VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA

Vũ Ngọc Bích

 

Trong chuyến nghỉ hè vừa qua tại vài nước Á châu, tôi có dịp trở lại Sàig̣n và giấc mơ thăm lại ngôi trường Canh nông Blao của tôi đă thành sự thật.

Tôi đă trở về thăm lại trường xưa, sau nhiều năm dài trong nỗi niềm hoài hương canh cánh bên ḷng.  Có ai đi xa mà không mong ngày trở về?

Sau chừng đó năm trời, mới biết có bao nhiêu điều đáng ghi, đáng nhớ khiến tôi phải suy nghĩ sót xa.  Tôi rời trường ra đi, mà chưa bao giờ có dịp trở về thăm tính đến nay đă hơn 43 năm, một quăng thời gian qúa dài.  Phiêu bạt đó đây với nhiều suy tư lại thêm tuổi đời trĩu nặng nên kư ức cũng mờ phai theo tháng năm. Mái trường xưa ơi ! Tôi đă về đây !

Xe chúng tôi khởi hành từ Sàig̣n qua Định Quán, vượt qua đèo Chuối, qua những đồi thông xanh ngút ngàn, qua những đồi trà có con đường ṃn đất đỏ lượn quanh đồi.  Tôi ngắm nh́n những con dốc thoai thoải dạy dài theo quốc lộ.  Ḱa, ngọn núi Đại B́nh hùng vĩ, đứng sừng sững bao quát cả một vùng đồi núi, xung quanh là những mái nhà tranh đang tỏa khói lam chiều.  Trên đỉnh núi Đại B́nh là những đám mây trắng chập chùng hiện ra trước mắt tôi.  Tôi biết là sắp đến nơi.

Xe ngừng lại trước cổng trường vào buổi chiều mùa hạ, bầu trời trong xanh và có gió mát từ khu rừng bên cạnh thổi tới.  Tôi say sưa hít thở không khí trong lành của vùng núi đồi Blao, mùi nhựa thông xen lẫn mùi hoa sứ thoang thoảng lan trong gió chiều.

Ḷng tôi choáng ngập niềm vui và nghẹn ngào với niềm nhớ về những kỷ niệm xa xưa của ngôi trường mẹ dấu yêu, nơi đây tôi đă học tập vui sống với các bạn đồng khóa.  Tôi ngậm ngùi nhớ tới các vị giáo sư khả kính như bác sĩ thú y Vũ Ngọc Tân, thầy Thục, thầy Trực, thầy Kim, thầy Sâm nay đă quá văng.

Tôi ngỡ ngàng nh́n cổng trường oai nghi ngày nào nay đă đổi tên là trường Trung học Kỹ thuật và Dậy nghề Bảo Lộc.  Cổng trường đóng kín.  Cạnh cổng trường có một trạm gác.  Tôi dừng lại ngỏ ư muốn xin phép vào thăm trường cũ.  Tôi có cảm tưởng mơ hồ nơi đây là một cơ quan công quyền hơn là một ngôi trường chuyên môn.

Con đường xưa dẫn tới văn pḥng nhà trường có mái ṿng cong cong phía trước, tường và mái phủ lớp rêu phong cũ kỹ.  Từ văn pḥng dẫn tới ngă tư nơi có cột cờ, đường có ổ gà lồi lơm, mỗi khi xe cộ qua lại làm văng lên lớp đá dăm bụi bậm.  Bồn hoa quanh cột cờ nay đầy cỏ dại, cột cờ cao và bệ cột cờ nằm hoang phế ngay giữa ngă tư đông người qua lại.

Tôi bàng hoàng đến độ xúc động v́ những đổi thay của thời gian.  Thời gian ôi! Hăy mau ngừng cánh bay !  “Oh temps ! Suspends ton vol !”  (Lamartine).

Ngôi trường cô quạnh tịch liêu có lẽ đang là dịp nghỉ hè nên mọi hoạt động của trường dường như cũng bị giới hạn.  Tôi dừng bước, ngồi nghỉ chân dưới gốc cây gỗ bằng lăng rợp bóng mát, bầy chim sẻ nghe tiếng động vội vàng vụt cánh bay đi.  Tôi lấy máy ảnh chụp vài tấm h́nh kỷ niệm ngôi trường xưa.  Nhướng mắt nh́n sang phía bên trái là đại thính đường đồ sộ, nơi đây thường tổ chức các kỳ thi ra trường, măn khóa hay các lễ hội đặc biệt cuối năm.  Đại giảng đường xưa vẫn đó nhưng tâm trạng tôi trở về nơi in dấu chân của ḿnh hơn 43 năm trước thật là bồi hồi và cảm động.

