PDF

¡@

¡@

NHỚ VỀ TRƯỜNG XƯA

¡@

COLLEGE FRANCAIS DE TOURANE LYCÉE BLAISE PASCAL

TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGUYỄN HIỀN


¡@

Nhớ về trường xưa

Nội dung:

¡@

1. NHỚ VỀ TRƯỜNG XƯA Nguyễn văn Chánh (BP59) 

2.Trường Tây- Trường Ta Nguyễn Văn Chánh (BP59) 

3. Đêm Cầu Cơ Lê Nhựt Thăng (BP59)

4. Tôi học trường Tây Hồ Văn Hiền

5. Tiếng Việt Của Tôi Hoàng thị Trang (BP70)

6. My years in Danang, Vietnam Hồ Văn Hiền

7. LYCÉE XƯA Hoàng Thi Trang (BP70)

8. LE LYCÉE BLAISE PASCAL, DA NANG 1955-1973 George Nguyễn Cao Đức (Lycée Jean Jacques Rousseau Alumni Association)

9. Thành Điện Hải Xưa (Đà Nẵng) và Trường Blaise Pascal cũ Hồ văn Hiền (BP 1965)

10. A MADAME VIGOUROUX Ho van Hien (BP65)

11. THẦY ĐOÀN KHẮC TRUNG Giờ thể thao và Thầy Đoàn Khắc Trung Hồ Văn Hiền

12. VIẾT VỀ THẦY HỒ HUYẾN Hồ văn Hiền (BP65)

13. VIẾT VỀ THẦY HỒ HUYẾN Trần Đình Thanh Lam (BP61)

14. A MONSIEUR MENGUY Monsieur Menguy et Mon Retour Au Bercail Tran thi Nhu Hao (BP61)

15. A MONSIEUR JEAN DESCROIX Un ours blanc sous les tropiques Tran thi Nhu Hao (BP61)

16. Trường Trung học Blaise Pascal Một bài báo ở Việt Nam hiện nay về lịch sử trường BP và một số cựu học sinh nổi tiếng

17. Một Cuộc Bể Dâu - Phương Tuấn

18. Đà Nẵng, Quê Xưa - Phương Tuấn


¡@

¡@

1. NHỚ VỀ TRƯỜNG XƯA

 

Thương nhớ về trường Blaise Pascal

Trường năm xưa cạnh bến sông Hàn

Trường nay đã mất tìm đâu thấy

Chỉ thấy trong lòng tiếc nhớ thôi

 

Năm tháng dài đời vẫn bơ vơ

Tìm nơi đâu bóng dáng trong mơ

Tôi thương mến lắm từng khuôn mặt

Và lúc vui đùa như trẻ thơ

 

Ôi trường xưa giờ đã xa mờ

Hình bóng cũ nỗi buồn vô cớ

Cho tôi gởi buồn này theo gió

Kỷ niệm nào dạ chẳng ngẩn ngơ ?

 

Có những ngày lạnh giá tuyết sương

Nhớ trưa hanh nắng giữa sân trường

Nhớ khung trời mộng nên tôi viết

Một chút tâm tình gởi nhớ thương . .

 

Nguyễn văn Chánh (BP59)

 

Năm 2008 tôi về VN và có ghé thăm Đà Nẵng. Tôi nhờ người bạn học cùng lớp năm xưa chở đi thăm lại trường Collège Francais de Tourane. Đến nơi chỉ thấy một khung cảnh hoàn toàn khác lạ. Trường năm xưa đã biến mất không còn một dấu vết gì. Tôi bồi hồi đứng nhìn một lúc rồi ra về nhưng trong lòng luôn cảm xúc, bâng khuâng nhớ đến các thầy cô, các bạn bè học hành, vui đùa dưới mái trường cũ. Về lại Montréal tôi vẫn không quên được ngôi trường xưa với những khuôn mặt bạn học cùng lớp, với những lúc đùa giỡn chọc phá nhau như trẻ thơ.

¡@

Những kỷ niệm của trường Collège (Blaise Pascal) thỉnh thoảng lại về trong ký ức ; những ngày mùa đông giá lạnh ở xứ người lại nhớ đến cái nắng hanh vàng Đà Nẵng nên tôi viết bài hát NHỚ VỀ TRƯỜNG XƯA để gởi gắm tâm tình vào trong đó.

¡@

Ca khúc này tôi đã trình bày một vài lần trong các cuộc họp mặt BP tại Montreal.

¡@

Xin gửi tặng các Bạn.

¡@

Nguyễn văn Chánh (BP59)

¡@

¡@

¡@

¡@

¡@

¡@

2. Trường Tây- Trường Ta

Nguyễn Văn Chánh (BP59)



Những ngày xưa truyện đẹp như truyền kỳ
Những mai vui hay trưa tối sầu bi
Đều đẹp cả những ngày xưa truyện đẹp
Cung Trầm Tưởng
 
Hiệp định Genève năm 1954 chia đôi đất nước Việt Nam lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Một triệu người miền Bắc di cư vào Nam. Các cơ quan trường học của người Pháp và người Việt Quốc Gia cũng lần lượt di chuyển vào Nam để giao miền Bắc lại cho Cộng Sản. Lúc ấy tôi đang học tại trường Lycée Yersin Đà Lạt.

Năm 1955, trường Lycée Français de Huế chuyển vào Đà Nẵng, sát nhập với Ecole Primaire (nằm ở một góc sân trường Phan Chu Trinh), lấy bệnh viện của quân đội Pháp vừa rút đi để làm trường học và đặt tên là Collège Français de Tourane (Tourane là tên trước kia của Đà Nẵng do người Pháp đặt ra). Trường chính thức khai giảng ngày 01/10/1955, với khoảng 350 học sinh, từ lớp 12è lên tới 3è. Năm 1956, tôi học xong lớp 4è và theo gia đình về Đà Nẵng. Tôi xin vào lớp 3è ở trường Collège Français de Tourane để chuẩn bị cuối năm thi bằng Brevet d¡¦Etude du Premier Cycle (BEPC), tương đương với bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp của chương trình Việt. Phần lớn các học sinh trung học từ các trường trung học tư thục Providence và Pellerin ở Huế vào. Chỉ riêng mình tôi là người từ cao nguyên đất lạnh về vùng duyên hải cát nóng mà thôi. Trường nằm trên đường Độc Lập và quay mặt ra sông Hàn. Đây là khu vực hành chánh của thành phố nên không có cơ sở thương mại mà chỉ gồm những cơ quan như Toà án, Toà Thị Chính, Ty Bưu Điện, Ty Ngư Nghiệp, Ty Thuế Vụ v.v¡Kvà nhất là nơi tập trung các trường trung học. Riêng trên đường Lê Lợi, song song với đường Độc Lập, đã có 3 trường trung học Việt Nam. Đó là trường công lập Phan Chu Trinh, cách trường này khoảng năm trăm mét có hai trường trung học tư thục nằm hai bên đường Lê Lợi đối diện với nhau là trường Nguyễn Công Trứ và Phan Thanh Giản. Chỉ cần quẹo mặt sang đường Quang Trung nằm sát cạnh hai trường này là đến trường Collège. Các học sinh trường Collège nếu dùng đường Lê Lợi để đi học đều phải đi ngang qua ba trường nói trên. Bởi vậy mới có chuyện rắc rối Trường tây, Trường ta.

Dân Trường ta bảo rằng dân Trường tây « chơi hổng dzô ». Đứa nào cái mặt cũng vênh váo, trông phát ghét. Kể ra thì dân Trường ta cũng phần nào nói đúng, vì dân Trường tây phần đông là con cái các vị « tai to mặt lớn » hoặc con cái các thương gia giàu có trong tỉnh. Một thiểu số các cô cậu « C. Ô.C.C. » dựa vào thế lực, địa vị, tiền bạc của cha mẹ, tuy học hành chẳng hơn ai nhưng có lối sống ồn ào ra vẻ ta đây văn minh tiến bộ hơn thiên hạ nên làm « xốn mắt » dân Trường ta. Chính dân Trường tây chúng tôi cũng bực mình vì các bậc « công tử » này. Bởi vậy lớp tôi mới tổ chức làm một tờ báo lấy tên là « Hồn Trẻ » ra hàng tháng. Ngoài những bài vở thường lệ, tháng nào báo chúng tôi cũng có một bài phê bình, châm biếm quý vị trên. Chúng tôi không nêu đích danh, nhưng chỉ mô tả khôi hài hình dáng, hành vi và thái độ của các vị ấy nhờ đó mà cả trường đoán biết là ai rồi. Tôi xin đơn cử một thí dụ ngắn. Trong trường tôi có một cậu « công tử » thuộc thành phần có thế lực bấy giờ. Cậu « cua » một cô bạn học cùng lớp cao hơn cậu nửa cái đầu. Trong mục « Giải đáp thắc mắc » của tờ báo chúng tôi có một bạn hỏi : « Tôi lỡ si mê một người bạn gái cao hơn tôi nửa cái đầu. Xin cho biết tôi phải làm sao ? »

Thầy Rùa trả lời :
1- Cậu nên đi giày cao gót.
2- Khi ra đường với bạn gái cậu nên đi trên lề đường và bạn gái đi dưới lòng đường.
3- Ở nhà cậu nên tập cao bằng cách treo mình trên xà ngang mỗi ngày một giờ.
4- Dùng thuốc « Cao hổ cốt » trong uống ngoài thoa trước khi đi ngủ. Chúc cậu chóng cao.

Tờ báo lớp tôi là một tờ báo chép tay vì hồi đó ban biên tập chúng tôi không có máy đánh chữ. Báo chỉ chép hai bản. Ai muốn đọc thì đóng hai đồng và chỉ được quyền giữ một ngày mà thôi, hôm sau phải trao cho người khác. Chúng tôi dùng tiền này để mua giấy, bút, mực và cà phê cho các bạn thức đêm để chép. Độc giả báo lớp tôi rất đông vì ai cũng muốn biết « công tử » nào được báo chiếu cố. Có người đóng tiền dài hạn để tháng nào cũng được đọc trước. Nhiều khi đến cuối tháng mà có bạn vẫn chưa được đọc. Chính quý vị « Công Tử » này làm dân Trường tây chúng tôi mang tiếng « hách » và dân Trường ta thì « vơ đũa cả nắm » không phân biệt kẻ tốt người xấu.

Trong thực tế dân Trường tây chẳng khác gì dân Trường ta, ngoài những vị « Công Tử » đếm được trên đầu ngón tay, số còn lại cũng là con cháu các thợ thuyền, các tiểu thương gia hoặc công chức nhỏ. Một số bạn bè của tôi lúc đó ban ngày đi học, chiều về phải đi dạy kèm các em nhỏ của những gia đình khá giả để có tiền tiếp tục việc học. Chúng tôi sống thầm lặng, giản dị và chan hoà với tất cả mọi người. Nhưng dân Trường ta luôn luôn có thành kiến không tốt với dân Trường tây nên hai bên ít thân thiện với nhau.

Chẳng hạn như trường hợp của tôi với một cậu Trường ta. Tôi ở xóm dưới, cậu ấy ở xóm trên. Từ đường cái vào xóm chỉ có một con đường đất nhỏ. Chúng tôi ra vào gặp nhau luôn nhưng cậu ấy cứ xem tôi như người xa lạ không chào nên tôi cũng lơ luôn. Cho đến một hôm, sau một cơn mưa lớn, đường vào xóm ngập nước chỉ còn lại một khoảng nhỏ vừa cho một người đi. Tôi từ trong xóm đi ra, cậu ấy từ đường cái đi vào. cả hai chúng tôi đều đi xe đạp nhưng bị cái hàng rào dâm bụt của căn nhà sát đường che khuất kẻ trong người ngoài. Khi trông thấy nhau thì đã muộn, hai chúng tôi đâm xầm vào nhau. Tôi vội vàng lên tiếng : « Xin lỗi ». Vốn mang nặng thành kiến với dân Trường tây cậu ấy tưởng tôi cự nự nên lớn tiếng cãi lại : « Lỗi tại Anh ¡K » Nói đến đó cậu ấy biết mình đã hiểu lầm và lỡ lời nên kịp thời dừng lại, tươi cười nói : « Cũng lỗi tại tôi vô ý ¡K » Thế rồi không ai bảo ai, cả hai cùng lúc lui xe để nhường đường cho nhau. Từ đó về sau mỗi lần gặp nhau, chúng tôi đều chào nhau nhưng có điều là mãi đến bây giờ tôi vẫn không biết cậu ấy tên gì và học trường nào.

Nhà tôi ở cạnh nhà Hải, học sinh trường Phan Thanh Giản. Trước mặt nhà tôi bên kia đường là nhà của Thắng, bạn học cùng lớp với Hải. Thắng và Hải là hai bạn thân lúc nào cũng đi đôi với nhau. Thắng tính tình hiền lành ít nói, người mập cao lớn, thích thể thao, luyện tập nhu đạo gần lên đai đen. Hải ngược lại ốm như cây sậy, vui tính, thích nói chuyện và hay khôi hài đùa giỡn. Cả trường gọi Thắng và Hải là Laurel - Hardy, hai tài tử điện ảnh một mập, một ốm, chuyên đóng các phim khôi hài thời bấy giờ. Thắng, Hải và tôi thường qua lại nhà nhau chơi nên trở thành bạn thân. Thỉnh thoảng trường của Thắng, Hải tổ chức cắm trại, lần nào chúng cũng kéo tôi đi theo cho vui, do đó tôi có rất nhiều bạn thuộc Trường ta.

Năm ấy trong tỉnh có tổ chức tranh giải bóng tròn giữa các trường trung học. Trường tôi được mời tham dự. Trong cuộc bốc thăm trường tôi gặp trường Thanh Giản. Trước ngày thi đấu cả tháng tuần nào trường tôi cũng tập dượt ngay tại sân bóng đá riêng phía sau trường. Ngày thi đấu đã đến. Chủ nhật hôm ấy, bầu trời xanh biếc, trên không lơ thơ vài vệt mây trắng, ánh nắng chói chang, trời nóng như thiêu đốt. Trận đấu sẽ bắt đầu lúc 3 g chiều, nhưng khoảng 1 g chúng tôi đã có mặt đầy đủ tại trường, gồm mười một cầu thủ chính thức, ba cầu thủ dự khuyết và khoảng hai mươi ủng hộ viên vừa lo việc hậu cần. Ngoài cái hộp cứu thương chúng tôi còn mang theo một thùng nước đá chanh và một thùng nước đá lạnh để làm « mát máy » cầu thủ. Đoàn chúng tôi do ông Maillet giáo sư thể dục hướng dẫn. Khi chúng tôi đến sân vận động thành phố thì đội bóng của Trường ta đã có mặt đông đủ và số ủng hộ viên cũng lên đến cả trăm người. Đội chúng tôi mặc áo trắng quần đùi trắng, đội bạn mặc áo xanh da trời quần trắng. Trọng tài hôm ấy là một giáo sư thể dục của một trường trung học trong tỉnh.

Tiếng còi đầu tiên nổi lên cả hai đội sắp hàng một chạy ra sân giữa tiếng hoan hô của khán giả. Lúc này tôi mới thấy sự khác biệt giữa hai đội. Cầu thủ đội Trường ta thì lực lưỡng và chiều cao xấp xỉ bằng nhau. Đội Trường tây thì kẻ cao người thấp, kẻ mập người ốm đang nhấp nhô giữa sân cỏ. Sở dĩ có sự chênh lệch quá đáng về bề cao cũng như bề tròn là vì số học sinh trung học trường tôi chỉ khoảng chừng một trăm người trong đó nữ sinh chiếm hết phân nửa. Phải chọn mười một cầu thủ trong số nam sinh còn lại thật khá vất vả vì « nhân tài » bóng đá của trường tôi còn hiếm hơn cả « lá mùa thu ». Lúc đầu nhà trường kêu gọi nam sinh tình nguyện vào đội bóng đá nhưng chỉ có khoảng sáu, bảy người ghi tên. Giáo sư thể dục bèn chia số nam sinh còn lại thành hai đội. Đến giờ thể dục ông ném quả banh ra cho hai đội đấu với nhau còn ông thì ngồi « xem giò xem cẳng » để tuyển lựa cầu thủ. Cuối cùng đội bóng đá cũng được thành hình và nhà trường có nhờ một cựu tuyển thủ bóng đá đến để làm huấn luyện viên. Sau một tháng luyện tập ráo riết đây là lần đầu tiên đội bóng trường tôi ra quân tranh giải.





