một điểm bất thường trên di thể (chromosome số 13), tế bào gan không bài tiết đồng ra mật được,chất đồng ứ đọng trong gan, làm hư hại tế bào gan , gây gan lớn, gan xơ, vàng da… Sau đó mức đồng càng lên cao nữa thì sẽ tích tụ ở thận, hệ thần kinh và mắt.

Những triệu chứng chính phát xuất từ sự hư hại các bộ phận trên :

1)Gan:

Bịnh gan làm vàng da, hoặc da ngâm đen , gan lớn ,xơ gan (cirrhosis), chảy máu vì gan yếu cơ năng giảm , ói ra máu vì máu khó đông. Theo thư của bà N., "con lón năm nay 28 tuổi, lúc còn ở VN đi học lớp 7 (chừng 12 tuôi), về sức khỏe nó ốm yếu, da ngâm đen vì uống thuốc loại gì đó, bác sĩ nói khoảng 15-16 tuổi thì da nó trở lại bình thường. Sau đó không lâu, (năm 1989) vượt biên qua đảo Bidong, bác sĩ không tìm ra căn bịnh,”mà chỉ nghĩ nó bị suy dinh dưỡng thôi.". Tôi đoán có thể những dấu hiệu thay đổi màu da, suy dinh dưỡng có thể là những dấu hiệu cho biết gan của bé đã bị bịnh từ đó nhưng khó phân biệt vì tình trạng suy dinh dưỡng thật sự trong trại tị nạn đi đôi với triệu chứng của bịnh gan. Trong những điều kiện xã hội bình thường, với nền y tế tốt hơn, nếu đi khám và bác sĩ cảnh giác hơn về bịnh Wilson, có thể phát hiện sớm hơn và chữa trị sớm hơn (tuy nhiên ta cũng thấy đây là một bài toán rất khó, vì ngay sau khi đã đến một nuờc tiên tiến như Phần Lan, ba tháng sau mới tìm ra bịnh).

2) Hệ thần kinh:

Yếu tố chính là các cử động cố ý (voluntary movements ) càng ngày càng khó khăn, các triệu chứng tâm thần (psychiatric symptoms) và thay dổi tính tình. Trường hợp con ông N., ông viết " Nhưng càng ngày (tình trạng cháu) càng xuống dần, lúc đầu xách nước rửa chén tiếp gia đình được , nhưng sau đó làm không được , ăn cơm cầm đủa được, sau đó lại không. Rồi sau đó phải đút giúp cho nó ăn và đi phải dìu đi nếu không thì bị té. Tháng 10/91 đi qua Phần Lan định cư đến phi trường phải đi vào bịnh viện cứu cấp, và ba tháng sau mới tìm ra căn bịnhWilson’s. Nó bị phân nửa co cứng , tay chân cứng (bên trái) không hoạt động bình thường như bên phải".. có thời gian phải đi xe lăn.”

3)Thận:

Thận hư, và có thể suy luôn (renal failure), cần lọc máu hoặc thay thận.

4) Mắt:

Chất đồng tụ chung quanh giác mạc (cornea) và nếu bác sĩ chuyên khoa mắt khám sẽ thấy một vòng tròn màu nâu bọc chung quanh tròng đen gọi là Kayser- Fleisher ring. Đây là một dấu hiệu tương đối dễ tìm thấy, không cần phòng thí nghiệm phức tạp , nếu nghi bịnh này, có thể tham khảo với bác sĩ mắt để giúp định bịnh sớm va chữa trị sớm.

Về trị liệu, Ông N. có cho biết thêm: "Sau khi tìm ra căn bịnh,và cho dùng thuốc thì căn bịnh giảm dần và nay thì đi dược nhưng dễ bị té vì không cân bằng được. Thuốc uống có Penicillamin , Helsevit và Trileptal".

Penicillamin là một thuốc thuộc loại copper-chelating agent, nghĩa là một yếu tố giúp cho cơ thể thải ra ngoài , bài tiết chất đồng ra nhanh hơn.Chất đồng được thải ra trong nước tiểu và tác dụng đầu độc của nó do đó giảm xuống. Trileptal là thuốc trị làm kinh, co giật. Người ta cũng cung cấp một số thực phẩm nên tránh vì có nhiều chất đồng : gan thú vật, cua , sò , hến, nhất là tôm hùm (lobster), tron các trái cây, chỉ có avocado là có chứa khá nhiều đồng.

Ngoài ra, bịnh nhân được điều trị về vật lý trị liệu, tập nói, săn sóc răng miệng,giúp đở để hoạt đông sinh hoat ban ngày. Theo lời ông N. , từ năm 91-97 có bị phong giựt (epilepsy) và từ năm 2000 thì bịnh phong giựt nặng hơn. Bà viết thư cho chị Minh Phượng hỏi xem có bác sĩ thần kinh nào để xin ý kiến về vấn đề co giật này.

Theo yêu cầu của chị Minh Phượng tôi có xem xét kỷ lưởng hồ sơ của Bà Ni chuyển qua

Và tôi nghĩ rằng con ông Ni đang được điều trị tại một trong nh?ng xứ có nền y khoa xã hội tiến bộ nhất thế giới. Các bác sĩ ở Phần Lan đang làm những gì có thể thực hiên được, bất cứ ở đâu, kể cả bên Mỹ. Theo như báo cáo về tình hình phục vụ bịnh nhân mà ông Ni gởi kèm theo, bịnh nhân được nhiều chuyên viên Đại học Helsinki săn sóc và theo dõi về y khoa, về răng miêng, vật lý trị liệu, về phát âm (và bịnh nhân nói được ba thứ tiếng) cũng như về sinh hoạt xã hội. Đây thật là một điểm son của nến y tế Phần lan, chỉ một nước dân số nhỏ hơn Việt nam nhiếu mà có thể săn sóc, chu cấp cho một người tỵ nạn thiểu số chu đáo và tận tình như vây.

Theo yêu cầu của chị Minh Phượng, tôi chỉ xin có những lời bàn trên để giúp gia dình và bịnh nhân có thể hiểu thêm về bịnh này . Dù nhân viên y tế Phần lan đã dịch mọi thứ ra tiếng Việt, tôi nghĩ có thể một bác sĩ người Việt nam có thể làm sang tỏ vấn đề hơn đôi chút và giúp cho gia đìng cọng tác dễ dàng hơn với mạng lưới y tế địa phưong.

Mục đích thứ hai là trình bày cho thính giả của đài VOA một số điểm nên biết về bịnh Wilson.

Tuy là một bịnh hiếm, chỉ 30.000 người mới có một người bịnh, cũng có thể ước tính ở Việt nam có chừng hai ba ngàn người mắc bịnh này.

Nếu bịnh nhân cũng như nhân viên y tế nghĩ đến bịnh Wilson lúc trẻ em có những triêu chứng gan không giải thích được , hoặc đi đôi với những triệu chứng thần kinh hoặc tâm thần và dùng những biện pháp khá giản dị như khám mắt, thử máu (đo ceruloplasmin) tương đối khá phổ cập thì hy vọng có thê truy tầm bịnh lúc mới phát.

Điểm quan trọng là nếu định bịnh càng sớm thì kết quả chữa trị càng khả quan, và cách chữa trị bằng thuốc và kiểm soát thức ăn uống tương đối giản dị.

Ngược lại càng trể thì càng khó đảo ngược các triệu do tổn hại thần kinh, gan và thận. Bịnh này là một bịnh di truyền do một cả cha và mẹ truyền qua em bé , nghĩa là cả hai bên đều có một gene (gien, di thể) bất bình thường trên chromosome (di thể) số 13 (autosomal recessive transmission).Người ta khuyên các trẻ em trên 3 tuôi cùng cha và mẹ (nghĩa là anh em ruột), dù đang mạnh khoẻ, cũng nên đi khám và thử nghiệm (đo chất ceruplasmin trong máu) xem có mang mầm bịnh hay không, để chữa trị càng sớm càng tốt ( nghĩa là dùng pecillinamine và ăn uống những thức ăn có lượng đồng thấp, tránh gan , cua, sò , hến, tôm hùm).

Xin chúc em Ph. càng ngày càng hồi phục và chúc gia đình em may mắn.

5/26/05

 

Cryptorchism

Trường hợp cháu trai mười ba tuổi có một dịch hoàn còn nằm cao trong háng. (undescended testis).

Trong đa số trẻ mới chào đời, hai dich hoàn đã di chuyển từ bụng chạy xuống nằm trong bìu dái. Trong 3-6% trường hợp, một hoặc cả hai dịch hoàn còn ở trên cao, không sờ thấy được trong bìu dái, tiếng anh gọi là cryptorchism, dịch nghĩa đen là dịch hoàn ẩn.

Sau 12 tháng tuổi còn chừng 1-2 % trẻ còn mắc chứng này, nghĩa là số còn lại tự nhiên khỏi.

Ở Mỹ hiện nay, đại đa số các em đều được chữa rất sớm nếu một hoặc hai hòn dái không xuống nằm trong bìu dái sau một thời gian chờ đợi vài tháng (từ 6 đến 12 tháng). Nói chung người ta chữa các bé dịch hoàn ẩn này trước tuổi 18-24 tháng. Những lý do nêu ra như sau:

  1. Tăng khả năng có con khi trẻ trưởng thành: hết 75% đàn ông bị hiếm muộn (infertility) nếu hai dịch hoàn đều ẩn (bilateral cryptorchism),50% hiếm muộn nếu bị một bên thôi.Người ta hy vọng nếu đem dịch hoàn xuống bìu dái sớm, dịch hoàn không chịu ảnh hưởng không tốt của thân nhiệt (sức nóng trong cơ thể) nên cơ năng sản xuất tinh trùng tốt hơn, khả năng có con sẽ tốt hơn, tuy nhiên điểm này chưa được chứng minh dứt khoát, một phần vì có lúc cơ năng của dịch hoàn đó cũng đã kém sẳn rồi, và ngay cả sau khi được giải phẩu kéo xuống từ nhỏ hòn dái bên được mổ cũng nhỏ hơn bên kia nhiều lúc người con trai trưởng thành. Trường hợp bịnh nhân ở đây dịch hoàn trái dài 9.6mmx20.6mm và phải 10.3mmx23.1mmlà nhỏ hơn mức trung bình nhiều (34mm+-8mm) so với tiêu chuẩn của Mỹ, có thể khác với tiêu chuẩn Á đông.

  2. Giảm cơ nguy bị ung thư dịch hoàn sau này. Ở nam giới , cứ 1000 người sẽ có hai người trước sau cũng bị ung thư dịch hoàn, ở nam giới bị dịch hoàn ẩn, cứ 80 người sẽ có 1 người bị ung thư dịch hoàn, nghĩa là 5-10 lần thường gặp hơn. Ở người mà dịch hoàn nằm thật cao trong bụng (intraabdominal), cơ nguy ung thư còn cao hơn nữa (5%). Nếu đem những dịch hoàn này xuống bìu dái trước 10 tuổi , khả năng ung thư được giảm xuống, nhưng cũng không chắc chắn.

  3. Ngoài ra nếu đem dịch hoàn xuống bìu dái, người đàn ông có thể được chỉ dẫn để tự khám dịch hoàn theo định kỳ , nếu thấy có sưng lên hoặc có gì lạ thì đi khám bác sĩ để coi lại, do đó truy tầm ung thư dịch hoàn giản dị hơn.

Một số bác sĩ chữa bằng thuôc kích thích dịch hoàn (human chorionic gonadotropin), chích thịt từ 3-15 mũi. Một trong những phát đồ điều trị cho trẻ trên 6 tuổi là chích 1000 đon vị quốc tế (IU) 2lần mỗi tuần trong 5 tuần . Hiệu nghiệm trong chừng 10%-55% trường hợp tùy theo khảo cứu. Một thuốc khác là Nafarelin (Synarel) hoặc Buserelin.Hai thuốc này thuộc loại gonadotropin releasing hormone (GnRH), là hormon kich thich tuyến não thùy (pituitary gland, hypophysis), tuyến nào thùy sau đó tiết hormon (LH và FSH ) kích thích dịch hoàn.Thuốc này tiện ở điểm không cần chích mà xịt vào mũi (nasal spray) nhiều lần một ngày, trong nhiều ngày, cần được bác sĩ chuyên môn hướng dẫn và chỉ cho phép dùng ở Âu Châu, ở Mỹ không được chấp thuận.

Đa số bịnh nhân ở Mỹ hiện nay chữa bằng giải phẩu, nghĩa là rạch ở hang em bé, kéo hòn dái xuống thấp và neo lại (orchipexy) đồng thời sửa luôn thoát vị (hernia) đi kèm nếu có .

Tuy nhiên đối với người lớn mắc chứng dịch hoàn ẩn, các khảo cứu cho thấy đem hòn dái xuống bìu dái không giúp cho sự phòng ngừa ung thư cũng như truy tầm ung thư. Cho nên đối với người lớn, theo sách vở y khoa Mỹ hiện nay người ta không cần chữa , không cần mổ. Nếu, sau khi dậy thì (after puberty), dịch hoàn còn nằm trong xoang bụng, có thể bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy hòn dái này bỏ đi (orchectomy) để tránh hậu hoạ (biến chứng thành ung thư).

Cụ thể trường hợp em 13 tuổi, ở ranh giới hai trường hợp trẻ con và người lớn, tương đối khó dứt khoát, tùy ý của bác sĩ giải phẩu. Bố em hỏi về chữa bằng thuốc , tôi đã bàn về các thuốc chích và xịt ở trên. Tuy nhiên tôi thiển nghĩ không có lợi đáng kể và không hiệu nghiệm lắm dù bịnh nhân có khả năng mua thuốc đi nữa.

Có cần và có nên mổ để đem hòn dái xuống thấp hơn không? Như trên đã nói, có lẽ cái lợi không nhiều vì đã quá trể và dịch hoàn cũng nằm ngoài bụng, ở háng, khả năng ung thư cao hơn người thường từ 5-10 lần, nghĩa là thay vì một ngàn người có 2 người bị thì nay 1000 người có 10-20 người bị. Dịch hoàn nằm ở háng (inguinal canal) không nguy hiểm như hòn dái còn nằm sâu trong bụng( intraabdominal) có khả năng biền thành ung thư cao hơn. Mổ để đem dịch hoàn xuống cũng không làm giảm nguy cơ ung thư.Bác sĩ có thể muốn mổ vì lý do "thẩm mỹ" hoặc tâm lý hoặc để giúp bịnh nhân tự truy tầm ung thư dễ hơn, hoặc bác sĩ có lý do để nghĩ rằng giải phẩu tốt hơn là để yên.

Tóm lại, nếu không mổ bịnh nhân cũng không thiệt thòi gì hơn. Tuy nhiên mỗi hoàn cảnh mỗi khác, đề nghị thân nhân xét những điểm lợi hại nêu trên, xét về những yếu tố tốn kém, về khả năng bác sĩ mà mình có thể nhờ điều trị, và bàn cải với bác sĩ giải phẩu tại địa phương mình.

BS Hồ Văn Hiền.

05/12/05

 

Trả lời trường hợp thiếu nữ 15 tuổi thích mặc đồ con trai.

Vấn đề giới tính là một vấn đề tế nhị, rất phải cẩn thận lúc bàn đến, nhất là lúc bàn đến một trườing hợp cá biệt trên một diễn đàn công cọng. Cho nên tôi chỉ xin cố gắng nhận xét khách quanvề những điểm nêu ra trong câu hỏi và sẽ không đưa ra một phê phánnào về đạo đức hay luân lý. Chúng ta nên nhớ rằng, tùy bối cảnh văn hóa (hiểu theo nghĩa lói sống, tập tục) từng nơi, trong đó có những yếu tố xã hội, tôn giáo, trường phái ngay cã chính trị mà câu trả lời có thể khác nhau khi bàn về giới tính và nhất là về đồng tính luyến ái (homosexuality).

Một thiếu nữ thích mặc đồ con trai có thể là một chuyện thường tình đối với một số người.Cũng như ở Việt nam ta thì từ thời Minh Mạng bắt buộc đàn bà phải mặt quần, trong lúc trước đó theo truyền thống thì đàn bà mặt váy. Ở Mỹ chẳng hạn, quần jeans trước đây dành cho đàn ông, lần lần các cô các bà mới xem jeans như là một mốt của phái nũ. Về áo quần đi làm việc cũng vậy, bộ business suit (áo khoát, quần dài tây)của đàn bà, bắt chước theo đàn ông cũng mới trở thành phổ biến từ ngày đàn bà tham gia lực lượng lao động càng ngày càng nhiều. Ngoài ra một số cô gái mặc đồ đàn ông vì nghĩ rằng như vậy gây chú ý nhiều hơn.

Ngay những người thật sự luôn luôn chuộng áo quần của phái bên kia và thấy khoái cảm lúc ăn mặt như thế,, gọi là transvestite, thì đây cũng không phải là một yếu tố đủ để kết luận là người đó có khuynh hướng tính dục (sexual orientation) hướng về những nguời cùng giới tính. Transvestites là những người thuộc nhóm transgendered, tức là "xuyên giới tính", những người muốn đóng vai trò khác với giới tính cơ thể học (anatomic gender) hoặc di truyền của mình, có nghĩa là bộ phận , than thể thì phái này mà cứ nghĩ mình là phái kia. Ngay những người transgendered này, một số vẫn có chiều hướng tình dục thiên về phái kia (heterosexual), một số đồng tính luyến ái (homosexual)và một số thì thích cả hai phái (bisexual).

Về điểm cô gái 15 tuổi thích gần gủi, chuyện hôn hít người đồng phái thì cũng không có giá trị thuyết phục lắm. Tùy theo xã hộI,phụ nữ có những cách biểu hiện sự trìu mến, thân mật đối với nhau mà đàn ông thấy khó chấp nhận, khó chịu vì không quen. Cũng vậy, các cô thiếu nữ thường hay đi tìm, tiếp xúc, làm quen những người họ cho là đẹp . Điểm này theo tôi nghĩ có thể xem như là một hình thức ngưỡng mộ phổ biến dười nhiều hình thức như các "fans" hâm mộ các tài tử, ca sĩ, một mặt vì a dua theo các bạn, một mặt do thị hiếu thích cái đẹp, một mặt để bắt chước. Hầu hết các cô gái chạy theo thần tượng phái nữ hình như rồi cũng có chồng có con bình thường khi thời thiếu niên qua đi.

Bây giờ dù chúng ta đi xa hơn một bước nữa và bàn đến những biểu hiện rõ nét hơn của tính đồng tính luến ái, những trường hợp thật sự là người thiếu niên "thí nghiệm với đồng tính luyến ái” (homosexual experimentations). Chuyện hiếm có này ít xảy ra vì phần đông ở tuổi nà trẻ rất sợ bị chọc, chê cười và ít khi dám công khai phô trương thị hiếu về giới tính của mình. Dù các thử nghiệm này có xảy ra đi nữa ,thì phần đông đây cũng chỉ là một giai đoạn nhất thời, sẽ qua đi. Theo quan điểm y khoa tại Mỹ hiện nay, và căn cứ trên những khảo cứu khoa học về tính dục học của Kinsey và Sorensen, 6% các cô thiếu nữ và 13% phụ nữ Mỹ đã từng có những thí nghiệm loại này. Trong lúc đó chỉ có số nhỏ hơn là chừng 4% đàn ông và 2% đàn bà là đồng tính luyến ái đơn thuần (exlusively homosexual in their behavior and fantasies) (theo AAP policy statement: Sexual orientation and adolescents PEDIATRICS Vol. 113 No. 6 June 2004, pp. 1827-1832)

Người thiếu niên lúc 14-15 chưa ý thức hoàn toàn vế "bản sắc tính dục "(sexual identity) của mình một cách dứt khoát, do đó dù có thử nghiệm đồng tính luyến ái, không có nghĩa thiếu niên đó sẽ luôn luôn đồng tính luyến ái lúc lớn lên.

