BS. Hồ Văn Hiền
Năm
mới, cộng đồng người Việt chúng ta lại được thêm một
tuổi. Ðược vinh dự săn sóc cho hàng ngàn em và theo dõi sự
lớn mạnh của các em trong mười mấy năm qua, chúng tôi xin
ghi lại vài nhận xét về
quá trình phát triển của cộng đồng chúng ta về lãnh vực
này.
Cách
đây mười lăm năm, vùng bắc Virginia chưa có một bịnh viện
Nhi đồng nào cả, bịnh trẻ em nặng cần chuyển lên DC đến
Children Hospital , Georgetown University Hospital hoặc những nơi xa hơn
nữa. Bác sĩ nhi khoa ngườI Việt duy nhất có phòng mạch ở
thương xá Eden lúc thương xá mớI khai trương, được một thờI
gian thì dọn đi tiểu bang khác. Chúng tôi mở phòng mạch tại
khu Seven Corners vào tháng 6 năm 1986 và trong nhiều năm là bác
sĩ nhi khoa duy nhất trong cộng đồng. Thuở ấy, ngườI Việt chúng
ta vùng này khá đông nhưng chưa khấm khá như bây giờ. Thương
xá Eden chỉ mới bắt đầu nhộn nhịp, phố xá cũ kỷ và chưa
được tân trang lại.
Cha
mẹ các cháu thời đó số đông còn nhờ vào trợ cấp y
tế và ít người thông thạo tiếng Mỹ. Ða số tuy thích hoặc
mừng được bác sĩ Mỹ giỏi chữa bịnh cho con cái mình ,vẫn
còn trở ngại ngôn ngữ, còn xa lạ với nếp sống Mỹ và
lề lối làm việc của bác sĩ cũng như nền y tế Mỹnhư thử
nghiệm nhiều, nặng về chẩn đoán, tham vấn (consultation)
nhiều, quyết định tập thể. Ngược lại giới y tế Mỹ
cũng còn nhìn bịnh nhân Việt nam như những trường hợp thú
vị (interesting case) nhưng hiếm có ,với những bịnh xa lạ đối
với họ và những tập tục kỳ cục (như cạo gió, giác
hơi, thoa chanh, thoa dầu nóng) làm họ nghi ngờ, khó chịu.
Chúng ta còn nhớ một số cha mẹ Việt thời đó còn bị
kết tội là child abuse vì các vết chàm tự nhiên (Mongolian
spots) trên lưng và mông của em bé Á châu.
Tài
liệu bằng tiếng Việt để giải thích hướng dẫn bịnh nhân chưa
có, hoặc khó tìm và ngay cả báo chí bằng tiếng Việt cũng
chỉ có vài tờ, ít bài báo đề cập đến vấn đề nuôi và
săn sóc trẻ em Ðể đáp ứng nhu cầu phổ biến kiến thức y
học mới, chúng tôi đã liên tục trong mười mấy năm viết
những bài báo có mục đích giải thích cho độc giả hiểu bối
cảnh nền y tế Hoa kỳ, những điểm khác biệt so vớI kinh
nghiệm chúng ta ở Việt Nam, những quan điểm mới về y khoa,
nhất là chú trọng về nhi khoa, để giúp độc giả có thể dấn
thân vào việc góp phần chữa bịnh (medical care) cho con mình lúc
cần thiết.
Một
mục tiêu khác trong cố gắng này là tìm cách diễn tả bằng
ngôn ngữ thường ngày, dễ hiểu, những ý niệm mới của y
khoa, Lắm khi những vấn đề
nàyít khi hoặc chưa từng
được bàn tới trong sách vở tiếng Việt
vì những vấn đề đó chưa được đặt ra ở Việt nam
, vì hoàn cảnh, trình độ y tế nước nhà, hoặc vì trong nước
có những nhu cầu cấp bách hơn ( như vấn đề managed care, vấn
đề tương quan giữa bác sĩ và bịnh nhân, vấn đề đức lý
/ ethics trong y khoa, defensive medicine, y khoa di truyền,vv). Sách báo
y khoa bằng tiếng Việt từ Việt nam có thể là phong phú hơn
ở hải ngoại nhưng dĩ nhiên rất khó tìm; mặt khác cái nhìn
của người ở Việt nam viết về y tế tại Mỹ chưa chắc đã
trung thực ,chính xác vì người đó không phải là người
trong cuộc như chúng ta tại đây, Do đó, lắm khi chúng ta cần
phát triển môt lối nói, một thứ ngôn ngữ y học riêng để
mô tả những thực tế riêng của nền y tế tại
hải ngoại,
Hiện
nay thời thế đã khác xưa.
