The Vietnamese Mayflowers of 1975

Excerpts from "The Vietnamese Mayflowers of 1975" (pdf 1.7 Mb)

Giới thiệu sách "Những chuyến tàu Mayflowers từ Việt Nam năm 1975" 

Biên tập: BS Đặng Văn Chất, BS Hồ văn Hiền, BS Võ Minh Nghĩa, BS Thân Trọng An, BS Anne R. Capdeville 

Nhà xuất bản Booksurge Hoa Kỳ xuất bản (2009). 

Sách "The Vietnamese Mayflowers of 1975" được đưa vào Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ

 about_about.jpg (25244 bytes)

Có thể mua trên

“The Vietnamese Mayflowers of 1975", Expanded Edition" sẽ xuất bản tháng 5-2010 (CreateSpace),  là một ấn bản hoàn toàn bằng tiếng Anh, trừ một số bài thơ nguyên văn bằng tiếng Việt hoặc Pháp được in kèm bản dịch Anh ngữ. 

Nội dung lần này tham vọng hơn kỳ trước xuất bản trong nội bộ của các cựu sinh viên Y khoa Sàigòn dưới tựa đề The Mayflowers of 1975 (1). Thay vì chỉ là một tuyển tập, trình bày theo thứ tự thời gian bài nhận được từ các tác giả  như trong  ấn bản trước, với tác giả phần lớn là cùng lớp Y-Khoa Sàigòn  tốt nghiệp  năm 1972, lần này sách được tổ chức theo kết cấu của một sử liệu có tham vọng đưa người đọc đi ngược dòng lịch sử, theo thứ tự của  các đoạn trong Giao hưởng số 6 của Beethoven (Khúc nhạc đồng quê, Pastoral): bình yên và nhảy múa vui tươi, giông tố, bình yên hạnh phúc trở lại.
 
Dù là người đã sống qua hành trình từ VN đến Mỹ như chính chúng ta, hay là người thế hệ thứ 1.5 thứ 2 không đọc được tiếng Việt, người đọc được dẫn dắt đi về quá khứ.  Từ mấy ngàn năm trước thời dựng nước, thời Phù Nam, Champa và Lâm Ấp, lịch sử y học cổ truyền (bài của BS Đặng văn Chất), ý nghĩa những chiếc thuyền trên mặt trống đồng Đông Sơn (BS Võ Minh Nghĩa), đến câu chuyện của hai nhân vật tiêu biểu cho tinh thần cởi mở, duy tân của người miền Nam (Lê văn Duyệt, Hoàng tử Cảnh), miền Bắc với nếp sống thanh lịch của Hà nội, rồi loạn ly trong những năm tháng dẫn đến cuộc di cư vĩ đại 1954 (BS Nguyễn Lê Hiếu), đến cuộc sống thanh bình từ cố đô Huế, Đà Nẵng (BS Hồ Văn Hiền) đến thành phố biển Vũng tàu, Bà Rịa (BS Võ Minh Nghĩa), trong những ngôi trường học lớn nhỏ khác nhau của ba miền Trung Nam Bắc, gợi lại với những chi tiết, lịch sử hay tầm thường, nhỏ nhặt nhưng nên thơ, gợi nhớ một thời thanh bình đã qua. 