Tóm lại, những biểu hiện làm vị thính giả nghi ngờ là dấu hiệu đồng tính luyến ái ở một thiếu niên có vẻ không có tính cách thuyết phục. Thiết nghĩ, theo quan niệm y khoa hiện nay, có xu hướng đồng tính luyến ái hay không là một hậu quả sinh học chứ không phải do chọn lựa cá nhân. Kết án, kỳ thị, bêu xấu hay nghi oan cũng đều có những hậu quả không tốt, đôi khi không lường được.Tuy nhiên phải phân biệt hai điểm khác nhau: xu hướng tính dục (sexual orientation) là ngoài ý muốn của mình, còn cách biểu hiện , biểu lộ, thực hiện sự lộ cuốn tính dục (sexual behaviour), ví dụ mình bày tỏ cảm tình ra sao, mình có lang chạ bạ đâu lấy đó hay không, mình có đi ra ngoài lễ giáo hay không, mình có lập gia đình hay không, có con hay không , đều là những quyết định có do lựa chọn cá nhân, tùy theo nếp sống, giáo dục gia đình, tín ngưỡng, luật pháp và tập quán của mỗi xã hội. Thiết tưởng vai trò của gia đình và phụ huynh cũng như những nhà giáo dục là nằm trong lãnh vực này, nghĩa là giúp cho các em, dù có xu hướng tính dục ngã nào đi nữa, có một chỗ đứng để nuôi dưỡng ý chí, tinh thần trách nhiệm, trưởng thành, phát triển con người mình và đóng góp trong gia đình và xã hội của mình.

Ngày 17 tháng 3 năm 2005\

Bịnh thiếu chú ý và tăng hoạt động ở trẻ em.

Trường hợp trình bày ở đây rất thường gặp trong nhi khoa hiện nay. Trước đây, nhất là ở Việt nam chúng ta, nếu đứa trẻ lơ đễnh, không chăm chú nghe thầy giảng trong lớp, hoặc làm cẩu thả, không biết tổ chức cách làm việc của mình, thì thường được thầy phê phán rất nặng trong học bạ với những tiên đoán rất bi quan về tương lai cũng như nghề nghiệp của em về sau này. Cũng như thế, một số trẻ tuy lanh lợi, lại làm như có quá nhiều năng lực trong mình, ngồi trong lớp thì nghiêng bên này ngã bên kia, hết vẽ nguệch ngoạc lại xếp tàu bay, bắn mũi tên vào bạn cùng lóp, nói chuyện liên miên, người khác chưa nói xong đã trả lời hoặc xen vào nói hớt. Những trẻ này thường sớm muộn sẽ bị biện pháp kỷ luật và khó học xong học trình trung học, lắm khi còn bị cha mẹ đánh đập tàn nhẫn , tuy không mang lại kết quả nhiều.

Theo quan niệm y khoa hiện nay, một số lớn những cháu này có những dấu hiệu điển hình của một bịnh gọi là chứng thiếu chú ý và tăng hoạt động. Việc xếp loại này có thể chính xác cũng có thể bị phê phán là giả tạo như chúng ta sẽ bàn sau, nhưng ít lắm cũng tránh đỗ lỗi lên đầu đứa bé về một hoàn cảnh mà chúng không tự sửa được, nhà trường và cha mẹ không làm được gì nhiều , đôi khi còn làm tồi tệ hơn . Can thiệp bằng y khoa, tức là thuốc men và tâm lý giúp cho một số lớn những trẻ này không bị học đường bỏ rơi và hy vọng thành đạt nhiều hơn sau này.

Tuỳ theo thống kê khác nhau, cứ một trăm đứa trẻ thì có chừng hai đến năm đứa sẽ mắc chứng làm chúng lơ đễnh và ngồi đứng không yên, theo danh từ khoa học là attention deficit disorder with hyperactivity disorder(ADD-H), chúng tôi tạm dịch theo nghĩa đen là chứng thiếu chú ý đi đôi với tăng hoạt động.

VOA: Xin bác sĩ cho biết thường chứng này bắt đầu như thế nào?

Ngay từ lúc còn nhỏ, theo tiêu chuẩn là từ lúc dưới 7 tuổi, em bé được tiếng là hay phá. Thay vì đi dứng từ tốn, từ lúc biết đi, cháu lại chạy đùng đùng khắp nhà, kể cả nhà người lạ lúc ba mẹ cháu thăm viếng người ta. Cháu nhảy từ món đồ chơi này qua món khác, đang đu cánh cửa thì lại chạy qua phá hồ cá, lại đổi qua chọc con chó, rồi lại nắm tóc em bé gái, vân vân..Cháu thích ngồi xem ti vi, nhưng vừa xem vừa chọc đứa này phá đứa kia, chạy lui chạy tới chứ không chăm chú lâu như những trẻ khác. Lúc đi học vườn trẻ (nursery) cháu có vẻ hoạt bát, ăn nói khôn ngoan không thua gì các trẻ khác cùng lứa, chỉ tội ưa phá phách và thiếu kiên nhẫn.

Năm tuổi, cháu lên mẫu giáo (kindergarten) cô giáo Mỹ viết thơ mời cha mẹ cháu đến trường họp, khen là cháu khá thông minh, giỏi toán , nhưng có điều quá lơ đễnh, thiếu chú tâm và hay phá phách quá nên đề nghị cho cháu ở lại lớp. Ðồng thời cô giáo cũng gợi ý nên cho cháu khám bác sĩ để xem có thể cho cháu uống thuốc được không. Cha mẹ vẫn tưởng đây chỉ là một vấn đề của trường học , không ngờ phải đi khám bác sĩ. Bác sĩ khám, định cho uống thuốc thần kinh, cha mẹ lại e ngại sợ có hại cho thần kinh cháu, lại thôi không chịu. Nhưng thầy giáo không đửôi, nhưng bắt cháu mất một năm ở lại lớp, bố mẹ nhất định yêu cầu cho cháu lên lớp một. Lên lớp một, phải ngồi ở bàn học không được chạy lui chạy tới như lúc kindergarten, lớp lại đông học trò hơn, bé lại càng hụt cẳng hơn nữa vì thiếu kiên nhẫn và không ghép mình vào kỷ luật được. Cô giáo lại than phiền, trường lại mời cha mẹ bé vào, coi như là không thể chấp nhận bé trong lớp nữa.

VOA: Xin BS cho biết những nét chính mà bác sĩ dùng để định bịnh chứng thiếu chú ý và tă ng hoạt động (Attention Deficit Disorder and hyperactivity ).

 

Như trường hợp trên, những trẻ mắc chứng này có những triệu chứng nằm trong ba nhóm ba nhóm sau, trẻ có thể có nhóm này mà không có nhóm kia, ví dụ có thể thiếu chú ý, lơ đễnh hơn là năng động quá độ:

1) Tăng hoạt đông (motor hyperactivity): tay chân lúc nào cũng bận rộn, từ chuyên chơi đến chuyện phá, "chưa đứng đã ngồi, chưa đi đã chạy",  miệng nói "tía lia".

2) Lơ đễnh, thiếu chú ý (inattentiveness), không theo dõi, không ngồi yên , để tâm trí vào một công việc, đề tài . Nói một cách khác, tầm chú ý quá ngắn (short attention span). Bé có thể có khả năng chú ý vào một đôi công việc mà cháu đặt biệt thích (như xem truyền hình, chơi trò chơi máy diện tử), nhưng những việc thường một đứa trẻ phải làm (dù không muốn đi nữa) như học bài làm bài,  làm chuyện nhà thì các cháu này không đủ ý chí thúc đẩy (motivation) để cố gắng làm được.

3) Nóng nảy: Kém thận trọng, không cân nhắc, theo xu hướng nhất thời (impulsivity). Lúc nhỏ, bé thấy cái gì sờ mó, "phá" cái đó không nhĩ tới hậu quả bị la, bị phạt; đi học thì làm bài , viết bài cẩu thả, chỉ cầu cho xong việc, thật nhanh. Lớn lên tính nóng nảy, dễ bị tan nạn hoặc vi phạm kỷ luât học đường.

VOA: Ở Mỹ một số người cho rằng quá nhiều trẻ được định bịnh thiếu chú ý và e ngại phải dùng thuốc thần kinh để chữa cho quá nhiều trẻ em nghi là mắc chứng này?

Ðịnh bịnh ADDH là một nghệ thuật, có nghĩa là một phần theo chủ quan, không hoàn toàn căn cứ trên một thử nghiệm hay trên một hiện tượng dễ đo lường như các trường hợp bịnh lý khác. Những thử nghiệm tâm lý đo khả năng chú ý , chăm chú (performance test) hoặc những thử nghiệm phức tạp như điện đồ não (EEG), chụp hình cọng hưởng từ trường (MRI) có vẽ không giúp ích đáng kể.

Gần đây, Hàn lâm viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cũng đưa ra một số hướng dẫn cho bác sĩ định bịnh chính xác và trị liệu chính xác hơn. Trước hết những triệu chứng như thiếu chú ý và náo động có thể do những nguyên do khác. Ví dụ đứa trẻ có thể bị kém thính giác (lảng tai), mắt không thấy rõ (cận thị, loạn thị),..làm cháu không theo dõi lớp nên lơ đễnh. Ở Việt nam có những nhiễm độc về môi trường như nhiễm độc chì, thủy ngân, xăng có thể làm cháu kém tĩnh táo. Ở nhà ồn ào, thiếu ngủ, hoặc phải làm việc nhiều ở nhà như coi tiệm, trông em.. bị quá lo lắng (anxiety), hoặc cháu đang xài drug , hoặc uống thuốc có chất kích thích như cà phê, hút thuốc lá, hoặc bị trầm uất (depression), hoặc bị rối loạn về tâm tính, tánh ưa đối nghịch với những người trên mình (conduct disorder, cần giáo dục đặc biệt), rối loạn khả năng học tập, tiếp thu (learning disabilities, cần giáo dục đặc biệt ở trường thay vì dùng thuốc chữa)),..…Chúng ta cần nhấn mạnh điểm này vì nếu chúng ta không cẩn thận sẽ không tìm tận gốc lý do của những khăn của em mà chỉ vội vã cho em uống thuốc.

Mặc dù những quan diểm chống đói không muốn gán cho trẻ thiếu chú ý và năng động là những người mang một căn bịnh y khoa thật sự (chứng bịnh ADDH), thật sự phần lớn những trẻ này có vẻ như có những rối loan thật sự về sinh học (biological disorders) trong hệ thần kinh của chúng. Có thể những rối loan này bị ảnh hưởng bởi những yếu tố di truyền (genetic factors) , trong một số ít trường hợp khác ADDH có thể gây ra do tổn thương ở hệ thần kinh (như chấn thương, nhiễm trùng). Một số người cho rằng thức ăn có nhiều đường hoặc các chất màu nhân tạo (artifical food dyes) gây ra chứng này hoặc làm chứng này nặng thêm. Nói chung, những kết quả nhanh chóng và khả quan lúc dùng thuốc như Ritalin để trị bịnh là một bằng chứng gián tiếp rằng hệ thần kinh của những trẻ này có những trục trặc thật sự. (Người ta nghi rằng các trục trặc này ở mức các neurotransmitters trong phần trước của bộ óc)

Tóm lại , dù muốn dù không, phụ huynh, giáo viên cũng như bác sĩ của em, đứng trước một vấn đề phải giải quyết là làm sao cho em "học được", cũng phải đi tới cái thế phải xem xét em có chứng ADDH hay không và do đó dùng thuốc hay tâm lý trị liệu cùng các biện pháp cần thiết để giúp đỡ cho em.

VOA: Xin BS cho biết đi gặp bác sĩ sẽ khám như thế nào?

Ðứa trẻ lúc đến phòng mạch bác sĩ nhi khoa chỉ ở đấy không bao lâu, vài chục phút là nhiều. Bác sĩ có thể khám để xem em bé thể chất có gì bất thường hay không; ví dụ như trẻ có thể lơ đễnh vì cháu điếc không nghe rõ những gì thày cô nói, hoặc cháu không ngồi yên vì cháu bị dị ứng nghẹt muĩ, mẹ cháu cứ cho cháu uống thuốc cảm kích thích cháu kinh niên. Bác sĩ nếu quan sát bé nhiều lần có thể thấy em hay phá, nói nhiều, thế thôi. Bác sĩ cần đến sự nhận xét của thầy, cô giáo và của cha mẹ là những người thường xuyên có cơ hội quan sát bé trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Do đó phần phỏng vấn cha mẹ và thầy giáo có lẽ là phần quyết định nhất. Lắm khi, để tiện việc phỏng vấn sơ khởi, người ta đưa cha mẹ thầy cô một số câu hỏi in sẳn (questionnaire), để đánh giá sơ lược các triệu chứng.

VOA: Vậy thì nên uống thuốc hay không uống thuốc:

Như trên đã nhắc tới, không phải ai cũng đồng ý hoàn toàn rằng ADDH là một chứng bịnh, và hơn thế nữa một bịnh cần chữa. Một số người cho rằng đây chỉ là một cố gắng của một xã hội muốn đồng hóa đời sống tinh thần với những hiện tượng sinh học của bộ óc, muốn gò ép con người, nhất là những đứa trẻ vào những tiêu chuẩn và lề lối sống đồng điệu của xã hội đòi hỏi, vùi dập những tư tưởng hoặc những lối sống lập dị, hoặc hơi khác thói thường. Tuy nhiên càng ngày các khảo cứu khoa học càng đi gần đến kết luận là ADDH là một bịnh thật sự, được giải thích bằng nhưng rối loạn trong sinh lý hệ thần kinh ( neurophysiological disturbances).

Phần đông y giới hiện nay công nhận nhu cầu chữa trị trên nhiều mặt:

    1. Dùng thuốc: Hai thuốc thường dùng là methylphenidate (tên thương mại là Ritalin) và amphetamine (Adderall). "Ritaline" phổ biến hơn cả. Amphetamine dễ bị lạm dụng (drug abuse) hơn. Bình thường , đây là những thuốc kích thích hệ thân kinh (central nervous system stimulant); ngược đời thay dùng cho trẻ bị ADDH, chúng lại làm cho đứa trẻ dịu lại, bớt năng động, bớt băng hăng, bớt táy máy, bớt phá và có khả năng tập trung nhiều hơn vào công việc (làm bài, việc nhà..). Chúng dễ dạy hơn và thay vì "cứng đàu cứng cỗ, la mắng cũng như "nước đổ đàu vịt", thì nhờ uống thuốc có thể trở nên nhạy cảm hơn, biết buồn, xấu hổ lúc bị la rầy. Thuốc thường được xài thử (trial) một thời gian xem có hợp và có hiệu nghiệm cho em bé hay không, sau đó tiếp tục (có thể vài năm) cho đến lúc thấy không còn cần thiết nữa. Thuốc có thể làm bỏ ăn, mất ngủ, sụt cân. Ở Mỹ methylphenidate và amphetamine cần có BS biên toa, theo dõi hàng tháng vì DEA (cơ quan kiểm soát các thuốc như ma túy, có thể gây ghiền..) quản lý chặc chẻ việc dùng các thuốc này. Bác sĩ theo dõi tiến bộ của bịnh nhân dựa trên phỏng vấn trực tiếp cha mẹ, báo cáo của thầy giáo.Theo những khảo cứu gần đây, có lẽ dùng thuốc là có hiệu quả nhất.

    2. Gần đây ở Mỹ có ra một thuốc mới tên là Strattera được chophép xài chỉ định cho ADDH. Thuốc này không bị xếp vào loại thuốc bị DEA kiểm soát như là Ritalin. Tuy nhiên kinh nghiệm với thuốc này còn ít và môt số trường hợp hiếm có thể làm độc gan (liver toxicity)

    3. Dùng tâm lý trị liệu để biến đổi những khiá cạnh xấu của thái độ, tánh tình đứa trẻ (như đối nghịch, vô kỷ luật,,)(behaviorial management); dùng giáo dục đặt biệt (special education) trong trường học để tạo môi trường và phương pháp giáo dục thích hợp hơn với hòan cảnh đứa trẻ, Những trị liệu này cần thực

    4. hiện bởi các bác sĩ tâm lý, nhà giáo và của cả phụ huynh , gia đình bịnh nhân.

 

 

Kết luận;

Chứng thiếu chú ý và tăng hoạt động (ADDH) khá phổ biến ở trẻ em lứa tuổi đi học. Ðịnh bịnh chứng này là bước đầu đưa đến việc cải thiện hạnh kiểm. tính tình và sự học vấn của một số em mà trước đây hầu như các nhà giáo đều phải bó tay bỏ cuộc(ví dụ: đuổi ra khỏi trường). Dù tranh luận về lợi hại của thuốc kích thích (stimulant) như Ritalin còn kéo dài, trước mắt, vẫn có những em cần được giúp đỡ và những cha mẹ đang mong chờ y học đem đến một giải đáp cho nổi lo âu khắc khoải của họ.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền 01-25-05

 

Trả lời về bịnh nhân 14 tuổi bị u sọ hầu (craniopharyngioma):

U sọ hầu, tiếng Anh gọi là cranio-pharyngioma, là bướu hệ thần kinh thường gặp nhất của trẻ em. Bướu phát triển từ những tế bào còn sót lại tu thời phôi thai . Bướu nằm ở phía dưới não bộ, ngang phần tiếp giáp của sọ phí trên và họng (hầu) phía dưới.

Đây là lãnh vực chuyên môn của bác sĩ giải phẩu thần kinh. Tuy nhiên vì mục đích thong tin,tôi chỉ xin có ý kiến tổng quát mà thôi..

Trong chừng 88% các trường hợp ở Mỹ, các bướu này được giải phẩu lấy ra toàn bộ, và sau 10 năm, 70% những trẻ này sẽ vẫn được tình trạng không bị tái phát (disease free).

Nếu chỉ giải phẩu lấy môt phần thôi, người ta dùng xạ trị ( radiotherapy) tức là dùng những tia X có mang năng lượng cao để chiếu vào vùng u hòng phá hủy những tế bào u còn sót lại. Xạ trị gíup làm giảm sự tái phát của u (recurrence) và giúp trẻ sống lâu hơn,nhưng bằng cái giá là các tia quang tuyến sẽ làm ảnh hưởing, tổn thương đến hệ thần kinh của bịnh nhân ,nhứt là bịnh nhân còn nhỏ tuổi. Những bịnh nhân được giải phẩu lấy ra một phần u thôi tất nhiên kết quả về lâu dài sẽ kém hơn, và tỷ số tái phát cũngnhư biến chứng nhiều hơn.

Bố của em hỏi các triệu chứng hiện nay có phải là do bướu tái phát hay không, và có trị khỏi không, câu hỏi chỉ có các bác sĩ của em ở Chợ Rẫy mới trả lời dứt khoát được. Tuy nhiên tôi xin có một số nhận xét gợi ý như sau;

U phát tiển tới mức không thể giải phẩu hết được và có thể lan ra, đè lên những bộ phận lân cận như thần kinh mắt (optic tracts), làm em giảm thị giác, đè lên hoặc ảnh hưởng đến não bộ, tuyến não thùy (hypophysis) làm các tuyến nôi tiết như tuyến thương thận (adrenal gland) bị suy, có thể làm huyế áp thấp, đường máu thấp, muối natri máu thấp, , không tỉnh táo, kém năng lực vân vân gây mệt mõi. Thiết tưởng phụ huynh nên tìm cho em một bác sĩ tổng quát hoặc chuyên về nội tiết ở gần nhà, nhưng có phương tiện thực hiện, theo dõi các xét nghiệm giản dị như theo dõi các chất điện giải (electrolytes)trong máu, cơ năng thận, tình trạng dinh dưỡng, định bịnh các nguyên do tiêu chảy, đánh giá tổng trạng của em. Làm thế nào để bịnh nhân và gia đình có thể tiếp xúc thường xuyên dễ dàng, khác với những bác sĩ chuyên khoa của một bịnh vịện trung ương, tạo một quan hệ thường xuyên với bác sĩ đó để theo sát tình hình của em tại địa phương mình mà không cần đợi đến lúc thật nặng mới vào nhà thương lớn can thiệp.

Xạ trị có những biến chứng phụ như làm mệt mõi, ù tai, ăn uống kém vì ảnh hưởng các quang tuyến trên não bộ. Nếu có thể nên hỏi trực tiếp các nhân viên phụ trách trị liệu này về nhữ biến chứngxạ trị , trong lúc chữa trị cũng như về sau một thời gian, để phụ huynh bớt lo lắng và đối phò đúng mức sau khi khỏi viện.

Xin chúc phụ huynh em may mắn.

BS Ho van Hien.