Về phiá y giới Mỹ, đã có sự ý thức mạnh mẽ hơn về
yếu tố văn hóa trong y khoa (cultural medicine). Bác sĩ cũng như
sinh viên Mỹ ghi tên theo học những lớp về ngoại ngữ để
có thể nói chuyện với người
không nói được tiếng Mỹ, họ viết những bài báo trong các
tạp chí y học giải thích cho nhau nghe các phương pháp y học cổ
truyền như thuốc nam, thuốc Bắc, châm cứu, cạo gió.. cũng như
tìm hiểu về những khái niệm về âm dương ngũ hành là căn
bản của y lý đông phương. Những cố gắng này không phải
chỉ để bắt nhịp cầu thông cảm giữa người bác sĩ với người
bịnh nhân mớI nhập cư ; lắm khi đây là
một cố gắng thành thực của ngườI bác sĩ tây y
(allopathic medicine) muốn học hỏi những điều mớI lạ từ những
nền y học lâu đời, mà chỉ mớI gần đây thôi thường bị
coi là phản khoa học hoặc lang băm (quackery) không xứng đáng
để tâm đến.
Phong
trào bảo vệ người tiêu thụ (consumerism) chú trọng đến quyền
quyết định có ý thức (informed decision) của người bịnh trong
sự chữa bịnh của mình cũng giúp chúng ta nhiều trong lãnh vực
này. Nhiều tài liệu được chính phủ Hoa kỳ tài trợ cho dịch
ra tiếng Việt (cũng như nhiều thứ tiếng khác) để giúp ngườI
bịnh Việt nam hiểu những trị liệu cho mình hoặc con cái mình (ví
dụ tất cả các mẫu giải thích các thuốc chích ngừa cho trẻ
em của Center of Disease Control đều có bản Việt ngữ)
Về
phía Việt nam chúng ta, như ai cũng nhận thấy, báo chí Việt ngữ
xuất hiện rất đông trong những năm gần đây. Một số báo
ở Cali chuyên về phổ biến kiến thức y khoa và có lẽ sống
nhờ tiền quảng cáo, ra đều đặn, nộI dung phong phú và trình
bày rất đẹp. Báo Việt ngữ vùng Washington cũng đăng nhiều
tin tức và bài báo, phần đông là bản dịch của báo ngoại
ngữ, liên hệ tới các vấn đề y tế , đáng chú ý là những
tin y tế từ Việt nam, khó tìm thấy trong các báo Mỹ. Mộ số
bác sĩ, nha sĩ trong vùng viết báo hoặc xuất bản sách để
giáo dục quần chúng về các vấn đề sức khỏe.
Hơn
thế nữa , trình độ học thức của người Việt ở
Mỹ càng ngày càng tăng và tăng nhanh hơn hầu hết các
nhóm dân nhập cư nào từ trước tới nay. Phụ huynh điển hình
hiện nay là một người
trung lưu trong xã hội Mỹ, có khả năng Anh ngữ khá vững hoặc
rất giỏi và sẳn sang đối thoại với bác sĩ về những
ưu tư thắcmắc của mình. Phụ huynh Việt nam ngày nay đọc báo
sách về những vấn đề y khoa mà mình ưu tư, đôi khi tham khảo
internet để tìm tài liệu trước hoặc sau khi gặp bác sĩ, biết
và đòi hỏi những tham vấn (consultation) cần thiết , nghĩa là
có những đặc tính của một ngườt tiêu thụ thành thạo
(educated consumer). Những cha mẹ mới đến Mỹ trong những năm
gần đây, tuy kiến thức tiếng Mỹ còn nghèo nàn, thường có
vẽ thông hiểu về y tế hơn các đợt
trước, có lẽ do xã hộI Việt nam hiện nay có nhiều cơ
hộI tiếp nhận những tin tức bên ngoài hơn trước nhiều, một
lý do khác có thể vì những gia đình đến Mỹ gần đâythuộc
diện những sĩ quan mà trình độ học vấn cao hơn mức trung bình.