Sau đó, phần dành cho nhân chứng của thời giông tố (Pastoral, 4th movement), các biến cố quanh ngày 30 tháng tư, những nẻo đường khác nhau của anh chị em chúng ta cùng đi qua: y sĩ tác chiến hoặc bịnh viện, tiển tuyến hay hậu phương, tù trong khám hay tù cải tạo, trong Nam, ngoài Bắc, vượt  biên bằng đường biển, di tản bằng máy bay, diện di tản, diện HO, diện di dân, qua ngã Guam, ngã Bidong, Mã lai, qua Pháp đến Mỹ, qua Mỹ đến Canada... Ngoài các bạn cùng lớp y khoa 1972, nay chúng ta có tiếng nói của nhiều đồng nghiệp đã từng viết lách nhiều và hoạt động nhiều trong cũng như ngoài y giới trong nhiều năm qua như BS Phạm Vũ Bằng, BS Nguyễn Sơ Đông, BS Nguyễn Lê Hiếu, BS Ngô Thiện Minh , BS Nguyễn Văn Quý, BS Khưu Ngọc Tiên, BS Nguyễn Văn Thắng, BS Nguyễn Lương Tuyền, BS kiêm thi sĩ Trương Ngọc Thạch, BS Hoàng Như Tùng, Bs Ngô Thế Vinh, BS Nguyễn Đức Tuệ, BS Trần Duy Tôn,   đặc biệt GS Y khoa (từ Mỹ tình nguyện qua VN  giảng dạy) Robert W. Goltz … là những kẻ đã sống, chứng kiến và đôi khi đóng vai trò đáng kể trong những biến cố quan trọng ở Việt-Nam cũng như hải ngoại. 

Phần kết, sau cơn giông bão (Pastoral, 5th mvt), gồm những bài của thế hệ sau, với sự góp mặt của:  Kiến trúc sư Trần Duy Hùng đến Mỹ lúc 11 tuổi; Hồ Văn Hiếu, một bác sĩ trẻ đến Mỹ lúc 8 tuổi nay trở về nhìn lại đường xưa lối cũ với những cảm xúc bồi hồi hồi vui buồn lẫn lộn; Christina Võ, con gái của BS Võ Mỉnh Nghĩa viết về mối tình của mình với quê cha đất tổ ( một trải nghiệm kiểu "Bonjour Vietnam"); Stephen Hồ Văn Huy tổng kết cuộc sống và thành đạt của thế hệ thứ 2 trên đất Mỹ trong một tường trình khoa học chi tiết đồng thời ghi nhận những công lao và mầm giống văn hóa tốt lành mà cha mẹ mình đã mang theo khi đến xứ sở mới này. Bs Đặng Văn Chất kể lại câu chuyện cảm động của một nghệ sĩ trẻ tiêu biểu đang phấn đấu thực hiện giấc mơ của mình trên đất Mỹ và BS Võ Minh Nghĩa tổng kết một cách ý nhị về “căn cước” Việt kiều. Bài cuối cùng cuốn sách của BS Đặng Văn Chất viết về một giấc mơ về khu vườn Việt Nam (A Vietnamese Garden), nơi kết tụ những nét đặc thù của kiến trúc Việt Nam và những trái cây thơm ngọt của quê hương trên đất Mỹ. 

Cuối sách là phần index có mặt hầu hết những tên tuổi đang còn le lói đâu đó trong ký ức của những cụ già ...non như chúng ta. Sách chừng 530 trang khổ 7x10, bìa màu giấy láng với tranh của họa sĩ Hồ Đắc Ngọc ở trước và Phạm Quỳnh Giao ở sau, phần trong in ấn với gần 70 hình đen trắng, trình bày mỹ thuật, rất dễ đọc, gọn và dễ cầm trong tay.

Hồ Văn Hiền
4/08/2009

 

Most Helpful Customer Reviews

5.0 out of 5 stars Wonderful stories of survival during war and exile, July 1, 2009

By 

jeff wade (torrance, CA USA)
(REAL NAME)   

I was introduced to this book as I was vaguely contemplating a future trip to Vietnam. After reading it, I became much more interested and informed about the Vietnamese culture, experience, and spirit. It motivated me to make the trip much sooner than I had planned and gave me a much deeper and more meaningful experience while I was there.

The stories are deeply personal accounts by many of the alumni of the Saigon Medical School Class of 1972 and their families. As such, the individual stories describe their lives in Vietnam before, during, and after the war and Medical School. They were often forced to enter the Army after school and at the fall of Saigon either escaped immediately or later, often after time in re-education camps. One notable exception among the writers stayed in Vietnam up to the present day. Paradoxically, he seems to be possibly the happiest and most content of the writers, as he never had to suffer through the difficulties of exile and learning to live and work in a new culture. At the end are stories from first generation Vietnamese Americans and their own experiences with Vietnam which are quite interesting in their own right.