 

Cracking joint,hip click

Trả lời trường hợp bé ba tuổi khớp xương kêu lúc cử động’

Các khớp xương trẻ nhỏ có thể gây ra tiếng động răng rắc, lụp cụp , như trường họp một số người bẻ cho các ngón tay kêu. Tiếng kêu này có nguồn gốc khá lý thú. Bình thường khớp là nơi hai đầu xương gặp nhau, đầu xương được bọc bằng một lớp sụn (articular cartilage) và được nối với nhau bằng những dây chằng (ligaments). Phần hai đầu xương này được một cái túi bọc lại, gọi là cái bao khớp (articular capsule), trong bao khớp này, có một chất lỏng để làm trơn tru gọi là hoạt dịch (synovial fluid), bớt sự ma xát giữa hai mặt sụn khớp khi khớp xương cử động. Những bộ phận vừa kể đều góp phần gây ra những tiếng động bình thường hoặc không bình thường. Điển hình tiếng kêu không bình thường là lúc trẻ mới sanh, bác sĩ nhi khoa bẻ nhẹ khớp háng (hip joint) ra vào xem có tiếp lắc cắc, lụp cụp (hip click or thud) phát ra hay không. Nếu có, người ta nghi khớp háng của cháu có thể không bình thường , dễ bị trật khớp (subluxation of the hip),và phải theo dõi bằng siêu âm để trị liệu, tránh tật về sau, chân cao chân thấp. Một số thiếu niên, đầu gối có thể kêu lụp cụp vì sụn khớp bị khô, thoái hóa , nhưng bịnh nhân dễ đau đầu gối.

Trường hợp bé , chỉ ba tuổi, có lẽ bình thường, nếu cháu đi đứng, co duỗi bình thường, không kêu đau lúc đụng vào và lúc ta co duỗi, nếu hai chân dài bằng nhau, và nếu trong gia đình không có người nào tật nguyền ở hai chân. Nguyên do là lúc cháu đang lớn nhanh, xương và các sợi gân (tendons) có thể phát triển chiều dài ở mức khác nhau, sự cọ xát gây ra tiếng động nghe được. Một yếu tố khác là lúc ta co chân, bao khớp được dãn ra và áp suất trong nước bọc khớp giảm xưống. Trong nước bao khớp này có những khí Cò, nitrogen, oxygen tan trong đó. Lúc áp suất giảm đột ngột, những bong bóng khí li ti thoát ra và gây tiếng nổ nhỏ (có thể lớn hơn, như lúc ta bẻ ngón tay, thợ hớt tóc vặn cổ khách hàng). Tiếng kêu loại này chỉ được tạo nên một lần, phải đợi một thời gian cho các khí thành hình lại trong hoạt dịch, mới làm kêu lại được.

Nói tóm lại, nhân dịp này phụ huynh cũng nên cho em bé đến bác sĩ nhi khoa khám tổng quát để theo dõi sức khỏe cháu, không nên đợi đến bịnh mới đi khám. Riêng về phần tiếng kêu từ đầu gối, có lẽ không có gì để lo lắng.

BS Hồ Văn Hiên.

 

Chứng tự kỷ (autism)

Trả lời Ông Trần Thanh Yên ở Cà mau.

Bé trai 7 tuổi, chưa nói được hoặc chỉ phát âm vài từ không rõ rệt, học chung với những trẻ 3-4 tuổi, tuy em ít chơi với các trẻ khác và cần giúp đỡ trong một số sinh hoạt hằng ngày như tiêu tiểu.. Nói chung em sức khỏe tổng quát không có vấn đề gì đặc biệt , cân nặng và chiều cao thì thấp hơn trẻ cùng tuổi nhưng vẫn ở mức bình thường. Khám tai mũi họng bình thường, tôi đoán là người ta đã thử thính giác, tức là khả năng nghe của em và thấy bình thường. CT scan não bộ bình thường. Điện não đồ (EEG) có dấu hiệu động kinh mặc dù em chưa bao giờ co giật hay có những cơn động kinh có thể quan sát được.

Nói ngắn ngũi thì tôi nghĩ em bé đã được khảo sát đầy đủ và có lẽ mắc chứng tự kỷ, tiếng Anh là autism. Bé có những dấu hiệu của chứng này: trở ngại về ngôn ngữ, ở đây bé không nói được (trở ngại truyền đạt, communication disorder), phát triển chậm về ý thức, kém về giao thiệp, chơi đùa với trẻ cùng tuổi và không có khả năng sinh hoạt độc lập do rối loạn nhiều mặt.

 

Hỏi: Bịnh tự kỷ được nhác đến khá nhiều trong các phương tiện truyền thông của Mỹ, Xin bác sĩ giải thích thêm để thính giả VN ý thức hơn về vấn đề này.

BS: Định bịnh trên một số dấu hiệu do cha mẹ kể lại thường là một việc không nên làm, nhất là trên một trẻ em đã được nhiều người khám và làm thử nghiệm khá phức tạp và chuyên sâu như bé ở đây. Thêm nữa những điều tôi nêu ra về bịnh autism đây có thể làm một số thính giả khác vội đi đến kết luận là con, cháu mình cũng có những dấu hiệu như vậy và lo âu hoặc định bịnh "tài tử" cho các trẻ con người khác, điều này có thể có hại nhiều hơn có lợi.

Tuy nhiên, trong trường hợp bịnh tự kỷ, chúng ta chưa hiểu nguyên do bịnh cũng nhơ cơ chế gây ra bịnh như thế nào. Định bịnh gần như là một nghệ thuật và cần người thầy thuốc có kinh ngiệm về chẩn đoán lâm sàn (clinical diagnosis) hơn là căn cứ trên những đo lường, xét nghiệm tân kỳ. Trị liệu đặc trị chưa có và mục tiêu của sự chữa trị chỉ là nuôi dưỡng, dạy dỗ cho các em bị bịnh được cuộc sống càng gần với cuộc sống bình thường càng nhiều càng tốt. Do đó tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn hết là giúp cho phụ huynh và những người chung quanh bịnh nhân hiểu và ý thức về những nhu cầu của trẻ bị chứng tự kỷ, một cách bình tỉnh, kiên nhẫn và hợp lý . Nghĩa là cha mẹ ý thức được về chứng autism, sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán tính tự kỷ,tránh tìm cách chữa chạy hết nơi này qua nơi khác,lạm dụng các phương tiện thử nghiệm đắt tiền không cần thiết, không giúp gì cho cách chữa trị cho bịnh nhân..

Ở Mỹ thì chỉ mới để ý tới bịnh autism gần đây, nhất là sau khi phim “The Rain Man” gây chú ý đến chứng bịnh này, qua câu chuyện một bịnh nhân tự kỷ có khả năng nhớ và toán học kỳ lạ (xin xem câu chuyện sau bài này về Kim Peek, một bịnh nhân "bác học khờ’ đã làm "người mẫu"cho Rain Man). Nay thì autism được nhắc đến rất nhiều và người ta nghi có một bịnh dịch autism xảy ra, tăng rất nhiều so với 10 năm trước đây. Có một số cha mẹ sai lầm cho rằng một số chủng ngừa như thuốc MMR gây ra chứng autism, không chịu cho con mình chủng ngừa, do đó gây nguy hại cho y tế công cọng. Cũng nên cân nhắc thêm một số chữa trị được nhiều người đề ra trên TV, báo chí Mỹ có thể tốn kém mà không có căn cứ khoa học. Điển hình là một phương pháp gọi là facilitated communications, trong đó những người tự gọi là chuyên gia, rất đắt tiền , tự nhận họ có khả năng hiểu được những gì bịnh nhân autism không phát biểu thành lời được và phát biểu thế cho binh nhân, gây cho người cha mẹ những hy vọng không căn cứ về khả năng và tiến bộ con mình.

Hỏi: Trong mục đích thông tin và tăng kiến thức tổng quát của của các phụ huynh, xin giải thích chi tiết hơn về chứng này.

BS Hiền: Chứng tự kỷ (autism).

Ở một số hiếm trẻ con, chứng phát triển chậm về ngôn ngữ là triệu chứng đầu tiên của chứng tự kỷ. Các bé này có những dấu hiệu đặc biệt như không bặp bẹ ra tiếng (babble) lúc em bé được 7-8 tháng, hoặc chỉ nói được có ba bốn chữ lúc đã lên ba, ai hỏi gì thì chỉ trả lời bằng cách lập lại những chữ người ta hỏi (echolalia), hoặc chỉ dùng những tiếng mà người khác nghe không hiểu bé muốn nói gì > Trường hợp ở đây thì đã rõ rang là em không nói được vì em đã 7 tuổi.

Nếu chú ý hơn, chúng ta sẽ thấy rằng ngôn ngữ chỉ là một mặt của vấn đề. Bé có vẻ như luôn luôn hững hờ, không muốn và không thích tiếp xúc với người khác, kể cả người thân thích như cha mẹ anh em chúng. Lúc còn mới mấy tháng, các bé này không thích nhìn vào mắt người bồng ẵm, đụng đến chúng thì người chúng đơ lại hoặc rướn lên, có vẽ như không muốn người ta đụng chạm tới chúng.

Lớn lên chúng chỉ muốn chơi một mình, nhìn vào không trung như sống trong một thế giới riêng biệt của nó, tách rời khỏi xã hội chung quanh (lack of interest in social relationships). Do đó tiếng Anh mơi gọi là autism; do chữ autos là tự mình, tiếng Việt dùng gốc Hán Việt tự (tự mình) để dịch ý này.

Một số triệu chứng khác có thể có như bé có những động tác bất bình thường, lập đi lập lại như múa, vỗ tay, búng ngón tay, quay đĩa đồ ăn xoay tròn lúc ngồi lên bàn ăn. Một số trẻ hầu như bị ám ảnh bởi một khía cạnh nào đó của một món đồ vật (như ngửi hít mùi các đồ vật, sờ mó say sưa một cái áo, quần). Một số trẻ lại chăm chú vào một đồ vật lạ lùng nào đó như như trường hợp một đứa trẻ chỉ thích sưu tầm cây thọc hầm cầu, đến nhà ai là chạy ngay vào phòng tắm để tìm cái đồ lạ lùng này. Chúng rất chú ý vào trật tự sắp xếp của các món tầm thường chung quanh mà người khác không thấy có gì quan trọng và có thể nóng giận, mất bình tĩnh lúc thứ tự của các đồ vật của chúng bị ai đó quấy rầy, xáo trộn. Chúng cũng rất gắn bó với một thói quen, tập tục (routine) nào đó, nếu thay đổi bất thần có thể làm cho chúng rất khổ sở và nóng nảy. Ví dụ nếu đi shopping thì phải đi theo một lộ trình nhất định nào đó, đổi lộ trình sẽ làm chúng bị stress và chướng lên. Một trẻ khác thì chỉ mở lon coca lúc cái vòng của nắp hộp phải hướng về một phía nhất định nào đó.

 Hỏi: Xin BS cho biết chúng ta có thể làm gì cho các em mắc chứng tự kỷ:

BS Hiền: Hiện nay y học không chữa lành bịnh autism được. Một số khuynh hướng gần đây trong y khoa giúp cho bác sĩ và cha mẹ sớm phát hiện những trẻ sẽ bị autism lúc chúng cò thật nhỏ, dưới một tuổi. Có những bảng gồm một số câu hỏi để cha mẹ xem conmình có những triệu chứng khả nghi, báo trước hay không. Người ta hy vọng là nếu can thiệp sớm như bằng cách giáo dục đặc biệt các em này, cách tổ chức và các lối giao thông (pathway) của hệ thần kinh em có thể phát triển theo chiều hướng thuận lợi hơn. Tuy nhiên trên thực tế, sự săn sóc các em này phần lớn là săn sóc về giáo dục đặc biệt cho từng trường hợp, tùy trình độ của mỗi em. Các trường học ở Mỹ theo luật định có bổn phận đánh giá (evaluation) các em này và đề ra một chương trình giáo dục cá nhân cho từng em, quy định nhu cầu về dạy nói (speech therapy) hoặc dạy ra dấu (sign language), dạy thực hành các động tác thường nhật như ăn uống, cầm muỗng nĩa, (occupational therapy), và còn cung cấp cả y tá theo săn sóc từng em lúc trong trường học.Thiết tưởng đối với bịnh nhân ở VN, các nhu cầu này có thể phụ huynh hoặc người nhà đáp ứng là tốt nhất vừa ít tốn kém vừa có được sự kiên nhẫn , trìu mến trong tình gia đình mà các em rất cần. Những em này thường rất khó dạy vì trình độ trí thông minh cũng như bản tánh khó thay đổi và khó thích ứng theo các hoàn cảnh, đây cũng là một đặc tính của chứng này, làm người dạy dỗ phải rất kiên trì và kiên nhẫn.

Biện pháp biến đổi tính tình (behavior modification) là phần rất quan trọng. Khen,thưởng em nếu em tiến bộ,cọng tác (enhancement measures) và phạt (reduction measures)để giảm thiểu những thái độ, hành đông không thích hợp (như phá trật tự trong lớp, ồn ào, đập đầu vào vách..).. là hai mặt rất khó điều hòa trong cố gắng thay đổi behaviour của các em này, mà tuyệt đối –ít nhất là ở Mỹ-không được phép đánh dập hay dùng những biện pháp tàn nhẫn. Ngoài ra, chúng ta phải chú ý dạy em và khuyến khích về những kỹ năng xã hội (social skills) giao tiếp như chào hỏi, lể phép, chơi với các bé khác cùng lứa, chơi chung đồ chơi, đọc ý nghĩa của nét mặt, cử chỉ điệu bộ của người khác (facial expression, body language), để biết lúc nào thì người đối diện với mình đồng tình với mình, lúc nào thì họ khó chịu, vv; tham gia sinh hoạt tập thể vì đây là một khuyết điểm lớn của các bịnh nhân này.

Nếu một số em có những chứng thần kinh như làm kinh (seizures), trầm uất (depression), hoặc tự huỷ hoại một phần thân thể (self mutilation), nguy hiểm đến sức khỏe hoặc mạng sống, cần nhờ BS tâm thần chữa trị và theo dõi.

Nói tóm lại, phụ huynh nên em đến cho bác sĩ thần kinh xem lại có hợp với chẩn đoán bịnh autism hoặc nằm trong những phạm vi của các bịnh tương tự nhưng nhẹ hơn (autism spectrum) hay không. Nói chung, các em bị chứng tự kỷ cần được săn sóc, giáo dục lâu dài và kiên nhẫn từ cha mẹ, gia đình và học đường. Một số em gọi là "savant" (bác học) tỏ ra có một tài năng (talent) đặc biệt như trí nhớ “chụp hình", hội họa, âm nhạc, lắm khi giúp cho em được ‘”nhất nghệ tinh nhất thân vinh”.

 

Bs Hồ Văn Hiền.

(23 tháng 12, năm 2004)

Chú Thích: The Rain Man

Năm 1988, phim The Rain Man (“Người Mưa”) do Dustin Hoffman đóng đưọc giải Oscar. Phim này đưa bịnh autism lên hàng đầu dư luận truyền thông báo chí, làm cho người trung bình lẫn y giới hiểu và ý thức thêm về căn bịnh lạ lùng, khó chữa trị và từ trước đến nay thường được coi như những người bịnh tâm trí hoặc quái dị (“freak “).

Người viết chuyện phim là Barry Morrow căn cứ chuyện phim trên một nhân vật có thật , còn sống tên Kim Peek, năm nay (2004) 53 tuổi.

Kim Peek được cha đọc sách cho nghe từ lúc 16 tháng tuổi và nghe tới đâu nhớ tới đó, tòan bộ cuốn sách. Năm 3 tuổi biết tự mình nhớ vần alphabet và tra tự điển tìm hiểu các từ. Nay Kim Peek đã đọc 7000-8000 cuốn sách và nhớ gần hết nội dung các sách này, uyên bác trong mười mấy lãnh vực, từ lịch sử, cho đến âm nhạc và sở trường là tính lịch rất giỏi. Kim Peek có thể tính ngày sinh nhật của bạn rơi vào ngày thứ mấy trong tuần lúc bạn đến tuổi về hưu, nhớ các ZiP code bưu đện của Mỹ, các thành tích thể thao…Tuy có khả năng “thông kim bác cổ”, Kim Peek lại là một người chậm phát triển về những mặt khác. Kim Peek biết đi lúc 4-5 tuổi và cho đến lúc nổi tiếng nhờ cuốn phim và đi đây đi đó biểu diễn khả năng trí nhớ đặc biệt của mình, trước đó anh ta không bao giờ nhìn thẳng vào mặt ai và không có khả năng giao tiếp. Bộ óc của Kim Peek được các nhà thần kinh nghiên cứu và mang những dị dạng bẩm sinh hiếm có. Hai bán cầu não bình thường được nối với nhau bằng một bộ phận tên corpus callosum. Peek không có corpus callosum, ngoài ra não anh ta còn bị thoát vị não (encephalocele), có nghĩa hiện một phần xương sọ bị hở và một phần óc nằm sát dưới da đầu. Hiên nay (2004), NASA (cơ quan không gian Hoa Kỳ) cũng cho dùng những CT scan và MRI tạo nên một hình tượng 3 chiều (3 dimensional imaging) của bộ óc Kim Peek để tìm hiểu những khả năng đặc biệt của nhân vật “bác học khờ” (idiot savant tuy nhiên hiện nay người ta chỉ dùng chữ savant, bỏ chữ idiot để đừng có vẻ miệt thị) này.

BS Hồ Văn Hiền

Ngày 12 tháng 11 năm 2004.

 

Bịnh viêm đa động mạch dạng nút: Polyarteritis nodosa

Trả lời ông Vũ Vinh Quốc (Bình Dương)

Bịnh của của cháu, bịnh viêm mạch máu, tiếng Anh là Vasculitis là một bịnh loại tự miễn nhiễm, autoimmune disease. Trong một số trường hợp , có thể sau khi một bịnh nhiễm trùng nào đó như nhiễm virus, nhiễm vi trùng lao, cơ thể sinh ra những kháng thể . Thay vì chống những vitrùng xâm nhập, các kháng thể này lại gây thiệt hại cho chính tế bào của mình.Trong trường hợp viêm mạch máu, các kháng thể này gây thiệt hại trên những mạch máu của chúng ta. Tùy theo mạch máu ở bộ phận nào bị tàn phá, triệu chứng sẽ lien hệ tới bộ phận đó.Ví dụ mạch máu nuôi dưỡng da bị hư, thì sẽ có những vết bầm, hoại thư (necrosis) da. Mạch máu nuôi dưỡng các dây thần kinh bị tấn công thì các dây thần kinh này sẽ bị trục trặc, làm đau buốt, tê, tay chân hoặc tê liệt các bắp thịt ngoại biên (peripheral neuropathy). Mạch máu nuôi thận hoặc phục vụ cơ năng lọc máu của thận bị tàn phá sẽ làm thận hư hại, như nước tiểu có máu, viêm thận, làm áp huyết cao phải uống thuốc hạ áp huyết như Adalat.

Prednisolone là một loại corticosteroid nghĩa là loại hormon do võ thượng thận tiết ra (về tên của nó, tuyến này nằm trên hai trái thận nên gọi là thượng thận, phần võ bên ngoài/cortex phụ trách tiết ra chất này)..

Corticosteroid làm giảm sưng, giảm đau, có nghĩa là chống viêm rất mạnh (anti-inflammatory). Tuy nhiên các tác dụng phụ như lên cân, râu tóc mọc nhiều (hirsutism), nứt da (striae) như vết roi quất,làm giảm tăng trưởng, làm xốp xương (osteoporosis), làm giảm sức đề kháng , dễ nhiễm trùng.. làm những thuốc này khó dùng và ích lợi bị giới hạn như trong trường hợp của bé.

Đây là một trường hợp khó,tấn thối lưỡng nan, đã được nhiều BS cộng tác giải quyết. Phần trên chỉ có mục đích giúp ông Quốc hiểu thêm về một số ý niệm căn bản, chúng tôi không có ý xen vào tiến trình chữa trị của em bé. Ông Quốc cũng hỏi có thuốc nào thay thế hoặc phụ cho prednisolone. Tôi không biết định bịnh chính xác là em bị loại viêm mạch máu nào. Theo các chi tiết sơ sài ông Quốc đưa ra, tôi nghi em bị polyarteritis nodosa (PAN)(dịch là viêm đa động mạch dạng hạt, các mạch máu loại vừa và nhỏ bị sưng và nở lớn ra như tràn hạt /aneurysm and nodules). Ông Quốc nên hỏi BS của em xem có đúng là bịnh này không, tôi đoán có lẽ BS đã thử thịt (biopsy) cho em .Theo tôi biết, nếu là PAN, có thể thêm thuốc cyclophosphamide (Mỹ:: Cytoxan, ở Canada Procytox) 2mg/kg/ngày IV, chuyền tĩnh mạch . Iloprost (prostacycline analog) làm nở mạch máu và giảm kết tiểu cầu cũng được dùng trong một số trường hợp viêm mạch máu loại polyarteritis nodosa (PAN).. Cảm tưởng của tôi là có lẽ em bé mắc chứng PAN này, tuy nhiên mọi sự định bịnh và trị liệu đều do nơi những bác sĩ nhi khoa đang săn sóc cho em.