Match amical entre le Collège Français de Tourane et Trung Hoc Phan Chau Trinh (1962)
¡@


Tiếng còi của trọng tài vang lên, quả bóng bắt đầu lăn trên sân cỏ. Lúc đầu nhịp độ thi đấu còn chậm chạp vì hai bên đang thăm dò chiến thuật và khả năng của nhau. Nhưng càng lúc nhịp độ càng nhanh, bên nào cũng muốn ghi bàn trước. Đội Trường ta quyết tâm hạ sát ván đội Trường tây cho bỏ ghét. Đội Trường tây thì muốn thắng để lấy uy tín và chứng tỏ mình là một đội mạnh có huấn luyện kỹ càng, học tập có bài bản hẳn hoi, thi đấu có chiến thuật đàng hoàng. Nhiều lần đội Trường ta dẫn banh ào ạt tấn công theo chiến thuật tổng lực làm tan rã đội hình của phía Trường tây. Tình hình thật là nguy cấp nhưng đội Trường tây lần nào cũng kịp thời phá vỡ các đợt tấn công của đội Trường ta. Tiếng hò hét của cổ động viên hai bên càng lúc càng to làm cho bầu không khí của cầu trường càng lúc càng náo động. Gần hết hiệp một, huấn luyện viên đội Trường tây ở bên ngoài dùng tay ra dấu cho các cầu thủ thay đổi chiến thuật không nặng về thế thủ nữa mà nghiêng về thế công để làm giãn đội hình của đối phương và giải tỏa bớt áp lực. Tình hình trên sân cỏ lại thay đổi. Đội Trường tây bây giờ lại ào ạt tấn công làm cho đội Trường ta xính vính vội vàng rút quân về phòng thủ. Trên sân đã bắt đầu có những va chạm mạnh. Các cầu thủ xô đẩy, níu kéo nhau khiến trọng tài phải nhiều lần can thiệp. Hiệp một chấm dứt, cả hai bên vẫn chưa bên nào mở tỉ số. Các cầu thủ Trường tây quần áo ướt đẫm mồ hôi ra sân giải khát đồng thời thảo luận về ưu khuyết điểm của đối phương và phân công kèm người không để cho các cầu thủ giỏi của đội Trường ta tung hoành như trước nữa. Vào hiệp hai nhịp độ thi đấu sôi nổi ngay từ phút đầu. Cả hai bên đều dùng chiến thuật tấn công, các cầu thủ đều tăng tốc độ di chuyển, quả bóng lăn nhanh không ngừng, lúc thì ở phần sân bên này, lúc thì ở phần sân bên kia. Các cổ động viên bây giờ mỗi phe cũng chiếm lấy một bên sân la hét vang dậy khiến trận đấu đã căng thẳng lại càng căng thẳng thêm. Giữa hiệp hai vì một sơ hở của một trung vệ Trường tây, tiền vệ Trường ta cướp được bóng và nhanh như chớp dẫn bóng tiến thẳng về phía đối phương và vào được vùng cấm địa. Trước khung thành Trường tây diễn ra cảnh hỗn loạn giữa hai đội và cuối cùng đội Trường ta đã đưa được bóng vào lưới, mở tỉ số một không. Các cầu thủ áo xanh vui mừng đưa hai tay lên trời chạy ngang qua trước khán giả. Các ủng hộ viên Trường ta vừa nhảy nhót vừa đập thùng la hét khiến cho người qua đường tò mò cũng kéo vào xem.




L¡¦équipe de foot (1962) :
Devant : Tôn Thất Thông, Francois Cartier, Tống Nhạn, Nguyễn Xuân Quang, Vinh
Derrière : Thục, Hồ Đình Chi, Hoàng Giang, Dương Ngọc Bích, Lưu Ngọc Quan, Chung Cao Thắng, M. Meillet (monitor).

¡@

Quyết tâm gở lại bàn thua đội Trường tây tăng cường tấn công, nhiều lần vây hãm khung thành Trường ta nhưng không thành công. Còn mười phút nữa là hết hiệp hai, từ bên phần đất đối phương, một tiền vệ đội Trường tây cướp được bóng, dùng kỹ thuật cá nhân lừa qua được hai cầu thủ áo xanh và một mình một bóng tiến về phía trước. Khi đến gần vùng cấm địa thì hai cầu thủ áo xanh đã bắt kịp. Tiền vệ áo trắng không còn cách nào khác liền dùng hết sức mình sút mạnh. Quả bóng bay nhanh như viên đạn đại bác về phía khung thành áo xanh, nhưng thủ môn Trường ta cũng nhanh như tên bắn nhảy lên đấm quả bóng cho bay qua xà ngang rơi xuống sau khung thành để chịu quả phạt góc. Trước khung thành Trường ta bây giờ áo xanh, áo trắng chen nhau. Một cầu thủ Trường tây lượm bóng đặt vào góc sân sút mạnh đưa bóng vào vùng cấm địa. Thủ môn liền nhảy lên bắt bóng. Những lần trước, lần nào thủ môn Trường ta cũng bắt bóng dính như thể bàn tay có bôi keo. Nhưng lần này bóng ở quá cao nên lúc bóng chạm tay thủ môn thì tuột ra và rơi xuống đất. Đúng lúc một cầu thủ Trường tây vừa chạy đến thuận chân sút bóng vào lưới. Lần này đến lượt cổ động viên Trường tây vỗ thùng la hét. Gỡ được bàn thua, đội Trường tây lên tinh thần quên cả mệt nhọc thi đấu rất dũng mãnh. Đội Trường ta thì căm tức quyết tâm dành lại chiến thắng. Trận đấu trở nên rất căng thẳng. Trên sân cỏ thường xuyên xảy ra những va chạm nảy lửa, những cú té lộn nhào, những nét mặt nhăn nhó vì đau đớn. Trọng tài rất vô tư và nghiêm khắc đuổi ra khỏi sân hai cầu thủ chơi thô bạo. Cuối cùng trận đấu kết thúc hoà nhau với tỉ số một một. Tuy không bên nào thua nhưng cả hai đội đều ấm ức vì đã bỏ lỡ nhiều cơ hội làm bàn, đã để chiến thắng tuột khỏi tầm tay.

Cuộc gặp gỡ giữa hai trường tưởng đâu đến đây đã chấm dứt êm đẹp không còn chuyện gì gây cấn nữa. Nhưng bất ngờ vào chiều thứ hai, lúc tan học ra về thì trường tôi cửa trước cửa sau đều bị dân Trường ta vây kín. Họ bảo nhau : « Hễ đứa nào ra thì đánh. » Dân Trường tây vào báo cho ông hiệu trưởng biết. Ông liền ra lệnh cho « công xẹt » đóng cổng « tử thủ ». Đồng thời ông gọi điện thoại cho cảnh sát xin đến bảo vệ trường và cho các ông hiệu trưởng Trường ta đến để kêu gọi học sinh mình giải tán. Tội nghiệp các em nhỏ tiểu học bị « kẹt giữa hai lằn đạn ». Có em khóc rấm rứt vì sợ cha mẹ không đến đón được. Khoảng nửa giờ sau thì các ông hiệu trưởng và giáo sư Trường ta đến thuyết phục học sinh mình về nhà. Cảnh sát đứng gác các ngã đường bảo vệ cho dân Trường tây bình an ra về.

Đến nhà tôi vội đẩy chiếc xe đạp vào trong và chạy sang nhà Hải để tìm hiểu lý do của biến cố ngày hôm nay. Hải cho biết hồi sáng nó và Thắng vừa đến cổng trường thì gặp Hưng, một cầu thủ trong đội Trường ta đang đi cà nhắc. Hưng kể cho Hải, Thắng và một số học sinh bu quanh nghe diễn tiến trận đấu ngày hôm qua. Tất cả chăm chú nghe như nuốt từng lời nói của Hưng. Cuối cùng Hưng kết luận : « Tao không ngờ tụi Trường tây nó đá hay và dữ dội như vậy. Thấy tụi nó lổng chổng đứa cao đứa thấp như bó đũa so le, lúc đầu tụi tao khinh thường định đá cho tụi nó thua một trận te tua cho biết mặt. Nhưng khi thi đấu mới thấy tụi nó ngang ngửa với mình. Qua hiệp hai tụi tao dùng sức mạnh lấn át tụi nó để dành banh, nhưng tụi nó cũng chẳng vừa gì, ăn miếng trả miếng, tụi nó cũng đốn tụi tao ngã lăn cù. » Một học sinh trong đám liền nói : « Vậy mà tụi nó nói trường mình đá banh theo luật rừng, đốn người như đốn cây, nếu không có trọng tài can thiệp thì tụi mình đá tụi nó què cẳng hết. » Hưng tức mình cãi lại : « Thì tụi nó cũng đá tao gần què đây này. » Vừa nói Hưng vừa vén ống quần lên cho các bạn thấy cái cổ chân sưng húp. Chuyện Hưng kể thì vô tư và đúng sự thật. Việc bị thương tích trong khi thi đấu cũng là chuyện thường tình trong giới thể thao. Nhưng có vài học sinh trong nhóm bu quanh đi kể lại cho các bạn khác nghe trong đó có phần « thêm mắm thêm muối » cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn như thể chính mình là cầu thủ hoặc ít ra cũng là khán giả ngày hôm ấy. Sau phần tường thuật lại có kèm theo phần bình luận rất sắc bén chẳng khác gì các bình luận gia bóng đá chuyên nghiệp nhưng đầy ¡K ác ý. Các « nhà bình luận » này luôn luôn thổi phồng « tội ác » của tụi Trường tây. Không biết mấy cái loa tuyên truyền đó tường thuật như thế nào mà đến chiều cả hai trường đều nghe đại khái như sau : « Tụi Trường tây nói học sinh trường Việt là rừng rú, đá banh chỉ biết đốn người như đốn cây. Nếu không có trọng tài can thiệp thì tụi nó sẽ đá cho tụi trường Việt què hết không còn một cái cẳng để lết về trường. »

Dĩ nhiên dân Trường ta nghe vậy thì tức giận vô cùng bèn rỉ tai nhau hẹn vào giờ « V » (tức là giờ về) mở cuộc hành quân trừng phạt bọn Trường tây hỗn láo.

Theo Hải cho biết thì trong số học sinh Trường ta kéo đến vây Trường tây chỉ có chừng 5 % là « chiến sĩ nồng cốt » thực sự muốn « đục » bọn Trường tây, khoảng 20 % là những kẻ xúi dục và ủng hộ viên, đa số còn lại đi theo xem cho vui. Một số đông khác không tham dự nhưng cũng không chống đối trong đó có Hải và Thắng.

Cũng như tất cả các dòng sông nước Việt đều đổ ra biển Nam Hải, tất cả học sinh trung học đậu xong bằng tú tài đều đổ vào các trường đại học trong nước, ngoại trừ một số rất nhỏ được ra nước ngoài du học. Khi ra biển nước sông không còn phân biệt nước ngọt, nước lợ, nước phèn hay nước phù sa mà chỉ còn một màu nước xanh của biển, một vị mặn của muối. Khi bước vào ngưỡng cửa đại học sinh viên không còn phân biệt Trường tây Trường ta mà chỉ có sinh viên của các phân khoa đại học khác nhau mà thôi. Cũng nhờ có dân Trường tây mà các trường đại học Sư Phạm đã dễ dàng đào tạo được một đội ngũ giáo sư Pháp văn với kiến thức vững vàng lên đường phục vụ dân tộc trên khắp mọi miền của đất nước thân yêu.

NGUYỄN VĂN CHÁNH
viết lại, Montréal, 16/06/2012





3. Đêm Cầu Cơ


Lê Nhựt Thăng (BP59)
 
Tôi muốn ghi lại đây câu chuyện cầu cơ mà tôi thường kể lại cho các em học sinh nghe lúc tôi còn đi dạy tại Saigon. Các em thích nghe câu chuyện siêu hình này vì nó thỏa mãn phần nào óc tưởng tượng của tuổi học trò.
¡@





Hình bệnh viện ngày xưa của quân đội Pháp, đến năm 1955 thì được xây thành College Français de Tourane, và vào năm 1963 trường lấy tên là Lycée Blaise Pascal.



Câu chuyện xảy ra lúc tôi còn là một học sinh trường Pháp. Ngôi trường mang tên "College Francais de Tourane", trước là một bệnh viện của quân đội Pháp tại thành phố Đà Nẵng. Nói đến Đà Nẵng (người Pháp gọi là Tourane), tôi nhớ lại con sông Hàn chảy dài theo thành phố với những chiếc ghe đánh cá, những cái thúng mây tròn lớn được chèo đi lại từ ghe đến bờ sông, dãy núi Sơn Trà và Non Nước. Non Nước là một cảnh đẹp thần tiên, gồm có năm đỉnh núi nhỏ (còn gọi là Ngũ Hành Sơn) và hang động với thạch nhũ tương tự như Luray Caverns ở Virginia. Đá cẩm thạch đã được lấy ra từ núi để tạc thành tượng Phật. Một tượng Phật lớn đã được dựng trong hang động và khách thập phương đã đến cầu nguyện trong không khí huyền bí và vắng lặng của thiên nhiên. Tôi cũng không quên các tượng đá với đường nét điêu khắc tuyệt hảo trong "Bảo tàng viện Chàm" (Musée Cham) của thành phố Đà Nẵng. Các pho tượng là di tích của nền văn minh Chàm và cũng là dư âm của nỗi buồn diệt chủng.

Tôi xin trở lại câu chuyện cầu cơ. Tôi là học sinh nội trú của trường nói trên nên còn nhớ những cảnh vật quanh trường. Trường chia ra thành hai khu nội trú, một dành cho nam và một cho nữ, nhưng phòng học và phòng ăn thì chung. Hai khu nội trú chỉ cách nhau một chiếc cầu nhỏ ẩn mình dưới một cây đa lớn. Những mối tình vụng trộm và lãng mạn cũng đã được nảy sinh quanh chiếc cầu và gốc cây đa là nơi hẹn hò lý tưởng. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là cây đa cao lớn, âm u, đầy vẻ ma quái trong những đêm trăng mờ ảo. Mỗi lần đi học về, băng qua cây cầu và cây đa, tôi đã tưởng tượng đến một thế giới vô hình. Hơn nữa, vì ngôi trường trước kia là bệnh viện, một cảm giác lạ lùng thường xâm chiếm lấy trí óc tôi.

¡@



Hình cây đa cạnh chiếc cầu nhỏ. Ngày nay vết tích này vẫn còn, nhưng lạc lõng giữa những xây cất mới.



Ý nghĩ cầu cơ đến với tôi trong bối cảnh ấy. Tôi rủ một số bạn trong trường, sau giờ học buổi tối và sau khi tất cả học sinh khác đi ngủ, đến một phòng bỏ trống để cầu cơ. Căn phòng này thật đặc biệt vì trước kia là phòng mổ của bệnh viện, tường trắng toát, không khí lạnh lùng, và có một cửa sổ nhìn ra bãi tha ma. Đó là khung cảnh lý tưởng để cầu cơ. Vật dụng để cầu cơ gồm có một con cơ hình quả tim được đẽo từ ván hòm, một bàn cầu cơ bằng giấy, hương và hoa quả để cúng. Chúng tôi chọn ba người để tay vào con cơ và trực tiếp đặt câu hỏi nhưng số người đứng tham dự chung quanh thì nhiều hơn. Tôi tin rằng số người tham dự đông thì "nhân điện" gián tiếp giúp con cơ chạy mạnh hơn và tiềm thức tập thể ảnh hưởng buổi cầu cơ mạnh hơn.
 
Một trong ba chúng tôi bắt đầu đọc bài cầu cơ. Tôi không còn nhớ rõ nguyên văn bài cầu cơ này. Nhưng tôi còn nhớ nội dung lời cầu, đại ý gọi hồn người khuất mặt nhập vào cơ, lời cầu nghe rất buồn và gây một cảm giác "lạnh người" như có luồng âm khí trong phòng. Xen vào đó là mùi hương ngào ngạt, cây đèn cầy cháy leo lét trong đêm... Không bao lâu thì con cơ bắt đầu di động, càng lúc càng mạnh và bắt đầu trả lời những câu hỏi.


- Có phải hồn nhập vào cơ không ?
- Phải.
- Xin cho biết tên gì.
- Tôi tên là Hà Mai Anh.
- Xin cho biết tuổi.
- Tôi được 17 tuổi khi lìa trần thế.
- Vì sao cô lại qua đời quá sớm ?
- Hồng nhan bạc mệnh. Tôi buồn lắm, nhưng thôi nói để làm chi.
 
Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc và thương xót cho kẻ khuất mặt, có một cái tên rất đẹp và chắc chắn là có nhan sắc và học thức vì cô đã dùng những chữ "hồng nhan bạc mệnh". Chúng tôi hỏi tiếp :
- Cô hiện giờ ở đâu ?
- Tôi ở nơi một sườn núi, xa lắm...
- Tại sao cô lại nhập vào cơ để nói chuyện ?
- Tôi thích các anh, mỗi đêm thường đến chơi và cũng để nghe tiếng đàn...


