Bàn về thơ Đường

             phạm văn bân

 

 

Ngâm một bài thơ hay có thể làm rung động người nghe, về mặt tĩnh th́ đưa tâm t́nh người nghe vào chỗ mê hồn, phẳng lặng, khiến họ cảm thấy được nghỉ ngơi sảng khoái và về mặt động th́ khuấy lên như sấm sét, mưa gào.  Đó chính là nhờ giọng của người ngâm thơ hay, nhờ chữ của bài thơ (từ thi) sử dụng một cách khéo léo, tự nhiên, có vần, có điệu, nghe lọt cái lỗ tai.

Giá trị bài thơ trước hết được người ta phán xét qua cung cách tŕnh bày, giọng ngâm và tác động của âm hưởng trầm bổng.  Sau đó mới xét đến ư thơ (tứ thi).  Ư thơ có súc tích, có hàm dưỡng được cái Chân, cái Thiện và cái Mỹ, có thanh cao, có chia sẻ được tâm t́nh của đại chúng th́ mới gọi là bài thơ có hồn.  Thơ mà không có hồn th́ không ra làm sao cả.

Người ta làm thơ để bày tỏ một tâm t́nh hoặc mô tả một cảnh đẹp nào đó, hoặc vừa tả cảnh, vừa tả t́nh.  Làm thơ th́ tùy theo sở thích nhưng bắt buộc phải làm theo thể này, thể nọ bởi lẽ thơ là thể văn vần; phá bỏ cái thể, cái nét riêng của nó th́ không gọi là thơ được.  Thơ tự do vẫn đ̣i hỏi có vần, có điệu.

Tương tự như hội họa: một người có thể căng một tờ giấy trắng ra, chấm vào đó một chấm hoặc quệt vào đó một gạch và gọi đó là bức tranh tuyệt tác.  Người đó cảm thấy là tuyệt tác th́ không có ǵ đáng lưu ư; điều quan trọng là đa số mọi người có thừa nhận hay không.  Mặt khác, người đó không thể gọi "bức tranh" đó là thuộc trường phái lập thể Picasso được: có diễn tả sự vật và phân tích ra thành những khối h́nh học đơn giản đâu mà gọi là lập thể ?

Thơ Việt Nam có gốc gác lịch sử từ Trung quốc là lẽ tự nhiên.  Vào lúc ban sơ, người Việt Nam đă có thể bắt chước các thể thơ Cổ phong và thơ Đường của người Trung quốc một cách dễ dàng, không một chút gượng ép.  Và về sau, với thể thơ Đường cũng vậy.  Lư do là v́ tiếng Việt Nam mang cùng một đặc điểm với tiếng Trung quốc: cùng là loại tiếng độc âm và các thanh đều có thể qui thành hai thanh bằng (tiếng phát ra đều đều, bằng phẳng, thí dụ: ăn cơm, chiều tà) và trắc (nghiêng lệch, tiếng phát ra hoặc từ thấp lên cao, hoặc từ cao xuống thấp, thí dụ: ngă sấp xuống, gánh nặng quá, kỷ niệm).  Lúc bấy giờ, Việt Nam chưa có chữ viết và lại chịu ách đô hộ dă man của Trung quốc hơn cả ngàn năm, tất cả sinh hoạt chữ nghĩa đều phải mượn chữ Hán mà xài.  Thực ra, các dân tộc chung quanh Trung quốc như Đại Hàn, Nhật Bản đều mượn chữ Hán; và trong thực tế, mỗi dân tộc đều đă thay đổi chữ Hán cách này hay cách nọ để thích ứng với nét riêng của ḿnh.  Tại Việt Nam, hiện tượng sử dụng chữ Nôm trong khoảng 700 năm và tiếng Hán Việt là thí dụ cụ thể.  Tuy nhiên, người Việt Nam cũng có sáng tạo một số thể thơ riêng biệt, không chỉ dùng lối gieo vần ở chữ cuối câu (cước vận) mà c̣n gieo vần ở lưng chừng câu (yêu vận).  Thí dụ: thể thơ lục bát, song thất lục bát và các biến thể như: hát nói, sẩm, lư, hề, v.v.

