Nguồn Gốc Chữ Giêng Và Chạp Trong Tháng Giêng Và Tháng Chạp
Phí Minh Tâm
Một Thách Thức
Nhân
thấy có một bạn hỏi vế nguồn gốc hai chữ
Giêng và Chạp, tôi
có hỏi Anh Phạm Văn Bân và phổ biến bài "Tùy Bút Khảo Các
Chữ Ngày Tháng" của Anh trên diễn đàn email. Hiện bài nầy
được đăng tại Website Gia
Đ́nh Nông Nghiệp.
Đoạn
Anh Bân viết sau đây đă gây một phản ứng có hơi quá đáng của
một bạn khác không đồng quan điểm. "Người
Trung quốc không theo cách đặt tên tháng như trên.
Họ gọi theo cách riêng của họ. Tháng
thứ nhất trong năm th́ gọi là "nguyên
nguyệt"
Người Việt Nam bắt chước đúng y cách gọi tên tháng của người Trung quốc. Tháng thứ nhất trong năm không gọi là "tháng Một" mà gọi "tháng Giêng", do đọc trại âm "Nguyên" mà ra. (Nguyên đọc là zuynh, giọng Quảng Đông) Tưởng cũng nên nhắc ở đây là có rất nhiều tiếng Việt Nam mượn từ âm của tiếng Hán, theo giọng Quảng Đông, và được đọc trại theo khẩu âm của Việt Nam, lâu dần tự nhiên biến thành quen thuộc, coi như đă được Việt hóa. Các loại tiếng này được gọi là tiếng Hán Việt. Tương tư như vậy, người Việt Nam c̣n có tiếng Thái Việt, Cambodge Việt, Pháp Việt, Anh Việt, v.v... Thí dụ: xà bông là tiếng Pháp Việt, xuất phát từ chữ savon của Pháp, đọc trại theo âm Việt, xài lâu thành tiếng Việt. Các tháng Hai, Ba cho đến tháng Mười th́ vẫn đếm theo thứ tự số như người Trung quốc. Tuy nhiên, không biết tại sao người miền Bắc Việt Nam lại gọi tháng Mười Một là tháng Một trong lúc người miền Trung và Nam vẫn gọi tháng Mười Một theo thứ tự đếm số. Tôi đoán có thể v́ người miền Bắc quen cách nói nhanh và sinh ra lỗi nuốt chữ chăng ?
Đến tháng thứ mười hai th́ tương tự như trường hợp tháng Giêng, người Việt Nam đọc trại tiếng "Lạp nguyệt" của Trung quốc ra "tháng Chạp". Chữ "lạp" thuộc bộ "Nhục", nghĩa là thịt (cốt nhục, nhục dục). Chữ "lạp" xuất xứ từ chữ "thịt" bởi v́ thời xưa, khi săn bắn (tả liệp) được thú rừng, người Trung quốc rất thích ướp khô thịt vào mùa đông có gió bấc (v́ thịt vào mùa đông ít mỡ) bằng cách muối, phơi khô (lạp dục, lạp xưởng) để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt nổi rộ lên vào tháng thứ 12 nên người Trung quốc gọi tháng đó là Lạp nguyệt. Người Việt Nam đọc chệch Lạp ra là Chạp."
Cũng như tôi, Anh Lư Xuân là một người chuyển phổ biến bài của Anh Bân. Anh Xuân có viết: "Xin lỗi Anh Bân vì sự sơ xót cuả tôi đã cho chuyển bài đi, đã xem chùa một số bài khảo cứu của anh rất công phu mà lại vô tình chửi thẳng vào anh, khi xem và chuyển đi bài của người bạn tôi chỉ chú trọng quan điểm mà không để ý đến lời lẻ của anh xữ dụng nên đã đụng chạm đến anh đây là một thiếu xót của tôi . Tôi họ Lý chưa chắc gốc gác tôi không phải là Tàu và ngừơi Việt chúng ta ảnh hưỡng văn hóa Tàu là chuyện đương nhiên, nhưng không vì thế mà cái gì cũng từ Tàu mà ra. Có những người khi đặt viết thì chỉ toàn viện vẫn lịch sử Tàu và cái gì Tàu cũng tốt mà lịch sử Việt Nam thì mù tịch, có lẻ từ nhận xét đó nên có^một số quan điểm đối chọi khi có ai viện vẫn nhiều và dựa vào Tàu làm cho chúng tôi dị ứng. Thật ra người bàn tôi đã giải thích về tháng Giêng và Chạp từ chữ Khoa Đẩu mà ra bài nầy , tôi đã gởi đến các anh, anh giải thích tháng giêng từ chữ Khoa Đẩu chữ Giêng chỉ đứng một mình, nhưng khi tôi hỏi lại chữ Chạp trong đó có chữ chậm chạp đâu có đứng một mình không thấy anh giải thích có lẻ đã bí, trong lúc gởi đi cho anh bạn tôi có kèm theo bài khảo cứu của Anh Bân và khích tướng nên có sự việc xảy ra."