Câu trả lời đã làm cho chúng tôi giựt mình. Chúng tôi biết là trong trường có một anh tên Đ. thường chơi vĩ cầm mỗi đêm, tiếng đàn rất hay và buồn.
- Có phải cô muốn nói tiếng đàn của anh Đ. không ?
- Phải.
- Cô thích nghe bản đàn gì ?
- Tristesse de Chopin.
- Cô có muốn nghe bản đó bây giờ không ?
- Có.
 
Thế là chúng tôi mời ngay anh Đ. đến đàn bản nhạc cô Mai Anh thích. Trong khi anh Đ. đàn thì con cơ ngưng nói chuyện, chỉ chạy qua chạy lại như đang chăm chú nghe nhạc... Và khi bản nhạc vừa dứt thì cô Mai Anh khen:
- Anh Đ. đàn hay quá và bản nhạc nghe thật buồn.
Lúc bấy giờ tôi thầm nghĩ, người đẹp cõi âm mà thích thì nguy lắm, chẳng khác gì truyện tình liêu trai.
Để biết thêm về cô Mai Anh, chúng tôi hỏi :
- Cô Mai Anh biết làm thơ không ?
- Biết.
Cô Mai Anh ngừng vài giây và giáng hai câu thơ lục bát mà không bao giờ tôi có thể quên được :


Âm dương cách biệt đôi đường
Hồn Mai Anh ở nơi sườn đồi Nam.


Hai câu thơ trên đúng vần điệu và rất có ý nghĩa. Cô Mai Anh hình như luyến tiếc cõi trần vì đã ra đi trong tuổi xuân xanh. Lúc bấy giờ tôi cảm thấy buồn vô hạn, kẻ mình đang nói chuyện tưởng như đang đứng trước mặt nhưng lại ở một thế giới siêu hình xa xăm.
Vì đã quá khuya nên buổi cầu cơ tạm chấm dứt. Chúng tôi hẹn gặp lại cô Mai Anh đến hôm sau. Đêm hôm đó tôi thao thức không sao ngủ được.

Đêm hôm sau, như đã hẹn trước, chúng tôi vừa ngồi vào bàn cầu cơ là cô Mai Anh nhập vào liền. Chúng tôi vui mừng và cảm động như gặp lại người thân yêu. Lúc bấy giờ chúng tôi không nghĩ là đang nói chuyện với "ma". Sau một lúc hàn huyên tâm sự, chúng tôi đặt câu hỏi :
- Cô Mai Anh có nói là "âm dương cách biệt", nhưng cô có thể hiện ra cho chúng tôi gặp không ?
- Có thể được, nhưng phải chờ đến 12 giờ đêm nay.
- Cô sẽ hiện ra ở đâu ?
- Ở duới gốc cây đa, bên cạnh chiếc cầu.

Tự nhiên lúc đó tôi cảm thấy lạnh cả người và thật sự tôi nghĩ đến chuyện "ma". Nhưng vì muốn thỏa mãn sự tò mò, sự sợ hãi của tôi đã biến thành thích thú lạ thường. Chúng tôi hỏi :
- Lúc hiện ra cô như thế nào ?
- Tôi sẽ hiện ra với hình dáng hơi lờ mờ và sẽ mặc một tà áo trắng dài.

Chúng tôi nôn nóng chờ chuông đồng hồ gõ 12 tiếng. Cô Mai Anh bảo là phải chờ đúng 12 giờ đêm mới hiện ra. Trong trí tôi là hình ảnh một cô gái đẹp, một vẻ đẹp liêu trai, hiện ra bên gốc cây đa, dưới ánh trăng mờ ảo, tà áo trắng phất phơ trước gió...
Nhưng một phút trước 12 giờ đêm, con cơ lại chạy và cô Mai Anh nói :
- Tôi nói sẽ hiện ra là chỉ để đùa với các anh thôi. Thật sự tôi không hiện ra được. Các anh quên rồi sao, "âm dương cách biệt" thì làm sao gặp nhau được !
Tôi thất vọng vô cùng. Nhưng tôi vẫn hiểu ý cô Mai Anh thể hiện trong hai câu thơ lục bát :


Âm dương cách biệt đôi đường
Hồn Mai Anh ở nơi sườn đồi Nam.

Từ ngày ấy tôi không còn cầu cơ. Nhưng tôi vẫn thích kể câu chuyện trên vì tôi tin rằng Hà Mai Anh có thật trong thế giới vô hình.

¡@


Dãy núi Sơn Trà chạy dài theo bãi biển Tiên Sa. Từ trường Lycée Blaise Pascal tôi có thể nhìn thấy dãy núi này.



Trong câu chuyện cầu cơ, Hà Mai Anh có nói đến nơi cô ta đang ở, trong câu thơ "Hồn Mai Anh ở nơi sườn đồi Nam", tôi nghĩ đó là sườn núi Sơn Trà.

Lê Nhựt Thăng
Virginia, một đêm mưa buồn


Nhân đọc bài về cầu cơ ở College Francais de Tourane (Đêm Cầu Cơ, Lê Nhựt Thăng (BP59)), nhớ lại vào khoảng 1957-1958, chúng tôi cùng các anh lớn hơn leo chui qua mái nhà (đường couloir nối hai nhà nội trú) lên sân thượng cầu cơ. Có anh Nguyễn Đình Nghĩa (sau này là "sáo thần của Việt nam) thổi sáo. Tôi còn nhớ một phần bài cầu cơ như thế này :

Cơ huyền diệu lẽ trời khôn thấu
Kiếp phù sinh kết cấu thành người
Còn đâu tiếng khóc câu cười
Còn đâu để thấy cuộc đời tối tăm
Trời ảm đạm mưa gầm gió rét
Ngoài trời kia hiu hắt gió sương
Âm dương xa cách đôi đường
Mà trong cội rễ vốn dường như nhau
Cái sanh hóa người sau kẻ trước
Dắt dìu nhau mà bước qua đò
Mấy lời tâm sự nhỏ to
Hồn ai qua đó cho ta nhắn cùng
Hoặc hồn ở bờ sông ngọn suối
Hoặc hồn chơi bụi chuối cành đa
Hoặc nương bóng chiều tà
Hoặc hồn lẩn quất là đà mây xanh.
Mau mau nhập vào đàn cầu khẩn
Đừng ngập ngừng thơ thẩn chi đây...
 
Hồ Văn Hiền (BP65)

¡@



4. Tôi học trường Tây


(Riêng tặng các bạn DL xuất than từ Blaise Pascal Đà Nẵng)


Hồ Văn Hiền




Mấy chục năm sau khi rời mái trường trung học Pháp ở Đà nẵng, mới gần đây đọc báo điện tử ở Việt nam, tôi lại thấy nay phong trào cho con đi học ¡§trường tây¡¨ lại bộc phát dữ dội. Qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, bao nhiêu ý thức hệ đổi dời, giờ đây ở Việt nam, từ giới không mấy giàu cho đến giới làm ăn ra tiền, thiên hạ có vẻ đang chen nhau thắt lưng buộc bụng để con mình được vào một trong những trường có chương trình không phải là chương trình căn bản của nhà nước, học trình dạy bằng tiếng ngoại quốc (Anh, Pháp, Nhật..), rất đắt tiền (dù so với giá cả ở Mỹ). Một số lý do cha mẹ nêu lên là: chương trình ít từ chương và nhồi sọ hơn, trẻ được học tánh tự lập, học nhiều môn cần thiết cho đời sống mới thực tế như biết tranh luận, biết dùng máy vi tính (computer), biết tự mình khảo cứu một vấn đề, biết nói ngoại ngữ lưu loát , được học thể dục thể thao tốt hơn, học sinh không bị áp lực phải học thêm ngoài giờ,về nhà cha mẹ khỏi mướn thêm để dạy kềm.. Ở mức đại học, các trường hoặc chương trình do Úc (Royal Melbourne Institute of Technology/RMIT), Pháp (kết quả của cuộc viếng thăm của Tổng thống Pháp), Mỹ (đại học Roger Williams ở bang Rhode Island) bắt đầu nở rộ lên. Ngay tại đại học của chính phủ Việt nam, một số chương trình được xếp là tiên tiến cho sinh viên ưu tú có thể sẽ dạy luôn bằng tiếng Anh và nếu dùng tiếng Việt thì sẽ dịch ¡§nguyên con¡¨ giáo trình của các đại học ngoại quốc có uy tín. Tại Đại học Duy Tân ở Đà nẵng chẳng hạn, các giáo sư, nhân viên. còn được khuyến khích dùng Anh ngữ trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày cho quen.

Thì ra, lúc tóc đã bạc đầu, tính đi tính lại, thấy bố mẹ mình hồi xưa xem ra cũng ...có lý ; mặc dù hồi đó đôi lúc mình thấy có nhiều điều không ổn lắm.

Tôi vào trường College Francais de Tourane (Đà nẵng) lúc tôi mới mười tuổi. Nhà tôi ở Huế, phải đi ¡§taxi¡¨ (hồi đó những xe traction cũ, hiệu Citroen, chở cả 14-15 người đi từ Huế vào Đà nẵng gọi là xe taxi). Tôi vừa học xong tiểu học trường Việt, chỉ từng thấy những người Pháp quen với ba tôi lại nhà chơi ở trên lầu, vốn liếng tiếng Pháp của tôi chỉ gồm một số ngữ vựng (vocabulaire) nhờ ba tôi và các anh chị bắt học thuộc lòng từ hồi năm sáu tuổi gì đó. Về phần đàm thoại thì có lẽ... khỏi nói, thời đó chẳng ai dạy con nít đàm thoại, và thêm nữa đọc tiếng Pháp theo giọng Huế chắc cũng hơi tội nghiệp cho người Pháp.

Ở Mỹ hiện nay, về giáo dục con nít, người ta thường coi việc đưa một đứa nhỏ ra khỏi môi trường văn hóa gốc của nó (như con nít Mỹ đen mà đem cho cha mẹ Mỹ trắng làm con nuôi, hoặc bắt trẻ Da Đỏ thờ cúng ông bà đi học trường đạo tin lành của Mỹ trắng) là một điều cấm kỵ. Nhiều khi sau này còn bị kiện như trường hợp những người Da Đỏ ở Canada kiện các bà xơ từng tập trung chúng về trường ¡§ép buộc¡¨ biến thành người da trắng. Sau này, có lần đọc một bài báo của Thế Uyên gọi dân trường Tây là ¡§les déraciniens¡¨, tôi nhớ mình cũng hơi áy náy vì ¡§mặc cảm tội lỗi¡¨. Nhưng, như đã nói ở trên, mình vẫn. ..không sao, vẫn trả nợ nước như mọi người trước khi buộc phải xa xứ. Bây giờ, hình như lại rất nhiều người ở Việt nam còn muốn con cái được như mình hồi xưa (đi học trường Tây), với một cái giá cắt cổ hơn nhiều, vậy xem ra dưới mặt trời cũng không có gì là lạ, và nghĩ lại, thật biết ơn cha mẹ mình đã hy sinh rất nhiều cho con cái.

Dù sao thì hồi đó tôi cũng có khi hãnh diện là mình học trường Tây. Đầu năm học, được đi lảnh sách Pháp chở đầy một xe xích lô, sách bìa cứng, in màu, đẹp, trong lúc sách giáo khoa tiếng Việt hồi đó còn ít ỏi. Trong lúc các trẻ khác nghỉ hè, nghỉ Tết theo cuộc sống ở Việt nam thì mình nghỉ Noel và Tết tây kéo dài. Phục sinh ai cũng đi học cả thì mình được nghỉ đến hai tuần, và nghỉ hè thì cũng theo những học trò ở bên Pháp, trong lúc các bạn ở Việt nam còn đi học. Ai có ngạc nhiên tại sao mình đi chơi trong lúc trẻ khác đi học thì nghiễm nhiên trả lời ¡§tui học trường college¡¨. Một phần vì ở nội trú, xa cách nếp sống điển hình của gia đình Việt nam, một phần vì chương trình học gần như hoàn toàn là của Pháp, dần dần mình trở thành dân trường tây ¡§thứ thiệt¡¨ mà không hay !

¡@



Lúc đầu, học lớp chuyển tiếp septième spéciale, mỗi lần nói một câu xin thầy Marcon đi phòng vệ sinh (¡§permettez moi d¡¦aller..) là cả một đắn đo, tính toán ghê gớm cho một đứa trẻ chưa bao giờ ra khỏi nhà cha mẹ và bắt buộc "lội" trong một thứ tiếng hoàn toàn mới lạ. Trong lúc đó thì những bạn cùng lớp chương trình chính thống (serie moderne) theo học trường tây từ thời vườn trẻ (jardin d¡¦enfants) lại đứng lên đọc các théorème như gió, buồn cho phận mình không biết bao giờ mới nói tiếng Tây cho lưu loát được. Ngược lại, sau một thời gian đã ¡§quen nước quen cái¡¨, lúc cần diễn tả một đề tài nào đó bằng tiếng Việt thì lại phải chêm tiếng Pháp, như ¡§làm composition, học sciences, ăn gouter.¡¨ không khác gì trẻ con chúng tôi ở Mỹ hiện nay pha trộn tiếng Anh vào tiếng Việt rất nhiều.


Mà cũng khó thật, nhất là bây giờ chứng kiến cách các trẻ em Việt nam tại Mỹ hội nhập một cách nhanh chóng vào xã hội Mỹ. Chúng dùng tiếng Anh trong lớp đã đành, mọi sinh hoạt khác đều là trong một xã hội Anh ngữ, từ đi chợ, vào tiệm ăn, đọc tờ báo, lại thêm các phương tiện truyền thông thính thị (audio,video) tạo thành một sự ¡§đắm mình¡¨ (immersion) thật sự trong Anh ngữ cho nên chúng ¡§bắt¡¨ được tiếng Anh thật nhanh. Chúng tôi hồi đó thì khác hẳn, trường tây thì chỉ tây ở lớp thôi, vì ở nội trú nên chúng tôi mất hẳn sự hỗ trợ của một nếp sống gia đình Việt nam bình thường, thiếu tác động về ngôn ngữ, tinh thần và tâm linh của một cuộc sống của một đứa trẻ trong một gia đình bình thường. Nói một cách khác, thật sự chúng tôi một phần nào trở thành những kẻ xa lạ trên chính quê hương mình, bị tha hóa về văn hóa. Như trường hợp Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore, trong cuốn hồi ký nhận xét về chính bản thân ông, xuất thân từ trường của người Anh và áy náy thấy mình xa lạ với văn hóa người Tàu.


Thật sự thì vấn đề ¡§tha hóa¡¨ của tôi cũng chỉ tạm thời thôi, vì sau đó, dù muốn dù không, giống như tất cả thanh niên thời đó chúng tôi sẽ phải dấn thân vào thời cuộc xã hội Việt nam đang đợi ngoài cổng trường Tây của mình. Đến lúc đó những hành trang mang theo từ trường Tây lại trở nên vô cùng quý giá trong cuộc sống .

Chương trình trường Tây là một cánh cửa mở rộng vào thế giới hồi đó. Ngay lúc còn ở Việt nam, dù xấu dù tốt, hay hay dở, chúng ta vẫn có một cách nhìn đời hơi ¡§Tây¡¨. Sách vở bằng tiếng Việt vào những năm 1960 vẫn còn ít ỏi, trong lãnh vực khoa học cũng như văn học. Một số bài trong báo Văn học mà tôi tìm đọc hồi đó cũng có vẻ như viết theo văn phạm, cú pháp (syntax) Pháp và còn giống văn dịch từ tiếng Pháp. Ngay những lúc mà các nhân vật lãnh đạo như Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ông Bà Ngô Đình Nhu và Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ cố gắng ngoài mặt xoá bỏ những dấu vết của cái gọi là văn hóa thực dân, chính bản thân họ cũng hãnh diện ra mặt là mình nói tiếng Pháp và được đào tạo trong lòng văn hóa Pháp.


Lúc tôi tốt nghiệp trung học, trường đại học khoa học đã dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ , tuy nhiên kỳ thi vào y khoa vẫn cho phép viết bằng tiếng Pháp. Từ năm y khoa đầu tiên trở đi, các bài giảng đều bằng tiếng Pháp, cho đến mấy năm sau thì các cuộc tranh đấu của sinh viên mới đổi chuyển ngữ thành tiếng Việt ; tuy nhiên sách vở vấn bằng tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh do cố gắng của người Mỹ bán sách Mỹ thật rẻ nhờ tài trợ), các hồ sơ bịnh lý trong nhà thương vẫn còn viết bằng tiếng Pháp cho đến lúc tôi ra trường. Nhớ lại ngày xưa, thật là một chế độ rất bất công cho những bạn học từ trường Việt nam, và thật là một sự ưu đãi lớn cho những người học trường Tây.