Trong cả hai nền văn học Trung quốc và Việt Nam, thể thơ Đường chiếm vị thế độc tôn trong suốt mấy ngàn năm nay bởi cách bố cục có đầu, có đuôi, súc tích, thâm trầm, càng đọc, càng suy nghĩ th́ càng thấm thía.  Độc tôn cũng bởi cách cấu tạo vần, đối, niêm và luật bằng trắc được phối hợp một cách công phu, hài ḥa, ngâm lên nghe lúc bổng, lúc trầm, lúc lăng mạn t́nh tứ, lúc trầm hùng, trôi chảy như núi như sông.  Cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim viết:

"Những bài thơ Đường tựa như những đồ chơi làm bằng ngọc bằng ngà, chạm trổ rất tinh xảo, trau giồi bóng bảy, càng ngắm càng thấy đẹp, chơi bao lâu cũng không thấy chán.  Những thơ ấy lại có nhiều t́nh sâu ư cao, ngâm nga tiêu khiển và ngẫm nghĩ kỹ, thật là lợi cho tính t́nh biết bao"

Thể thơ Đường xuất xứ từ thể thơ Cổ phong, c̣n gọi là Cổ thể.  Thơ cổ phong chỉ cần giữ vần mà thôi.  Những bài dùng suốt một vần th́ gọi là độc vận; c̣n đổi vần ở mỗi đoạn thơ th́ gọi là hoán vận.  Số chữ trong thơ cổ phong không nhất định, có lúc khởi bằng câu ba chữ rồi tới bảy chữ, có lúc khởi bằng câu năm chữ rồi tới bảy chữ, hoặc có khi chen lẫn những câu chín, mười chữ.

Đến đời nhà Đường, kể từ thời Sơ Đường, năm Vơ Đức thứ ba (620) cho tới  thời Văn Đường, đời vua Chiêu Tuyên (905) th́ thể thơ Đường thay thế thể cổ phong.  Khoảng thời gian gần 300 năm này đă lưu lại trong lịch sử thơ Trung quốc không biết bao nhiêu bài thơ Đường bất hủ của nhiều thi hào như: Vương Tích, Vương Bột, Trần Tử Ngang, Đường Huyền Tông, Trương Húc, Trương Cửu Linh, Vương Xương Linh, Thôi Hạo, Lư Bạch, Đỗ Phủ, Cao Thích, Sầm Tham, Trương Kế, Liễu Tông Nguyên, Bạch Cư Dị, Giả Đảo, Đỗ Mục, v.v.

Về h́nh thức, số chữ trong một bài thơ Đường phải giới hạn: hoặc bảy chữ (thất ngôn) hoặc năm chữ (ngũ ngôn) và có tám câu (bát cú); cứ bốn câu gọi là một giải, bốn câu đầu gọi là tiền giải và bốn câu sau gọi là hậu giải.

Ngắt một bài thơ Đừờng có tám câu để làm thành bài thơ có bốn câu th́ gọi là tứ tuyệt (tuyệt nghĩa là ngắt, dứt.)  Khi ngắt th́ rất linh động, có thể ngắt hai câu 1,2 nhập với hai câu 3,4, hoặc ngắt câu 3,4 nhập với câu 5,6, hoặc ngắt câu 5,6 nhập với câu 7,8, hoặc ngắt câu 1,2 nhập với câu 7,8, hoặc ngắt câu 1,2 nhập với câu 5,6.

Hai câu đầu của tiền giải gọi là hai câu khởi (c̣n gọi câu thứ nhất là câu phá đề để mở đầu bài thơ và câu thứ hai là câu thừa đề để nối câu phá mà vào bài) và hai câu kế gọi là hai câu thừa (c̣n gọi là hai câu thực hoặc trạng  để giải thích chủ đề bài thơ).

Hai câu đầu của hậu giải gọi là hai câu chuyển (c̣n gọi là hai câu luận để bàn rộng chủ đề) và hai câu chót gọi là hai câu hợp (c̣n gọi là hai câu kết).

Phàm làm thơ Đường th́ người ta hay dùng hai câu khởi và hợp để diễn tả t́nh ư thơ; c̣n hai câu thừa và chuyển để diễn tả cảnh thơ bằng cách dùng chữ đối nhau.  Bài thơ nào đạt được cả hai cái t́nh và cảnh là ưu hạng; nếu chỉ đạt một cái th́ bị xếp là thứ hạng.