Nhiều anh khác cũng góp ư kiến. Nói chung là ḥa giải, kêu gọi tương kính, cùng nhau học hỏi và bất đồng tronh hoà nhă. Đúng là tiền HUNG hậu KIẾT. Mặc dù không đồng ý với thái độ và một vài ý kiến của anh bạn đă nặng lời chỉ trích Anh Bân, trước đây tôi cũng không lên tiếng sợ gây thêm hiểu nhầm. Tuy nhiên, tôi không muốn mất cơ hội góp một ý kiến trong lúc các anh ấy còn chưa quên hẳn đề tài nguồn gốc chữ Việt. Tôi nghĩ một lời phê bình chỉ trích, dù bất công và bất nhã đến đâu, cũng có khía cạnh tốt của nó nếu chúng ta xem đó là cơ hội để tìm hiểu thêm vấn đề, một thách thức để thuyết phục quan điểm của mình.
Tôi không hẳn đồng ý vớí Anh Bân là chữ Giêng từ chữ Nguyên và chữ Chạp từ chữ Lạp, mặc dù Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòa cũng cho là chữ Chạp từ chữ Lạp mà ra. Không thấy ông ấy nói đến chữ Giêng. Trước khi người VN xài chữ quốc ngữ, có một thời gian dài người Việt xài chữ Nôm, trước đó xài chữ Hán (Có đúng không ??? Mình đang nói chữ viết). Chữ Nôm gồm chữ Hán (cho nghĩa) và một chữ gốc của riêng người VN (cho âm). Như thế nếu có chữ Nôm cho Giêng và Chạp và nếu trong các chữ Nôm đó có chữ Hán Nguyên và Lạp, thì bằng cớ rõ ràng chữ Giêng và Chạp từ đâu đến. Ngược lại, cũng có thể ông cha ta chỉ mượn âm mà thôi thì khó chứng minh dứt khoác. Đây là một thữ thách khã thi.
Hơn bốn tháng đă qua từ ngày tôi viết các hàng chữ trên đây và tôi đă học được thêm vài chữ Nôm. Anh Nguyễn Hữu Vinh, trên diễn đàn Viện Việt Học, có viết về chữ Nôm như sau: "Chữ Nôm là một hệ thống chữ mượn chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Cấu tạo một chữ Nôm thường dùng là tập hợp của một phần chỉ âm và một phần chỉ nghĩa. Phần chỉ âm và nghĩa này có thể là một chữ Hán, một bộ thủ hay là một phần của một chữ Hán.
Trong trường hợp một chữ Nôm mượn chữ Hán hoàn toàn, nghĩa là chữ Nôm này có dạng hoàn toàn giống một chữ Hán, th́ chữ Nôm này có thể:
1. Mượn âm và mượn nghĩa của chữ Hán
đó, hoặc
Giới Hạn Của Bài Nghiên Cứu Nầy
Để tránh nhữnh ngộ nhận và tranh cải, bài viết nầy chỉ nhằm t́m hiểu hai chữ Giêng và Chạp từ đâu đến. Bài nầy không có tham vọng:
Phương Pháp Tra Cứu
Gọi là phương pháp tra cứu cho danh chính ngôn thuận, chớ thật ra phương pháp chi gồm tra tự điển mà thôi. Do đó tôi rất hoan nghênh một phương nào khác chính xác và hữu hiệu hơn. Để có chử Hán, tôi xài tự điển Hán-Hán và Hán-Anh. Để xác định nghĩa chữ Hán và Việt, tự điển Thiều Chữu đă được sử dụng. Mới đây nhờ có liên lạc với Viện Việt Học, tôi được Anh Vinh giới thiệu xem tự điển chữ Nôm. Nhờ đó mà tôi có thể thực hiện được thách thức, hoàn tất được bài nầy và tŕnh kết quả như dưới đây.
Kết Quả
Kết quả sau đây ai cũng có thể vào các websites trên đây để kiểm chứng lại.
1. Tháng Giêng tiếng quan thoại đọc là Zhèng yuè , viết và nghĩa như sau:
Tiếng Hán Việt theo tự điển Thiều Chữu là chính nguyệt:
Chữ Nôm Giêng gồm bộ nguyệt và lấy nghĩa chữ Hán chính:
2. Tháng Chạp tiếng quan thoại đọc là Là yuè. Chạp hay lạp có 2 cách viết và nghĩa như sau:
Chữ Hán Việt tháng chạp đọc và viết là lạp nguyệt:
Theo chữ Nôm tháng chạp cũng có 2 cách viết giống như 2 cách viết chữ Hán trên đây. Chữ Nôm Chạp xài hẳn chữ và nghĩa của chữ Hán Là. Chữ Là đă có sẳng bộ Nguyệt bên trong nên chữ Nôm không có thêm bớt ǵ:
Xin để mỗi bạn đọc kết luận nguồn gốc 2 chữ Giêng và Chạp.
|
Trang Nhà NLM | Tuyển Tập 50 Năm | NLM50 | Trang Nhà Khóa 2 |