Tốt hơn hết phụ huynh nên thu xếp để bàn luận với BS về các thuốc có thể dùng, và mua những thuốc này ở đâu.

Chúc em chóng hồi phục và gia đình em may mắn và kiên nhẫn.

 

10-05-04

Bướu giáp nhân (thyroid nodule) thùy phải, cháu gái 15 tuổi. 

Trả lời Ông Thái Vĩnh Tường (Ninh Thuận) :

Con gái 15 tuổi, bướu giáp nhân (thyroid nodule) thùy phải. 

Tuyến giáp trạng là tuyến thyroid hình như con bướm, mà hai cánh hai bên là hai cái thùy phải hoặc trái. , tuyến nằm trước cổ, trước yết hầu.  .  Trong một số trường hợp , tuyến bị kích thích thái quá do một nguyên nhân nào không rõ, làm nổi lên một cục nodule ; bịnh nhân ở đây nổi lên một nodule bên thùy phải.  Bà nội bịnh nhân đã mất từng bị bướu giáp. 

Bịnh nhân từng được chữa bằng levothyroxine để giảm bớt sự kích thích tuyến giáp nhưng theo phụ huynh không ảnh hưởng đến tầm cở của bướu. 

Theo dỏi bịnh này cần BS Nhi khoa, BS chuyên về tuyến nội tiết trẻ em (pediatric endocrinologist) cọng tác với BS giải phẩu. trẻ em (pediatric surgeon) cùng phòng xét nghiệm tốt.  Ngay về những thử nghiệm như thử máu, siêu âm, quang tuyến, chất lượng của các kết quả cũng tùy nơi, tùy người phụ trách phòng thí nghiệm có quen thuộc với loại xét nghiệm khá phức tạp này hay không, có chuyên về những đặc điểm của bịnh trẻ em không. 

Đề nghị phụ huynh em trực tiếp hỏi ý kiến của BS đang theo dỏi em về bịnh của em cũng như về giới hạn của địa phương của mình. . 

Theo tôi nghĩ, ngoài cách dùng thuốc và theo dõi định kỳ, nếu phụ huynh chưa yên tâm, và nhất là nếu bướu cổ càng lúc càng to, chúng ta cần tìm cách loại bỏ khả năng bướu độc, có nghĩa là cần định bịnh chính xác xem có phải là ung thư không.  Phụ huynh có thể bàn với BS về thủ thuật dùng kim nhỏ chích vào bướu và hút ra để thử thịt (Fine Needle Aspiration Biopsy, FNAB) là thủ thuật nhẹ nhàng nhất, nhưng lại khó làm ở bịnh nhân nhỏ tuổi và ít người có kinh nghiệm về thủ thuật này ỏ bịnh nhân nhi khoa.  Nếu cần thì Bs giải phẩu có thể đề nghị thử thịt ( excisional biopsy) tức là lấy bướu ra ngoài để thử.  Nói chung , nên tìm đến những trung tâm có kinh nghiệm về tuyến giáp và có số lưu lượng bịnh nhân lớn vì chữa những trường hợp này tùy thuộc về khả năng và kinh nghiêm rất chuyên môn thường những bịnh viện nhi đồng lớn mới có. 

 

7-13-04 VOA Trả lời thính giả đài VOA

Bullous pemphigoid

Trả lời trường hợp bé Như Thiết, 5 tuổi ở Ninh Thuận.  căn cứ trên lời của bố em, tôi đoán em bị chứng  bullous pemphigoid

Em bị nổi bong bóng nước khắp mình, , nhiều đợt trong một năm, không trở ngại ăn uống  thì chắc là niêm mạc miệng không bị viêm, có lẽ các san thương (lesions) ngoài da cũng lành dễ dàng.  Đấy là những triệu chúng phù hợp với chẩn đoán bullous pemphigoid , mặc dù bịnh này ít xảy ra ở trẻ em.  Tôi nghĩ em đang được diều trị tốt và thuốc em uống có thể thuộc loại corticosteroid là thuốc làm giảm viêm, điển hình là prednisone, thuốc này trẻ em uống chừng 1mg mỗi ngày  cho mỗi cân nặng, thời gian dài ngắn theo nhu cầu , tùy trường hợp bác sĩ có thể dùng liều cao hơn rất nhiều.  Nếu bác sĩ sợ nhiễm trùng có thể em đã từng dùng trụ sinh/kháng sinh (antibiotic) lúc cần thiết. 

Nếu đúng là bullous pemphigoid , hy vọng càng ngày các cơn bịnh sẽ thưa thớt dần và đến một lúc nào đó em sẽ khỏi hẳn trong một số trường hợp mà không bị dư chứng gì.  định bịnh này tôi chỉ phỏng đoán thôi, tất nhiên, nhất là bịnh ngoài da, bác sĩ khám em mới là người thẩm quyền chẩn đoán.  Đôi khi cũng cầ làm sinh thiết, nghĩa  là thử thịt, (biopsy) mới định bịnh rõ ràng được. 

 

Demyelinating disease.

Trả lời Ông Mai Huê Xuân (TP HCM), con bị viêm não chất trắng.

Bé nay chin tuổi.  Năm 2001 đột nhiên bé bị mắt mờ, mất thị giác, nay không nói (aphasia) không cử động , không nhai được.  Quang tuyến chẩn đoán là viêm não chất trắng. 

Tôi xin giải thích sơ về chất trắng trong não.  Hệ thần kinh chúng ta gốm những tế bào thần kinh (Neuron).  phần lớn các neuron này nằm ở vỏ não (cerebral cortex), là lớp màu xám (gray matter) bọc bên ngoài hai bán cầu não (cerebral hemisphere).  Mỗi neuron có những dây nhợ dài ngắn  nối các neuron với nhau (axons and dendrites) , tựa như một mạng lưới (network) để phối hợp làm việc với nhau và  nhận tín hiệu từ một số bộ phận như mắt, tai. . và điều khiển những bộ phận khác như bắp thịt , tuyến mồ hôi. . …Mạng lưói này tạo nên hệ thần kinh của cơ thể chúng ta.  Trong não bộ những dây nối này là thành phần màu trắng (white matter), ra ngoài não bộ, đấy là những sợi dây thần khinh (nerve).  Các sợi giây liên kết các neuron này được bọc bằng một chất đặc biệt gọi là myelin, nếu không có vỏ bọc myelin, điện không dẫn truyền được, làm mắt không thấy, bắp thịt không cử động được, , 

Tôi nghĩ em bị chứng bịnh hiếm có làm hư chất myelin là chất trắng trong não bộ em.  Tuổi em, có lẽ là loại bịnh làm mất myelin (demyelinating diseases) mà sụ định bịnh chính xác rất khó khăn ngay cả  khi có làm MRI, và nguyên do thường rất khó tìm ra.  Có thể do một phản ứng miễn nhiễm của cơ thể tự chống lại tế bào chính mình (autoimmune disease), hoặc do nhiễm một virus nào đó (viral encephalitis) như bác sĩ tại VN đã nêu lên rất đúng. 

Một số trường hợp, thường ở bịnh nhân nhỏ hơn (vài tháng, 1-2 tuôi), có thể là do bịnh di truyền (genetic), ảnh hưởng đến chất trắng não bộ (leukodystrophies). 

Tóm lại đây là một loại bịnh cực kỳ hiếm, và rất khó chẩn đoán nguyên do chính xác.  Theo tôi nghĩ, gia đình em đã làm tất cả những gì có thểlàm được.  Đề nghị theo dõi những hướng dẫn của toán bs điều trị hiện nay. 

 

Ventricular septal defect.  (Thông Tâm Thất)

Trả lời Ông  Thuyết (Huế) về chứng thông tâm thất (Ventricular Septal Defect /VSD). 

 

Con ông Thuyết 12 tuổi, tình cờ khám phá hai tâm thất thong với nhau bằng một lổ nhỏ. 

Chúng ta hay ôn lại về tim và hệ tuần hoàn làm việc như thế nào. 

Bình thường máu ở châu thân , là máu đen chảy về tim phải, vô tâm nhĩ (auricle), chạy xuống tâm thất phải, rồi tâm thất phải bóp lại đẩy máu lên phổi. 

Từ phổi, sau khi hấp thụ oxy, thải than khí, máu thành đỏ và trở về tim trái, vào tâm nhỉ trái xuống tâm thất trái(Left ventricle).  Tâm thất trái co bóp, đẩy máu đi châu than , và sau đó máu lại trở về tim phải, theo tuần hoàn. 

Trường hợp thông tâm thất (Ventricular Septal Defect/VSD), có một lổ hổng giữa hai tâm thất phải và trái, máu không còn đi một chiều như trước.  Một số máu bên trái chạy ngược qua phải, dồn máu về phổi quá nhiều và có thể  làm hại phổi (pulmonary hypertension).  Đồng thời, tim phải làm việc nhiều hơn bì nh thường (tựa như người gánh nước bằng cái thùng lũng dò đáy) đi tới suy tim.  Do đó những trẻ có lổ thông tâm thất vừa hoặc lớn mà có triệu chứng như mệt mõi, kém ăn uống, khó thở , không lớn. , .  cần được điều trị bằng thuốc như lợi tiểu (diuretic), trợ tim (digitalis), hạ áp huyết (như captopril) nếu áp huyết cao, hoặc mỗ nếu có phương tiện. 

Trường hợp bé ở đây khác , bác sĩ nói là  lổ VSD  nhỏ, sức khỏe cũng như tăng truởng cháu bình thường, tôi đồng ý với bác sĩ điều trị là nên khám định kỳ (làm EKG, siêu âm nếu cần ) theo dõi lổ thong tâm thất qua thời gian và chữa các biến chứng nếu có.  Phần lớn các lổ nhỏ sẽ tự bít lại mà không cần trị liệu gì cả.  Tôi đoán ngay  ở Mỹ sẽ khó tìm thấy bác sĩ  tim nào muốn  giải phẩu những trường hợp lổ nhỏ và không có triệu chứng như trường hợp này

 

Xin phụ huynh để ý hai điểm sau:

1)      Nên cho cháu sinh hoạt, thể thao tự nhiên không giới hạn nếu BS đồng ý như vậy.  Đừng biến trẻ thành người nhút nhát, thụ động, mập vì thiếu vận đông mà không có lý do chánh đáng. 

2)      Vì cấu trúc tim không bình thường, cháu dễ bị nhiễm trùng nội mạc tim (endocarditis)sau khi cạo răng, nhổ răng, hoặc nếu có nhu cầu phải gỉai phẩu đường tiểu và đường tiêu hóa.  Vi trùng từ răng miệng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu dễ đóng đô vào nơi trong lòng tim, nơi thông tâm thất.  .  Cụ thể hơn hết, là một giờ trước khi nhổ răng, cạo răng nha sĩ phải cho uống  amoxicillin (50mg/kg).  Nếu dị ứng với  Penicillin, thì uống azithromycin (Zithromax) 15mg/kg làm một liều duy nhất để phòng ngừa.  Nếu giải phẩu khác, phải bàn với bs giải phẩu về biện pháp dùng trụ sinh ngừa viêm nội mạc tim (endocarditis prophylaxis).  Ngoài ra, nên  bảo vệ vệ sinh răng miệng tối đa. 

3)      Tóm lại, đề nghị theo dõi định kỳ với BS em, khoan nghĩ đến chuyện đi mỗ và cho em sinh hoạt bình thường. 

 MIGRAINE.

Trả lời phụ huynh  em Lâm Quang Tuyến 13 tuổi, bị nhức đầu một năm nay

Theo lời phụ huynh của em, em bị nhức đầu, não điện đồ bình thường, định bịnh là rối loạn não, chữa bớt nhưng không khỏi hẳn, phải đi bác sĩ hắng tuần. 

Em Tuyến được Bs chữa đều đặn ở VN đã lâu, tôi chỉ đưa ra một số nhận xét dựa trên những dữ kiện ít oi . 

 

VOA: Căn cứ trên trình bày của bố em, bác sĩ nghĩ đến bịnh nào nhất?

BS H V.  Hiền: Có lẽ em bị chứng migraine, khá thường gặp ở trẻ em, một trăm em có thể đến bốn em bị chứng này theo thống kê bắc Âu, tuy nhiên trong đám bịnh nhân nhi Việt ở Mỹ của tôi, thì  hiếm.  Người lớn bị nhiều gấp 2-3 lần nhất là đàn bà.  Trong bịnh này, lúc cơn nhức đầu đến, các mạch máu trong sọ đột ngột co lại xong rồi lại dãn nỡ lớn ra làm nhức đầu. Cho nên các thuốc chữa trị cơn nhức đầu migraine thường là những thuốc làm mạch máu co lại.  Một thuyết khác cho rằng  một luồn ức chế (inhibition wave) họat động của não lan ra trong lúc cơn migraine .  Tuy nhiên, đây không phải là một rối lọan thường trực của não bộ, nghĩa là ngoài cơn nhức đầu, mọi cấu trúc của não cũng như  hoạt động tâm lý cũng bình thường. 

VOA: Nhức đầu thì ai cũng bị một đôi lần, vậy thường chúng ta nhận ra chứng migraine bằng những iêu chuẩn gì, có cần máy móc tối tân không?

 

BS:Bịnh nhân migraine nhức đầu trán hoặc thái dương, thường thì một bên, nhưng ở trẻ con có thể đau hai bên.  trước khi nhức đầu, cháu có thể có những triệu chứng báo trước thị giácnhư mờ mắt, đốm tối chạy qua mắt, chớp sang chữ chi, hay tê quanh miêng, tay chân. . Những dấu hiệu báo trước này là aura, có thể có cũng có thể không.  Trong cơn đau, bịnh nhân có thể ói mửa, buồn nôn, chóng mặt, tê tay chân.  Cơn kéodài vài phút đến vài giờ, có khi cả 24 giờ hoặc hơn, giới hạn hoạt động và sự học của bịnh nhân.  Một đặc điểm nữa của migraine là khuynh hướng thường xảy ra trong cùng một gia đình, vậy biết được trong gia đình có những trường hợp tương tự cũng giúp nhiều cho sự định bịnh. 

Chúng ta cần chi tiết trong sự mô tả bịnh như trên vì  chẩn đoán migraine hầu như toàn bộ căn cứ trên những tiêu chuẩn  lâm sàn (clinical criteria0là những nhận xét về tai nghe mắt thấy của người bác sĩ khám bịnh nhân.  Cho nên trong trường hợp em Tuyến, có lẽ bác sĩ của em là yếu tố định bịnh quan trọng nhất, chứ không phải một thử nghiệm hay một loại chụp quang tuyến, chụp MRI phức tạp về khoa học kỹ thuật. 

VOA: Nếu bác sĩ không chắc chắn hoặc nếu gia đình bịnh nhân vẫn lo về những bịnh nguy hiểm có thể xảy ra thì sao?

BS:Nếu không chắc là migraine thì ta phải cẩn thận về những nguyên do khác có thể làm cho bé đau đầu.  Những trường hợp như nhức đầu kinh niên do u bướu trong óc (brain tumor), do áp suất trong sọ cao bất thường(intracranial hypertension), nhức đầu do viêm các xoang sọ (sinusitis), là những điều hiếm có nhưng có thể xảy ra.  Tuy nhiên trong những trường hợp gọi là secondary headache này , (bịnh đau đầu do một bịnh khác có cơ sở vật thể gây ra/organic cause) thì người khám bịnh kỷ lưỡng thường có thể phát hiện những bất bình thường  như một phần thân thể yếu, phản ứng gân cơ bất bình thường, nhìn vào đáy mắt  thấy võng mạc retina bị sưng vv, theo dõi trong thời gian thì bịnh tình càng ngày càng nặng vv. .  Có nghĩa  , trong đa số trường hợp trẻ nhức đầu , người BS cũng có thể giải quyế t thích đáng , định bịnh và chữa trị phù hợp mà không cần  các phương tiện chẩn đoán đắt tiền và kỹ thuật cao.  Tuy nhiên bác sĩ luôn luôn đề cao cảnh giác, vì những nguyên do hiếm xảy xa vẫn có thể xảy ra , nhất là nếu bác sĩ  không khám kỷ, không theo dõi kỷ, hoặc nếu phụ huynh không theo dõi và báo cáo sớm cho bác sĩ lúc những dấu hiệu mới xảy đến hoặc lúc bé trở nặng cần xét lại định bịnh nguyên thủy. 

Bịnh nhân đã xài nhiều thuốc men và khám rất đều đặn , tôi xin miễn đi vào các trị liệu quá chi tiết. 

VOA: Ngoài thuốc men, chúng ta có thể giúp em bớt nhức đầu bằng những biện pháp nào không?

BS H V Hiền:Xin nói sơ qua một số diểm:

Migraine có thể bị tâm lý ảnh hưởng và khơi dậy: như stress học đường, học lớp quá khó với trình độ khả năng đứa trẻ, làm bé mệt mõi, lo lắng quá nhiều.  Phụ huynh nên xem con mình đi học ở trường ra sao, gia dình có đòi hỏi quá đáng hay không, bạn bè có hiếp đáp gì không.  Trong gia đình bầu khí như thế nào, người lớn có quá lo lắng bận tâm gì về một đức con khác mà quên đứa này không, cha mẹ có gây gổ nhau không, gia đình quá ồn ào không, . . Tiếng động lớn, chật chội, ánh  sáng  chớp, (ti vi, nhạc lớn), ăn uống không đều, nhịn đói quá lâu. .  đều có thể làm migraine nặng hơn.  Một số thức ăn như chocolat, fastfood (hot dog) dồ ăn quá cay, nuớc cocacola, và nhất là bột ngọt có thể gây cơn migraine. 

VOA: Trong mục đích thong tin, xin BS cho biết sơ về những thuốc trị migraine:

BS: Về thuốc men, bịnh nhân đang khám bác sĩ đều đặn, chỉ xin nói qua: thường những trường hợp nhẹ chỉ cần thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol), ibuprophen (Advil, Motrin) bên Mỹ mua tự do không cần toa.  Những thuốc giảm đau khác cần toa như codein, meperidine chúng ta không thể nói chi tiết hơn.  Những bịnh thiếu niên có thể dung ergotamine 1mg (uống, chích dưới da hoặc nhét hậu môn) nếu cơn đau nhiều, và lập lại sau 30 phút nếu cần.  Sumatripan là một lọai thuốc mới cho migraine nhưng ở Mỹ chưa được FDA cho phép dùng cho bịnh dưới 18 tuổi, cần bác sĩ chuyên môn thần kinh trẻ em theo dõi.  Các thuốc bịnh nhân đang dùng ở VN tôi không quen thuộc nên kh6ng có ý kiến được.  Trong trường hợp em, bịnh kéo dài, nên hỏi BS xem em có thể dùng những thuốc chặn trước cơn đau hay không (prophylaxis), nghĩa là uống hang ngày, cả năm như propanolol, verapramil, tricyclic antidepressant. 

VOA: Bố em còn hỏi về trường hợp một cháu khác bị u bướu gan đã mổ và nhức đầu nghi là do di căn, bác sĩ nghĩ sao?

BS Hồ Văn Hiền: Về bịnh  nhân 16 tuổi cùng gia đình bị u nang ống mật chủ (choledochal cyst).  Gan là  một bộ phận nằm phí trên, bên mặt của xoang bụng, nặng chừng 3 pound (1. 5kg).  Gan tiết ra mật (bile), mật đi theo ống dẫn mật (bile duct) vào đầu ruột non giúp tiêu hoá mỡ trong ruột. , một phần mật được trữ trong túi mật (gall bladder), nằm bên cạnh ống dẫn mật.  Một số người , ống dẫn mật phình ra thành một cái túi, tạo nên một cái u nang (cyst), đè lên ống mật làm mật ứ trong gan , không vào ruột dược.  Bịnh nhân thường bị bộ ba triệu chứng sau: đau bụng trên hông phải, vàng da và khám thấy một u nổi lên vùng gan.  Một số bịnh nhân sau này sẽ bị ung thư túi mật.  Trường hợp em đã mổ xong, nay lại có u mới trên siêu âm, đề nghị nên hỏi nơi lần trước mổ cho em xem và khám lại.  Em bị nhức đầu kèm theo với kéo mây một mắt, đề nghị gia đình nên hỏi lại cho kỷ xem có khám đáy mắt em ra sao, có làm CT scan chưa, và có chắc chắn là di căn hay không.  Nếu bịnh nhân là anh chị của em L Q Tuyến bị nhức đầu, có thể nghĩ tới khả năng nhức đầu do migraine tương tự, vì chứng này cũng có thể làm mờ mắt trong lúc cơn đau xảy ra, nhưng không nặng như di căn não bộ. Hy vọng nếu xem xét kỷ lại, cháu được xác nhận một định bịnh lạc quan hơn và chúc gia dình hai cháu may mắn trong việc chữa trị, săn sóc các cháu. 