Hồi đó, tôi may mắn được tuyển chọn vào Cư xá sinh viên Đắc lộ ở 161 đường Yên Đỗ Sài Gòn. Cha giám đốc cư xá Henri Forest là một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Canada nói tiếng Pháp và tiếng Anh nhưng không nói được tiếng Việt. Cha Forest muốn những năm tháng người sinh viên sống trong cư xá còn là một quá trình học tập và đào tạo. Mục đích, tôn chỉ là Esto vir: ¡§Hãy nên người¡¨.


Cha Forest muốn đào tạo một thế hệ trẻ trí thức Việt nam có khả năng lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm. Ông muốn giúp cho người sinh viên Việt nam tiếp xúc với xã hội bên ngoài tháp ngà đại học cũng như tiếp cận với thế giới bên ngoài xã hội chiến tranh hạn hẹp của nước Việt nam chúng ta thời bấy giờ. Tiếng Pháp được dùng làm chuyển ngữ trong những sinh hoạt có tính cách giáo dục đó : các buổi họp, các buổi thuyết trình đều bằng tiếng Pháp, sau này chỉ một số buổi họp của ban đại diện được dùng tiếng Việt theo quyết định của đa số và cho¡¨hợp thời¡¨ hơn. Ngoài ra còn có những tuần tiếng Pháp, tuần tiếng Anh lúc mà chúng tôi chỉ được phép dùng một ngoại ngữ nào đó trong mọi hoạt động của đời sống hàng ngày , nếu bất tuân sẽ bị ..phạt (tượng trưng).


Một lần nữa, tôi lại được mở một cái cửa sổ thứ hai để nhìn vào thế giới phương Tây và thế giới tiến bộ nói chung. Đối với tôi, cư xá Đắc lộ không những là trường đại học thứ hai (và đúng nghĩa Đại học hơn cả trường y khoa của tôi) mà còn là trường Tây thứ nhì của tôi. Những năm tháng ở Cư xá Đắc lộ chuẩn bị cho tôi cuộc sống sau này trong thế giới hiện đại mà phương Tây đang dẫn đầu trong mọi lãnh vực từ khoa học cho đến văn hoá, nghệ thuật.


Sau khi phải bỏ xứ ra nước ngoài, trong thế giới càng ngày càng thu nhỏ lại, càng ¡§toàn cầu hóa¡¨ trong những năm gần đây, cái nhìn theo ¡§Tây¡¨ đó tỏ ra rất hữu ích cho cuộc sống hiện nay. Ngoài ra, sự hiểu biết sẵn có về tiếng Pháp giúp ích thật nhiều cho người di dân cần học tiếng Anh. Nhìn lại tôi càng thấy biết ơn những vị thầy của chúng ta đã từ xa nghìn dặm, đem đến cho đất nước nhỏ bé của chúng ta những kiến thức khoa học mới mẻ, những nét đẹp của văn chương tây phương, những tư tưởng phóng khoáng của khoảng giữa thế kỷ thứ hai mươi.

Mấy mươi năm sau, tình hình thay đổi hẳn. Tôi đang sống trong xã hội Mỹ và tiếng Anh trở thành gần như một phản xạ (tuy lắm khi phản xạ chậm hoặc sai). Còn tiếng Pháp thì sao ? Mấy năm trước đây, tôi xúc động được đặt chân đến Paris lần đầu tiên trong đời. Con tôi vẫn biết tôi học ¡§trường Tây¡¨ nên tôi phải cố gắng đánh bạo lòe chúng, nói vài câu tiếng Pháp với người lái taxi. Anh ta tưởng tôi là người Nhật và hỏi tôi học tiếng Pháp ở đâu. Tôi cũng mừng vì người tài xế là ¡§Tây thứ thiệt¡¦ còn hiểu được mình nói gì. Nhưng tiếng Pháp của tôi chỉ còn chừng đó thôi, tôi cố gắng nói thêm vài lần nữa với vài người Pháp ở phi trường, nhưng họ cũng nhân đạo, trả lời tôi bằng tiếng Anh !

¡@



Nghĩ cho cùng, học trường Tây đâu phải chỉ để nói tiếng Tây, mà cũng không phải để trở thành Tây (nay tôi là ¡§người Mỹ gốc Việt¡¨, người Pháp tưởng tôi là Nhật). Học trường Tây là có dịp đi vào thế giới của suy nghĩ và tâm tình Pháp, của văn minh và nghệ thuật Pháp, và từ đó tìm hiểu và thưởng ngoạn những tiến bộ, những thành quả của văn minh thế giới. Đến tuổi này và nơi này, dù là công dân Mỹ, tôi vẫn là người Việt nam. Tuy tôi chỉ là dân trường Tây nửa mùa, trường Tây và tiếng Tây vẫn là những mối ¡§ tình đầu¡¨ không bao giờ phai.
 
Hồ Văn Hiền
Great Falls, ngày 27 tháng 4 năm 2005.


¡@



5. Tiếng Việt Của Tôi


Hoàng thị Trang (BP70) .

¡@

¡@

Kính Dâng Các Thầy Cô

Mến gởi các bạn


Chao ôi ! Nghe như lời của một người gốc Việt được sinh ra hay lớn lên ở một đất nước ngoài Việt Nam, đang muốn tâm sự về cái vốn Việt ngữ rất nghèo nàn của mình. Hay nghe như một đề tài lớn vẫn thường xuất hiện ở đâu đó trên báo chí hoặc văn đàn hải ngoại. Nghe ghê gớm quá phải không ? Xin thưa, không phải thế ! Xin đừng tưởng rằng tôi đang muốn viết về một đề tài gì đó vô cùng lớn lao, chẳng hạn như tiếng Việt là ngôn ngữ của một dân tộc hiền hòa và hiếu học, tiếng Việt là nền tảng của văn hóa Việt Nam, tiếng Việt là một ngôn ngữ phong phú về cả từ ngữ lẫn ý nghia¡¨ vv và vv... Xin thưa, hoàn toàn không phải thế. Tôi đã từng nói, tôi không phải là một nhà phê bình văn học, một nhà ngôn ngữ học hay một học giả. Tôi hoàn toàn không có được kiến thức và hiểu biết để khai thác hay phân tích cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, tôi chỉ đơn giản muốn kể lại vì sao bây giờ tôi có thể ngồi đây, viết những giòng này.

Ba tôi xuất thân từ một gia đình theo nho học. Không biết có phải vì ông nội của tôi là một nhà nho biết thức thời, hay vì không còn chọn lựa nào khác, nên sau khi bắt các bác và ba tôi học chút ít chữ nôm để ¡§giữ cái gốc¡¨, thì tất cả đều được gởi đi học ở các trường do ¡§nhà nước bảo hô¡¨ lập ra, loại trường với cái tên ¡§ê côn đờ mẹ dòng lô¡¨ (ecole de maison l¡¦eau) đã từng được nhà văn Nguyễn Vỹ nhắc đến trong ¡§Tuấn, Chàng Trai Nước Việt¡¨ (thật không có cách dịch nào sát nghĩa hơn !).

Học tiếng Pháp, đọc sách Pháp, nói và viết tiếng Pháp, thì không thể nào không chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Phải chăng vì thế, ba tôi cũng muốn các anh em tôi được hấp thụ cái hay, cái đẹp của nền văn hóa này ? Phải chăng vì thế, các anh em tôi đều được đi học trường Pháp, loại trường tư do người Pháp quản lý và giảng dạy ?

Các trường Pháp thường được xem là trường của con cái nhà giàu vì học phí rất cao. Gia đình tôi tuy chỉ thuộc thành phần trung lưu, đủ ăn đủ mặc, ba tôi vẫn cố gắng cho chúng tôi được vào học ở đó. Mẹ tôi vốn ít học, tôi nghĩ, đối với bà, trường Pháp hay trường Việt nào có khác gì nhau, trường nào ít tốn tiền hay không tốn tiền vẫn tốt hơn. Cho nên quyết định này chắc chắn là từ ba tôi. Thế nhưng cũng như ông nội tôi, ba tôi muốn chúng tôi phải trồng và giữ cái gốc chữ quốc ngữ. ¡§Sách quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học¡¨ mà ! Vì cái gốc đó, hoặc cũng có thể vì để khỏi phải trả học phí quá đắt của một năm mẫu giáo, các anh em tôi đều phải đi học mẫu giáo và học lớp năm (tức lớp một bây giờ) ở một trường Việt trước khi vào trường Pháp.

Nơi tôi bắt đầu đi học vỡ lòng, rồi học đọc và viết tiếng Việt là trường Sào Nam, một ngôi trường tư nhỏ ở gần nhà do toàn bộ một gia đình quản lý. Tôi còn nhớ, phòng học mẫu giáo chỉ là một phòng nhỏ, học sinh không nhiều, và học hát nhiều hơn học chữ. Nơi đây, tôi bắt đầu làm quen với ¡§o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu¡¨. Cô giáo Loan, con của ông chủ trường, còn rất trẻ, nước da trắng, tóc dài, hơi tròn trĩnh, nhưng chúng tôi ai cũng thấy cô xinh đẹp vô cùng, và hát rất hay. Những khi cô tập chúng tôi hát, tôi cứ mơ màng nhìn theo bàn tay đánh nhịp của cô, ước gì lớn lên mình cũng sẽ hát hay và biết đánh nhịp như thế.

Lên lớp một, tôi được học với thầy Bách, anh của cô Loan. Tôi dùng chữ ¡§được¡¨ vì tuy mới ¡§nứt mắt¡¨ tôi cũng nhận biết rằng thầy Bách không những trẻ tuổi, lại rất đẹp trai, và có tài đánh đàn. Thỉnh thoảng, khi gần kết thúc những buổi học, thầy mang đến một chiếc phong cầm, rồi vừa đàn vừa hát cho chúng tôi nghe những bài hát rất lạ (ít ra là đối với tôi) và rất hay. Tôi còn nhớ, mình đã từng ngẩn ngơ như thế nào khi lắng nghe và ngắm thầy đàn, hát. Giọng thầy ấm, và mặt thầy vốn đã hiền trông càng hiền hơn, đã đẹp trai trông càng đẹp trai hơn. Chính trong lớp học khi nào cũng nhốn nháo, lao chao nầy, tôi đã được học nằm lòng một số câu ca dao, tục ngữ, và đã được làm quen với những khúc nhạc đồng quê, cùng những hình ảnh đẹp của quê hương, của thiên nhiên từ tiếng hát hòa với tiếng đàn của người thầy lúc nào cũng nghiêm, nhưng ¡§đẹp trai nhất và hát hay nhất trên đời¡¨ của chúng tôi. ¡§trời hồng hồng, nắng trong trong¡K¡¨ hay ¡§trời xanh xanh bao la, mây trắng, trắng, trắng xóa ¡K¡¨ Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng mỗi khi tình cờ được nghe lại những bài hát này, tôi lại nhớ đến hình ảnh của thầy Bách ôm cây đàn đứng giữa cái lớp học nhỏ, giữa bao nhiêu ánh mắt đang say mê và ngưỡng mộ dõi theo bàn tay đưa lên đưa xuống trên phím đàn của thầy. Xin được một lần nói cảm ơn thầy, mặc dầu có thể thầy chẳng bao giờ ngờ rằng thầy là người đã gieo những hạt giống tình yêu âm nhạc và tình yêu quê hương đầu tiên trong tâm tưởng của chúng tôi, ít ra là của riêng tôi !
¡@


¡@


Lycée Blaise Pascal de Da Nang -
 
Vào trường Pháp, lên đến lớp tư (Lớp 2 bây giờ), chúng tôi mới được học tiếng Việt. Các bạn cùng lớp có đứa hình như chưa được học qua tiếng Việt nên cũng gặp khó khăn. Thầy giáo dạy tiếng Việt của chúng tôi, liên tiếp trong những lớp tiểu học, là thầy Dương (tôi không nhớ họ của thầy), tuy đã lớn tuổi, nhưng giảng dạy rất tận tình. Thầy thường dạy chúng tôi rất kỹ về cách đặt câu, về những dấu hỏi và ngã, về những âm vận ¡§n¡¨ va ¡§ng¡¨ ở cuối một chữ (tần khác với tầng, trăn khác với trăng, văn khác với văng vv¡K). Thầy là người Huế nhưng khi đọc chính tả, gặp chữ có dấu ngã, thầy lên giọng, gặp chữ có dấu hỏi thầy xuống giọng theo lối đọc của người Bắc, nên nhiều đứa trong chúng tôi đoán và viết trúng rất dễ dàng. Thầy đâu có biết rằng cho đến bây giờ hai dấu hỏi và ngã vẫn còn hành hạ tôi, và đôi khi tôi phải đánh vật với cuốn tự điển tiếng Việt vì hai cái dấu quái ác này !
 
Thầy Dương rất hiền, nhưng thời gian đầu chúng tôi vẫn thấy sợ. Riêng tôi, tuy được học thêm những bài hát bằng tiếng Pháp với thầy người Pháp, tôi vẫn tiếc ngơ, tiếc ngẩn những giờ vừa học, vừa chơi, vừa hát ở trường Sào Nam với những thầy cô trẻ tuổi, và rất buồn khi phải học với một ông thầy¡K già ! Thầy Dương không bao giờ hát, nhưng thầy lại hay kể chuyện, dầu thầy hay ho húng hắng, luôn luôn có hộp kẹo ho bên cạnh. Những câu chuyện liên quan đến những bài tập đọc, những câu ca dao, tục ngữ, làm tôi thấy thích thú chẳng thua gì nhưng giờ tập hát ở trường cũ. Trẻ con đứa nào không thích nghe kể chuyện, nên dần dần chúng tôi đều mến, hay ¡§phải¡¨ mến thầy. Những giờ học của thầy đã không còn buồn tẻ, nặng nề và chúng tôi đã biết lo lắng, mong chờ những khi thầy phải nghỉ dạy vì bệnh. Mong đợi thầy thì ít, mong đợi giờ kể chuyện thì nhiều. Những câu chuyện thầy kể, đã góp phần không ít thì nhiều cho nhân cách của chúng tôi sau này - tôi tin thế. Lúc bấy giờ, chúng tôi còn quá nhỏ để nhận ra rằng có những kết luận của những câu chuyện đã ăn sâu vào tâm khảm của chúng tôi. Và chúng tôi cũng còn quá khờ khạo để có thể nói tiếng cảm ơn về những gì mình đã nhận được. Khi tôi lên trung học, Thầy Dương đã về hưu. Nghe đâu thầy đã trở về Huế sống, và qua đời ở đó ( ?)

Sau thầy Dương, chúng tôi lần lượt được học tiếng Việt và Việt văn với, thầy Bạch Thái Hà, cô Lý, thầy Cư và thấy Bùi Đăng Hà.

Thầy Bạch Thái Hà hình như chỉ dạy chúng tôi có một năm lớp đệ thất, sau đó thầy đổi vào ĐàLạt. Thầy Hà cũng rất hiền. Hình như thầy chưa bao giờ mắng chúng tôi. Tôi còn nhớ nụ cười và đôi mắt mở to của thầy mỗi khi muốn khiển trách chúng tôi một điều gì đó. Có lẽ thầy thấy chúng tôi rất đáng bị mắng, nhưng rồi không nỡ, nên thầy lại cười. Một năm thôi, nhưng thật khó quên cái giọng bắc nhẹ nhàng, truyền cảm của thầy khi đọc những trích đoạn văn ngắn như ¡§Ngày Tựu Trường¡¨, ¡§Nhặt Lá Bàng¡¨ hay ¡§Anh Phải Sống¡¨. Thỉnh thoảng, thầy cũng cho cả lớp một trận cười thỏa thích với những đoản văn dí dỏm, như đoản văn về chiếc ¡§bánh Bật Cười¡¨. Những cuốn sách Hồng do thầy bắt đọc và tóm tắt như Chiếc Ấm Đất, Ông Đồ Bể, Chó Vàng ( ?) đã khiến tôi bắt đầu thích đọc sách tiếng Việt.