Kế bên là thư viện rộng lớn với đầy đủ các loại sách Anh, Pháp, Việt chuyên khoa.  Nơi đây có cô quản thủ thư viện xinh đẹp, dịu dàng “Kim Ngân” sau nầy là phu nhân của anh Huỳnh Minh Bảo, Kỹ sư thủy lâm, Khóa 1.

Tôi rảo bước qua các ngôi biệt thự nho nhỏ xinh xinh trước kia là nơi các giáo sư của trường cư ngụ, nay đă đổi chủ.  Bên hông của một biệt thự, cũng thấy có cột giăng giây thép để phơi áo quần phất phới, màu sắc ḷe loẹt như những cánh bướm.  Phía trước một vài biệt thự vẫn c̣n mấy cây liễu xanh rủ bóng, đứng buồn như những nàng cung nữ thời xưa và bên trong hàng dậu nhà ai có giàn hoa ti gôn sặc sỡ, thấp thoáng nơi vườn là những đóa hoa phù dung nở muộn.  Dường như người dân đă lợi dụng tối đa câu “tấc đất tấc vàng” th́ phải.  Họ canh tác hoa mầu, trồng bắp, rau đậu lấn cả sang băi cỏ rộng mênh mông trước sân trường, làm mất đi vẻ hoành tráng của ngôi trường nổi tiếng là đẹp vào đầu thập niên 1960.

Ba dẫy giảng đường khi xưa được xây cất bằng ngân khoản viện trợ Hoa Kỳ nên có tiêu chuẩn rất cao với cửa kính sáng sủa chắc chắn, phía trước có hành lang rộng răi.  C̣n đâu những giờ thực hành trong pḥng thí nghiệm hóa học với đầy đủ tiện nghi.  C̣n đâu những tiếng cười ḍn dă của nam nữ sinh viên trong giờ ra chơi.  Tường vôi chung quanh giảng đường nay đă đổi mầu cũ kỹ.  Tôi cũng quan sát sân trường cố t́m lại một số cây gỗ quư dường như đă bị đốn mất tự hồi nào.  Chỉ c̣n lại một số rất ít cây cổ thụ tàn lá xum xuê, vài con thỏ rừng lông mầu sám thoáng thấy bóng người vụt chạy ẩn ḿnh trong hang dưới gốc cây.  Văng vẳng đâu đây tiếng ve sầu rộn ră bản trường ca gợi nhớ mùa hè.  Trên dẫy đồi thoai thoải phía trước các lớp học, khi xưa đầy những cây già bóng cả, những thảm cỏ xanh mướt tươi mát nay đă đổi sang mầu vàng úa, có lẽ v́ thiếu chăm sóc.

Có vợ tôi bên cạnh, chúng tôi dạo bước trên những con đường thanh vắng nầy nghe rơ từng tiếng gió ŕ rào thổi luồn qua các lùm cây, bờ cỏ.  Buổi chiều mùa hạ xuống thật chậm, các con đường trong khuôn viên nhà trường trước đây trồng các loại cây hiếm quư, có những con đường hoa đẹp đẽ được mang tên rất thơ mộng như Hoàng Hoa Lộ, Bằng Lăng Lộ, Mai Lộ v.v..

Phía trái, đường dẫn từ cột cờ đến khu nhà quét sơn mầu trắng mang tên rất dễ thương “Ṭa Bạch Cung” để chỉ cư xá của nữ sinh viên nội trú.  Hai bên Hoàng Hoa Lộ trước cư xá trồng toàn loại cây muồng , lá nhỏ, thân mộc có tên khoa học là “Cassia Multijuga”; hoa nở từng chùm mầu vàng từ trên ngọn tới thân, mầu vàng rực rỡ như câu thơ t́nh tự của thi sĩ Nguyên Sa :

 “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc

Áo nàng xanh anh mến lá sân trường

Sợ thư t́nh không đủ nét yêu đương

Anh thay mực cho vừa mầu tím thương”.