 

Trả lời câu hỏi về bịnh beta thalassemia, trường hợp của con Bà Lê Thi Phước (Tien Giang)

Ở đây chúng ta đã biết định bịnh của em là thalassemia, vị thính giả yêu cầu chúng tôi giải thích bịnh này. Chứng của em  là bịnh beta thalassemia thường xảy ra ở người vùng Địa Trung Hải (Âu châu) cũng như người ở Vùng Đông Nam Á cho nên ở Mỹ những bịnh này hầu như chỉ thấy trên những người di dân từ vùng của chúng ta. . 

Giải thích  chứng này trên đài phát thanh mà không cần đến những hình ảnh phụ giúp, để hiểu làm thế nào hai chứng này hợp lại và tạo nên căn bịnh phức tạp này trên em bé của chúng ta  là một công việc không phải dễ làm.  Cần phải trình bày một số khái niệm căn bản về di truyền, về huyết học và về sinh lý học thì mới giải thích cặn kẻ được.  Xin quí vị thính giả kiên nhẫn theo dõi. 

 

hình 1 

Trước hết chúng ta biết rằng máu là một chất long chứ những tế bào có nhiệm vụ khác nhau.  Trong đó , hồng cầu (red blood cell) là những tế bào màu đỏ, hình cái dĩa , toàn thể  chiếm chừng gần nữa thể tích của máu chúng ta (xem hình 1). .  Hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy , hoặc dưỡng khí từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể.  Nếu chúng ta ít hồng cầu hơn người bình thường, thì ta bị bịnh thiếu máu (anemia, bần huyêt), chúng ta sẽ dễ mõi mệt, da tái nhợt , tim chúng ta phải làm việc nhiều hơn để bù lại sự thiếu máu, tim có thể bị lớn, tôi nêu điểm này để chúng ta hiểu các triệu chứng của em bé. 

 

hình 2

Trong hồng cầu, có những phân tử (molecule ) chịu trách nhiệm đem oxy đi là huyết cầu tố, tiếng Anh gọi là hemoglobin (xem hình 2).  Có nhiều loại hemoglobin khác nhau: ở người lớn đa số hemoglobin thuộc loại hemoglobin A .  Bào thai tùy thuộc vào dưỡng khí máu mẹ đem tới, nên có một loại hemoglobin đặc biệt khác gọi  là hemoglobin F ( F viết tắt của fetal, là bào thai).  Qua mấy tháng đầu đời, máu bé sẽ dần dần chuyển qua hemoglobin A để thích hợp với đời sống ngoài tử cung của mẹ. . 

Bây giờ chúng ta thử đi sâu hơn vào cấu trúc của phân tử huyết cầu tố (hemoglobin).  Phân tử hemoglobin được câu tạo bởi  4 phần protein gọi là  mạch globin (globin chain), tạm ví như  như một trái cam có bốn múi.  Hai múi là globin alpha, hai múi kia gọi là beta. Mỗi cái globin chain hình dạng giống như một con sâu được xếp lại (folded worm), trong long nó chứa một cai1 nhân gọi là heme (xem hinh), trong heme có chứa nguyên tử sắt.  (Fe/iron). 

 Khi tế bào máu được sản xuất trong tủy xương,  trước tiên  các tế bào tủy xương phải sản xuất ra các globin kể trên rồi mới ráp thành huyết cầu  tố hemoglobin.  Sự sản xuất globin lại do một số gien trên nhiễm thể (chromosome) số 11 của tế bào quyết định.  [Xin nhắc lại ở đây là mỗi tế bào chúng ta có 23 cặp hoặc 46 nhiễm thể (chromosome) và  nhiêm thê    11 phụ  trá ch sư tông hơ p củ a globin beta.  Nói  môt cách khác nhu liệu, hay software điều khiển sản xuất globin beta nằm trên cặp  nhiễm thể số 11]. 

Nếu gien trên cặp nhiễm thể số 11 bị trục trặc, tủy xương người đó không sản xuất ra  globin beta môt cách đầy đủ được và không sản xuất đủ huyết cầu tố cho huyết cầu mới.  Do đó  ngưới đó bị thiếu máu , nặng nhẹ tùy trường hợp và ta nói rằng người  người bịnh mắc chứng beta thalassemia .  Nếu chỉ một trong hai nhiễm thể số 11 bị trục trặc thôi (heterozygote), người bịnh chỉ hơi thiếu máu và không có triệu chứng gì(thalassemia minor, thalassemia trait).  Nếu cả hai nhiễm thể trong cặp số 11 đều bị (homozygote), bịnh thiếu máu sẽ nặng, nhiều biến chứng và bịnh nhân không sống lâu. (thalassemia major).  Người có một gien beta thalassemia thừa hưởng gien này từ cha hoặc mẹ mình và  từ cha mẹ mình , nếu là loại bịnh nặng.  Người đó  có thể truyền lại cái gien này cho con cái mình; có nghĩa đây là một bịnh di truyền. 

Mặc dầu lúc mới sanh, bịnh nhân chưa có triệu chứng, mầm mống căn bịnh đã ghi sẵn trong di thể của các tế bào.  Với các phương tiện hiện nay về chẩn đoán di truyền học, người ta có thể định bịnh lúc còn phôi thai, tức là những tuần đầu của bào thai. 

 

 

Bây gờ chúng ta hãy bàn sơ lược về nguyên tắc chữa trị không phải để can thiệp vào việc chữa trị của các nhà chuyên môn về huyêt học  mà để giúp phụ huynh hiểu và cọng  tác với bác sĩ của bé,

Như bac sĩ của em bé cho biết , hiện nay phương pháp chữa duy nhất là truyền máu đều đặn cho em.  Bất tiện của sự chuyền máu đều đặn là phản ứng do chuyền máu và tích lũy chất sắt quá nhiều trong cơ thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận quan trọng như tim và gan.  (hemosiderosis).  Nên hỏi BS em xem có cần giới hạn những nguồn thực phẩm có nhiều sắt như thịt bò (nhất là thịt bò khô), thịt heo, gan, , đậu (beans), tàu hủ…, thức ăn nấu chảo sắt . . Các bịnh nhân này cũng dễ nhiễm trùng vì yếu đề kháng, cần chích ngừa những vi trùng như phế cầu, cúm (hang năm), coi chừng dễ bị lao. 

Một số nơi ỡ Mỹ áp dụng phuơng pháp ghép tế bào tủy xương (bone marrow transplant), tức là lấy tế bào tủy xương bình thường của người khác (thường là anh em, bà con) thế vào tế bào tủy xương bất bình thương , do đó tế bào tủy xương sẽ có khả năng sanh ra tế bào máu bình thường.  Một phương pháp khác là gien trị liệu pháp( gene therapy) còn trong vòng thí nghiệm chỉ mới bắt đầu mấy năm gần đây .  Người ta gắn một cái di thể, cái gien tổng hợp  một virus.  Lúc cho virus nhiễm vào người bịnh, nó sẽ  là phuơng tiện chuyên chở một khúc DNA (gien) bình thường gắn vào tế bào người bịnh, trong mục dích chữa lại cái gien bị sai của người bịnh.  Gần đây gene therapy bị khựng lại vì một số biến chứng gây chết người cho nên ứng dụng thực tế chắc còn đợi nhiều năm. 

Bịnh thalassemie và ghép tủy xương .

BS Hồ văn Hiền trả lời Bà Lê thi Phước ở Tiền Giang  hỏi về cháu bé 5 tuổi bị thalassemia . 

VOA: Xin BS giải thích bịnh thalassemia là bịnh thiếu máu do nguyên nhân thế nào. 

BS. :Trong hồng cầu, có những phân tử (molecule ) chịu trách nhiệm chuyên chỡ  oxy đi các nơi  là huyết cầu tố, tiếng Anh gọi là hemoglobin. .  Phân tử hemoglobin được câu tạo bởi  4 phần protein gọi là  mạch globin (globin chain), tạm ví như  như một trái cam có bốn múi.  Hai múi là globin alpha, hai múi kia gọi là beta.  Khi tế bào máu được sản xuất trong tủy xương,  trước tiên  các tế bào tủy xương phải sản xuất ra các globin kể trên rồi mới ráp thành huyết cầu  tố.  Sự sản xuất globin lại do một số gien trên nhiễm thể (chromosome) số 11 của tế bào quyết định. ( Xin nhắc lại ở đây là mỗi tế bào chúng ta có 23 cặp hoặc 46 nhiễm thể (chromosome) và  nhiêm thê    11 phụ  trá ch sư tông hơ p củ a globin beta.  Nói  môt cách khác nhu liệu, hay software điều khiển sản xuất globin beta nằm trên cặp  nhiễm thể số 11. )

Nếu gien trên cặp nhiễm thể số 11 bị trục trặc, tủy xương người đó không sản xuất ra  globin beta môt cách đầy đủ được và không sản xuất đủ huyết cầu tố cho huyết cầu mới.  Do đó  ngưới đó bị thiếu máu , nặng nhẹ tùy trường hợp và ta nói rằng người  người bịnh mắc chứng beta thalassemia .  Nếu chỉ một trong hai nhiễm thể số 11 bị trục trặc thôi (heterozygote), người bịnh chỉ hơi thiếu máu và không có triệu chứng gì(thalassemia minor, thalassemia trait).  Nếu cả hai nhiễm thể trong cặp số 11 đều bị (homozygote), bịnh thiếu máu sẽ nặng, nhiều biến chứng và bịnh nhân không sống lâu. (thalassemia major).  Người có một gien beta thalassemia thừa hưởng gien này từ cha hoặc mẹ mình và  từ cha mẹ mình , nếu là loại bịnh nặng.  Người đó  có thể truyền lại cái gien này cho con cái mình; có nghĩa đây là một bịnh di truyền. 

 

VOA: Ghép tủy xương là thế nào và lúc nào thì bịnh nhân thalassemia cần đến trị liệu này?

BS: Thường trẻ bị thalassemia major phải truyền máu kinh niên vì tũy xương cháu không sản xuất hồng cầu được, mà hồng cầu chỉ sống được chừng 120 ngày là bị huỹ hoại.  Các cháu cũng bị giải phẩu cắt bỏ lá lách (splenectomy), cơ thể bị lượng sắt do truyền máu tích lũy gây độc cần phải dùng thuốc deferoxamin để giúp bài tiết sắt ra ngoài.  Nếu với các biện pháp trên , bịnh vẫn càng ngày càng nặng thì có thể nghĩ đến ghép tũy xương. 

Như trên đã nói, tũy xương bịnh nhân  không sản xuất globin binh thường để xây dựng hồng cầu bình thường. Do đó dùng phóng xạ (radiation) hoặc hoá trị liệu (chemotherapy) người ta giết hết các tế bào tũy xương cũ bịnh nhân đi, xong rồi người ta mới lấy tế bào tũy xương của một người khoẻ mạnh hợp với máu huyết của người bịnh (compatible donor, thường là anh chị em /’’sibling’’ của người bịnh) chích vào mạch máu của người bịnh.  Các tế bào này sẽ đến ‘’định cư ‘’ở tủy xương người bịnh, và nếu cuộc ghép thành công , sau một thời gian chuyển tiếp, sẽ sản xuất những tế bào máu bình thường, nghĩa là bịnh nhân khỏi bịnh. Tuy nhiên sau đó bịnh nhân vẫn phải uống thuốc đều đặn để giảm tính miễn nhiễn , đề kháng (immunosuppressive drugs) để cơ thể không chống lại tủy ngoại lai được ghép vào mình. 

 

VOA: Ghép tũy xương có nguy hiểm không, cần thời gian bao nhiêu lâu và phụ huynh  bịnh nhân muốn biết tốn kém như thế nào?

BS:Hiện nay tử vong do biến chứng ghép tũy xương chừng 5% ở Hoa kỳ.  Nên nhớ, đa số những ghép tũy xương là để chữa bịnh ung thư, được coi như là biện pháp tối hậu cho những trường hợp ung thu không còn chữa được với những trị liệu thông thường. . 

Thường thì sau khi tìm được người cho tũy xương thích hợp, bịnh nhân phải nằm bịnh viên 4-6 tuần, sau đó phải ở gần trung tâm y khoa để theo dõi kỹ và thường xuyên chừng 2-3 tháng.  Nói chung phải mất 6-12 tháng mới hồi phục hẳn.  Ước lượng chi phí thuần túy về y khoa, chưa kể các vấn đề như di chuyển, tìm người cho tủy (donor) thích hợp, chừng 75000 cho đến 120, 000 đô la Mỹ.  Ở các nước khác như châu Âu, Canada có thể  khác, hy vọng rẻ hơn. 

 

Bịnh liệt não

Trả lời Ông Trịnh Trần Giang (Vũng Tàu)

Con ông Giang sinh ngạt, APGAR thấp (6-7), đủ ngày tháng.  Đến 4 tháng thấy ít cử động, tập vật lý trị liệu. Nay “hoạt động kém”, nhưng nói bình thường.  CT scan bình thường.  MRI não bộ bình thường, đầu tủy sống  tổn thương dạng mãng, rải rác ở vùng cổ và lưng (C2-D8). .  Lâm sàn  BS định bịnh là hội chứng tháp hai chi dưới/ liệt cứng.  Tôi nghĩ đây có thể là một trường hợp liệt não. 

VOA: Trong mục đích thong tin, xin BS giải thích về liệt não và từ hội chứng tháp và liệt cứng để thính giả dễ theo dõi  thêm. 

BS: Theo tôi nghĩ, cháu có thể xếp vào nhóm bịnh nhân được gọi là liệt não (cerebral palsy) mặc dù đây là một trường hợp mà chúng ta không rỏ về nhiều chi tiết bịnh lý, và cũng hơi khác thường vì CT và MRI não bộ bình thường : Tổn thương gây cerebral palsy có thể nằm ở hệ thống hình tháp (pyramidal system) là bó sợi thần kinh đi từ vỏ não (motor cortex)ngang xuống cuống não  có nhiệm vụ  điều khiển các  cử đông.  Do đó gọi là hội chứng tháp.  Những bịnh nhân   không cử đông được một phần nào của cơ thể, như cháu bé này thì  bị liệt hai chi dưới  Nhưng vì tính cường cơ (tone)tăng nên gọi là liệt cứng (pyramidal, spastic cerebral palsy) .  Các định bịnh trên là để phân biệt với  trường hợp khác do tổn thương ở vùng ngoài hệ thống tháp, cử động được nhưng cử động không bình thường, hoặc có những động tác như múa. .  (dyskinetic, extrapyramidal CP)

Nguyên nhân liệt não có thể xảy ra trước khi sanh (vì não bộ phát triể bất bình thường/cerebral dysgenesis , ví dụ như mẹ nghộ độc chì, thủy ngân, nhiễm trùng bào thai. . ).  Nguyên nhân có thể xảy ra lúc đang sanh , như cháu bị ngộp (intrapartum hypoxia), hoặc nguyên nhân sau khi sanh (ví dụ óc bị chảy máu những ngày đầu đời của những em bé thiếu tháng). . 

VOA: Bố binh nhân muốn biết điểm APGAR thấp có phải là nguyên nhân của tình trạng em bé hay không. 

BS: Bố cháu cho biết cháu bị ngộp lúc sanh và APGAR score là 6 lúc một phút và 7 lúc năm phút. .  Chỉ số APGAR dùng để ước lượng một các khá khách quan nhưng cũng khá thô sơ  , mức hoạt đông , mức hô hấp,  tuần hoàn, mức phản ứng, của em bé  mới sanh lúc một phút và 5 phút tuổi.  Chỉ số 6-7 này thấp nhưng chúng ta không thể xác quyết là có một lien hệ trực tiếp giữa APGAR score và liêt não được.  Điểm APGAR  có thể thấp vì nhiều nguyên do khác nhau (như nhiễm trùng, các tổn thương khác trước ngày sinh. . . . ) chứ chưa chắc là do ngộp thở mà thôi). Dù  có những chi tiết về hoàn cảnh lúc sanh  cũng chưa chắc đi đến được một kết luận dứt  khoát, trắng đen cho câu hỏi này, nghĩa là hỏi em bé bị liệt não có phải do APGAR thấp hoặc do sinh bị  ngộp hay không.  Nói chung, người ta ước tính rằng chỉ 2% trường hợp liệt não là do ngộp lúc sanh (peripartum hypoxia). 

Cháu được nhiều chuyên gia khám theo dõi, định bịnh và chữa trị. , tôi nghĩ rằng nếu có câu trả lời thích hợp thì những vị BS hội chẩn cho trường hợp này là kẻ có thẩm quyền nhất.  Tôi chỉ đưa ra đây những thông tin chung chung, hy vọng giúp phụ huynh tìm hiểu thêm  về bịnh này. 

Còn về trị lieu, theo như tôi biết,  bịnh nhân bịnh liệt não chỉ được chữa trị để cải thiện sự di chuyển, đi lại , sinh hoạt  và phát triển tiềm năng  càng nhiều càng tốt.  Một số em bị liệt cứng có thể đi lại một mình hoặc cần dùng những thiết bị phụ trợ (assistive equipment). Chữa lành hẳn như người bình thường thì e khó thực hiên.  Trong một số trường hợp, tưởng là liệt não nhưng bịnh nhân thật ra lại bị một chứng rối loạn về tính cường cơ (dystonia), có thể trị được. Tuy nhiên, suy nghĩ lạc quan là một yếu tố quan trọng giúp khắc phục bịnh này và khoa học thì tiến bộ không ngừng. 

 

Trường hợp em bé trai 13 tháng đầu méo phía sau
26 Nov 2003, 16:05 UTC

Về trường hợp của em Nguyễn Phan Trường Hải, 13 tháng, ít ngủ, hay đau, bố em mô tả nói phía sau đầu em bị méo lúc mới sinh ra.  Bác sĩ điều trị nói em cũng bình thường.  Bố em hỏi hình dạng sọ em có ảnh hưởng gì đến bộ óc/não của em hay không ? Có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm trí về sau hay không và ngoài ra, em có sợi chỉ xanh, đường gân chạy ngang mũi, có làm em khó nuôi không. 

Trước hết tôi xin nhấn mạnh là tôi không có ý muốn định bịnh cho em.  Những dữ kiện nêu trên không đủ để bác sĩ có thể có ý kiến chính xác về trường hợp nhất định này.  Tôi chỉ xin bàn chung chung mà thôi.  Cảm tưởng đầu tiên của tôi là có thể nói bố mẹ có lẽ không cần lo lắng nhiều về hình dáng sọ cũng nh ư đường gân xanh trên mũi của em Hải. 

VOA: Xin bác sĩ cho biết tại sao, vì bác sĩ của em đã nói là cháu bình thường, vậy mà phụ huynh còn lo, chưa yên tâm. 

BS Hiền: Tất nhiên là bố em còn lo vì chưa được giải thích, và đối với bác sĩ nhi khoa, giải quyết sự lo âu của phụ huynh nhiều khi còn quan trọng hơn cả định bịnh hoặc chữa bịnh cho em bé.  Ví dụ trong một cuộc giải đáp ở mục này cách đây một hai năm, một phụ huynh hỏi tôi về trường hợp đầ con ông ta bị gồ lên một đường như trái đu đủ, và có người khuyên nên thúc đầu em bé vào vách tường cho nó tròn lại, thì tất nhiên điều quan trọng hơn hết là giải thích chứng xương sọ kết lại qúa sớm, làm cho người cha yên tâm và do đó không tìm đến những trị liệu nguy hiểm.  Tôi xin đưa những lý do sau.  Bố em nói em bị méo ở phía sau đầu lúc mới sanh.  Nếu lúc vừa lọt lòng mẹ mà méo sau đầu, có thể đây là một chuyện thông thường. 

Tình trạng này giải thích như sau: Lúc bé mới sanh, cái hộp sọ của bé gồm sáu mảnh xương: phía trước là xương trán (frontal bone), hai bên là 2 xương thái dương (temporal bone), đi về phía trên nóc đầu là hai xương vách (parietal bones) gặp nhau ở giữa, và phía sau là xương chỏm (occipital bone.  Những xương này bao bọc bộ não có thể ví như những cánh hoa sen bọc nhị hoa ở giữa. 