Thầy Bạch Thái Hà, Cô Bùi thị Lý và BP70-BP71 (Paris 1999)


Lên đệ nhị cấp, mỗi khi phải đọc hay tìm đọc thêm những truyện của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, những nhân vật nam trí thức được tả trong truyện tôi thấy sao cứ hao hao giống thầy, cũng nước da trắng trẻo, cũng giọng bắc ngọt ngào, cũng phong thái nho nhã, lịch sự. Hay nói cho đúng hơn, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi, tôi đã tô vẽ hình ảnh những chàng trai trẻ trí thức đất Bắc Kỳ theo hình mẫu của thầy. Những năm trước khi thầy qua đời, chúng tôi có may mắn được gặp lại thầy vài lần. Tôi vẫn tìm thấy ở thầy cũng giọng nói nhẹ nhàng đó, cũng nụ cười hiền hòa đó, cũng phong thái ung dung đó. Thầy và cô có vẻ cảm động khi thấy chúng tôi, có người tóc đã muối tiêu, có người đã có cháu nội, ngoại, vẫn một tiếng ¡§thưa thầy¡¨, hai tiếng ¡§thưa cô¡¨ và xưng ¡§con¡¨ như ngày xưa. Có lẽ thầy không ngờ rằng, tuy không sống cùng một lục địa, tuy ít liên lạc, nhưng đối với chúng tôi, những người đã may mắn được lớn lên trong một nền giáo dục đầy nhân bản của ngày nào, các thầy và các cô, suốt đời vẫn là các thầy và các cô đáng kính của chúng tôi.

Lên đệ lục, chúng tôi học với cô Bùi Thị Lý. Tuy là ¡§cô¡¨, một cô giáo trẻ, nhưng thời gian đầu, chúng tôi sợ cô hơn sợ các thầy. Với cô, chúng tôi không xưng ¡§con¡¨ mà xưng ¡§em¡¨. Cô Lý người gầy ốm, luôn luôn mặc những chiếc áo dài lam, hay trắng, và gương mặt lúc nào cũng nghiêm, có nét lạnh lùng. Cô rất ít cười. Suốt năm học, hình như cô mỉm cười chưa quá năm lần. Thế nhưng cô cũng rất hiền, cũng rất nhẹ nhàng khi la mắng chúng tôi. Nói đúng ra, cô không ¡§la¡¨ mà chỉ ¡§thuyết một trận¡¨ khi cần. Học với cô, chúng tôi phải tập viết nhiều hơn khi học với thầy Bạch Thái Hà. Cô Lý rất siêng chấm bài, và những bài luận của chúng tôi thường được cô trả lại ngay trong tuần nên ai cũng thích.

Cô Lý định cư ở Pháp, và tôi chưa có dịp đi Pháp để thăm cô, hay những thầy cô khác. Bây giờ, chắc cô cũng đã lớn tuổi lắm rồi. Cô là người duy nhất trong các thầy cô dậy Việt văn ở trường Pháp chưa rời xa chúng tôi. Tôi hy vọng cô vẫn khỏe, vẫn đủ minh mẫn để đọc những giòng viết ngắn ngủi này về cô, và sẽ mỉm cười bao dung như ngày xưa, khi một đứa học trò từ thời nào dám lếu láo nhắc lại cái vẻ nghiêm nghị của cô. Tôi muốn cô hiểu rằng, nếu bây giờ đứa học trò ấy có thể viết được tiếng Việt như thế này, thì phần nào cũng nhờ những giờ luận văn của cô ngày xưa... Tôi chỉ là người đại diện nói lên lòng biết ơn đối với các thầy cô, còn rất nhiều, rất nhiều các học trò khác của cô có lẽ cũng đang nghe lòng tràn ngập sự biết ơn khi đọc những giòng này - tôi tin thế . Thưa cô, chúng em đều mong cô mỉm cười mãi, như trong bức hình cô tặng tất cả học trò của cô trong cuốn danh sách lưu niệm của trường.

¡@



Cô Bùi thị Lý và BP74 (Paris 2000)
 
¡@

Sau cô Lý, chúng tôi học hai năm liên tiếp với thầy Nguyễn Cư. Thầy Cư nói giọng Quảng Nam, cũng rất nghiêm, rất ít cười như cô Lý. Những lúc trong lớp có chuyện vui, chúng tôi cười ầm lên, cũng chỉ thấy thầy cười mỉm rất nhẹ, rồi mặt lại nghiêm như cũ. Ở thầy, cái gì cũng chầm chậm, từ từ, khi giảng bài cũng vậy. Giọng nói đều đều, chậm rãi của thầy có thể đã khiến những người không thích môn Việt văn thấy ¡§chán chết đi¡¨. Riêng tôi, tôi rất thích những giờ cổ văn của thầy. Tôi say sưa theo dõi cuộc sống buồn tủi và thân phận hẩm hiu của những người cung nữ trong Cung Oán Ngâm Khúc, số kiếp đầy gian truân của Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh, và nỗi lòng những người vợ ngày đêm thương nhớ chồng trong Chinh Phụ Ngâm. Vì rất thích, nên tôi thường học rất kỹ những trích đoạn thầy dạy. Tôi nhớ đã bị mẹ tôi mắng nhiều lần khi cứ vào, ra ngâm ư ử :

¡§Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt

Khói cam tuyền mờ mịt thức mây¡K¡¨


Hay

¡§Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa..¡¨

Những áng cổ văn khiến tôi bắt đầu biết buồn, biết ngậm ngùi cho thân phận những người đàn bà không may. Tôi bắt đầu yêu văn chương hơn từ đó. Những bài thơ của Bà huyện Thanh Quan, của Nguyễn Khuyến, cũng đã khiến cho tôi thấy quê hương thật đẹp, và tôi bắt đầu yêu thơ, bắt đầu tập làm thơ¡K tuổi hoa.
¡@




Thầy Nguyễn Cư và BP71 (Đà Nẵng)
 
¡@

Nhờ đã được ¡§luyện¡¨ kỹ trong những giờ tập làm luận của cô Lý, tôi không thấy khó khăn mấy khi phải chuyển sang lối văn nghị luận. Có những đề văn nghị luận thầy Cư ra, sau giờ học, tưởng sẽ bị xóa sạch trong trí nhớ như đã bị xóa sạch trên bảng đen, không ngờ vẫn còn đọng lại rất lâu, ít ra đối với riêng tôi. Những đề bài nghị luận luân lý đại loại như ¡§kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân¡¨, ngày xưa, khi vặn trán, nặn óc suy nghĩ để viết, tưởng chỉ viết ra để lấy điểm, không ngờ sau này đã khiến tôi phải dùng lại, suy nghĩ và đắn đo những lúc phải đối mặt với cái TA và NGƯỜI. ¡§Điều mình không muốn, đừng làm cho người¡¨. Những lúc như thế, tôi chợt hiểu ra mình đã học ở thầy quá nhiều điều, chứ không chỉ là cách viết một bài văn nghị luận, và cảm thấy biết ơn thầy vô vàn.
¡@

¡@

Thầy Bùi Đăng Hà (Đà Nẵng)



Thầy Nguyễn Cư và BP74 (Đà Nẵng)
¡@


 
Lên đệ nhị cấp, thầy Bùi Đăng Hà Bànà, người dạy chúng tôi liên tiếp trong ba năm, đã xuất hiện như ... một luồng gió mới ! Chỉ cái tên của thầy mà thôi, cũng đã khá đặc biệt. Thời gian đầu chúng tôi nghịch ngợm kháo nhau, có lẽ thầy được sinh ra ở núi Bànà, nên mới có thêm chữ này sau chữ Hà. Khi chúng tôi bắt đầu học với thầy, hình như thầy ra trường chưa bao lâu, vi trông thầy rất trẻ. Mà thầy trẻ thật ! Trẻ tuổi, nhanh nhẹn, cử chỉ phóng khoáng, và trông rất trí thức với cặp kính cận dày hết cỡ ! Đó là ấn tượng đầu tiên thầy để lại trong tôi khi mới gặp. Tôi thấy thầy trông giống một văn sĩ hay một nhà thơ hơn là một nhà giáo. Khi thầy giảng bài, tôi có cảm tưởng thầy không bước đi, mà thầy ... lướt đi trên bục giảng. Thầy ít khi nhìn xuống chúng tôi, mà thường chỉ nhìn mông lung vào khoảng không trước mặt. Không biết có phải vì thấy còn quá trẻ để có thể nhìn thẳng vào những ánh mắt chăm chú hay tinh nghịch đang¡K chiếu tướng vào thầy, hay thầy cũng đang đắm chìm trong thế giới của chữ nghĩa, và vần điệu mà thầy đang muốn giới thiệu với chúng tôi. Ở thầy toát ra một cái gì đó vừa rất nghệ sĩ, vừa rất thông tuệ, và có chút cao ngạo !

¡@



Thầy Cô Bùi Đăng Hà và BP68-BP69 (Paris 2000)

¡@


Mà nếu thầy có tự hào về mình cũng đúng thôi, bởi vì thầy quá giỏi. Thơ mới, thơ cũ, triết đông, triết tây, giờ dạy nào thầy cũng làm chúng tôi say mê, thích thú. Tôi¡K mê nhất là những giờ thầy giảng về phong trào lãng mạn của Pháp và thơ mới của Việt Nam. Thầy đã đưa chúng tôi vào một thế giới đầy thơ và mộng, từ tây sang đông, từ Âu sang Á. Ở thầy toát ra một cái gì đó rất bay bướm, từ lời nói đến phong thái, nên khi hí họa về thầy, một anh họa sĩ của trường tôi đã vẽ hình thầy lúc đang nói chuyện, từ miệng thầy bay ra toàn những hoa và bướm.

Một hôm, khi thầy trích đọc hai câu thơ mới của một thi sĩ nào đó ¡V tôi đã quên tên ¡V ¡§tôi nhớ Rimbaud và Verlaine, hai chàng thi sĩ choáng hơi men¡¨, tôi vốn nghich ngầm, nên bỗng rất muốn hỏi thầy : ¡§ Còn ¡§monsieur¡¨ Hà Bànà thì say cái gì mà cũng đi chệnh choạng, bềnh bồng trên bục giảng ?¡¨. Nghĩ vậy thôi, đâu có bao giờ dám hỏi, mà dẫu có hỏi, chắc thầy cũng chỉ cười. ¡§Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò¡§ mà ! Tôi nhớ, vào một ngày cá tháng tư năm nào đó, không biết tên học trò tinh quái nào đã dán sau lưng của thầy ba chữ ¡¨tôi cần vợ¡¨. Thầy vô tình mang nó đi trong sân trường, trước mặt của bao nhiêu học sinh. Khi biết được, mình bị chơi khăm, thầy chỉ cười, đưa hai tay lên cao, ngỏ ý chịu thua những tên học trò quỷ quái.

Nếu thầy dạy sử địa, tôi nghĩ thầy cũng sẽ rất thành công. Tôi nhớ một hôm, vì phải liên hệ một bài giảng nào đó với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, thầy đã dùng tay, đo và đánh dấu những điểm trên bảng, rồi nối kết lại thành một bản đồ của nước Pháp, và cứ thế thầy đưa chúng tôi vào những tuyến đường chuyển quân, những trận đánh, và những diễn biến của cuộc chiến. Có thể đây là một việc rất bình thường của một người dạy sử địa, nhưng đối với chúng tôi lúc bấy giờ, phương pháp này thật mới mẻ và hấp dẫn, chưa có một ông thấy sử địa người Pháp nào dạy được như vậy. Một cô bạn của tôi, sau này trở thành cô giáo, kể rằng, có một năm cô bị buộc phải dạy một tuần mấy giờ sử địa, vì trường thiếu người dạy. Cô hoảng quá, vì không phải là chuyên môn, nhưng sực nhớ lại những giờ học thời để nhị cấp, cô sao chép nguyên bản phương pháp của thầy. Có khác chăng là cô phải mò mẫm vẽ trước những bản đồ cần thiết trên giấy, và phải... học bài kỹ trước khi lên lớp, ấy thế mà cô cũng đã làm cho đám học sinh say sưa với những cuộc chiến đánh Tống, bình Chiêm... Điều này có lẽ thầy không bao giờ ngờ đến, rằng ảnh hưởng của thầy đối với học trò lại sâu đậm đến thế !

Tôi có nói ở thầy toát ra một cái gì đó rất nghệ sĩ. Thật ra, không phải là ¡§tóat ra¡¨ hay ¡§có vẻ¡¨, mà thầy quả thực là một nghệ sĩ. Thầy đàn dương cầm rất hay, dáng ngồi đàn rất điệu, và đã bỏ công rất nhiều cho những buổi văn nghệ của trường từ đơn ca, tốp ca, đến những hoạt cảnh, và kịch nói. Tôi không may mắn được gần gũi với thầy, nhưng lúc bấy giờ nhìn từ xa, và bây giờ ngồi nhớ lại, tôi thấy ở lãnh vực này, thầy không còn là thầy, học trò không là học trò, mà thầy như một người anh đầu đàn, rất thân thiết, và phải vất vả, hướng dẫn từng đứa em. Hình ảnh này thật đáng trân quý ! Nhất là đối với những người đã là học trò cưng của thầy, hay những người đã may mắn được thân cận thầy trong thế giới của âm thanh và màu sắc. Chẳng phải thế sao ?


Nghe nói, sau khi định cư ở Pháp, thầy không còn đi dạy, nhưng cũng đã thành công ở một lĩnh vực khác. Tôi cũng rất mong được gặp lại thầy một lần, nhưng lại thiếu duyên may. Tôi bàng hoàng khi nghe tin chúng tôi đã mất thêm một người thầy đáng kính. Tôi không thể đến gặp hay đưa tiễn thấy lần cuối, để có thể... khoe với thầy rằng đứa học trò ngày xưa rất thích những giờ giảng văn của thầy, qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, qua bao nhiêu tuổi đời chồng chất, vẫn rất yêu thơ, vẫn mê đọc sách, và thỉnh thoảng còn có thể trải lòng qua những vần điệu như thuở mới tập làm thơ trong lớp của thầy. Và đã có những mùa thu, dầu chẳng được ngắm mây bay, chẳng được nhìn lá rụng, chẳng được đón chút nắng chiều, lòng tôi vẫn mênh mang nhớ về các thầy cô, nhớ về bạn cũ, mỗi khi chợt nghe đâu đó, từ trong những hồi ức lắng sâu, văng vẳng bài hát ¡§ Nhìn Những Mùa Thu Đi¡¨ mà thầy đã tập cho một số bạn trong lớp của tôi.

Bây giờ Cali đang là giữa tháng mười một. Một mùa thu nữa đang đi qua. Khí trời bắt đầu se lạnh, nhưng lòng tôi vẫn thấy rất ấm, rất vui, những khi ngồi ghi lại từng đoạn, từng đoạn những gì tôi có thể nhớ về các thầy cô đã từng giúp các bạn tôi và tôi giữ lại cái HỒN VIỆT qua ngôn ngữ và cái HỒN THƠ trong tiếng Việt. Tôi vốn không biết gì về âm nhạc, cho nên không thể ¡§so tơ phím¡¨ với ai, chỉ biết vụng về nhặt nhạnh những mảnh vụn ký ức rời rạc đó đây, để ¡§đốt lò hương cũ¡¨ kính dâng đến các thầy cô. Tôi chỉ tiếc một điều, tại sao tôi không viết sớm hơn !

Các bạn của tôi ơi, khi đọc những giòng này, nếu có nghe chút ¡§sầu lên trong nắng¡¨, xin hãy lắng lòng để cùng hướng về những ngày ¡§mộng¡¨ chưa ¡§ nhạt phai¡¨ ! Một khung trời cũ đang hé mở... Mời các bạn cùng trở về những mùa thu của Lycée xưa...

Mùa Lễ Tạ Ơn

San Jose 11/15/2014

Hoàng Trang

 
 
 
 

6. My years in Danang, Vietnam
 
¡@

Dual system of education system in Vietnam


In 1957 I finished my fifth year of elementary school. My school was called Thanh Long, "Blue Dragon", and the whole curriculum was conducted in Vietnamese. Classes were crowded; there were about seventy students in the first grade. In my last year, there were about 20-30 students in my 5th grade and I fared academically much better than when I entered the first grade. However, there was little help or tutoring at home and my performance was not on par with other children who went to better schools. When I had to take an entrance exam (a concours as it was called in French), I only made the waiting list to Ham Nghi High School, one of the main public high schools in Hue. All my brothers and sisters had been going to Catholic schools where instruction was conducted in French and with a much more rigorous curriculum than in the Vietnamese public schools. L 'Institut de la Providence and Pellerin were major catholic institutions responsible for the education for the local, and to some extent, national elite for many decades. There had been also a secular French school in Hue, but that school had moved to Danang (also called Tourane by the French). By 1957, President Ngo Dinh Diem had been in power in South Vietnam for 3-4 years and had been trying to establish a national education system based only on the Vietnamese language. The use of Vietnamese was until then limited to the high school level, as much of the university level education was done in French. Students who underwent a high school curriculum were at a big handicap when they had to compete for a slot in very competitive professional schools like medicine or architecture. Once admitted, they also had a very hard time keeping pace in a foreign language that they did not know thoroughly. Therefore, there were several reasons for me to leave home, go to Danang and apply to the College Francais de Tourane. I passed the entrance exam.


 
French Secular Education.


