Tình trạng Người Mỹ Gốc Việt Sau 47 Năm

 

 

1)      Số người Mỹ gốc Việt năm 2000-2019 gần 2,2 triệu người: tăng gần gấp đôi trong 20 năm qua.

 

Năm

Dân số

2000

1,224,000

2010

1,737,000

2015

1,980,000

2019

2,183,000

 

 

2)      Theo một nghiên cứu nắm 2014, các hộ gia đình người Mỹ gốc Việt có tỷ lệ biệt lập ngôn ngữ (linguistically isolated) cao nhất trong các dân tộc gốc Á Châu, ở mức 34%, tiếp theo là người Mỹ gốc Hoa, Hàn Quốc và Bangladesh. Đối với tất cả các nhóm này, ít nhất một trong bốn hộ gia đình bị cô lập về mặt ngôn ngữ.

 

Nói chung người Việt phần đông đến với tư cách tỵ nạn, với trình độ học vấn kém hơn , từ một nước gốc ở đó tiếng Anh không được dùng phổ biến, trái lại người Ấn, Pakistan  hay Philippines được nhập cư khi họ có trình độ học vấn cao hơn và nước họ từng bị nước nói tiếng Anh đô hộ.

 

Người Mỹ gốc Á và Người dân các đảo ở Thái Bình Dương có tính đa dạng về nguồn gốc quốc gia hoặc dân tộc đáng kể , và điều này cũng được phản ánh trong sự đa dạng về ngôn ngữ của các nhóm dân cư này. Các Người Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ có tỷ lệ cư dân cao nhất xét về những người nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh ở nhà (77%). So với 75 phần trăm người Latinh (gốc Spanish) không dùng tiếng Anh ở nhà, cũng như 43 % người Hawaii bản địa và cư dân Đảo Thái Bình Dương (NHPI) và 28 % Người da đỏ và người bản địa Alaska.

Cục điều tra dân số (Census Bureau) định nghĩa “Trình độ thông thạo tiếng Anh giới hạn” , hoặc LEP (Limited English Proficiency), như những người nói một ngôn ngữ không phải tiếng Anh ở nhà và nói tiếng Anh “dưới mức 'rất giỏi’/less than very well)”. Sử dụng định nghĩa này, ở mức 35%, dân số thuần Châu Á có tỷ lệ trình độ tiếng Anh hạn chế cao nhất— với 4% hoàn toàn không nói tiếng Anh, 12% nói tiếng Anh “không tốt”/not well và 19% chỉ nói tiếng Anh “tốt”/well nhưng chưa đạt mức “rất tốt”. Các số liệu LEP cho tổng thề người Mỹ gốc Á ngang bằng với tỷ lệ LEP ở người Latinh.

(Karthick Ramakrishnan and Farah Z. Ahmad May 27, 2014

https://cdn.americanprogress.org/wp-content/uploads/2014/04/AAPI-LanguageAccess1.pdf)

 

3)      Tỷ số người thông thạo Anh Ngữ (trên 5 tuổi): chỉ chừng một phần ba người Mỹ gốc Việt sanh tại Việt Nam thông thạo tiếng Anh, thấp hơn nhiều so người gốc Á nói chung (72%).

 

(% among those ages 5 and older who are English proficient)

Phân loại

Thông thạo tiếng Anh (English proficient)

Tổng số

54%

Sanh tại Mỹ

90%

Sanh ở nước ngoải

35%

Người trưởng thành

48%

 

 

Tổng số người gốc Á Châu thông thạo Anh Ngữ

72%

 

 

 

4)      Thời gian đã sống ở Mỹ: trong 10 người, hết 8 người ở Mỹ trên 10 năm

 

Tỷ số người sanh ngoài nước Mỹ theo số năm từng sống tại Mỹ ( % of foreign-born population who have lived in the U.S. …)

Số liệu năm

0 - 10 năm

Trên 10 năm

2000

47%

53%

2010

24%

76%

2015

24%

76%

2019

22%

78%

 

 

5)      Trình độ học vấn người Mỹ gốc Việt; trong 10 người sanh tại Việt nam chừng một nửa đã từng học đại học, đối với người Việt sanh tại Mỹ 8/10 người học đại học hoặc cao hơn.