Tuy là nằm gần sát và ăn khớp với nhau ở những mối nối (gọi là suture) những xương này chưa được hàn lại, hoặc gắn chặt với nhau.  Sở dĩ như vậy vì bộ óc em bé phát triển rất nhanh trong mấy năm đàu, thể tích tăng rất nhanh cho nên thể tích xương sọ chứa bộ óc đó cũng phải tăng nhanh mới thích ứng nổi.  Do đó khoảng cách ở giữa các mảnh xương còn hở đó là hai cái thóp (fontanelle), một cái ở trước, một ở sau.  Lúc bé chui ra khỏi bụng mẹ, qua đường âm đạo, đường này chật và hẹp, các xương sọ đầu em bé phải chụm lại, cái đầu em bé phải dài ra, mới qua lọt đươc.  Các bác sĩ Mỹ gọi quá trình này là cho vào khuông, molding. 

Trong đa số trường hợp.  sự bóp méo này sẽ đảo ngược về trạng thái bình thương sau vài tuần, và đầu em sẽ có dạng bình thường.  Một số ít trường hợp, các xương bị ép vào chồng lên nhau và dính lại luôn, có thể làm đầu em bé bị méo luôn, ngay từ lúc sanh.  Nếu em Hải nằm trong nhóm này, có lẽ dù một cái múi nối giữa hai xương hàn lại qúa sớm, phần sọ còn lại vẫn có thể nở ra bình thường và óc não của em không bị trở ngại lúc tăng trưởng. 

Bây giờ chúng ta nói đến trường hợp thứ hai, là em bé lúc mới chịu ra thì đầu tròn, sau đó nghĩa là khoảng mấy tuần sau mới bị méo, bị lép xuống, như vậy là do em bé nằm ngửa, các cơ cử động cổ còn yếu nên phía sau đầu, hoặc một bên đầu bị méo lẹm vào và phình ra phí bên kia.  trường hợp này thì bộ óc vẫn có khoảng trống để tăng trưởng bình thường nhưng chúng ta phải can thiệp phần lớn cho mục đích thẩm mỹ. 

VOA: Nếu trường hợp này chúng ta nên làm gì ?

Chúng ta nên tránh cho em chỉ nhìn về một bên trái hoặc phải.  Ví dụ nếu em nằm trong nôi mà cửa ra vào nằm bên trái, em sẽ có khuynh hương quay đầu về hướng đó, ta nên thay đổi cho em trở ngược đầu lại, để cân bằng hướng chú ý của em qua bên phải.  Chúng ta có thể dung gối kê để chuyễn sức đè nén qua phía bên không bị lép hoặc méo. 

Tôi xin nhân dịp này nhắc đến chiến dịch bên Mỹ gọi là Back to Sleep, có từ hơn một chục năm nay.  Trước đó, bác sĩ bên Mỹ khuyên nên cho các bé sơ sinh nằm sấp, viện lý do là trong tư thế đó, cá chất giãi nhớt chảy ra ngoài và không làm em sặt, ngộp. 

Sau dó, người ta nhận thấy trẻ con Mỹ bị chứng chết đột ngột vô cớ (Sudden Infant Death Syndrome/ SIDS) nhiều hơn các xứ khác, những xứ nhu Việt nam hay thổ dân Úc Châu mà các em bé đều nằm ngữa ngủ.  Người ta mới thấy rằng nằm ngữa tốt hơn nên Back to sleep, có nghĩa đen là đi ngủ lại mà thật ra để nhắc nhở em bé "Nằm ngửa mà ngủ’’, Tôi nhắc đến chuyện này vì tôi muốn các phụ huynh đừng vì sợ em bé lép, méo đầu mà cho em bé ngủ nằm sắp như ở Mỹ hai ba chục năm trước đây. 

Trên đây là những trường hợp méo đầu thông thường, có lẽ cũng là trường hợp bé Hải.  Một số trường hợp hiếm hơn, đôi khi (nghĩa là rất ít khi) phải can thiệp.  Một số trường hợp, các mãnh xương đâu này lúc mới sanh đã gắn chặt với nhau rồi, các mối nối sutures hàn chặt lại, thi sự nẫy nỡ của cái sọ có thể bị ngưng lại ở chiều ngang, chiều dọc, hoặc hai chiều. Tiếng Anh gọi là craniosynostosis. 

Ví dụ trong chứng sọ hình thuyền (scaphocephaly), do đường nối trước sau (sagittal suture) hàn gắn lại quá sớm, và cái sọ nhìn thẳng rất hẹp từ trái qua phải, nhưng lại dài ra từ trước ra sau.  Nên nhớ, dừng lo vội, vì dù là có chứng này, (chứng này thật hiếm) và nếu chỉ bi một đường suture thôi cũng không có hại gì. 

Nếu là trường hợp nặng làm gò bó sự phát triển bình thường của bộ óc, cần gởi đến tham khảo bác sĩ giải phẩu thần kinh nhi (pediatric neuro surgeon) để quyết định xem có cần mổ (giải phẩu) hay không.  Nói sơ lược, bắc sĩ giải phẩu sẽ cắt bớt những miếng xương sọ để chúng rời ra và sọ có thể dãn ra được.  Đây là những thủ thuật kỷ thuật rất cao, chỉ thực hiện ở một số trung tâm y khoa chuyên môn cao độ.  Dù ở Mỹ, cũng rất ít khi dung tới giải phẩu, các bác sĩ nhi khoa còn cẩn thận khuyên rằng, nếu bác sĩ giải phẩu thần kinh đề nghị mỗ cái đầu con của bạn vì nó méo thì trước hết nên hỏi lại ý kiến của một bác sĩ giải phẩu thứ hai (second opinion) xem có đúng vậy không.  Có nghĩa là nhiều vụ mổ không cần thiết. 

Sau hết, về đường gân qua sống mũi của em, theo kinh nghiệm cá nhân, không có ý nghĩa gì cả, Đây chỉ là một tĩnh mạch nhỏ chạy ngang song mũi.  Nếu trẻ thiếu máu, xanh xao, dị ứng mũi có thể gân xanh nổi bật hơn bình thường.  Theo tôi nghĩ, bố em nếu có phương tiên nên em đến một bác sĩ nhi khoa khám tổng quát cho em, không nên giới hạn về chỗ đầu méo mà phải nhìn trong toàn bộ.  Những điểm chú ý là:

1.  em có dấu hiệu còi xương không, 
2.  bàn tay bàn chân, diện mạo bình thường không, 
3.  chu vi của đầu em (head circumference) có b ình thường không, 
4.  các mối sutures đầu sờ có thường không, 
5.  em có phát triển bình thường không, 
6.  em có thiếu máu (anemia) không. 

Nếu những điểm này bình thường, có lẽ phụ huynh không còn gì phải lo.  Quan niệm trẻ khó nuôi thường rất chủ quan, nên dùng những nhận xét khách quan để bớt lo âu và nếu có vấn đề thật sự đối phó hữu hiệu. 

 

Trả lời thính giả đài VOA. October 26. 2003

1)Trường hợp em Quang 15 tuổi bị lỡ lưỡi từ nhỏ, có lẽ là từ lúc sơ sinh, bố em ví gíông như hà ăn lưỡi.  Trị tây y , dung thuốc chống nấm , chỉ bớt tạm thời.  Chữa đông y cũng không có kết quả dứt khoát. Nếu em bị cả mười lăm năm nay mà tình trạng sức khỏe chung vẫn không có gì đáng nói, tôi nghĩ đây là chứng lưỡi địa dư, mà tôi đã có dịp đề cập mộpt lần trong chương trình này.  Từ lưỡi địa dư do tôi dịch từ từ Anh ngữ geographic tongue, còn gọi là viêm lưỡi từng vùng di động (glossitis areata migrans.  Thật vây bình thường trên lưỡi của ta có hang ngàn sợi nhỏ li ti, gọi là những nhú lưỡi (papilla), nếu rọi lớn mặt lưỡi sẽ giống như mặt một bàn chải.  Trong bịnh này, từng mảng nhú lưỡi bị mất đi và vùng lưỡi này bi trơn trụi, đỏ hỏn, vây quanh bởi bờ màu xám.  Các mảng này di chuyển trên lưỡi, và kéo dài hang tháng, bớt đi rồi lại xuất hiện.  Thường bịnh nhân không khó chịu gì lắm, có thể rát lưỡi đôi chút.  hiện nay chúng ta không hiểu rõ nguyên do bịnh này và theo đa số y giới, bịnh không cần chữa.  Trường hợp người quen với thính giả bị bịnh lưỡi ăn lan xuống họng , hoặc trùng ăn lưỡi, có thể là trường hợp khác ở người lớn, người già.  Một số người lớn có thểbị giang mai ở lưỡi, hoặc bị nấm nặng ở lưỡi lan ra vào máu trong một số người sức miễn nhiễm yếu (do SIDA) chẳng hạn, hoặc bị ung thư lưỡi.  Những định bịnh vừa nói chắc không áp dụng trong trường hợp đang bàn vì cháu bị bịnh này từ lúc mới sinh và vẫn mạnh giỏi không hề hấn gì.  Phụ huynh nên hỏi lại bác sĩ từng khám em xem có đồng ý với chẫn đoán trên hay không.  Dù sao người bác sĩ khám cho em vẫn là người có thẩm quyền nhất .  Đối với y khoa, nếu ta chưa giải quyết được vấn đề, tốt hơn hết nên theo dõi tiến triển của bịnh và đối phó nếu cần. 

2)Trường hợp cháu trai 8 tháng bị viêm phế quản, tím nghẹt thở lúc 3 tháng .  Cháu có thể bị suyễn là một chứng bịnh làm các phế quản co thắt lại và không khí khó ra vào phổi.  Tuổi này còn thường bị nhiễm siêu vi RSV (Respiratory Syncytial Virus: Siêu vi hô hấp hợp bào) gây sốt, khó thở, khò khè (wheezing), đôi khi suy hô hấp nếu trẻ bị một yếu tố nào khác làm bịnh nặng hơn vì phổi đã yếu sẳn. 

Trong trường hợp này , bé còn có thận bất bình thường.  Bình thận teo một bên có nghĩa là nhỏ hơn bình thường, tiếng Anh gọi là hypoplasia.  Bình thường cơ năng hai trái thận là lọc máu , tạo nước tiểu trong các ống thận, đem xuống bọng đái và được tiểu ra ngoài. Nhờ uớc tiểu những chất cơ thể phế thải được đem ra ngoài, nếu thận khộng làm việc bình thường cácchất này sẽ bị giữ lại trong cơ thể và đầu độc cơ thể, lúc đó người ta gọi là suy thận.  Thận cũng điều hành huyết áp của chúng ta. 

Một thận bé bị teo, có nghĩa là thể tích nhỏ hơn bình thường (hypoplastic), có thể cấu trúc cũng bất bình thường và cái thận này không làm việc được.  Việc này có thể làm cho áp huyết cháu cao lên.  thận bên kia có những nang (cyst)là những bọc, túi nước thay thế mô thân bình thường, làm thể tích thận lớn ra nhưng thận lại không làm việc bình thường, càng ngày càng làm hư hại các phần còn làm việc của thận, do đó bác sĩ nói em bị suy thận mãn, có nghĩa là thận không đủ sức thanh lọc những chất cơ thể cần phế thải ra khỏi máu.  Sự ứ đọng những chất phế thải này trong cơ thể của em làm cho em khó tăng trưởng bình thường ít lên cân , sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý cũng bị chậm lại.  Chứng động kinh cũng có thể phát xuất từ tình trạng suy thận mãn tính này do não bộ bị ảnh hưởng. 

Thân đa nang có nhiều loại, 

  • Một là multicystic kidney, không phải do di tuyền, thân phát triển không bình thường và tạo ra những nang, có lẽ em bị loại này làm cho một bên teo, một bên có nang. 

  • Trường hợp thứ hai, là bịnh polycystic kidney disease là một bịnh di truyền ở trẻ nhỏ theo lối autosomal recessive, có nghĩa là cả cha và mẹ em bé mỗi người đều mang trong tế bào mình một cái gene gây bịnh nhưng cha mẹ không ai bịnh.  Nếu đứa con thừa hưởng một cái gene bịnh thừ cha và một cái gene bịnh từ mẹ, lúc đó thì con mắc chứng thận đanang bẩm sinh.  Trong bịnh này, bịnh nhân còn bị sưng gan, gan bị xơ cứng và lớn. 

  • Một số trường hợp bịnh tên là Tuberous sclerosis (TS), chứng động kinh có thể đi đôi với bịnh thận có nang, bịnh nhân có những dấu hiệu ngoài da, nhất là trên mặt.  Tuy nhiên trong bịnh này, một trong hai cha mẹ cũng mắc bịnh và truyền gene TS cho con mình (autosomal dominant). 

Ở Mỹ, muốn săn sóc cho một em bé bịnh phức tạp như thế này, ngoài bác sĩ nhi khoa, còn có sự cọng tác của bác sĩ chuyên khoa thận nhi, bs di truyền, bs thần kinh nhi, bác sĩ phổi (pulmonologist), bác sĩ tim, bác sĩ gan và sẽ cần nhiều thử nghiệm phức tạp.  Bàn về chi tiết trị liệu ra ngoài phạm vi câu chuyện hôm nay.  Tôi xin gợi ý những điểm sau;

  • Nên xem cháu có những triệu chứng ngoài da hay không.  Nếu cháu có chụp hình đầu rồi, thì hỏi xem kết quả có bình thường không.  Gan cháu có lớn không.  Cháu có thiếu máu không. 

  • Nên tìm hiểu xem trong hai họ nội ngoại cha mẹ có ai bị bịnh thân hay không, hỏi bác sĩ xem bịnh của em có phải là một hội chứng di truyền hay không, để quyết định có muốn sanh thêm em bé nữa không . 

  • Cháu cần một bác sĩ tổng quát phối hợp chữa trị chuyên khoa và theo dõi định kỳ về áp huyết, tăng trưởng, dinh dưỡng chích ngừa đầy đủ. . 

  • Bé tiểu nhiều không có nghĩa là thận làm việc tốt, thân suy kinh niên có thể làm cháu không cô đọng nước tiểu được và cần để ý cung cấp đủ nước cho cháu. 

  • Các triệu chứng như ho, khó thở có thể báo hiệu bịnh phổi mà cũng có thể do tim mạch như suy tim, phù phổi. . …

  • Nên dung thuốc đểu đặn, đúng liều, nhất là thuốc trị chứng đông kinh

  • Trong tương lai, bé có thể sẽ cần phải lọc máu hoặc nếu có khả năng ghép thân mới để giải quyết tình trạng thận suy càng ngày càng nặng. 

 

U xương nơi mắt cá chân và chứng bệnh ngoài da
15 Sep 2003, 18:52 UTC

 
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời trường hợp bé Tuấn có hai u xương ở mắt cá. 

BS Hiền: Theo như bố em mô tả và theo như bác sĩ em đã khám kỹ lưỡng, chụp hình, theo dỏi và kết luận, tôi chỉ xin đoán có lẽ em có hai u xương sụn ở cổ chân. Tiếng Anh gọi là osteochondreoma hoặc là osteocartilaginous exostosis, là ngạnh xương sụn. 

VOA: Để cá thính giả khác có thể tìm hiểu thêm về chứng bịnh này, với mục đích thông tin, xin BS trình bày thêm một vài chi tiết. 

BS Hiền: Đây là những u xương và sụn hiền, không độc, thường thấy ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, ở cỗ xương dài (metaphysis) như xương đùi, xương cánh tay, xương cẳng, ở đoạn thân xương nối liền với đầu xương.  Khối u chỉ tăng trưởng cho đến lúc em hết lớn không còn cao thêm nữa.  Ở trẻ em, thường không cần cắt u này vì không hoá ung thư. 

VOA: Gia đình có vẻ lo cho em về sau này, BS có ý kiến như thế nào?

BS Hiền: Bố của em lo về dự hậu thì như đã nói, hết chín mươi chín phần trăm là không biến thành ung thư.  Nếu lúc cháu trưởng thành, có điều gì đáng lo như trường hợp cục u lớn nhanh quá hoặc đau, trở ngại hoạt đông hàng ngày như đi đứng, mang giày hoặc thể thao, bác sĩ có thể quyết định mỗ.  Nói chung là hiện nay không có gì để lo âu, nhưng nếu có gì khác thường thì nên nhờ bác sĩ xem lại. 

Trường hợp bịnh ngoài da của mẹ bé Tuấn

BS Hiền: Bịnh ngoài da của mẹ bé Tuấn đã được đem đi khám với BS chuyên môn, tôi cũng đồng ý với chị Minh Phượng là bịnh nhân cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.  Nếu bác sĩ định bịnh là ngón tay bị nhiễm trùng do nấm, thì chắc bác sĩ đã cho uống thuốc trụ sinh chống nấm, keó dài hàng tháng, và sau môt thời gian lâu hơn nữa, móng tay mới lành lặn, vì móng tay mọc rát chậm, cả mây tháng sau mới thay được một móng hoàn toàn lành mạnh, mặc dù đã uống đủ thuốc.  Nếu bác sĩ nghĩ là bịnh lác do dị ứng, eczema, Thì bịnh sẽ trở đi trở lại, và cần phải dùng thuốc hoài, nhất là mỗi lần bộc phát.  Những mụn nước như bịnh nhân kể thường gặp trong những bịnh eczema da kinh niên, có lẽ nên tránh châm chọc những mụn này dễ gây nhiễm trùng.  Nếu thấy xà phòng rữa chén làm triệu chứng nhiều hơn, thì nên tránh hoặc xài thứ khác, mang găng tay vân nân.  Tóm lại, nên theo dõi với bác sĩ đang chữa bịnh cho mình và hỏi cho kỹ phải uống thuốc bao lâu, săn sóc hàng ngày như thế nào. 

 

Viêm amidan kinh niên (chronic tonsillitis)

Trả lời Ông Trần đình Trọng Lâm Đồng. 

Bé chín tuổi bị sưng amidan liên miên, trị nhiều lần bằng trụ sinh.  Bé bị còi.  Em cháu bị viêm mũi , viêm amidan, ho lâu về chiều tối, tăng trưởng tốt hơn.  Thính giả cũng hỏi chích ngừa có làm còi xương không. 

Trường hợp cháu 9 tuổi, có lẽ bị viêm amidan kinh niên, tiếng Anh là chronic tonsillitis.  Chúng ta không biết amidan có lớn quá không, vì trong bịnh viêm kinh niên, amidan có thể quá lớn mà cũng có thể thể tích bình thường thôi.  Nói chung, nếu bác sĩ định bịnh là viêm amidan kinh niên và nếu bác sĩ của bạn khuyên nên mỗ cắt amidan, thì đây là trị liệu dứt khoát và tốt nhất. Về em gái của bé, nếu bác sĩ nghi là viêm mũi, viêm xoang mũi, bịnh này có thể làm cháu ho kéo dài, đôi khi khò khè  vì nhớt trong mũi chảy ra sau họng, làm họng viêm kinh niên và cháu ho. Thường nên uống trụ sinh đều đặng, hai tuần lể theo hướng dẫn của bác sĩ của bé. 

 Một số trụ sinh loại tetracycline ảnh hưởng đến tăng trưởng của xương và răng và hiện nay ở Mỹ không được dùng cho trẻ dưới tám tuổi, lúc mà răng đang thành hình và có thể bị ảnh hưởng về sau.  Tuy nhiên, trừ trường hợp tetracycline và các thuốc lên hệ mà các BS đều tránh dùng cho trẻ nhỏ, các thuốc thường dùng khác như Amoxicillin, Augmentin,  không gây còi xương.  Ở Mỹ người ta dùng các trụ sinh rất mạnh hàng hai ba tuần lể để trị các chứng viêm mũi và amidan cho trẻ em mà không thấy còi xương. 

Trong trường hợp của em có thể em tăng trưởng chậm vì amidan lớn nên em khó nuốt, ăn kém, hoặc ban đêm nghẹt mũi và họng, ngủ không ngon đôi khi thở gián đoạn (ngáy thật to, xen kẻ với những lúc yên lặnng vì ngưng thở, xong rồi vùng vẫy, dẫy dụa vì ngộp và tỉnh lại, ngáy lạI) gọi là sleep apnea.  Theo tôi được biết, các thuốc chíuch ngừa không gây còi xương.  Thường còi xương do thiếu vitamin D  do trẻ dinh dưỡng kém (sữa bò nguyên chất có rất ít vitamin D, ở Mỹ người ta cho thêm vitamin A và D vào sữa trứôc khi bán để ngừa bịnh còi xương, lòng đỏ trứng gà, dầu cá thu chứ nhiều vitamin A) , hoăc do bịnh nhân không ra ngoài nắng nhiều nhất ở những xứ ôn đớ, tia tử ngoại (ultraviolet) trong nắng tác dụng trên da giúp sản xuất vitamin D). 