Despite the often horrific experiences many of the writers had to go through, the editors have made efforts to be neutral and let the authors' stories speak for themselves. And they do. These are some of the most touching and inspiring stories I have ever read from inside a culture and time in US and Vietnamese history that is often reduced to caricature. One truly sees the incredible strength of the Vietnamese spirit as shown in these true stories of survival and beyond.
I can not recommend this book enough to anyone with an interest in the war, Vietnam, or world history.

 

(1) Độc Giả Giới Thiệu Sách The Mayflowers of 1975 

Hồng Hà 

Vào tháng 4 - 2007, quyển sách “The Mayflowers of 1975” được ra đời. Tháng 4 - 2009 sách được bố túc và tái bản. Đây có lẽ là tuyển tập hồi ký đầu tiên của nhiều bác sĩ y khoa cùng viết, gom góp lại những câu chuyện có thật do chính các bác sĩ và phu nhân của họ kể lại. Họ lớn lên trong đất nước Việt Nam thời chiến tranh, cùng vào học đại học Y Khoa Sài Gòn giữa thập niên 60 trong giai đoạn chương trình Đại học đang được Việt hoá, cùng tốt nghiệp vào Mùa Hè Đỏ Lửa và cùng vào đời đóng góp khả năng chuyên môn tại các bệnh viện từ vùng cao nguyên khói lửa đến các bệnh viện quân đội ở hậu phương trong giai đoạn chiến tranh leo thang khốc liệt.

Cơn lốc lịch sử tháng 4 năm 1975 ập đến, họ kẻ thì may mắn ra được khỏi nước vào thời điểm đất nước đang hấp hối, kẻ phải trình diện đi vào vòng lao lý. Qua ngòi bút linh động của những người tuy không phải là nhà văn chuyên nghiệp, nhưng ghi và dịch lại rất trung thực và cảm động, những bác sĩ y khoa và vài phu nhân của họ đã trải lòng ra kể lại những chi tiết của cuộc đời họ, của tình đồng môn, tình bạn, tình người ...  Độc giả có cơ hội đọc về đời sống của các bác sĩ thời chiến cận kề bên cái chết, những bác sĩ giải phẫu làm việc liên tục mấy ngày đêm không ngủ để cố gắng giành giật từng sanh mang khỏi bàn tay Tử thần. Rồi những mẩu chuyện thật kinh hoàng của tháng 4 đen 1975, những mẩu chuyện thật khủng khiếp phi lý trong trại cải tạo, và các câu chuyện vượt biên gian nan, câu chuyện tìm cách cứu người tại trại ty nạn trong hoàn cảnh phương tiện y khoa vô cùng thiếu thốn cũng được ghi lại.

Trải qua nhiều khó khăn, ngày nay nhiều người trong số họ đang định cư và hành nghề tại đất nước Hoa Kỳ và Canada. Họ đã vượt qua những gian truân thi cử và thực tập nội trú để hành nghề trở lại, làm lại cuộc đời và xây dựng hướng dẫn thế hệ tiếp nối thành người hữu dụng. Họ đã và đang đóng góp tích cực cho đất nước đã cưu mang cứu vớt mình, và là niềm hãnh diện cho cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Đằng sau những thành công đó, chúng ta được phần nào biết đến những hy sinh của những người vợ hiền, đã thay chồng lèo lái gia đình, hướng dẫn dạy dỗ con cái, an ủi tinh thần chồng trong khi chồng đang mịt mù ở các trại cải tạo. Và khi bước đầu đến đất nước định cư, những người vợ này lại tiếp tục hy sinh lo lắng cho chồng con qua bao nhiêu năm dài để gây dựng lại cuộc sống mới trên xứ người. Độc giả sẽ được đọc những mẩu chuyện và bài thơ về tình phu thê thật cảm động được viết ra từ đáy lòng.