Về
phía y giới, bác sĩ nhi khoa
Việt trong vùng không còn hiếm
hoi như trước nữa, chừng năm sáu người. Các bác sĩ gia
đình có khám bịnh cho trẻ em cũng đông hơn trước nhiều. Chúng
ta còn thiếu các subspecialist chuyên
về trẻ em, chỉ có thưa thớt một vài chuyên gia
trong các ngành như pediatric dentistry, pediatric psychiatry, pediatric allergy là những
lãnh vực đòi hỏi một số bịnh lớn hơn cộng đồng chúng
ta nhiều mới nuôi sống nổỊ
Trên
bình diện lớn hơn, vùng Hoa Thịnh Ðốn, cũng giống như silicon
valley của California, phát triển mạnh về kinh tế trong những
năm gần đây, nhất là về kỹ nghệ tin học và điện tử
trong các vùng ngoại ô (suburbs). Tác dụng kinh tế này giúp
cho các bịnh viện và phương tiện y tế khác phát triển mạnh
trong những khu như Fairfax, Arlington; đặc biệt hệ thống INOVA gồm
nhiều nhà thương như Fairfax Hospital for Children, Fair Oaks Hospital làm
ăn thịnh vương, thu hút một số lớn các chuyên gia về y tế
nói chung, về Nhi khoa nói riêng về hoạt động tại vùng này.
May mắn thay ,vùng Bắc Virginia cũng là một trong những nơi tụ
hội của ngườI Mỹ gốc Việt mà rất đông ngườI chuyên về
computer, làm cho trẻ em của chúng ta tại đây được hưởng
những dịch vụ y tế từ cơ bản đến tối tân nhất hiện có
trên thế giớI ngay tại nơi mình cư ngụ.
Phòng
cấp cứu tại Fairfax Hospital for Children luôn luôn có mặt bác
sĩ chuyên về Nhi khoa túc trực và có một nhóm chuyên khám
và xét nghiệm những trẻ bị ngược đãi về tính dục (sexual
abuse). Những vụ giải phẩu tim trẻ em (pediatric heart surgery), những
đơn vị săn sóc đặc biệt (PediatricIntensive Care Unit), được
trang bị tối tân cho những bịnh tình hay tai nạn nặng nề nhất,
trước đây phải lên DC hay Baltimore mớI có thì trong mườI
mấy năm nay được đem về gần chúng ta hơn, tại Bịnh viện
Fairfax, và sang năm mớI, Bịnh viện Arlington.
Tóm
lại, trong mườI mấy năm vừa qua, rất đông ngườI Việt đã
chọn vùng ngoại ô chung quanh Washington làm quê hương mới, và
rất may mắn cho chúng ta thờI gian này cũng là thời gian mà
vùng này phát triển một cách bộc phát về kinh tế, văn hóa
nói chung, về y tế nói riêng, nhất là những dịch vụ về Nhi
khoa chưa từng có lúc chúng ta mới đến đây.
Những
điểm nêu trên cho thấy, về mặt săn sóc sức khỏe các em,
chúng ta được nhiều thuận lợi từ lúc đến đây: thiên
thời, địa lợi, nhân hòa giúp cho chúng ta có những tin
mừng lúc chúng ta tính sổ thờI gian qua lo nuôi con Việt
chúng ta trên đất Mỹ.
Theo
thiển ý, nói chung trẻ con chúng ta trong vùng có tình trạng sức
khỏe rất tốt, không những so vớI trẻ em tại Việt nam, mà
so vớI trẻ các nhóm dân
khác. Trong muờI bốn năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy trẻ
Việt nam rất hiếm khi bị những chứng nan y thuờng thấy trong
quần chúng Hoa kỳ. Những bịnh như cystic fibrosis (các chất tiết,
đàm nhớt dày đặc lại trong phổI,
trong ruột làm em bé nghẹt phổi, rối loạn tiêu hoá và chết
trước khi trưởng thành), bịnh hồng huyết cầu hình lưỡI liềm
làm thiếu náu và nghẽn mạch máu (sickle cell anemia), bịnh Crohn
làm sưng ruột kinh niên (bowel inflammatory disease), bịnh tiểu
đường (diabetes) thường làm điêu đứng các giống dân khác
thì lại rất hiếm hoặc không có ở trẻ Việt nam. Lý do một
phần có lẽ do tổ tiên chúng ta có tục cấm bà con họ hàng
lấy nhau (consanguinity) như trường hợp dân Do thái hoặc một
số nơi ở Châu Âu . Ðối vớI một số bịnh nhiễm trùng thường
thấy ở Việt nam và ngay tại Mỹ trong những nhóm dân thiểu
số khác như ngườI Mỹ la tinh, Mỹ gốc châu Phi, trẻ em Việt
nam tại vùng này có tỷ số nhiễm bịnh rất ít oi. Nhyững bịnh
như sưng màng óc, sưng phổI nặng, nhiễm trùng nấm (fungal
infections) , ghẻ lỡ (scabies), ký sinh trùng đường ruột rất
ít khi thấy. Có lẽ những yếu tố sau đây ảnh hưởng phần
nào:
?