My father probably hesitated a little in letting me go at a so early age. He asked me what I thought about it and it seemed that I gave him the right answer, that I was going to miss home but I had to do what I had to do.


Besides my age, there was also some suspicion regarding the nature of the education that I was going to get from a secular French institution. The Catholic Sisters at my sisters¡¦ Jeanne d'Arc High School predicted that I would leave home "as angel and come back later as the devil." That dramatic prognostication might partially be true from a religious, Catholic point of view. My eight years in a secular and liberal school, separated from my family and without direct moral and spiritual guidance from my parents, reshaped my mind and my way of thinking forever, for better or for worse. Much later, after years of living in America, I found out that, contrary to whatever impression I had from my years of French education, western civilization and thoughts are not confined to the aspects French culture that I was educated in, which were mostly based on the intellectual and rational movements of the last few centuries in industrialized Western Europe. I found out that the West also has deeper spiritual, religious and moral roots that basically are not very different from our own in Asia. A problem with transplanted French education in Vietnam, like the one I received, was that with our own roots destroyed by recent colonialism, when we were faced with a secular, materialistic and agnostic culture, our young generation was lured by its glamour and simplicity and we might ¡Vat least temporarily- mistake it for the absolute truth.

¡@


Danang in the 50's.


I still remember the day I went to Danang to take my entrance examination. It was the first time I had ever been out of Hue, my native city. Danang was more exposed to the outside word, more modern by Hue 's standard, with more restaurants and shops. People there also spoke Vietnamese with a different accent, considered almost foreign by people in Hue and sometimes difficult for them to understand. My father's secretary was responsible of taking me to Danang. He probably was in his thirties and the only thing remarkable about him that I still remember was his prominent lower lip that gave his face a very special expression. He took me to one of his friends' home to spend the night. I still remember the strong smell of the old dirty mosquito net and a young man in the house going around in his underwear in the presence of their guests. Where I came from, such things were unacceptable. Somehow that experience was significant for me, it was the first time I was out of the home of my parents and exposed to living conditions of much poorer people.

¡@


My first step away from home.


Soon after the exam, I had to leave home and start my septieme speciale, a transitional fifth grade year that helped me streamline into a French curriculum, a 2-year process.


I still remember the day my father brought home my first suitcase. I never could have predicted the endless travels that would ensue later in my life. It was a small suitcase that my father tied on the rear seat of his bicycle when he came home that night from his office. It was made of cheap, light pinewood, covered on the outside with painted tin. On the inside there was a lining of fabric glued over wood. That kind of luggage was very popular in Hue at the time. My mother packed my belongings, mostly things from a required list sent out earlier by the school. There was a wool blanket that my mother bought from a neighbor who had won it as a fair lottery prize. There was a whitish cotton military mosquito net given by my brother in law who was an officer in the army. Pajamas were required. Also other little things that my mother packed for me, probably with tears brimming in her eyes. Later, when my wife came home for the first time to visit, my mother told her that she had suffered so much when I went away, but that she had let me go because I wanted to go. My parents went with me to Danang on my first trip. We went to the school for registration then spent the night at the hotel nearby. The next day, I slept in my new home away from home. Then my mother came back. She missed me so much and wanted to take me back for another night together at the hotel. After that, my parents went back to Hue.

¡@


Danang in my mind.


I lived in Danang for 8 years. It was a quiet town. For me the main things to remember are the Cham museum, the Mountains of the Five Elements (Ngũ Hành Sơn) and the beaches.


The Cham Museum, founded by a French archeologist Parmentier, was dedicated to artifacts about the former Hindu kingdom of Champa.

According to Stanley Karnow, ¡§many dilapidated monuments remained of this small kingdom which extended from the Hue area to the area South of Cam Ranh Bay. Part of it was given to Vietnam in exchange of Vietnamese Princess Huyen Tran (Huyền Trân Công Chúa) of the Tran Dynasty¡¨. The remaining of the kingdom was annexed piece by piece into Vietnam "during a conflict that dragged on through the fourteenth and fifteenth centuries, reached its climax in 1471, when the Vietnamese razed the Cham capital of Indrapma, slaughtering forty thousand of its inhabitants". (Vietnam, A History). Many Vietnamese believe that many misfortunes of the Vietnamese people are due to a hex placed upon them by the Dân Hời (Champa people), well versed in occult sciences, who were exterminated by their more powerful and ever expanding northern neighbors.)


It was situated at the north end of the city, in a garden filled with bông sứ (frangipani), white or yellow, strongly scented tropical flowers. Almost all the artifacts were statues or bas-reliefs of all sizes. Sculpted in sandstone or granite, gods and goddesses, snakes and elephants, lingam and yoni, they cast an impassible, mystic presence and took the ignorant young man that I was back to their glorious but tragic past.


I liked the verses of Chế Lan Viên:


Rồi cả một thời xưa tan tác đổ,

Dấu oai linh, hùng vĩ, thấy gì đâu.

Thời gian chảy đá mòn sông núi lở,
Nhưng lòng ta còn mang vết thương đau.


And then a whole antiquity crumbled into ruins
Impressive signs of holiness and majesty, where are they now?

Time flows, eroding stones, banks and mountains
But in my heart, scars of painful wounds will always remain.


Sometimes, when thinking about that museum, I wonder how many kids of my age then would come so often to such a lonely place.

¡@


The Mountains of the Five Elements (Ngũ Hành Sơn)


It was a set of five small mountains near the coastline, to the south of Danang. There were caves carved naturally into the tall walls of marble and transformed in to Buddhist shrines by believers who were awed by stalactites that had an amazingly resemblance to statues of Buddha or Kwan Yin (Chinese Goddess of Mercy). I mostly remember the escarped path made of hundreds of stone steps that led to the shrines. I have the vague recollection that once my maternal grandmother and my uncle came to see me at my boarding school and we had a day trip there.

¡@


The Beaches.


Readers of Vietnam War history book should have heard of the beaches of Danang. March 1995, the first contingent of U.S. Marines landed on one of them and China (!) Beach became a recreation center for the U.S. military during the war. Nowadays, I am told that they have become lucrative tourist resorts intended to attract badly needed money for the ailing Vietnamese economy. When I was there between 1957 and 1964, those beautiful and serene places had not earned their notorious but sad place in history yet. They were still immaculate with nonexistent tourist crowd. I still remember our first field trip to the beach at the foot of Núi Sơn Trà (The Tea Mountain) called Tiên Sa (Fairy Landing Beach). We had to walk about ten kilometers to get there, it was a lot of fun until H.X.B one of my classmates who was older and taller than I pushed me down under the water and tried jokingly to drown me. It was my first touch with the fear of death and that event stayed forever in my memory. We remained close friends however. We kept in touch with each other by mail for a while after he moved south to Qui Nhon. He later became an architect. I know that he is living in the south of the U.S. now but we never had the chance to meet again.


Another beach was Mỹ Khê where the Americans landed in 1965. Water there was shallower than at Tiên Sa, but here waves were taller. My brother Hậu and I once came back to Danang when I was in medical school and went to that beach. Somehow both of us were on the verge of getting drowned; wave after wave buried our face in water. We tried desperately to get American servicemen on vacation on the beach to come to rescue us, but they probably took our waving gestures as greeting signs. When we were certain that we were going to die, by some mysterious reverse of fortune, we found ourselves in a safe spot with firm sand under our feet.


Thanh Bình Beach (Peaceful Beach) had even shallower waters. Situated in a small cove, it deserved its name; but later because its proximity to the city, after 1964 there was a lot of illegal developments there for the purpose of renting to the ever-increasing American servicemen.


 
Adolescent and away from home.


By special circumstances, I had to leave boarding school and then lived next to that beach for two years. In 1962, the French were downsizing their educational activity in Vietnam, probably because strengthening Vietnamese nationalist feelings and mounting American cultural pressure in every field from movie theaters to colleges and universities. Facilities for boarding students were eliminated, and right on the eve of my new school year in the ninth grade (classe de seconde), I had to find a place to stay during my last three years of high school.


At first I stayed with my sister at Ông Ích Khiêm Street. My brother in law was the vice-mayor and commander of the militia of the city. During that year, I had the opportunity to live under the same roof with my several nephews who were less than ten years younger than I. It was an opportunity for me to develop a close friendship with them that would last until now. My sister's house was across the street from the main Buddhist Center where a lot of anti-government political activity was going on. The Buddhist; activists were barricading themselves with barbed wires in the pagoda, broadcasting day and night on their loudspeakers their accusation of the government in Saigon. Local police forces and later forces sent by the central government put a siege on the place and tried to quench the demonstrations. I had the opportunity to witness close to home violence in many demonstrations and street fights between the armed police and the Buddhist activists.


Later when my father built a small house on Cao Thang Street, across the street from the recently built Technical High School, next to Thanh Binh Beach, I moved there to live with an old aunt who did the house keeping for us. Even almost by myself, with my father coming occasionally on his business trips to Danang, I managed to do very well at school and graduated from high school as valedictorian. After I left, my brother Phú who was assigned a position in the American funded program for malaria eradication, bought the house. He lived there for a few years and had a doctor's office. Many of his clients were American servicemen staying in the area who were glad to find an English speaking doctor with former training in America.

The malaria eradication program had its yellow trucks and buses running across the countryside to spray the thatch roofs and the inside of Vietnamese rural population even in remote areas. Thanks to his involvement in it, my brother had a rare chance to go to meetings abroad and visit many countries, including Mexico, the United States, and Japan. It was the first time one of our family members brought back first hand account of the first world and other exotic countries. I was fascinated by his slideshow of beautiful parks in Tokyo and Mexico City. I read books like "The Art of Dating" and ¡§The Affluent Society¡¨ that he brought home. He also brought back from Japan a portable Sony tape recorder that made a lot of sensation among his female friends who loved so much to show off their voice in Vietnamese melancholic love songs. Two of those songs: ¡§ Gợi giấc mơ xưa¡¨ ( Memories of an Old Dream) and ¡§Ngăn cách¡¨ (Separation) stayed forever in my memories and remain among my favorites.
¡§Gợi giấc mơ xưa¡¨ sings about a lover's dream of living again one moment with her lost sweetheart on the famous Perfume River in Hue.
 
Ngày mai lênh đênh trên sông Hương, theo gió mơ hồ hồn về đâu,

Sông sầu dâng lên bao năm tháng, mơ hồn về dĩ vãng mộng mơ.

Thương em thì thương rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng rồi,
Xa em lòng anh muốn nói đôi lời, gió buông lả lơi.....
 
Tomorrow, I will let my boat drift on the Perfume River

And let the wind bring my soul to a dreamy past
A river of melancholy mounts after so many months and years

I love you so much, but our destinies failed to meet

Tomorrow, I will let my boat drift on the Perfume River
And let the wind bring my soul to a dreamy past
A river of melancholy mounts after so many months and years

I love you so much, but our destinies failed to meet
So far away from you, I want the flirting breeze to bring you a few words...


Somehow those lines embody for me my nostalgia for my hometown with its beautiful, romantic river. Hue, as someone appropriately puts it, is a place to remember and to miss but is not a good place to stay and live. For the lover who sang it, it was bad omen of an unfulfilled dream.


The winds of war.


Political turmoil became even worse then; there were much violence and gang-like fighting between Catholic and Buddhist factions. Priests were exhorting their catholic constituency into combat to defend their church. Terrorists went inside hospitals to get their wounded enemies out and hang them on barbed wires. On a larger scale, American involvement in Vietnam was increasing. There was the Tonkin incident where the North Vietnamese were accused of targeting their missiles at an American boat. Then President Johnson escalated the war. March 1964, the Marines landed on the beaches of Danang, and they kept coming.


When I left Danang in mid 1965 before going to medical school in Saigon, the life and destiny of that peaceful city had already changed.
 
Hien V. Ho, MD - Friday, February 05, 1999

¡@


 

7. LYCÉE XƯA


Hoàng Thi Trang (BP70)
 
Kính tặng các Thầy Cô
 
Mến tặng các Anh, Chị và các Bạn
 
Những người đã từng được đi học, dầu trong thời gian dài hay ngắn, mấy ai không có trong tâm tưởng hai chữ ¡§trường cũ¡¨ hay ¡§trường xưa¡¨. Hình ảnh của ¡§trường xưa¡¨ trong hồi ức của hầu hết mọi người có lẽ là những khoảng sân chơi, những hàng cây, những dãy lớp nhỏ lụp xụp trong mưa gió, hay những dãy hành lang rộn tiếng nói cười bao quanh những phòng học rộng và thoáng mát. Dầu nhỏ bé nghèo nàn, hay rộng lớn nguy nga, ngôi trường nào cũng gắn liền với một quãng đời nào đó và có một vị trí riêng trong trí nhớ của từng người : Trường tiểu học A, trường trung học B, trường tư thục C...Riêng đối với tôi và hầu hết các bạn cùng trường, tuổi thơ, tuổi nhỏ và tuổi mới lớn của chúng tôi đều trôi qua trong một ngôi trường DUY NHẤT có cái tên bằng tiếng Pháp thật lạc loài trong danh sách của các trường trong tỉnh nhà, như chính chúng tôi cũng đã từng lạc loài trong giới học sinh lúc bấy giờ, vì chúng tôi là ¡§dân trường tây¡¨.
 
Hai chữ ¡§trường tây¡¨ có lẽ bắt nguồn từ cái tên đầu tiên của trường, ¡¨College Francais de Tourane¡¨. Trường do người Pháp thành lập nên có tên ¡§trường Pháp¡¨ hay ¡§trường Tây¡¨ là chuyện đương nhiên. Về sau, khi tôi bắt đầu lên trung học, trường đã được đổi tên, tên của một triết gia và khoa học gia người Pháp, người nổi tiếng với tư tưởng ¡§con người là cây sậy biết tư duy¡¨. Tuy trường đã thay tên, chúng tôi vẫn bi xem là ¡§dân trường Tây mất gốc¡¨( ?), vì thầy cô của chúng tôi đa số vẫn là người Pháp. Ừ, thì cũng được. Có sao đâu ? Đã là những cây sậy thì sợ gì khi phải mang tên này hay tiếng kia ? Miễn sao những cây sậy vẫn biết tận hưởng khí trời, ánh sáng và mây sương để vươn lên trên mảnh đất quê hương chúng đã bám chặt rễ. Thành phố Đànẵng là mảnh đất đó, chúng tôi đã lớn lên ở đó, bên bờ sông Hàn, và trong ngôi trường mang tên Lycée Blaise Pascal.
 
Không biết những người khác, khi nhớ về trường, thường nhớ về cái gì. Riêng tôi, khi ngồi xuống bắt đầu viết những giòng này, tôi nhìn thấy ngay chiếc cổng trường uy nghi màu trắng, và cái bảng tên trường đã đi vào ký ức của chúng tôi. Chiếc cổng bề thế, to lớn đã khiến tôi cảm thấy thật nhỏ bé mỗi khi bước ngang qua. Chiếc cổng đó, giống như bao chiếc cổng trường khác, sáng sáng đã mở ra để đón chúng tôi nhịp nhàng chân sáo, trưa trưa lại mở ra để lũ chim sáo lao xao bay về tổ. Mấy ai trong chúng tôi không nhớ những cảnh đưa đón, hay chờ bạn, chờ người nhà trước cổng trường ? Mấy ai không nhớ những khoảnh khắc bịn rịn mỗi khi hè đến ? Mấy ai không nhớ những ngày hè, sân trường hắt hiu, cổng trường đóng kín ? Mấy ai không nhớ cảnh trường hồi sinh, xe cộ tấp nập, những lúc vào thu ? Chiếc cổng trường ngày ngày đã mở ra và khép lại từng trang buồn, vui, hy vọng, mộng mơ hay lo lắng của đời học sinh. Chiếc cổng trường đó, tưởng rằng sẽ ¡§trơ gan cùng tuế nguyệt¡¨, sẽ đứng vững với thời gian, nay đã không còn nữa, và dần dần nhạt nhòa trong những tấm hình màu giấy đã ngã vàng theo năm tháng. Cũng may, với những kỹ thuật vi tính tối tân và sự tận tình của một số cựu học sinh, những hình ảnh đó đã được lưu giữ lại cẩn thận trong các trang mạng của trường, để thỉnh thoảng chúng tôi còn có dịp nhìn ngắm và tìm kiếm.




 
bureau du proviseur
¡@


Chiếc cổng đó mở ra một khuôn viên màu xanh, với những tường rào trắng vây quanh, những hàng lan đất mọc dày đặc ven rào, và những cây cổ thụ đã một thời tỏa bóng mát lên tâm hồn thơ trẻ của chúng tôi.
 