 

% of those ages 25 and older, by educational attainment

Phân loại

Trung học hoặc ít hơn

Một phần đại học

Bằng cử nhân

(Bachelor)

Sau cử nhân

Tổng số

45%

23%

22%

10%

Sanh tại Mỹ

19%

26%

37%

18%

Sanh ngoài Mỹ

51%

22%

19%

8%

 

 

 

 

 

Tất cả dân gốc Á tại Mỹ

27%

19%

30%

24%

All Americans

39%

29%

20%

13%

 

6)      Năm 2021, có 25,816 sinh viên Việt Nam học tại các đại học Mỹ, đứng hạng 5 sau China, India, Nam Hàn và Canada (nên nhớ dân số China và Ấn Độ đông hơn Việt Nam hơn mười lần; tại VN số sinh viên trên trung học chừng 2,2 triệu người)

 

7)      Tỷ lệ người Việt nghèo theo tiêu chuẩn Mỹ: tỷ lệ người Việt nghèo (12%) khá hơn dân số Mỹ nói chung (13%), nhưng nghèo hơn dân Mỹ gốc Á nói chung (10%).

 

% living in poverty

Nhóm

Tỷ lệ cho toàn dân số Mỹ

Toàn dân Mỹ gốc Á

Tỷ lệ người Mỹ gốc Việt

Tất cả

13%

10%

12%

Sanh tại Mỹ

13%

9%

12%

Sanh ngoải Mỹ

14%

11%

12%

 

8)      Mười khu đô thị có nhiều người Việt nhất, đông nhất là ở California.

 

Khu đô thị

Dân số gốc Việt

Los Angeles

346,000

Houston

143,000

San Jose, CA

143,000

Dallas

96,000

San Francisco

84,000

Seattle

74,000

Washington

69,000

San Diego

58,000

Atlanta

55,000

Sacramento, CA

42,000

 

9) Tỷ lệ sinh sản (tỷ lệ phụ nữ sanh con trong năm vừa qua) thấp hơn người gốc châu Á khác.

 

Người Việt nói chung: 5%

Người Việt sanh ở nước ngoài Mỹ: 6%

Người Việt sanh tại Mỹ: 3%

Người châu Á nói chung: 6%

 

Nguồn: https://www.pewresearch.org/social-trends/fact-sheet/asian-americans-vietnamese-in-the-u-s-fact-sheet/

 

10) Trong lãnh vực hôn nhân dị chủng, tình hình đang thay đổi nhanh, càng ngày càng có nhiều cô dâu Việt kết hôn với người khác chủng tộc hay khác dân tộc.

 

Đối với Mỹ, từ thế hệ 1 (nhập cư), qua thế hệ 1.5 (sinh tại VN, lớn lên tại Mỹ), qua thế hệ 2 (sinh tại Mỹ), tỷ lệ lấy người cùng gốc Việt càng ngày càng thấp. Kết quả của những nghiên cứu thống kê thực hiện cách đây mười năm cho thấy đối với những người sinh tại Mỹ, đàn ông chỉ lấy vợ gốc Việt trong quá nửa trường hợp, các phụ nữ (thế hệ 2) chỉ lấy chồng gốc Việt trong hơn một phần ba các trường hợp. Có lẽ khuynh hướng này sẽ càng ngày càng gia tăng. Mẫu số chung cho giới trẻ sẽ là tiếng Anh, văn hóa Mỹ nói chung và giáo dục Mỹ; những yếu tố này sẽ lấn ép yếu tố nguồn gốc chủng tôc, văn hóa, truyền thống gia đình hay sự ưa thích của cha mẹ muốn có người dâu rễ cùng nguồn gốc dễ đối thoại, thông cảm hơn. Có lẽ thế hệ đi trước cần tìm hiểu học hỏi thêm về quê hương mới để có thể đối thoại và vui sống với các thế hệ sau.