 Hoàng Hoa Lộ được các nam sinh viên ưu ái đặt cho cái tên thật dễ mến

“Con Đường T́nh Ta Đi”; bởi v́ con đường thơ mộng nầy đă chứng giám cho biết bao chuyện t́nh ướt át giữa các sinh viên thời đó.  Nhiều cặp t́nh nhân đă d́u nhau sóng bước trên con đường thơ mộng nầy.  Lắm người đă nên nghĩa vợ chồng, ăn đời ở kiếp bên nhau, sanh con cháu đầy đàn như anh chị Bảo-Ngân, anh chị Aån-Quới, anh chị Đạt-Ḥa, anh chị B́nh-Cam, anh chị Tấn Tài-Băng Tâm .v.v..

Đi trên những lối ṃn hoa gấm trong sân trường, ngày nay người ta chỉ thấy những hàng cây già, gốc cây to lớn xù x́, cành cây xơ xác, lác đác vài cành hoa.  Một số cây hoa muồng, già nua cằn cỗi đă bị đốn hạ nhưng không thấy có thêm cây hoa nào cùng loại được trồng để thay thế.  Những cây hoa “mimosa” trồng sát đường gần khu cư xá nữ sinh cũng bị đốn trụi.  Tất cả đều đă đổi thay sau 43 năm trời xa cách mà tôi không thể nào nhận ra được v́ phía bên phải nhà trường có một số nhà của dân chúng và của nhân viên nhà trường được dựng lên tự hồi nào xen lẫn với các tiệm buôn, quán ăn, quán giải khát, tiệm bi-da lẫn lộn.  Người ta bảo rằng đất của khuôn viên trường nay đă bị thu hẹp lại.  Tôi cũng có cùng nhận xét như vậy.

Khu cư xá dành cho nam sinh viên gần khu vườn cam cũng hắt hiu, buồn bă, tường vôi đă bạc mầu v́ thiếu tu bổ.  Khu nhà ăn, khu đài khí tượng và sân chơi bóng chuyền cũng biến mất theo !  Qua khỏi ngă tư cột cờ có con đường hơi dốc dẫn xuồng bià rừng, có vườn cà phê nở hoa trắng thơm ngát, cũng có những cụm sim với hoa mầu tím rực rỡ và những trái sim đỏ sậm ngọt ngào.  Từ b́a rừng, chúng tôi đến bên con suối nhỏ chảy qua một sóc Thượng gần trường, nước suối trong mát, chảy róc rách qua các mỏm đá, uốn khúc quanh co xuôi về các buôn Thượng.  Dọc theo bờ suối, rải rác có mấy phiến đá tảng nằm xen kẽ giữa những lùm cây có hoa đầy mầu sắc.  Cạnh chiếc cầu ván có một băng ghế đặt sẵn tự hồi nào có lẽ để khách nhàn du ngồi nghỉ chân hay cũng có thể là chỗ cho ngư ông ngồi câu cá bên ḍng suối chăng?  Chúng tôi ngồi trên một tảng đá lớn cạnh bờ suối, hít thở không khí trong lành của khu rừng thiên nhiên, phảng phất đâu đây mùi thơm nhè nhẹ của những đóa hoa phong lan khiến cho ḷng tôi cảm thấy lâng lâng như thoát tục.  Bầu trời trong xanh và có nắng nhẹ, chúng tôi bước qua cây cầu hẹp bắc ngang ḍng suối để đi sâu vào khu vực gần sóc Thượng, ngắm những ngôi nhà sàn chênh vênh nằm giữa rẫy hoa mầu; thấp thoáng mấy cô gái Thượng má đỏ môi hồng, mang gùi, vai vác rựa, đi chân đất và để ngực trần. Tại ven rừng, chúng tôi tần ngần đứng lặng người một chập lâu, ḷng bồi hồi buồn khôn tả.  Khu rừng xơ xác không c̣n nghe tiếng hú huyên náo của bầy vượn hay tiếng chim rừng ríu rít gọi đàn nữa.  Tôi liên tưởng tới hai câu thơ “ Lời Cầu Nguyện Của Rừng ” (Prière De La Forêt) :

 “Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm

Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong.”