Hai câu khởi thường là phải mạnh mẽ.  Bốn câu đối ngẫu th́ câu ba, câu bốn tiếp theo hai câu trên đang mạnh mẽ nên phải giảm dần, êm dịu để thay đổi âm hưởng; nhưng câu thứ năm và sáu th́ lại phải bật lên để mở ra một khung cảnh khác.  Trong bốn câu đối ngẫu, thường thường người ta hay dùng hai câu thừa để tả t́nh và hai câu chuyển để tả cảnh.  T́nh th́ có tính chất hư, nhẹ c̣n cảnh th́ thực., nặng.  Nếu đảo ngược lại, trên thực, dưới hư th́ như "lâu đài xây trên cát", không hay. Nếu cả bốn câu không tả t́nh mà chỉ tả cảnh (điệp cảnh) th́ phải có hai ư khác nhau, gọi là phép tam muội của thơ Đường.

Hai câu hợp để thắt lại ư nghĩa của toàn bài thơ.

Về chi tiết cấu tạo của một bài thơ Đừờng th́ phải xét đến vần, đối, niêm và luật bằng trắc.  Để dễ theo dơi các vấn đề này, xin lấy thí dụ một bài thơ Đường thất ngôn, bát cú của Tuệ Trung Thương Sĩ (1230 - 1291, tên thật là Trần Tung là con trai Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn), tựa là "Nhập Trần" trong tập thơ "Thượng Sĩ Ngữ Lục", nguyên bản chữ Hán và do Huệ Chi dịch:

Âm Hán Việt:

Nhập Trần

Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai,

Hoàng sắc mi đầu đỉnh đỉnh đỉnh khai.

Bắc lư ưu du đầu mă phúc,

Đông gia tán đản nhập lư thai.

Kim tiên đả sấn nê ngưu tẩu,

Thiết sách khiên trừu thạch hổ hồi.

Tự đắc nhất triêu phong giải đống,

Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài.

Dịch nghĩa:

Xăm xăm rộng bước đi vào chốn cát bụi,

Lông mi sắc vàng mạnh mẽ giương lên.

Xóm Bắc nhởn nhơ rơi vào bụng ngựa

Nhà Đông tản mạn rúc vào thai lừạ

Roi vàng đánh đuổi con trâu đất đi.

Giây sắt dắt con cọp đá về.

Một sớm gió đông thổi tan băng giá,

Trăm hoa như cũ reo trước gió xuân.

Dịch thơ:

Vào ṿng cát bụi.

Xăm xăm cát bụi bước vào ṿng,

Vàng óng đầu mi, rướn rướn trông.

Bụng ngựa rong chơi, này xóm Bắc,

Thai lừa lạc bước, nọ nhà Đông.

Trâu bùn chạy tuốt, roi vàng đuổi,

Cọp đá lôi về, giây sắt giong.

Rồi một ngày mai băng giá hết,

Trăm hoa như cũ, gió xuân nồng.

Chú thích:

1.Bụng ngựa (mă phúc), thai lừa (lư thai): ư nói c̣n mang tâm trạng phàm tục th́ không thoát khỏi việc chui vào bụng ngựa để làm kiếp ngựa, hoặc chui vào thai lừa để làm kiếp lừa, cứ măi sinh sinh, tử tử trong ṿng luân hồi.

2.Cọp đá (thạch hổ): nước Sở có Hùng Cừ đi đêm thấy ḥn đá, ngỡ là cọp nên dương cung bắn, rơi mất mũi tên vàng.  Về sau mới biết là ḥn đá.  Ư nói sự bám víu vào mê vọng của con người.

Trong thơ Đường, vần là chữ cuối của câu thứ nhất, chỉ dùng độc vận (một vần cho toàn bài thơ) và người ta hay dùng vần bằng; ít khi dùng vần trắc (cổ thể)  Các chữ cuối của câu thứ hai, tư, sáu và tám phải vần với chữ cuối của câu thứ nhất.  Trong bài thơ chọn làm thí dụ, Vào ṿng cát bụi, vần là chữ ṿng của câu thứ nhất.  Các chữ trông, Đông, giong, nồng vần với chữ ṿng.  Nên tránh trường hợp vần gieo không hợp nhau, gọi là lạc vận (lạc: rụng), gieo mà không được hợp lắm th́ gọi là cưỡng áp (đặt gượng).