Xin cảm ơn quí vị đã theo dõi câu trả lời của chúng tôi.  Tóm tắc , nếu là viêm amidan kinh niên, nói chung chúng ta  đồng ý với BS nếu đề nghị cắt amidan. 

 

 

Mụn trứng cá (acne)

Trả lời Anh Phan Hoang Vũ, ở Ban Mê Thuột.

Hỏi về mụn trứng cá, nặng làm mũ và gây thẹo. 

Nói chung bịnh mụn trứng cá là do các tuyến nhờnở cạnh nang  chân lông trong da tăng sản xuất chất sebum lúc thời dậy thì vì hormon nam (androgen tăng trong giai đoạn này.  Đồng thời, các tế bào ở  chung quanh nang  chân lông lại tróc ra nhiều hơn, dính kẹo lại làm nghẽn đường thoát ra của chất nhờn, làm tuyến nhờn bị nghẽn, gây viêm, sưng , làm ra mụn trứng cá.  Cọng them đó là một loại vi trùng sanh sản nhiều trong mụn và làm nặng thêm.  Do đó thuốc mụn thường là những chất làm cho bớt tắc nghẽn đường tiết ra chất nhờn : ví dụ những thuốc thoa da không cần toa như benzoil peroxide hoặc cần toa như Retin A thoa và một số khác uống; những trụ sinh chống vi trùng ở Mỹ cầ phải có toa, hoặc thoa hoặc uống. . 

Trường hợp của Cháu Vũ, có lẽ thuộc loại nặng gọi là cystic acne, tức là mụn bọc: sâu dưới da có những cục bóp đau, lớn và có mũ, gây thẹo.  Thuốc hữu hiệu nhất cho loại này là isotretinoid, (tên thương mãi là Accutane.  Nên nhớ là thuốc này có những phản ứng phụ quan trọng, đáng kể nhất là có thể gây quái thai.  Phụ nữ đang định có bầu, , đang có bầu hoặc cho con bú không được uống thuốc này.  ở Mỹ Bác sĩ phải được bịnh nhân cam kết không thụ thai trong lúc dùng thuốc và phải thử bịnh nhân hàng tháng xem có bầu hay không.  Ngoài ra thuốc còn có th ể gây bịnh thần kinh (depression). 

Nói một cách khác, cháu có thể hỏi BS của cháu xem có nên dùng accutane hay không, và nhớ để bác sĩ theo dõi kỹ lưởng lúc uống thuốc.  Thuốc hiệu nghiệm có thể kết quả tốt hàng tháng hoặc hàng năm.  Ngoài ra có những thuốc rẽ tiền và dễ tìm hơn như trụ sinh Tetracycline (thường bắt đầu 500mg hai lần mỗi ngày), Erythromycine  (500mg hai lần/ngày) nếu chưa xài đến hoặc nếu chúng ta không mua được các thuốc như accutane.  Chúng tôi rất tiếc không kê toa theo yêu cầu được và chỉ có thể cung cấp kiến thức tổng quát mà thôi. 

 

 

Hội chứng Evan.

Bàn về trường hợp em Lê Thị Hồng Nhất, 11 tuổi ở bình Thuận. 

phụ huynh em viết thư và cho biết em bị Hội chứng Evan, thiếu máu mãn tính do vỡ hồng cầu.  ban đầu nóng sốt, đau các khớp xương tay, gối, lưng.  Sau hai ngày da vàng, nước tiểu đỏ hồng.  hiện nay em đang điều trị với BS chuyên khoa BV nhi.  Hai tuần em phải tái khám hoặc lúc vàng da và mệt thì phải nhập viện. 

Chúng tôi chỉ xin giải thích tổng quát về bịnh khá hiếm có này để phụ huynh hiểu về bịnh lý của con mình, bớt lo âu và tích cực cọng tác với BS của em.  Chúng tôi không có tham vọng can thiệp vào sự chữa trị rất tốt của các chuyên gia về bịnh máu đang dành cho em. 

Bình thường mỗi lần có một chất lạ đi vào cơ thể, như ăn vào, chích vào, thì do hệ thống miễn nhiễm , cơ thể sản xuất ra những protein gọi là kháng thể, antibody, chống lại với các chất lạ đó.  Cơ chế này giúp ta chống lại những tấn công từ ngoài vào, có thể là vi trùng, virus hoặc các chất độc.  Tuy nhiên nói chung, hệ thống miễn nhiễm phân biệt được bạn và thù và thường không tấn công những tế bào của chính mình. 

Trong môt số trường hợp, hệ thống phòng thủ bị rối loạn và cơ thể sinh ra những kháng thể tạm gọi là kháng thể “xấu”chống lại những tế bào của chính mình.  Trường hợp này gọi là autoimmune disease, bịnh tự miễn nhiễm, thường chúng ta không tìm ra nguyên do chính xác. 

Trường hợp hội chứng Evan, các kháng thể “xấu” tấn công những tế bào trong máu.  Máu chúng ta có ba loại tế bào chính: các hồng cầu chuyên chở oxy làm cho máu có màu đỏ, bạch huyết cầu không màu, phụ trách phòng thủ chống nhiễm trùng và tiểu cầu, nhỏ hơn hai loại kia phụ trách đông máu. 

Nếu hồng cầu bị tấn công làm vỡ ra thì chất sắc tố thải ra nước tiểu làm nước tiểu hồng hoặc đỏ, những xác hồng cầu bị thải ra thành chất hoàng đản là bilirubin làm cháu vàng da, vì thiếu hồng cầu chuyên chở oxygen nên cháu bị mệt.  Truyền máu mới không giúp đỡ nhiều vì cũng sẽ bị phá hủy. 

Nếu kháng thể tấn công các bạch cầu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể sẽ bị giảm sút cho nên bịnh nhân chứng Evan hay bị cảm cúm, bị nhiễm trùng liên miên.  Một số trường hợp vì thấy một em bé cứ bị nhiễm trùng liên miên, người ta thử máu và khám phá ra bịnh. 

Nếu các tiểu cầu bị tấn công và số lượng xuống thấp bịnh nhân sẽ bị dễ chảy máu, có thể chảy máu nhiều chỉ vì một vết thương nhỏ thôi, như té gảy răng, đứt tay, chảy máu mũi.  Nếu chấn thương, có thể chảy máu nguy hiểm ở óc, bụng, vv. 

 

Nói chung bịnh khó trị dứt.  Như trường hợp bịnh nhân ở đây, thuốc corticoid chích hoặc uống làm giảm các hiện tượng miễn nhiễm chống lại các tế bào bạn của cơ thể mình.  Một số nơi dùng immune globulin chuyền tĩnh mạch.  Tuy nhiên đây là phạm vi của các nhà chuyên môn về bịnh này. Gia đình nên hiểu về cơ chế bịnh này để nói chuyện và cộng tác với bác sĩ của em một cách tích cực hơn. 

 

Chiều cao của thanh niên.

Trả lời thính giả 18 tuổi hỏi chiều cao không tăng 3 năm nay làm sao để tăng chiều cao.

 

Bình thường, đa số con trai nhổ giò nhanh chóng ở tuổi 14-15 (tính theo tuổi Mỹ, là tròn sinh nhật), lúc đó bề cao tăng 7-8 cm trong một năm.  Đến năm 16 tuổi  đến 18 tuổi thì giảm dần lại, còn 2cm-1cm một năm, sau đó thì lớn rất ít. 

Đó là nói chuyện đa số.  Một thiểu số có thể nhổ giò, (growth spurt ) sớm hơn, ví dụ lúc 12-13 chẳng hạn.  Các em này, lúc 12-13 thì có thể cao hơn các em đồng lứa, nhưng lúc 18 tuổi có thể cao chỉ trung bình hoặc thấp hơn trung bình vì thời gian tăng trưởng ngắn hơn. 

Một yếu tố khác là di truyền.  Em lấy chiều cao của bố, cọng chiều cao của mẹ, cọng 13cm rồi chia hai, nếu chiều cao của em tương tự như con số đó, chỉ xê xích vài phân (ít hơn hoặc cao hơn 5-6 cm) thì chắc là em đã đạt tới tiềm năng di truyền của mình và coi như đạt tới chiều cao bình thường của mình, mặc dù mình không vừa ý với chiều cao đó.  Trên thực tế hiện nay chưa có biện pháp gì làm cho những thiếu niên có sức khỏe bình thường cao thêm theo ý muốn. 

 

   

Trả lời thính giả Trịnh Trần Gian ở Vũng tàu về bịnh trào ngược thực quản và dị dạng sọ do xương đầu gắn liền với nhau quá sớm. 

Bịnh trào ngựoc thực quản, tiếng Anh goị là gastro-esophageal reflux (GER) có thể dịch là trào ngược từ bao tử lên thực quản.  Bình thường khi thức ăn hoặc thức uống được nuốt vào cổ họng, đi qua một cái ống bằng thịt gọi là thực quản (nghĩa đen là ống ăn) , từ thực quản mới vào bao tử (hoặc dạ dày).  Một khi đã vào dạ dày thì thức ăn lúc bình thường sẽ từ từ được đảy xuống ruột non và tiếp tục quá trình tiêu hoá.  Thức ăn uống bình thường không được đi ngược chiều trở lên thực quản vì ở đầu dưới của thực quản có một bắp thịt hình tròn (tiếng Anh gọi là lower esophageal sphincter) bóp chặt lại sau khi thức ăn đã đi qua khỏi.  Nếu cái sphincter này không bóp chặt , thì đường đi ngựợc lên sẽ còn hỡ và thứ ăn sẽ chạy ngược lên.  Acid mạnh sản xuất từ trong bao tử chạy ngược lên làm sưng và lở loét trong thực quản.  Ở trẻ con bị chứng này, triệu chứng chính là chúng dễ bị ói, hoặc ọc sữa sau khi bú hoặc ăn.  Những trẻ thiếu tháng thật nhẹ kí có thể bị rối loạn hô hấp như ngưng thở (apnea) nếu bị trào ngược, cần chữa trị cẩn thận. Trẻ lớn hơn hoặc người lớn có thể bị trào ngược thực quản mà không ói nhưng hay bị xót ruột, ợ chua , khan tiếng kinh niên, ho đêm, khò khè như bị suyễn đôi khi đau ngực , ăn không ngon .  các triệu chứng này phần chính do chất acid trong bao tử đi vào thực quản làm khó chịu, loét thực quản, mà bộ phận này lại nằm cao trong lồng ngực và cỗ. 

Trường hợp cháu đến hai tuần mới ói mữa cũng không phải là hiếm.  Mặc dù trong 85 % trường họp triệu chứng xãy ra trong tuần đàu, chừng 10 trăm trẻ khác có thể có triệu chứng lần đầu ghi nhận trong năm tuần kế tiếp. 

Cháu đang được bác sĩ ở VN săn sóc tốt, Tôi chỉ xin sơ lược cách chữa trị như sau:

1.  Cho em bé nằm đầu cao lên bằng cách kê đàu giường cao lên, nhưng khó giữ em ở vị thế này. 

2.  Cho em bé ngồi trong cái ghế car seat , nhưng cẩn thận tránh đừng cho thân em gục xuống , làm khó thở, đừng kê quá 30 độ. 

3.  Tránh đừng cho em bé ăn bú quá no.  Lắm khi chúng ta tưởng cứ em bé khóc la 2 em bé cần bú. nên cho bú quá nhiều hoặc các lần bú quá gần nhau.  Nói chung phải mất chừng hai tiếng thức ăn mới qua khỏi bao tử và xuống ruột.  Trường hợp em bé chúng ta bàn ở đây nên xem lại giờ giấc và lượng em bú có nhiều quá không. 

4.  Cho bột mễ cốc (cereal) pha vào sữa /formula cho đặc sệt để khó chạy ngượ c dòng

5.  Cho bé uống thuốc làm giảm acid trong bao tử như thuốc ranitidine (thương mải là Zantac), Prevacid (do bác sĩ quyết định). 

6.  Một số thuốc làm thức ăn chạy xuống ruột mau hơnnhưng nhiều phản ứng phụ nên rất it khi dùng. Nếu bác sĩ cho cháu dung thuốc loại này như thuốc cisapride, nên hỏi bác sĩ cẫn thận nếu cháu phải xài thêm một thuốc khác như trụ sinh loai erythromycin, Biaxin. 

7.  Dị ứng (allergy) với thức ăn nhất là sữa bò hoặc formula chế biến từ sữa bò có thể là một yếu tố đáng kể làm tràn dịch lên thực quản. 

Cũng nên biết tin mừng là dù không chữa, 60% trẻ sẽ khỏi lúc 2 tuổi và đến 4 tuổi, đa số sẽ khỏi vì cháu lớn lên thi ngồi hoặc đứng được, ăn thức ăn rắn nhiều hơn và bắp thịt sphincter thực quản làm việc hữu hiệu hơn. 

Về đàu của em, bố em mô tả thóp nhô lên , có gáy sọ khỉ, đĩnh đàu cao hơn trán, hình như quả đu đủ làm tôi nghĩ đến chứng craniosynostosis, nhưng vì không khám em bé nên xin nhấn mạnh là tôi không có ý muốn định bịnh cho em. 

Bịnh này giải thích như sau: Lúc bé mới sanh, cái sọ củ bé gồm nhiêù mãnh xương tuy là nằm sát và ăn khớp với nhau ở những mối nối ( gọi là suture) nhưng chưa được gắn chặt với nhau.  Sở dĩ như vậy vì bộ óc em bé phát triển rất nhanh trong mấy năm đàu, thể tích tăng rất nhanh cho nên thể tích sọ chứa bộ óc đó cũng phải tăng nhanh mới thích ứng nỗi.  Do đó khoảng cách ở giữa các mãnh xương còn hở đó là các cái thóp (fontanelle).  Một số tường hợp.  các mãnh xương đàu này lúc mới sanh đã gắn chặt với nhau rồi, các mối nối sutures hàn chặt lại , thi sự nẫy nỡ của cái sọ có thể bị ngưng lại ở chiều ngang, chiều dọc, hoặc hai chiều.  Trường hợp bạn mô tả, nên đem bác sĩ khám xem cháu có bi chứng sọ hình thuyền (scaphocephaly) hay không, do duờng nối trưóc sau (sagital suture) hàn gắn lại quá sớm.  Nên nhớ, dừng lo vội, vì chứng này hiếm và nếu chỉ bi một đường suture thôi cũng không có hại gì. Nếu là trường hợp nặng làm gò bó sự phát triển bình thường của bộ óc, cần gởi đến tham khảo bác sĩ giải phẩu thần kinh nhi (pediatric neuro surgeon) để quyết định xem có cần mổ (giải phẩu) hay không.  Nói sơ lược, bắc sĩ giải phẩu sẽ cắt bớt những miếng xương sọ để chúng rời ra và sọ có thể dãn ra được. Dây là những thủ thuật kỷ thuật rất cao, chỉ thực hiện ở một số trung tâm y khoa chuyên môn cao độ. 

Về chuyện bố em định đẩy đầu em bé vào tường để sửa lại cái đàu của em, tuyệt đối xin can vì vô ích và nguy hiểm. 

 

Tôi xin trả lời Bà Phạm Bảo Toàn ở Hải Phòng hỏi về

chứng trẻ em tóc bạc sớm. 

Theo tây y, chứng tóc bạc sớm chưa được hiểu và giải thích tường tân.  Nói chung phần lớn tài liệu y học cho rằng cá yếu tố di truyền quyết định người ta dến tuổi nào thì tóc bạc.  Có nghĩa là tóc bạc sớm hay muộn là do các gien trong mỗi tế bào của mình , mình thừa hưởng các gene này từ cha mẹ mình.  Hiện nay cách chữa trị duy nhất là nhuôm tóc. 

Sau đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn. 

Như trường hợp của gia đình bà, hai cháu sinh đôi cùng tóc bạc sớm như nhau, mẹ các cháu cũng bạc tóc sớm , tuy trể hơn các cháu.  Tuy chúng ta không có những chi tiết chính xác về chứng tóc bạc sớm ở các người khác trong hai họ nội ngoại, hoàn cảnh trên cũng làm cho chúng ta nghi rằng giả thuyết di truyền là đúng trong trường hợp của gia đình này.  Tuy nhiên tôi xin nhấn mạnh ở đây là không thể định bịnh chính xác cho một trường hợp nhất định mà chỉ căn cứ trên vài dữ kiên sơ lược.  Trong một số trường hợp hiếm gặp chúng ta có thể gặp rối loan về màu tóc đi chung với một số triệu chứng khác.  Ðó là hội chứng Waardenburg, đặt theo tên một bác sĩ chuyên khoa mắt ngưới Hòa lan. trong hội chứng này người bịnh có một lọn tóc màu trắng(tóc bạc) thường nằm trưóc trán, có thể mọc nhiềi ít ra phiá sau.  Người bịnh cũng có thể bị bạc đàu rất sớm, thường lúc dưới hai mươi tuổi. Ngoài ra bịnh nhân còn có những đặc diểm khác như mống mắt hai bên màu khác nhau, ví dụ một mắt nâu và mắt kia màu xanh lơ.  Ðiểm quan trọng là còn kèm theo bịnh điếc tai ( đa số là điếc nhẹ , chi chừng 1 phần năm là phải mang máy điếc).  tuy nhiên ở trẻ con, nếu có phương tiện nên kiểm tra xem bé có nghe tốt hay không có nghĩa là đo thính giác của cháu vì nếu cháu lãng tai có thể ảnh hưởng đến phát triển về tri thức và tâm lý.  Chứng Waardenburg này là một bịnh di truyền do một cái gene ở nhiễm thể số 2; nếu một người trong hai cha mẹ bị bịnh thì 50% con cái sẽ mắc bịnh, nhưng có thể nhiều ít, tùy trường hợp. 

Bà Toàn cho biết cháu đã uống hà thu ô và rể cây dâu mà không có kết quả đáng kể.  Ðây cũng là một điểm khác biệt giữa y học cỗ truyền và tây y chính luồng hiện nay.  Nếu tôi không lầm thì đông y cho rằng tóc bạc do máu huyết bị suy nên dung những thuốc trên để điều hoà huyết.  Tây y thì giải thích chứng tóc bạc như sau.  Mỗi sợi lông hay tóc được sản xuất từ một bộ phận li ti nhỏ bằng hạt cát nằm dưới gốc sợi tóc.  Bộ phận này gọi là nang tóc (follicle). Trong nang tóc có những tế bào gọi là melanocyte tiết ra một chất nhuộm gọi là melanin.  Chất này tiếng Việt thuờng dịch là hắc tố, hoặc là chất màu đen, nhưng thật ra màu melanin có thể ngã qua đỏ, vàng, nâu, tùy theo các yếu tố di truyền của từng người.  Do đó người thì tóc đen, người tóc vàng, tóc đỏ . . Lúc các melanocytes nay ngưng sản xuất melanin thì tóc không có màu nữa và thành tóc bạc.  Lúc nào tóc bạc , lúc chỉ mới mười tuổi như con của vị thinh giả , hoặc lúc đã 60-70 như ở một số vị cao niên, theo tây y thì phần lớn do di truyền.  Một số bịnh như suy tuyến giáp trạng, suy dinh dưỡng, thiếu vi tamin có thể làm tóc xấu đi như dễ đứt đoạn, hoe đỏ nhưng không bạc hoặc hoa râm. 

Như mẹ các cháu cho biết hai cháu vẫn khỏe và học giỏi chứng tỏ các cháu sức khỏe tổng quát tốt.  Tây y cho rằng một khi sợi tóc đã mọc khỏi da đàu, màu tóc không thay đổi nữa.  Tây y không công nhận những trường hợp kể chuyện lo lắng quá chỉ một đêm làm đàu bạc, mặc dù các chuyện tóc bạc đột ngột này được nhắc đến nhiều bên Dông phương cũng như Tây phương , như trường hợp bà hoàng hậu Marie Antionette của Pháptóc bạc ngày khi lên máy chém. . 

Phân đông y giới không nghỉ rằng tóc bạc là một dấu hiệu của một sự suy nhược tổng quát.  Trừ một số trường hợp hiếm như Hội chứng Waărdenburg bàn ở trên .  Một chòm tóc bạc ở chỗ khác trên đàu có thể báo hiện chứng bạch biến (vitiligo) biểu hiện bằng những vùn da trắng toát trên mình bịnh nhân. 