                                                  B.B

Hai câu thơ trên dịch từ hai câu thơ sau đây của André Theuriet (1833-1907) một thi sỹ thuộc Hàn lâm viện Pháp.

“Au plus profond des bois, la Patrie a son coeur

Un peuple sans forêt est un peuple qui meurt.”

Tôi không biết việc người ta đốn đi biết bao nhiêu là gỗ quư biểu tượng cho rừng xanh có ảnh hưởng ǵ tới môi trường sinh sống của con người không?   

Kỹ sư Lê Văn Kư, thầy dạy chúng tôi môn Thủy Lâm đại cương, thường đề cập tới rừng chồi và rừng được tái sanh.  Thầy nhắc nhở chúng tôi là phải luôn luôn bồi dưỡng và tái tạo cho thế hệ rừng mai sau. Chả biết những người có trách nhiệm có bao giờ nghĩ tới việc trồng thêm các loại cây gỗ qúy cho thế hệ rừng nối tiếp không?  Những cây gỗ quư trong khu rừng nầy đă bị đốn mất, khung cảnh điêu tàn và hoang vắng lạ thường.  Tự nhiên, tôi cảm thấy bơ vơ, lạc lơng nơi đây.

Trường tôi đă có nhiều đổi thay, khi tôi trở về trường cũ, tôi cũng mong được nh́n lại những lối ṃn xưa, quanh co nhỏ hẹp dẫn đến khu vườn cam, khu vườn ươm cây nơi tôi thực tập các giờ nông trại.  Tôi muốn được nh́n lại khu chăn nuôi gia súc, được ngửi mùi khai nồng của trâu ḅ heo ngựa bên cạnh những hố phân ủ cỏ và rơm, nhưng tất cả đă không c̣n nữa…

Trời đă về chiều, chúng tôi rời trường lên xe thăm thác nước Đam Ri. Đến Blao mà chưa thăm, chưa nh́n tận mắt thác nước Đam Ri hùng vĩ của miền sơn cước thi coi như chưa biết nhiều về Blao.  Thực là một kỳ công của Tạo Hóa !  

Sau đó chúng tôi tiếp tục đi thăm phố thị Blao.  Dẫy  phố dài hun hút dọc theo quốc lộ của Blao ngày xưa thật hoang sơ với những mái nhà tôn lụp xụp, nay đă được xây cất thành những căn phố lầu bê tông, tường gạch san sát bên nhau với những tiệm buôn, tiệm ăn đông đảo du khách qua lại.  Phố xá với xe cộ ngược xuôi nhộn nhịp, đă nói lên đời sống trù phú của người dân miền đồi núi Blao vốn dĩ hiền ḥa và tấm ḷng hiếu khách của họ.  Chúng tôi cũng ghé tiệm trà Đỗ Hữu, một cơ sở buôn bán lâu đời nhất để mua trà sen, trà sói và rượu dâu về làm quà.  Có nghe đồn rằng quán cà phê Hạ Trắng rất nổi tiếng ở Blao, nên chúng tôi muốn ghé lại để nhâm nhi tách cà phê bơ thơm phức nhưng rất tiếc xe hơi chạy ḷng ṿng măi mà không t́m ra địa chỉ trong khu chợ nên đành hẹn một dịp khác vậy….

Trên máy bay trở về Hoa Kỳ, tôi mang tâm trạng buồn vui lẫn lộn.  Vui v́ đă đạt giấc mơ thăm lại trường xưa sau nhiều năm dài xa cách.  Rất tiếc cảnh vật đổi thay trước mắt đă làm nhạt nḥa, khiến ḷng tôi cảm thấy buồn man mác.  Hơn nữa, biến cố 30 tháng Tư gợi cho tôi nhớ lại dư âm những ngày đau thương của đất nước trong lịch sử cận đại của Việt Nam.  Nay các bạn bè tôi đều đă ở vào tuổi  “ thất thập cổ lai hy ”, mỗi người mỗi nơi phiêu bạt khắp bốn phương trời nên tôi chỉ ước ao một ngày nào đó có cơ duyên gặp lại bạn bè xưa.

       

Anh chị Vũ Ngọc Bích                               

 

 

Trang Nhà NLM

Tuyển Tập 50 Năm Kỷ Yếu H́nh Ảnh 50 Năm