Tạ Ơn Thượng Đế  Thanksgiving

                                                                    Nguyễn Quý Đại

  

Nước Mỹ và Canada  trở thành cường quốc chừng 100 năm nay. Vài trăm năm trước đó, vùng đất Bắc Mỹ là nơi mà những người cùng khổ khắp năm châu đến tìm vàng hy vọng thoát khỏi những khó khăn về kinh tế hay chạy trốn vì lý do tôn giáo. Miền đất hứa của những người lao động nhọc nhằn, đầy dẩy những nguy hiểm, bất công, bóc lột, kỳ thị. họ phải chiến đấu để bảo vệ.  Vượt qua nhiều khó khăn để thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ quốc gia độc lập, dân chủ và giàu mạnh nhất thế giới.

 

 "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây" hàng năm ở Canada vào đầu tuần lễ thứ 2 tháng Mười có ngày lễ tương tự như lễ Tạ ơn ở Hoa Kỳ (1) Vào thứ Năm cuối cùng của tháng 11, người Mỹ thường ăn mừng lễ này bằng cuộc họp mặt của đại gia đình, mời họ hàng, bạn bè quây quần thật đông bữa ăn vào dịp Lễ Tạ Ơn để tạ ơn người tạ ơn đời

 

Tạ ơn là truyền thống của mỗi dân tộc đều khác nhau, từ ngàn xưa người ta tin các vị thần linh đã làm cho mùa màng được tươi tốt gia súc sinh sản nhiều và nhờ đó cuộc sống được ấn no. Dân tộc Việt Nam tại các thôn quê thường tổ chức tổ chức ngày hội tế lễ Kỳ Yên, cúng Thành Hoàng, đầu vụ mùa gặt luá có cúng cơm lúa mới...  các đời Vua có tục tế lễ ở Nam Giao để tạ ơn trời đất, nhờ mưa thuận gió hòa đêm lại no cơm ấm áo cho toàn dân.. 

 

Lịch sử lễ Tạ Ơn Thanksgiving vào thời Tổng thống Washington George (1732-1799) đã chọn ngày 26.11.1789 cho toàn quốc, nhưng các tiểu bang thường chọn ngày lễ  Thanksgiving riêng. Mãi cho đến năm 1963 Tổng thống Abraham Lincoln (1809-1865) chọn thống nhất ngày thứ Năm chót của tháng 11 cho hợp chũng quốc Hoa Kỳ cho đến ngày nay.

 

Khởi gốc lễ Tạ Ơn Thanksgiving đầu tiên ở Mỹ Châu của người Anh di cư vào tháng 11 năm 1621 tại Plymouth, Massachusetts để tỏ lòng biết ơn với nhóm thổ dân da Đỏ và ngưòi có tên Tisquanto/ Squanto. Thuở ấy nhóm người gồm 102 người Anh di cư gọi là  Pilgrims fathers gồm 35 người đạo Tin Lành cải cách ly khai / Puritan separatists. Trước đó đã rời bỏ Anh quốc sống ở Leyden Hoa lan.

 

 Rời bỏ Âu Châu tháng 9.1620 trên con tàu Mayflower vượt Đại Đương đi tìm vùng đất mới. cuộc hành trình lênh đênh trên biển lúc đầu muốn đến Jamestown, Virgina nơi đã có người di dân từ năm 1807, nhưng chẳng may gặp bão tố thời tiết thay đổi con tàu Mayflower đến Cape Cod Bay vào ngày 21.11.1620. và quyết định chọn Plymouth Massachusetts làm quê hương.

 

 Đoàn người di cư nầy đã phải chịu mùa đông đầu tiên gian khổ, kinh hoàng trong đói lạnh, 46 người đã thiệt mạng. Trước hoàn cảnh khốn cùng như một phép lạ thổ dân da Đỏ đã cho họ bí rợ, thịt gà cứu giúp họ sống qua mùa đông, Tisquanto cũng chỉ cách cho họ trồng trọt săn bắn để lập nghiệp.

 

Nhờ ý chí quật cường  đi tìm tự do, mùa  Đông giá lạnh đi qua, họ trồng lúa mì, hoa màu xanh tươi, nhờ mưa thuận gió hòa giúp cho họ đủ thực phẩm để sống và tích trử cho mùa Đông tới.. Nhờ vậy lúc mùa đông sắp về công việc giặt hái thu hoạch muà màng xong. „ uống nước nhớ nguồn, mang ơn phải tạ ơn“  Nhóm dân di cư  Pilgrim mở tiệc ăn mừng, cảm tạ Thượng Đế, thổ dân da Đỏ được mời chung vui trong 3 ngày lễ để tỏ lòng tri ân sự giúp đỡ của họ. Từ đó trở đi ngày lễ Thanksgiving thành một tập quán của Hoa Kỳ.  

 

 Bữa tiệc thường có gà tây quay vàng, bí rợ (thức ăn chính mà người da Đỏ đã mang tới cho di dân) với những thứ rau như đậu que, khoai lang, bắp, nấu nướng theo lối cổ truyền, rau xà lách và bánh nhân bí ngô hoặc nhân hạt pecan và mứt dâu cranberry loại bánh cổ truyền đặc thù của Mỹ là bánh nhân bí đỏ và bánh nhân hạt pecan  .

 

 Việt Nam không có lễ Tạ Ơn, nhưng những di dân người Việt đến Hoa Kỳ trong những thập niên qua, cùng đón mừng lễ Thanksgiving trọng đại nầy, gia đình người Việt cũng ăn tiệc vui mừng bên nhau cùng chung hưởng ân sủng của Thượng Đế đã ban cho một đời sống êm ấm trên đất nước tự do dân chủ. Chính phủ Hoa Kỳ đã nhận người Việt Nam chúng ta định cư làm lại cuộc đời, sau biến cố ngày 30.4.1975 phải từ bỏ quê hương giống như những người di dân đầu tiên đến vùng đất mới gần 400 năm trước .

 

(1) Pons Collins dictionary of the Enlish Language