Tóm lại có lẽ các cháu và mẹ cháu bị tóc bạc sớm do di truyền, có vẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát mà chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà thôi.  Nếu có thể nên hỏi kỷ trong gia đình hai họ có những trường hợp tương tự như đã bàn hay không.  Nếu nghi ngờ nên đi khám bác sĩ để xem có những triệu chứng gì khác hay không, nhất là nên để ý đến mắt và tai của các em. 

 

Tôi xin trả lời thính giả hỏi về trường hợp bé 23 tháng,  hở vòm miệng, không có lưỡi gà. .

 

Trường hợp này tiếng Anh gọi là cleft palate, cleft có nghĩ bị chẻ, bị hở ra, palate là vòm miệng.  Chúng này xảy ra ở người Á châu nhiều hơn các ngườ da trắng hoặc đen. 

 

Trước hết chúng ta nên giải thích một số căn bản về cơ thể học. 

 

Vòm miệng là cái gì?  Như mọi người đều biết, mũi nằm trên miệng , mũi  dùng để hô hấp, không khí đi vào lổ mũi, được lọc bụi bặm, sưỡi ấm rồi chạy ra phía sau mũi gọi là mũi hầu, xuống họng rồi vào khí quản trước khi đi vào phổi. .  Chúng ta ăn uống qua miệng, thức ăn uống đi ra phía sau họng và được đưa xuống thực quản để vào bao tử.  Như vậy chúng ta thấy đường ăn qua miệng và đường không khí thở qua mũi thì cách biệt với nhau ở phía trước  nhưng ra phía sau thì cùng chia xẽ với nhau khoảng phía sau của cái họng của mình, tức là hầu (pharynx).  Lúc nuốt thì chúng ta không được thở và ngược lại.  Do đó vòm miệng, tiếng Anh là palate  là cái vòm, cái trần của miêng, mà là cái sàn của mũi nằm tầng trên , vòm miệng  ngăn cách mũi và  miệng. 

Phía sau nơi đường uống và đường thở chung với nhau, thì vòm miệng trở thành một cái màng mỏng, bật lên bật xuống được.  Lúc ta thở thì màng bật xuống để không khí từ mũi  đi qua, lúc ta nuốt thức ăn thức uống thì màng bật lên để đóng chặt đường lên mũi lại.  Cái màng mêm này là vòm miệng mềm (tiếng Anh là soft palate) và cái chop của phần này gọi là uvula, tiếng Việt thường gọi là cái lưỡi gà.  Lúc ta há miệng ra, miếng thịt thòng trên xuống  ngay giữa họng đó là cái uvula.

 

Trường hợp bé ỏ đây, không có lưỡi gà, và hơn nữa vòm miệng, hoặc khẩu cái mềm bị hở, nghĩa là bị lủng cho nên miệng và mũi không được ngăn cách hẵn với nhau. 

1.      Khi bé bú mẹ vì xoang miệng không kín, nên áp suất cấn để nút núm vú cho sữa chảy ra có thể khôing đủ và bé bú không đủ.  Lúc bé ăn được , thức ăn dễ chạy ngược lên mũi làm bé sặt.  Do đó, bé có thể tăng trưởng kém hoặc suy dinh dưỡng.  Thường các bé bị trở ngại nhiều có thể xoi lổ núm vú lớn hơn, hoặn nhiều lổ, hoặc cần những nuốm vú dạng đặc biệt, hoăc đôi khi tạm thời dùng một tấm cản gắn vào vòm miệng để bít lổ dò lại. lúc chưa giải phẩu.

2.      Lúc bé bắt đầu tập nói, bình thường cấn phải tạo một áp suất nào đó trong miệng mới phát ra được một số phụ âm.  Trường hợp hở vòm miệng, hơi xì qua mũi và bé không phát âm được một số âm , làm cho bé` có giọng mũi hoặc nặng hơn thì ngọng.

3.      Ngoài ra , miệng và hầu còn lien hệ với tai , có hai cái gọi là vòi  Eustache nối miệng với tai.  Người bị hỡ vòm miệng hay bị nghẹt hai ống này nên tai giữa (middle ear) thường dễ bị nhiễm trùng (middle ear infection ) hoạc bị tràn dịch tai giữa (middle ear effusion, fluid in middle ear).  Những trẻ này dễ bị lãng tai (hearing loss), làm chúng nghe tiếng nói không rõ và do đó khả năng phát âm của chúng cũng bị trở ngại.

 

Nhũng điểm trên đây giải thích phấn nào những vấn đề của em bé chúng ta đang bàn ở đây, như cháu chậm lớn, chậm nói, hay đau họng và viêm phế quản.  Mẹ cháu không cho biết là cháu có hay bị nhiễm trùng tai hay không, nếu có thì vấn đề của tai có thể làm cháu lãng tai và ảnh hưởng đến phát triển về nói phát âm và ngôn ngữ (speech development) của nó.

 

Tuy nhiên, theo như mẹ cháu nói thì cháu không nói được , phải ra dấu, thì chúng ta nghi ngờ có thể có một số vấn đề khác đi kèm theo, tạo thành một hội chứng thường găp (30%) trong số những người bị hở vòm miệng .  Gọi là hội chưng Stickler gồm những chúng hỡ vòm miệng, điếc tai , cận thị nặng, đau khớp xuơng là một chúng bịnh di truyền.

 

Tóm lại nếu có phương tiện nên cho em bé giải phẩu càng sớm càng tốt.  Thường ở Mỹ người ta giải phẩu trước khi em một tuổi để ngừa những biến chứng về phát triển ngôn ngữ. Trong 20% trường hợp, cần mổ lại để giọng nói em tốt hơn.  Ở Mỹ thường cả một ê kíp trong một đơn vị sọ mặt (craniofacial unit) chuyên gia gồm bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tạo hình (plastic surgery), bác sĩ chỉnh nha (orthodontics), bác sĩ tai mũi họng, bac sĩ di truyền, bác sĩ tâm lý phụ trách phối họp kéo dài hàng năm dể tạo những kết quả rất khả quan về lâu về dài. 

 

Nếu phương tiện giới hạn , nên  nhờ một bác sĩ nhi khoa ở VN khám và đánh giá tình hình kỷ lưởng, chú ý về phát triển thể chất , dinh dưỡng cũng như tâm lý và ngôn ngữ, để ý đến các bộ phận liên hệ như tai, mắt và tim để xem có những chứng đi kèm theo hay không để nếu cần giới thiệu đến các chuyên khoa khác .  Ước mong cháu bé chúng ta bàn ở đây sớm có cơ hội gặp gỡ những nhà giải phẫu tạo hình trong hoặc ngoài nước.

Trong lúc chờ đợi, sự kiên trì và  kiên nhẫn  chăm sóc dạy dỗ của gia đình với sự cố vấn của bác sĩ quen thuộc với em là điều đáng quí nhất  giúp cho em có một cuộc sống mạnh khoẻ và hạnh phúc.

 

Trả lời  thính giả hỏi về bịnh đái tháo nhạt ở bé 10 tuổi.

Vị thính giả đây hỏi về một em bé đị tiểu rất nhiều và cũng uống rất nhiều từ lúc em 6 tuổi . Một trong những triệu chứng đầu tiên là em đái dầm.  Các thử nghiệm kể cả chụp hình quang tuyến ở VN đều bình thường.  Lúc đầu BS nghi là em mắc chứng uống nước quá nhiều và cho giới hạn lượng nước uống nhưng không khỏi.  Sau đó bác sĩ khác định bịnh đái tháo nhạt  và dùng một thuốc xịt vào mũi thì triệu chứng có bớt đi nhiều nhưng có lúc cháu bị phù.  Hết thuốc thì triệu chứng lại như củ. 

Trươc hết tôi xin nói về  tên bịnh này là bịnh đái tháo nhạt.  Danh từ này dịch từ y khoa quốc tế là diabetes insipidus.  Diabetes gốc chữ Hy lạp có nghĩa là đi tiểu,  chúng ta dịch là đái tháo vì bịnh nhân đi tiểu quá nhiều, Insipidus là lạt hay nhạt nhẽo, không ngọt.  Sỡ dĩ như vậy để  phân biệt với bịnh đái đường , trong bịnh này thì nước tiểu có thể ngọt vì chất đường được thải ra trong đó. 

Chúng ta nên giải thích sơ lược bịnh lý như sau. 

Bình thường hai trái thận (kidney) nằm trong bụng, hai bên cột sống, có vai trò điều hòa lượng nước trong cơ thể chúng ta.  Lượng nước tiểu thải ra có thể nhiều hoặc ít tùy theo cơ thể của chúng ta có thiếu hoặc thừa nước hay không.  Nếu chúng ta khát nước chẳng hạn thì nước tiểu phải đậm đặc hơn để bảo toàn nước, nếu chúng ta dư nước vì uống qúa nhiều chẳng hạn thì nước tiểu phải loãng hơn nhiều để thanh toán bớt nước trong cơ thể.  Sở dĩ cơ thể chúng ta điều hòa  nước một cách co dãn tùy tiện như thế phần lớn do một chất tên vasopressin.  Tuyến não thùy nhỏ (hypophysis)bằng đầu ngón tay, nằm dưới bộ óc chúng ta tiết ra vasopressin. .  Nếu thiếu nước, não thùy tiết ra vasopressin nhiều hơn, thận do đó thu hồi nước nhiều hơn và chỉ cho một lượng nước tiểu nhỏ được bài tiết ra ngoài.  Ngược lại nếu chúng ta uống một lược ba bốn ly nước cho đầy bụng chẳng hạn, tuyến não thùy sẽ không sản xuất vasopressin nữa, lúc đó bao nhiêu nước được lọc qua ống của thận đều đi thẳng ra ngoài, nên lượng nước tiểu rất lớn. 

Người bị bịnh đái tháo nhạt mất khả năng sản xuất vasopressin, do đó không cô đọng nước tiểu được, bao nhiêu nước từ máu đem đến thận, lọc qua các ống trong thận phần lớn đều bị đem thẳng ra ngoài, cho nên em bé của chúng ta ở đây phải đái liên miên ngày đêm không nghỉ.  Mà cũng vì vậy nên em mất nước liên tục, nếu không ứông nước liên miên để bù vào lượng mất thì sẽ sụt cân, da khô, có khi xĩu , kích xúc, phân quá khô nên bón không bài tiết.  ra ngoài được. 

Về nguyên do bịnh này, chừng một nửa bịnh nhân bác sĩ không tìm ra nguyên do gây bịnh, tức là  không biêt tại sao não thùy không sản xuất vasopressin. (idiopathic DI).  Nửa trường hợp còn lại có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: hoặc do chấn thương sọ não, hoặc do bướu não (brain tumor), hoặc do di truyền (genetic) , nghĩa là do gien (di thể, gene) cha mẹ truyền qua.  Trường hợp u (bướu) trong não thì phải chữa lấy bướu ra hoặc làm tiêu bướu đi (bằng phóng xạ, . . ) . 

Theo mẹ em cho biết thì các thử nghiệm của em đều bình thường, mặc dù chúng ta không biết các thử nghiệm gồm những gì, chụp quang tuyến thường, hay CT scan hoặc MRI.  Một số thử nghiệm có ở Mỹ như MRI có thể thấy một số bất thường trên óc mà chụp quang tuyến X thường không thấy. 

Về chữa trị, chúng tôi hy vọng trường hợp em thuộc loạị không rõ nguyên do và chúng ta không phải lo đến não bộ của em. Tuy nhiên , nên nói trước rằng đây là một bịnh hiếm, nếu đến được nơi càng chuyên môn càng tốt.  Tôi chỉ xin khuyến cáo những điểm sau:

  1. Nếu bịnh nhân không dùng thuốc gì cả vì hoàn cảnh em bé hiện nay, nên cho em có phương tiện để uống nước bất cứ lúc nào và ơ đâu , mỗi khi em thấy khát nước.  Nghĩa là dù trong lớp học, đi chơi xa, dù bất tiện tới đâu cũng phải cho em có nước uống lúc khát nước. . Tránh tìm tập bắt em nhịn khát vì không thể tập nhịn khát được

  2. Ở xứ nóng như Việt nam, nên tránh những hoạt đông hoặc những nơi làm tăng sự mất nước không nhìn thấy như qua hơi thở, mồ hôi. .  vì hoạt động quá nhiêu trong những điều kiện đó làm em càng mất nước (dehydration) nhiều hơn nữa . 

  3. Nếu em bị tiêu chảy, ói mữa nên nhờ bác sĩ, cơ quan y tế theo dõi sớm vì em dễ bị thiếu nước cấp tính. 

  4. Nên chọn một trung tâm nhi khoa, bác sĩ quen biết có kiến thức về bịnh hiếm có này.  Hoặc cho bs tên quốc tế của bịnh này  (diabetes insipidus) để dễ tìm hiểu hơn (qua sách vở, internet) nếu ở xa các trung tâm chuyên môn. 

  5. Nói chung nếu chúng ta cho cháu uống nước đầy đủ thì dự hậu tốt, đời sống không bị giới hạn. 

 

Về thuốc men, mục đích là để tăng chất lượng đời sống: cho cháu ngủ yên giấc, sinh hoạt bình thường không phải uống và tiểu suốt ngày như môt cái thùng lũng đáy. 

Tôi không nghe rõ tên thuốc mà mẹ cháu cho xịt vào mũi.  Hiên nay thuốc hiệu nghiệm nhất là thuốc desmopressin, thuốc này khi xịt vào mũi sẽ đi vào máu, đến thận và tác dụng y hệt như vasopressin, nghĩa là ra lịnh các ống thận thu hồi bớt nước lại, cô đọng nước tiểu và điều chế sự mất nước quá nhiều trong nước tiểu.  Tên thương mãi là DDAVP ở Mỹ, một số nơi khác tên MINIRIN.  Thuốc có thể chích, uống hoặc xịt vào mũi.  Thường nhất là thuốc xịt gọi là DDAV nasal spray, 10 microgram thuốc trong một lần xịt.  Chai thuốc xịt dược 50 lần.  Thừơng tùy theo bịnh nhân lớn nhỏ, nặng nhẹ, xịt một liều vào mũi, một hoặc hai hoặc ba lần một ngày.  Một chai này cả 100 đô la Mỹ, cho nên rất tốn kém nếu phải bỏ tiền túi. 

Nên để ý lúc cháu dùng desmopressin, phải dặn cháu chỉ uống nước lúc nào thấy khát, kẻo không thì lại dư nước, ngộ độc nước vì nay thuốc đã làm em  tiểu bớt lại rồi.  (như mẹ em kể chuyện em bi sưng phù sau khi xài thuốc)

Một số bác sĩ dùng thuốc chlorpropamide (Diabinese) là thuốc thường dùng trị bịnh đái đường để trị bịnh đái tháo nhạt ở người lớn. hoặc dùng thuớc lợi tiểu (diuretic) là hydrochlorothiazide  ( Hydrodiuril, Microzide)(2-4mg per kilogram/ngày) hoặc amiloride  thì rẻ hơn nhiều.  Hai thuốc này uống và dễ mua, ở đâ cũng có.  Tuy nhiên dùng thế nào, tác dụng phụ ra sao cần bác sĩ chuyên khoa theo dõi, ngoài phạm vi cuộc nói chuyện hôm nay. 

Nói tóm lại, trong bịnh đái tháo nhạt  người bịnh mất nước vì  thận mất khả năng làm cô đọng nước tiểu lúc cơ thể cần bảo vệ nước.  Nếu không có phương tiện chữa bằng thuốc men thí phải bảo đảm cho bịnh nhân luôn luôn có nước uống lúc khát.  Nói chung  tuy khổ sở vì phải đi tiểu và uống nước liên miên, nếu không kèm theo  một bịnh gì cần chữa trị như u bướu ở não, nếu đúng là bịnh đái tháo không có nguyên do (idiopathic diabetes insipidus), người bịnh vẫn  sống lâu như mọi người nếu chăm sóc đúng cách.  Thuốc xịt hoặc uống tên DDAVP là hiệu nghiệm hơn cả, nhưng đắt tiền.  Các thuốc khác như thuốc thiazide (lợi tiểu ) thì cũng cần có bác sỉ hướng dẫn. 

Ngày 9 Tháng 12 2002

 

Trả lời thính giả Nguyễn trần Ngọc Quí ở Gia Lai hỏi trẻ 7 tuổi bịnh đổ mồ hôi tay quá nhiều (hyperhidrosis) và bị trỉ.  .

 

Thường lúc chúng ta chảy mồ hôi nhiều lúc chúng ta đến một chỗ nóng nực, vì bộ óc chúng ta có khả năng phát hiện được sự thay đổi nhiệt  độ của máu cơ thể đi vào đầu, bộ óc ra lịnh cho những tuyến mồ hôi làm việc nhiều hơn.  Trái lại, mồ hôi bàn tay và lòng bàn chân chịu ảnh hưởng trực tiếp của vỏ óc (cerebral cortex) là những tổ chức thần kinh cấp cao và là nơi điều khiển những cảm xúc, suy nghĩ.  Do đó chúng ta chảy mồ hôi tay chân thường vì chúng ta xúc động , sợ sệt hoặc lo âu (emotional stimuli). 

Chứng chảy mồ hôi tay chân quá nhiều (hyperhidrosis) ở một người khỏe mạnh về mọi mặt khác thường được giải thích như là một sự thiếu  điều hòa  của hệ thần kinh giao cảm.  (autonomic dysregulation) Nói môt cách giản dị hơn, những người này là những người dễ bị xúc động, hệ thần kinh giao cảm (sympathetic system) quá nhạy cảm , kích thích các hạch mồ hôi tay chân, nách quá trớn.  Người Nhật bị chứng này 20 lần nhiều hơn các giống dân khác. Người Mỹ (phần đông là da trắng) chừng 1% mắc chứng này. 

 

Chữa trị chỉ có mục đích làm tăng chất lượng đời sống vì bịnh này không có gì nguy hiểm. 

Thường nhất là dùng những muối aluminum (nhôm).  Ở Mỹ , Thuốc tên Drysol chứa 20 % aluminum chloride, bán từng chai 37. 5 cc, ở Mỹ mua phải có toa BS.  Tối đi ngủ người bịnh thoa Drysol lên chỗ mồ hôi nhiều, lấy saran wrap (là màng plastic) bọc lên, sáng dậy rửa thuốc đi.  Làm hai đêm liên tiếp .  Sau đó , mỗi tuần một hai lần nếu cần.  Thuốc Certin-Dri và Xerac không cần toa BS.  Bà Quý nên hỏi dược sĩ có thuốc tương tự hay không, thường đây là những chất rẻ tiền dễ kiếm. 

 

Về bịnh bón của em nên cho em ăn rau, trái cây , uống nước trái cây, và uống nước đầy đủ nếu em bị bón.  Có dịp nên đi Bs khám xem có bị ký sinh trùng hay không và nhờ Bs chỉ bảo. 

 

Chú thích: Các thuốc uống xài trị bịnh ra mồ hôi nhiều không hiệu quả lắm vì nhiều phản ưng phụ.  Trong một số trường hợp bác sĩ có thể xài thuốc an thần (tranquilizer).  Những thuốc này cũng như những biện pháp sau đây không xài cho trẻ em, chỉ kể ra đây với mục đích thông tin. 

Một số Bs dùng phương pháp giải phẩu , cắt đứt giây thần kinh giao cảm nằm trong lồng ngực, trước khi giây này ra khỏi lồng ngực và phụ trách vùng mồ hôi ở nách và tay.  Do BS giải phẩu thần kinh (neurosurgeon) thực hiện, hiện nay thường thấy quảng cáo trên các băng nhạc video Việt nam. 

Một phương pháp mới, khá đắt tiền là chích Botulinum toxin A (Botox). Botox là một chất cực độc lấy từ vi trùng botulinum.  Hiện nay rất thịnh hành trong việc trị các vết nhăn da mặt.  Độc tố này làm tê liệt các tuyến mồ hôi. 

Bịnh nhân được bác sĩ chuyên khoa da chích chừng  50 mũi chất này vào mỗi bàn tay.  Hiệu nghiệm từ 4-12 tháng , sau đó phải làm lại. 

Tóm tắt, em tăng trưởng tốt, chỉ có tật nhiều mồ hôi.  Tự nó bịnh nhiều mồ hôi chỉ bất tiện, nên hỏi han em bé, khuyến khích, an ủi nếu em hay sợ sệt, lo lắng.  Có thể  dung muối nhôm (aluminum salt) nếu cần.  Nên nhờ BS khám  để đánh giá sức khỏe tổng quát của em , để loại những bịnh tim, giáp trạng đôi khi có thể đi cùng.