Chiếc cổng đó mở ra một lối mòn thân quen dẫn lên con dốc nhỏ, và đó đây ẩn hiện những ngôi nhà, cái kiểu mới, cái kiểu xưa. Dầu đã qua bao nhiêu năm, nhắm mắt lại tôi vẫn có thể hình dung rõ ràng vị trí của từng nơi, từng chỗ : nhà gác gian, phòng giáo sư, phòng hiệu trưởng, những dãy lớp tiểu học, những dãy lớp trung học, nhà để xe, những lối mòn, những gốc cây, những chiếc ghế đá. Tưởng như vẫn còn đâu đó những dãy hành lang, những góc sân, những góc vườn đã in dấu bước chân của bao lứa học sinh, những bước chân tung tăng, nghịch ngợm, đến một lúc nào đó bỗng trở nên tề chỉnh, dè dặt, và đôi khi bỗng vô cớ ( ? ! ) líu ríu , ngập ngừng .




¡@


 
Trường tôi đó, không tòa ngang dãy dọc, không lộng lẫy, nguy nga. Thế nhưng, mấy ai xa trường mà không lưu luyến cái không gian màu xanh đã nuôi dưỡng tâm hồn mình ? Mấy ai không nhớ con dốc nhỏ và chiếc cầu ? Có những buổi sáng rất hiếm hoi, Đà Nẵng đột nhiên có sương mù, nhìn từ cổng trường, con dốc và chiếc cầu đẹp như những chấm phá tây phương trong một bức tranh thủy mạc. Bên trái con dốc là dãy lớp dành cho đệ nhất cấp, lối kiến trúc trông mới mẻ, so với vẻ cổ xưa của ngôi giáo đường nhỏ và phòng thí nghiệm ở phía bên phải. Tôi rất thích khoảng sân nhỏ với hai cây sứ trước phòng thí nghiệm. Đến mùa hoa, hoa sứ nở trắng cây, rơi rụng đầy lối đi và những bậc thang dẫn lên phòng thí nghiệm.
 
Ước gì còn được trở về một lần, bước chầm chậm qua đó, để đón một thoáng hương sứ nồng nàn trong nắng sớm.
 
Chiếc cầu nhỏ trên đầu dốc là nơi chia cách cái thế giới nhốn nháo của ¡§bọn nhóc¡¨ và cái thế giới¡K kỳ bí của ¡§mấy anh chị lớn¡¨. Chiếc cầu bắc ngang qua một cái hào rộng, chen chúc cỏ cây. Mấy ai trong chúng tôi không mong chóng đến lúc được bước qua cầu mỗi ngày, để được ngoái nhìn lại ¡§bọn nhóc¡¨ dưới kia ? Có lẽ sự hiện diện của chiếc cầu là nét đặc thù của trường tôi, nên nó được chăm sóc một cách đặc biệt. Giờ chơi nào cũng có¡K những ¡§kiện tướng¡¨ đứng gác. Đi ngang qua cầu, tức là phải đi ngang qua hàng chục ¡§luồng nhãn lực¡¨, có thể làm quấn quít bước chân ; vì vậy, các nữ sinh ít dám... vượt cầu trong những giờ chơi. Cứ thế, năm này đến năm khác, nhiều ¡§kiện tướng¡¨ đã ¡K chiếm hữu chiếc cầu, và khi xa trường, có lẽ đã để lại bên cầu không ít những nhớ thương, hay những mảnh tình không ngỏ !
¡@



¡@


 
Tôi xa trường từ năm 1970 và ít khi trở về thăm trường, vi trường lúc bấy giờ cũng đã thay tên. Sau tháng tư năm 75, có lẽ vì giòng xoáy của cuộc sống mới, tôi cũng không nghĩ đến chuyện về thăm trường. Cho đến khoảng gần cuối thập niên 70, trong một dịp nào đó, do công việc thì phải, tôi tình cờ trở về trường
 
Cảnh vật quả thật đã khác xưa rất nhiều. Chiếc cổng và tường rào chắn quanh trường vẫn còn đó, nhưng màu vôi nhớp nháp ; và bảng tên trường ¡V sau này là ¡§Trung Tâm Giáo Dục Nguyễn Hiền¡¨ đã bị gỡ bỏ, có lẽ đã từ sau tháng tư 1975.





¡@

Tôi đứng lặng trên đầu con dốc thân quen cũ, ngó quanh quất và nghe thấm thía những mất mát. Hai chiếc ghế đá vẫn còn đó, nhưng xiêu lệch, mặt ghế bị sứt mẻ nhiều chỗ. Dãy phòng đệ nhất cấp vẫn còn đó, vẫn được xử dụng nhưng cũng không kém vẻ cũ kỹ. Tôi lần bước về hướng phòng thí nghiệm. Bực cấp và hai cây sứ vẫn còn đó, hoa sứ vẫn đang nở, đây đó vẫn thoang thoảng mùi hương hoa, nhưng sao lòng tôi vẫn nghe hiu hắt. Nhìn xuống những dãy lớp tiểu học, hình như đang có người ở, vì quần áo được phơi đó đây chung quanh những dãy nhà tiền chế. Ôi, những lớp học thời tuổi nhỏ của chúng tôi ! Tôi ân hận vì trước kia đã không trở về trường thường xuyên hơn. Khoảng sân cỏ dùng cho những giờ thể dục, những cuộc thi đấu, những trận đá bóng vẫn còn đó, nhưng nay chỉ là khoảng sân trơ nhẵn, hầu như không còn cỏ, và có lẽ không mấy người lai vãng. Bên trái sân cỏ, ngôi giáo ðýờng nhỏ vẫn còn đó, màu vôi loang lổ trong nắng chiều, khiến cảnh vật càng thêm tiêu điều. Tất cả đã thật sự khác xưa, khác rất xa !





¡@

Sau lần tình cờ về thăm trường cũ đó, tôi đã viết :
 
¡§Nếu có về, xin em giùm bước khẽ

Giùm nâng niu những dư ảnh một thời,

Đừng thảng thốt nếu bước chân lạc lối

Giữa hoang vu của bao cảnh đổi dời !¡¨¡K

¡@

Bài thơ khá dài, nhưng vì một sơ xuất kỹ thuật tôi đã làm mất nó. Hỏi thăm bạn bè, những người tôi đã cùng chia sẻ bài thơ, cũng không ai còn giữ. Có muốn chép lại, cũng không nhớ, có muốn viết lại, cũng không thể. Khi bị mất bài thơ, tôi rất buồn, vì nó đã ghi lại tâm trạng của tôi lần trở về đó. Có điều, tôi không bao giờ ngờ rằng mất bài thơ đó chỉ là dấu hiệu của những mất mát lớn hơn sau này. Có nhiều cảnh đổi dời còn làm đau lòng hơn !

Vài tháng sau khi đến Mỹ, tôi gặp lại HTN, một cô bạn cũ cùng lớp từ thời tiểu học. Cô bạn đem tặng tôi một tập hình ảnh ngày xưa và bây giờ của các thầy cô và học sinh cùng một số địa chỉ liên lạc. Tôi lần dở từng trang tập ¡§Annuaire des Anciens¡¨, nhìn ngắm những hình ảnh ngộ nghĩnh của bạn bè và của chính mình ngày xưa, bồi hồi nhớ lại từng khuôn mặt, từng ánh mắt, từng nụ cười, và xúc động, muốn rơi nước mắt. Tập ảnh này là tâm huyết của một vị thầy đáng kính, thầy Jean- Claude Bressieux.
¡@



M. Ferrand, M. Bressieux
¡@


Tuy xa trường, xa Việt Nam đã nhiều năm, thầy vẫn giữ lại những hình ảnh mà có lẽ chính chúng tôi cũng không còn giữ, để bây giờ có thể trao đến tay chúng tôi những tập ảnh quý giá như thế. Những nỗ lực muốn kết nối quá khứ và hiện tại, kết nối tình thầy trò và tình bạn giữa chúng tôi đã nói lên những gắn bó của thầy với một ngôi trường nhỏ nay đã mất tên, và tấm lòng của thầy đối với lũ học trò của một thời. Trong giáo giới nói chung, có được bao nhiêu thầy giáo hay cô giáo hàng năm vẫn nhớ gửi lời chúc sinh nhật đến từng đứa học trò cũ ? Tôi cũng đã có một thời đứng trên bục giảng, đã từng tự hào là một người yêu nghề, yêu học trò, nhưng ngay cả khi còn gần gũi các em, tôi chẳng bao giờ để ý đến, chứ đừng nói gì là nhớ được ngày sinh của em nào, kể cả những em học sinh xuất sắc. Thầy Bressieux thì khác, năm nào mỗi học sinh của thầy cũng nhận được lời chúc sinh nhật từ thầy qua điện thư, những lời chúc ngắn gọn, làm ấm lòng và thường khơi dậy trong chúng tôi hình ảnh một thời Lycée xưa. Ai dám bảo người Tây phương không giàu tình cảm ?
 
Càng biết được tin tức hay có dịp liên lạc, gặp gỡ một số bạn bè, một vài thầy cô, tôi càng thấy nhớ trường. Những lần về Việt Nam, có lúc tôi đã muốn ghé qua trường, nhưng rồi dùng dằng, lại không muốn đi, nhất là khi nghe nói trường đang bị đập phá để xây dựng một cái gì đó. Đã quá đủ rồi, những hụt hẫng, những ngậm ngùi của năm nào. Và tôi đã không đi, không muốn đi tí nào.
 
Cho đến lần về thăm nhà vừa rồi, một hôm, khi cô em dâu chở tôi đi dọc con đường ngày xưa có tên là đường Độc Lập, nhìn về bên trái, phía đối diện với một cao ốc lạ, tôi bỗng thấy cảnh vật quen quen. Khi tôi hỏi đây là chỗ nào, sao thấy quen quen, cô em bật cười : ¡§Chị không nhận ra à? Chỗ này là phía trước trường của chị đó, trường của chị ngày xưa đó ! Tôi bảo cô em dừng xe, rồi bước xuống, đi lùi lại. Trường tôi đây ư ? Tôi đi mãi đến góc đường Gia Long và Độc Lập. Thật đúng rồi. Đây là khuôn viên của trường tôi ngày xưa. Nhưng bây giờ ở đó là một cao ốc, có lẽ là cao ốc lớn nhất, và tân kỳ nhất thành phố, một tòa cao ốc kiểu mới, trông thật lạ lẫm, lạc loài trên một góc trời Đà Nẵng, và khung cảnh xưa chẳng còn gì ngoài con đường dốc thoai thoải bên hông tòa nhà. Có lẽ người ta chưa kịp san bằng, nên tôi còn nhận ra được một chút gì của ngày xưa.
 
Bây giờ, nếu muốn làm thơ, tôi sẽ không khuyên bạn bè bước chầm chậm để tìm những dư ảnh. Tôi sẽ viết :
 
Nếu tình cờ có về ngang trường cũ,
 
Bước loanh quanh trong quạnh vắng bốn bề¡K Đừng ngoảnh lại, đừng kiếm tìm quá khứ, Vàng son một thời, rồi cũng qua đi !




¡@

 
Đúng thế, đã qua rồi, đã mất dấu thật rồi thời vàng son của một Lycée xưa. Sự hụt hẫng của tôi trong lần về thăm trường năm xưa đâu có sá gì, so với những bàng hoàng, những ngậm ngùi của tôi hôm nay. Thật hạnh phúc cho những ai khi nhớ về trường cũ, còn có thể rủ nhau về chốn xưa để tìm cảnh, tìm người. Chúng tôi bây giờ, khi nhắc đến trường, đến thầy cô, đến bạn bè, chỉ có thể nương vào hồi ức của nhau, và những mảnh hồi ức này cũng đang vơi dần theo năm tháng chồng chất của tuổi đời. Đáng buồn thay.
 
Năm 2004, khi trường tổ chức họp mặt ở San Jose, tôi được giao công việc trang trí một số hình ảnh. Dưới những hình ảnh ghép lại thành toàn cảnh trường nhìn từ bên ngoài, tôi đã dán câu : ¡§Niềm thương dù cho xa cách muôn trùng không phai mờ...¡¨ (Tìm Đâu của nhạc sĩ Nguyễn Hiền) Chẳng phải thế sao ? Đã qua bao năm tháng, Lycée vẫn là niềm thương mến, là nỗi tự hào của chúng tôi. Những hồi ức có phôi pha theo thời gian, nhưng niềm thương mến đối với Lycée không thể phai mờ. Sân trường Lycée ngày xưa có khá nhiều cây cổ thụ. Thế nhưng, đối với tôi, Lycée tự nó là cây cổ thụ lớn nhất, tỏa thật nhiều bóng mát xuống đường đời của mỗi chúng tôi. Bóng mát đó tưởng như mỗi năm mỗi thu hẹp lại. Mỗi lần được tin một vị thầy hay cô giáo cũ qua đời, cây cổ thụ Lycée của chúng tôi như vừa mất thêm một cành lớn. Mỗi lần có tin một học sinh cũ nằm xuống, cây cổ thụ Lycée của chúng tôi như vừa rụng thêm một chiếc lá. Còn có những chiếc lá đã bay tứ tán khắp bốn phương. Thế nhưng, mỗi khi nhìn lại các hình ảnh, đọc lại những đoạn văn, những bài thơ, những đoạn ghi chép về các thầy cô, những lời chia buồn hay cầu nguyện của những người bạn đã từng quen biết hay không quen biết một người nào đó vừa ra đi, bóng mát dường như lại lan rộng.




 
Khi anh tôi qua đời, tôi nhận được những lời chia buồn từ một vài người tôi cũng không biết là ai. Một bậc đàn anh đã khiến tôi thật xúc động khi đọc những gì anh ấy viết. Xin được tạm dịch : ¡§Vì xa trường trước đó đã lâu, tôi không quen biết người này¡K nhưng có gì quan trọng đâu ? Chỉ cần có duyên may, một khoảng thời gian nào đó của tuổi trẻ, đã từng được ngồi trên cùng những chiếc ghế trong cùng một ngôi trường thì một thoáng tình bạn nào đó đã nối kết những người này với những người kia¡K¡¨ (Hoàng Văn Nam BP60)
 
Đúng thế ! Có gì quan trọng đâu. Chúng tôi như những chiếc lá lưu lạc tứ phương, nhưng là những chiếc lá đến từ một cây cổ thụ lớn.
 
Ngôi trường lycée đã thật sự mất dấu, nhưng CÂY CỔ THỤ LYCÉE vẫn còn đó, và hai chữ ¡§LYCÉE XƯA¡¨, đọc lên, thốt lên, nghe vẫn rất DỄ THƯƠNG và vô cùng THÂN QUEN. Chẳng phải thế sao ?
 
San Jose 8/31/2015
 
Hoàng Thi Trang (BP70)

¡@

¡@


8. LE LYCÉE BLAISE PASCAL, DA NANG 1955-1973


George Nguyễn Cao Đức (Lycée Jean Jacques Rousseau Alumni Association)
 


Nguyên Dinh Nghia, un des meilleurs flutistes (sáo) vietnamiens, a quitté ce monde fin Décembre 2005 dans le Maryland, aux USA. C¡¦était un « pascalien », un ancien du lycée Blaise Pascal de Da Nang. Comme Vinh Khoa, dit Vink, graphiste bien connu (1), et comme bien d¡¦autres. Certains sont maintenant décédés, y compris durant la guerre. D¡¦autres sont toujours au Vietnam. Les autres anciens vivent à l¡¦étranger depuis 1975 et après, bien intégrés dans leurs nouvelles patries, et avec beaucoup de réussite. Les anciens de Blaise Pascal connus sont en effet nombreux, et leur formation scolaire s¡¦est effectuée dans un établissement qui n¡¦aura vécu que 18 ans.
 
En ce mois d'octobre 1955, l¡¦hôpital militaire français de Tourane (l¡¦actuel Dà Nãng) laissé par le CEFEO (corps expéditionnaire français en Extrême-Orient) est transformé en un établissement nommé Collège Français de Tourane, avec 350 élèves, de la 12è à la 3è. C¡¦est que simultanément, le lycée français de Huê ferme, laissant en cours d¡¦études un certain de nombre de lycéens, tant français que vietnamiens, dont une partie est transférée à ce nouveau collège, qui dispose dès l¡¦ouverture d¡¦un internat de 40 lits dans ce but, les jeunes Huéens ne pouvant rentrer chez eux le soir.
 
Il était attachant, ce collège, avec un portail représentatif du style de l¡¦époque, mais également une chapelle, vestige du secours des âmes, nécessaire dans ce qui fut pendant longtemps un hôpital militaire.
 