Số lượng bác sĩ trực tiếp phục vụ ( trái vớI các
bác sĩ các bịnh viện hay dành phần lớn thì giờ cho khảo cứu,
dạy học) trong cộng đồng cao so vớI các cộng đồng khác.
?
Trình độ văn hoá của cha mẹ, dù là học vấn đạt
được ở Việt nam.
?
Mạng lướI văn hóa xã hộI của cộng đồng đói vớI
những ngườI chưa hộI nhập nhiều vào xã hộI
Mỹ,
?
Những liên
hệ gia đình chặc chẽ bao quanh, đùm bọc đùa trẻ(lá lành
đùm lá rách)
?
ÐờI sống gia đình lành mạnh: ít hút thuốc, ít rượu
chè.
?
Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh cá nhân trong truyền thống đói
cho sạch, rách cho thơm,
Một
ví dụ khác, trẻ em Việt nam, cũng giống như trẻ em Á châu tại
Mỹ nói chung, thường học rất giỏi, thành thạo tiếng Mỹ rất
nhanh, hơn một số trẻ em thiểu số khác . Xong trung học, đa số
trẻ chúng tôi được tiếp xúc đều có chí hướng học lên
cấp đại học hoặc đi xa hơn nữa. Các em cũng hoạt động tích
cực trong nhiều lãnh vực đa dạng và phong phú, phá bỏ những
sterotype cũ về trai gái, về tự ti dân tộc: rất nhiều học
trò xuất sắc điểm rất cao trong các kỳ thi như SAT, nhiều cô
cậu tham gia các đoàn hướng đạo kể cả một số em bị tật
nguyền, có bé đã từng đóng vai trong musical
Ms Saigon của Mỹ, cô
bé mớI mườI hai tuổI đã đoạt nhiều giải quốc gia về võ
thuật, vân vân.
Chúng
rất ít khi bị chứng thiếu chú ý và qúa hoạt dộng (attention
deficit hyperactivity disorder, viết tắt ADDH) làm trẻ con không ngồi
yên theo dõi lớp học được, mặc dù trí thông minh chúng có
thể bình thường. Ở Mỹ, chừng 10% trẻ mắc chứng này, kinh
nghiệm bản thân cho thấy ở trẻ Việt tỷ lệ này thấp hơn nhiều
so vớI dân số toàn quốc. Ngoài ra, xì ke ma tuyù, huùt thuốc
lá là những vấn đề trầm trọng ở các bà mẹ mang bầu Mỹ
làm ảnh hưởng tai hại đến trẻ sơ sanh, theo kinh nghiệm chúng
tôi , rất hiếm ở các bà mẹ Việt nam.
Tóm
lại, nhìn về quá khứ mười mấy năm qua, chúng ta có thể mừng
và tự hào là thế hệ mớI con cháu chúng ta có vẽ lành
mạnh hơn, được săn sóc chu đáo , kỹ lưỡng hơn thế hệ
chúng ta rất nhiều. Con hơn cha là nhà có phước. Năm mới ,
ước mong mọi ngườI cha, người mẹ trong chúng ta ý thức
được cái phước lớn của mình, để rồi bằng lao động, bằng
học hỏi, bằng mọi cố gắng tinh thần cũng như vật chất giữ
cho cho con cháu chúng ta khỏe mạnh về thể chất cũng như
tinh thần, giúp cho chúng có một niềm tin, không sa ngã để còn
đi xa hơn nữa, có một tương lai sáng lạng, xứng đáng với
tiền nhân, xứng đáng làm con ngườI tự do của thế kỷ,
thiên niên kỷ mới.
Bác
sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày
14 tháng 12, năm 2000