 

Nếu chúng ta nhấn mạnh nhiều quá đến bản sắc Việt và câu nệ quá về khả năng dùng tiếng Việt chúng ta có thể gây khó khăn cho sự hội nhập thực tế của thế hệ sau, cũng như làm hố cách ngăn giữa các thế hệ sâu hơn. Ngược lại, nếu thế hệ sau không ý thức được về cội nguồn của chúng, chúng sẽ có vấn đề về “căn cước’, “bản chất” của mình (trong từ bản chất, bản có nghĩa là gốc rể), sẽ mất một nguồn cảm hứng về văn hóa, tâm linh để sáng tạo, sẽ thấy lạc lỏng, thiếu tự tin về giá trị bản thân mình, nhất là trong lúc này, từ châu Âu đến Hoa Kỳ, “chính trị về căn cước” hay “căn tính” càng ngày càng được thực hành nhiều hơn.

 

(Wikipedia: Chính trị căn tính /identity politics là một phương cách tiếp cận chính trị mà trong đó những người thuộc cùng một giới tính, tôn giáo, chủng tộc, nền tảng xã hội, giai tầng cụ thể hoặc nhiều yếu tố nhận dạng khác, phát triển các nghị trình chính trị dựa trên các hệ thống tương tác lý thuyết về áp bức có thể ảnh hưởng đến đời sống của họ và xuất phát từ những căn tính khác nhau của chính họ.)

 

11) Dữ liệu AAPI cho thấy người Mỹ gốc Việt là nhóm người Mỹ gốc Á duy nhất theo Đảng Cộng hòa với tỷ số 38%, so với Dân chủ là 27% và 29% được coi là độc lập. Đối với người Á châu nói chung 66% theo Đảng Dân chủ.

https://www.nbcnews.com/news/amp/ncna1244077

 

12) Việt Kiều trên thế giới: 4,5 triệu, chừng một nửa sống ở Mỹ (2,2 triệu).

 

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” ( người Việt Hải Ngoại, Việt kiều, kiều bào) là những người Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng lớn nhất là ở Hoa Kỳ. Làn sóng người Việt Nam ở nước ngoài lâu đời nhất rời Việt Nam để tị nạn sau khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

 

‘Người Việt Nam ở nước ngoài” là cộng đồng người gốc Á lớn thứ năm, sau người Ấn Độ, Hoa kiều, người Philippines ở nước ngoài và người Liban. (theo Wikipedia)

 

13) Kiều hối : tiền người Việt nước ngoài gởi về Việt Nam năm 2021: 18,1 tỷ đô la Mỹ

 

Kiều hối về Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 18,1 tỷ USD vào năm 2021, theo Ngân hàng Thế giới và Đối tác Tri thức Toàn cầu về Di cư và Phát triển (KNOMAD); chiếm chừng 5% tổng sản lượng quốc gia.

 

Như vậy, VN sẽ là nước nhận kiều hối lớn thứ tám trên thế giới và lớn thứ ba trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay (sau Trung Quốc và Philippines).

 

Năm 2020, người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước 17,2 tỷ USD.

 

Thành phố HCM, nơi nhận kiều hối lớn nhất cả nước, được dự báo sẽ thu hút 6,5-6,6 tỷ đô la trong năm nay, so với 6,1 tỷ đô la vào năm 2020. (theo TT News)

 

Chất xúc tác cho tăng trưởng tư bản ở Việt Nam - thường được mệnh danh là “con cọp” kinh tế sắp tới của châu Á - thường được quy cho các cải cách thị trường bắt đầu từ năm 1986 và các dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp theo. Nhưng nguồn vốn từ nước ngoài gửi từ nước ngoài - từ những người rời khỏi đất nước với tư cách người tị nạn và di cư sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975 - cũng đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của nước này trong 30 năm qua.

 

Lượng kiều hối quốc tế đến Việt Nam làm Việt Nam trở thành một trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới từ cộng đồng người nước ngoài gửi về. Khoảng 7 đến 8% hộ gia đình ở Việt Nam nhận được tiền gửi từ nước ngoài. Trên thực tế, dòng kiều hối quốc tế cao hơn nguồn vốn hỗ trợ phát triển từ nước ngoài, trong đó Việt Nam cũng là nước nhận nhiều nhất trong 10 nước. (theo SCMP)

 

Hồ Văn Hiền

Ngày 4 tháng 4 năm 2022