Sách được biên soạn và dịch rất công phu, cùng những hình ảnh và tranh vẽ. Sách viết bằng tiếng Anh điểm thêm vài bài thơ tiếng Việt và tiếng Pháp, nhiều bài được chuyển dịch rất hay và lý thú. Đây là một đóng góp lớn, là nhịp cầu giúp các thế hệ và các nhà nghiên cứu lịch sử biết thêm một khía cạnh của lịch sử Việt nam cũng như  về những con người mang lời thề Hippocrates đã vượt qua bao khó khăn để hành nghề y khoa trở lại trên xứ người. Sách do các Bác sĩ  Đặng Văn Chất, Hồ Văn Hiền, Võ Minh Nghĩa , Thân Trọng An và Anne Regina Capdeville biên soạn và dịch cùng sự đóng góp của nhiều đồng nghiệp khác như các Bác sĩ Lương Ngọc Hồ, Nguyễn Sơ Đông, Trần Duy Tôn, Nguyễn Mạnh Đạt, Nguyễn Lê Hiếu, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Lương Tuyền, Ngô Thiện Minh, Hoàng Như Tùng ...


"The Mayflowers of 1975" was first published in April 2007, then updated and reprinted in April of 2009, being probably the first collection of memoirs written by medical doctors recollecting their (and in some cases their wives') experiences during the Vietnam War.  These doctors grew up during the turbulent war period and together entered the Saigon Medical School in the mid-1960s when the country was attempting to implement new systems in the universities using Vietnamese as the official language of instruction (instead of French). Most of them graduating during the period of the Fiery Red Summer of 1972 when the war was escalating most fiercely, they entered the war-torn regions of the country and contributed their expertise in hospitals in places from the fighting highlands to the Army hospitals behind the front line.

April 1975 brought with it an apocalyptic sense of doom to the Vietnamese people. The lucky ones managed to get out of the country but the less fortunate ones were forced to turn themselves to the new victorious government and sent to harsh reeducation camps. Writing with incredibly vivid details, even though they are not professional writers, these medical doctors recounted their experiences and poured their hearts, not only producing very moving testimonies that depict history, but also allowing readers to learn about the intimate details of their lives, their friendships, and their very evident love for their country and people. Readers will have the opportunity to read about the lives of these wartime doctors and how they risked their lives in order to keep Death from taking the lives of the countless soldiers who fought in the perilous war. For example, there are unbelievable stories throughout the book that recount the hardships encountered in the reeducation camps, the arduous journeys of those who attempted to flee the war-ravaged country, and moving stories like the ones about how these doctors managed to save the lives of those in refugee camps with only very primitive means.

After many hardships, today many of these doctors are now residing and practicing medicine in the United States and Canada. They have overcome many meticulous examinations, internship and residency training needed to return to their medical practice and rebuilt their lives, and now aim to guide the next generations in becoming good citizens. They have been actively contributing to the countries that had saved them, and have become respected community members.

From these memories we are also able to see the amazing sacrifice of the wives of these doctors. These women took over the duties of their husband to preserve the families, taught their children, mentally and physically supported their husbands who were being kept and mistreated in the so called reeducation camps. These wives continued to sacrifice so much for their husbands and children as they resettled in their adopted countries, a very difficult task considering the ever present cultural gap and language barriers.  Readers will have a chance to read stories and poems about their very real love, written by these courageous men and women from the bottom of their hearts. The children of these doctors, the second generation, also shared their views about their parents' sacrifices and their appreciation of the kindness and generosity of their parents' adopted countries.

This book was compiled and translated very elaborately, written mostly in English with some poems in Vietnamese and French, and includes photographs and paintings. It is a great contribution of efforts to present the true pictures and impacts of the fall of South Vietnam on her people, to enable historical researchers and younger readers to have a better view of recent Vietnamese history, and to memorialize the incredible class of Vietnamese doctors who, despite having endured so much, continue to fulfill their oath to help humanity. This is definitely a book that should be read.