Đối là đặt hai câu sóng đôi cho ư và chữ trong hai câu đó cân xứng với nhau.  Đối chữ th́ phải vừa đối thanh (bằng đối với trắc), vừa đối từ loại (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, v.v.)  Câu thứ ba đối với câu thứ tư và câu thứ năm đối với câu thứ sáu.  Thí dụ:

Bụng ngựa rong chơi, này xóm Bắc,

Thai lừa lạc bước, nọ nhà Đông.

Trâu bùn chạy tuốt, roi vàng đuổi,

Cọp đá lôi về, giây sắt giong.

 

Niêm (nghĩa là dính) là sự liên quan bằng trắc giữa hai câu thơ.  Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ nh́ của cả hai câu hoặc cùng là bằng cả, hoặc cùng là trắc cả.  Trong bài thơ Đường, câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 niêm với câu 1. Thí dụ:  

 

Câu 1: xăm niêm với câu  8: hoa

Câu 2: óng niêm với câu 3: ngựa

Câu 4: lừa niêm với câu 5: bùn

Câu 6: đá niêm với câu 7: một

Câu 8: hoa niêm với câu 1: xăm.  

 

Luật thơ là cách sắp xếp tiếng bằng, trắc.  Luật bằng bắt đầu bằng hai chữ bằng.  Luật trắc bắt đầu bằng hai chữ trắc.  Một câu thơ đáng lẽ phải Bằng nhưng dùng chữ Trắc th́ gọi là thất luật.

1.Luật bằng, vần bằng:

b  B  t  T  t  B  B (v)

t  T  b  B  t  T  B (v)

t  T  b  B  b  T  T

b  B  t  T  t  B  B (v)

b  B  t  T  b  B  T

t  T  b  B  t  T  B (v)

t  T  b  B  b  T  T

b  B  t  T  t   B  B (v)

2.Luật trắc, vần bằng:

t  T  b  B  t  T  B (v)

b  B  t  T  t  B  B (v)

b  B  t  T  b  B  T

t   T  b   B  t  T  B (v)

t   T  b  B   b  T  T

b  B  t   T  t   B  B (v)

b  B  t   T  b  B  T

t   T  b  B  t  T  B (v)

Chú thích: các chữ B, T viết hoa có nghĩa là bắt buộc phải Bằng, Trắc, không được du di.  Do việc giữ đúng luật bằng, trắc như trên quá khó khăn nên có lệ bất luận (không kể), nghĩa là các chữ thứ nhất, thứ ba, và thứ năm không cần giữ đúng luật.  (nhất, tam, ngũ bất luận).  Tuy bất luận nhưng cần ráng tránh đổi các chữ từ bằng ra trắc để tránh nạn "khổ độc" (khó đọc).  Các chữ từ trắc đổi thành bằng th́ dễ đọc, không có vấn đề ǵ.   

Người mới làm thơ Đường nên cố gắng giữ đúng luật; một khi thành thạo rồi th́ tự khắc biết phá luật mà bài thơ, khi ngâm lên, vẫn có âm hưởng trơn tru, không gượng gập.  Điều này giống như người mới tập lái xe: khi mới lái th́ giữ cả hai tay trên tay lái nhưng thành thục rồi th́ có thể lái một tay, thậm chí vài ngón tay!  Đó là chưa nói đến kỹ thuật điệp ngữ làm cho ư thơ mạnh lên; chỉ cỡ thi hào như Lư Bạch, Đỗ Phủ mới dám phá luật thơ.

Phụ bản:

Nghĩa:

Trăng rơi, quạ kêu, sương giăng đầy trời

Cây phong bên bờ sông, đèn thuyền câu đối diện người khó ngủ

Bên ngoài thành Cô Tô, từ phía chùa Hàn San

Đă quá nửa đêm tiếng chuông vọng về thuyền khách.  

 

Trần Trọng San dịch:

Quạ kêu, trăng lẩn sương trời
Buồn hiu giấc ngủ lửa chài, bến phong
Đêm Cô Tô vẳng tiếng chuông
Chùa Hàn San đến thuyền sông Phong Kiều

Trần Trọng Kim dịch:

Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây băi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

 Tản Đà dịch:

Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.