Entrée du collège, 1963... ... devenu lycée
 
A la différence du lycée Jean-Jacques Rousseau saigonnais, cet établissement était mixte. De quoi nous rendre jaloux rétrospectivement, nous qui devions marcher 2 blocs de maisons pour rejoindre nos camarades filles de Marie Curie! Ce point explique possiblement la gentillesse et la chaleur particulières des liens entre pascaliens, et leurs souvenirs souvent intenses de leurs années scolaires, tels que perçus en parcourant leurs sites (un en Europe, un en Amérique du Nord) sur le Net.
 
En effet, un ancien professeur des années 60, Mr Bressieux, avec l¡¦aide de nombreux anciens pascaliens , s¡¦est donné pour tâche de rassembler les souvenirs des années du lycée, et contribue très activement à faire vivre la mémoire collective des anciens, tout comme nous autres JJR cherchons à le faire à travers notre site.
 
C¡¦est qu¡¦il en faut, de la volonté, pour rassembler ne serait-ce qu¡¦épistolairement les anciens, qui sont maintenant disséminés partout : USA, Canada, Vietnam, France, Belgique, Suisse, etc., et dont presque 700 noms ont pu être recensés déjà dans un nouvel annuaire actuellement disponible pour sa première partie. Et 1ce, malgré les diverses réunions un peu partout, avec en point d¡¦orgue une grande réunion en France, aux châteaux de Chantilly et de Versailles (outre une grande soirée avec tombola, chants et danse) l¡¦été 2005, à l¡¦occasion du cinquantenaire de la naissance de leur « bahut ». Cette réunion estivale a été un grand succès car des anciens professeurs ont pu s¡¦y joindre, avec une palette ébouriffante de promotions représentées : de la « 58 » à la dernière. C¡¦est d¡¦ailleurs et possiblement l¡¦approche de ce cinquantenaire qui avait déterminé la naissance de leur amicale, déclarée en Janvier 2005 et présidée alors par un ancien enseignant de vietnamien du lycée, M. Bach Thai Hà, lui-même ancien de JJR.
 
Et tout comme les anciens JJR pensent à MM Pouvatchy, Vieillard, Michel ou à Mmes Bréant, Cervetti etc., les pascaliens gardent encore en mémoire les noms de leurs anciens professeurs : MM Mazerolle, Bressieux, Barral, Maillet (« leur » Vananga !) etc. Et gageons que leur « surgé », M. André Béchir, était aussi affectueusement craint/détesté que le nôtre, Mr Giuntini dit Bù-Lêt. Mais se souviennent-ils encore d¡¦un de leurs anciens maîtres, un certain Robert Kernéis (JJR 65), qui y a enseigné de 65 à 67 ? Chers pascaliens, si vous l¡¦ignorez, cet ancien enseignant est basé actuellement à Séoul, Corée du Sud.
 
Mais faisons un petit retour en arrière, au début des années 60.
 
Avec le changement de nom de Tourane devenue Da Nang, il fut décidé qu¡¦à la rentrée 1963, le lycée (car le collège avait grandi et devait désormais accueillir la filière scolaire complète, jusqu¡¦au baccalauréat) prendrait le nom de Blaise Pascal, illustre physicien français. Ce nom avait été choisi parmi quelques autres noms proposés - dont Molière - par les élèves des « grandes classes ». Le lycée connaît alors une croissance régulière. Les besoins en surface ont fait que certaines anciennes villas au sein de l¡¦ex-hôpital ont été transformées en salles de cours ou en laboratoire, ce qui est le cas pour la physique et la chimie, installées dans une ancienne demeure à laquelle on accède par un petit escalier sur le perron. Il en est de même pour la biologie, en plus de la « salle des profs » et de la maison du concierge. Le lycée est un ensemble particulièrement agréable, grâce à la présence rafraîchissante de très nombreux arbres , masquant certaines parties du lieu.
 
Le lycée traverse sans dommage significatif l¡¦année 1968 (offensive communiste du Têt), mais l¡¦an 1972 voit sa rétrocession à l¡¦administration vietnamienne, après l¡¦offensive militaire de grande envergure du Vietnam du Nord. Il en avait été déjà de même avec notre brave vieux lycée Jean- Jacques Rousseau en 1969. Le lycée Blaise Pascal, sous le nom de Trung Tâm Giáo Dục Nguyễn Hiền (centre d¡¦éducation Nguyên Hiên), voit alors sa dernière année scolaire francophone (1972- 73). Laissons la parole à Mr Bressieux, qui contribue toujours actuellement à faire vivre la mémoire collective des « pascaliens » :
 
« Mai 1973. Une année scolaire banale, presque ordinaire se termine, les élèves quittent le lycée pour de grandes vacances bien méritées. Pourtant, eux qui sont habituellement si joyeux et exubérants, c'est en silence qu'ils franchissent la porte. Ils ont le cœur serré et, s'ils n'hésitent pas à se retourner pour plaisanter une dernière fois, c'est pour faire croire qu'ils n'ont pas de chagrin. Certains contiennent difficilement leur émotion. Plusieurs essaient de cacher maladroitement quelques larmes derrière leurs lunettes de soleil et le timide sourire qu'ils esquissent ne parvient pas à masquer leur désarroi. »

Tout a disparu de nos jours, et l¡¦ancien lycée, laissé à l¡¦abandon pendant de très longues années, a été rasé en 2005, laissant la place à de nouveaux bâtiments dédiés à d¡¦autres activités, à la seule exception du laboratoire, toujours debout. Le Dieu Immobilier a encore frappé.
 
Depuis 1973, la vie a continué, et le temps a fait son œuvre. Nul doute que les « pascaliens », désormais disséminés de par le monde par la folie des hommes ont connu des moments de peine ¡V certaines plaies ont pris du temps à cicatriser - et des instants de joie, à l¡¦instar de leurs « collègues » JJR.
 
Nul doute également que leur amicale, soutenue par leurs 2 sites Internet (un en France, l¡¦autre aux USA) connaîtra une longue vie, et que de très nombreuses réunions feront se revoir les pascaliens gardant en eux le souvenir de leur « plus beau lycée du monde », qui a vu en ses murs nombre de talents éclos plus tard. Ainsi sont faits les anciens des établissements scolaires français du Vietnam d¡¦avant 1975. Très très longue vie à vous tous, amis pascaliens.
 
GNCD
 
(1) : Vinh Khoa, dit VINK, dessinateur-graphiste talentueux, a fait l¡¦objet d¡¦un article dans le Good Morning N¢X 60 d¡¦avril 2006
¡@

¡@



9. Thành Điện Hải Xưa (Đà Nẵng) và Trường Blaise Pascal cũ
 
Hồ văn Hiền (BP 1965)


 



Nhân tìm hiểu về quá khứ địa điểm trường Blaise Pascal, tôi tìm gặp được một số tài liệu liên hệ tới Đà nẵng và khu đất tạI góc đường Độc Lập (nay là đường Trần Phú) và Quang Trung, trước mặt cercle sportif cũ, mà bây giờ trên bản đồ thành phố cũng ghi là trung tâm thể dục thể thao.


Điểm thứ nhất làm tôi thắc mắc trước đây là cái tên Tourane, nghe có vẻ Tây, của Đà nẵng. Chúng ta biết thị trấn này đã là một đồn lũy lâu đời của Việt nam dưới Chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Trong một bài báo về Đà nẵng, học giả Thái Văn Kiểm có giải thích nguồn gốc tên này như sau : "Nguyên địa phương có tên là Thạc Gián ºÓ í} , viết bằng chữ Hán hoặc nôm na ná giống chữ Tu Gián ¶· í} . Những người thông ngôn cho Pháp hồi đó, đọc lộn thành Tu Giản, và do đó người Pháp đọc trại là Tourane.¡¨ Năm 2004, trong một bài khảo cứu dài đang trên khoahoc.net, Võ văn Dật cho rằng cách giải thích này cũng không vững (1)


Những thuyết khác là:


1) Đà Nẵng, viết chữ Hán, được người Tàu Hải Nam (nhóm người Tàu đông nhất ở vủng này, trước cả người việt) đọc là "Tou nan", người Pháp theo đó gọi là Tourane.


2) Có một tháp Chàm bên sông Hàn, người Pháp gọi là Tour (tháp) de Hane, trại thành Tourane (theo Auguste Hausman, một thương nhân Pháp đến Đà Nẵng năm 1848)


3) Tourane là nói trại chữ Châu Ranh (Châu ở Ranh giới Việt và Chàm)
Theo Đặng Tiến, sách Lịch sử Thành Phố Đà Nẵng,( của nhiều tác giả , Nhà Xuất Bản Đà Nẵng,
2001, trang 30) nói trường Blaise Pascal nằm trên địa diểm cũ của thành Điện Hải.

¡@


 
Hình 2: Hình bệnh viện ngày xưa của quân đội Pháp, đến năm 1955 thì được xây thành College Français de Tourane, và vào năm 1963 trường lấy tên là Lycée Blaise Pascal (nguồn: trang web của Lycée Blaise Pascal Đà Nẵng/ Đêm Cầu Cơ của Lê Nhật Thăng)


 
Thắc mắc thứ hai là kiểu thành lũy Vauban mà chúng ta thấy trong trường Blaise Pascal cũ.


Từ thập niên 1950 cho đến trước năm 1975, chúng ta có những cơ sở sau đây của trường Pháp Collège Francais de Tourane, sau này thành Lycée Blaise Pascal, và sau cùng thành Trung Tâm Giáo Dục Nguyễn Hiền.

¡@

¡@


 
Hình 3: Trường Pháp lúc đầu là College Francais de Tourane, sau đó nâng cấp thành Lycée Blaise Pascal


 
Từ cửa chính, hướng đông, đi vào, chúng ta qua chiếc cầu nhỏ bắt qua một cái hào lớn,bên trái có cây đa cổ thụ (fig. 5) , hình như hiện nay vẫn còn; bên phải có nhà surveillant general , Ông Menguy. Rẽ qua phải, có nhà thờ nhỏ cất trên một mặt bằng cao, nằm trên một góc thành. Nhà thờ nhỏ (chapelle) này là nhà nguyện đầu tiên cho quân đội Pháp (nhà thờ Con Gà chỉ được xây năm 1923, thuộc giáo phận Qui Nhơn - theo Đặng Tiến). Từ trên nhà nguyện nhìn xuống một bức tường gạch thì thấy sân vận động, có kiến trúc bằng sắt (xây sau 1957), như cái cầu khỉ để leo dây, đi thăng bằng, vv... và có cái phòng thay áo quần cho học sinh tập thể dục (vestiaire), không phân chia ra nam nữ vì hồi đó thể dục trai gái học riêng. Rẽ qua trái thì hồi đó có nhà chateau d¡¦eau và ngôi nhà nhỏ các nữ sinh nội trú ở, ngay trên góc thành phía nam.
¡@



¡@


 
Hình 4:
¡§Bản vẽ số I: Đây là bản vẽ có ghi chú trên góc trái ¡§bản vẽ kèm theo báo cáo của chỉ huy công binh vào ngày 4-1-1888¡¨ thể hiện rõ mặt bằng hiện trạng của thành Điện Hải cho ta thấy rằng bệnh viện quân đội Pháp được xây dựng từ trước khi Đà Nẵng trở thành như nhượng địa. Điều gây chú ý, mặt bằng trong lòng thành Điện Hải bị xáo trộn, các công trình cũ của quan, quân trấn thủ tòa thành bị phá bỏ, nhưng tường thành xây bằng gạch vẫn nguyên trạng. Đáng chú ý hơn nữa là hệ thống hào lũy nối từ góc Đông - Bắc của thành vẫn còn nguyên vẹn.


Bản vẽ số II ghi hiện trạng mặt bằng bên trong thành. Bên trên bản vẽ có tiêu đề: ¡§Sơ đồ đồn cổ của Tourane (Đà Nẵng) hiện nay là bệnh viện quân y, ngày 4 tháng Giêng năm 1888¡¨. Chúng ta thấy hai khu nhà trung tâm được đánh dấu B và D và được ghi chú là khu bệnh nhân, phía sau là kho dược, nhà bếp, nhà tắm, phòng giặt... Vài nơi khác trong và ngoài thành là nhà ở của cán bộ y tế, cửa hàng. Một con đường giao thông được mở thẳng từ cửa Đông cho đến cuối thành. Trong các ảnh xưa về thành Điện Hải ta thấy ở góc lồi phía Đông - Bắc có một nhà nguyện được xây vào năm 1900."


Trích tác giả Hà Phước Ma trong bài báo "Thăng trầm thành Điện Hải" (Nguồn : Báo Đà Nẵng) (2)
¡@


Như vậy, thành quách trong trường Blaise Pascal mà nay ta trở lại gọi bằng tên lịch sử là thành Điện Hải, xây theo kiểu Vauban, tương tự như Hoàng Thành ở Huế. Tại sao, ngay cả trước khi Trung tướng Rigault de Genouilly đến Đà Nẵng ngày 31 tháng 8 năm 1858, và sau đó tấn công cửa biển này của Việt nam chúng ta lại có những thành lũy như thành Đà Nẵng xây theo lối Tây phương ?

¡@




 Hình 5: Cây đa bên tay phải hình như vẫn còn.
¡@


Một số dữ kiện và phân tích của Frederic Mantienne trong bài báo ¡§The Transfer of Western Military Technology to Vietnam in the Late 18th and 19th Centuries : the Case of the Nguyens¡¨, được đài BBC Việt ngữ trích dẫn trong một bài viết dài giới thiệu về kỹ thuật xây thành đắp lũy và tàu chiến của Việt nam thời Vua Chúa nhà Nguyễn.


Nhờ những người Pháp hậu thuẫn cho Nguyễn Ánh trong thời gian chống Tây Sơn cuối thế kỷ thứ 18, một số kỹ thuật về quân sự như xây đồn lũy, sử dụng tàu chiến dùng hơi nước, súng đạn theo lối tây phương đã được truyền (transferred) lại cho giới lãnh đạo nhà Nguyễn và đóng vai trò đáng kể trong sự đánh bại Tây sơn. Sau này, trong thời kỳ xây dựng phòng thủ sau khi Gia Long lên ngôi (1802), các thành lũy Việt nam thường được xây theo lối Vauban , nổi tiếng nhất là thành Huế, và hàng loạt các thành khác từ nam chí bắc. Đáng chú ý hơn nữa là những thành xây từ đời Minh Mạng (sau 1822), lúc mà các chuyên gia người Pháp ở Việt nam không còn bao nhiêu, Việt nam có biến cải kiến trúc Vauban để phù hợp với sở thích địa phương và cũng theo các tiến bộ về võ khí chiến thuật tại Âu Châu. (Vauban : thống chế Pháp (1633-1707), tên là Sébastien le Prestre de Vauban, là Commissaire Général des Fortifications và là người phụ trách phòng thủ nhiều thành lũy biên giới Pháp và chỉ huy nhiều cuộc bao vây phong toả (sìeges) thành phố Lille, Namur... dưới thời Louis XIV. Theo Le Petit Larousse.) Thành Huế khởi đắp năm 1805, lúc đầu bằng đất, đến năm 1818 mới xây gạch cho đến năm 1824 mới hoàn tất. Chu vi gần 10 km, mỗi mặt dài chừng 2.5km. Thành cao 6m, rộng 20m, hào rộng 22.8m, sâu 4m (theo Thái Văn Kiểm, Cố Đô Huế, 1960).


 

Hình 5: Thành Điện Hải bị tàn phá sau khi bị Genouilly tấn công (Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng chú thích: "Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858")
¡@


Thành trì nằm trong khu vực trường Lycée Blaise Pascal cũ là thành Điện Hải được xây vào năm 1823 .Theo Đặng Tiến, Pháo đài hoặc Đồn Điện Hải nhỏ hơn và gần biển hơn, được xây năm 1813 dưới thời Gia Long, dưới quyền điều khiển của Tả Quân Nguyễn Văn Thành (1757-1817). Vậy có lẽ sau này (1823) đồn dược dời về một vị trí cao hơn ( tại vị trí Trường Blaise Pascal) và xây dựng quy mô hơn dưới sự điều khiển của người khác, sau khi Nguyễn văn Thành đã mất. Chu vi Thành Điện Hải chừng 1/5 thành Huế, thành chỉ thấp hơn ở Huế một mét và hào cũng nông hơn một mét, công trình đáng ngạc nhiên vì Huế là kinh đô thời đó và Đà Nẵng ít quan trọng hơn nhiều. Theo Danang City News thì Bảo Tàng Viện Đà nẵng đã chi một tỷ đồng VN (tháng 9 năm 2004) để đào lên và sửa sang những bức thành phía Bắc và Nam của Thành Điện HảI và cũng ghi là thành xây vào năm thứ ba Triều Minh Mạng (1823).


Ngày 01 tháng 9 năm 1858, Pháp gởi tối hậu thư cho Việt nam đòi phải nộp hết cả đồn ải. ¡¨Quá thời hạn, Pháp nổ súng, Việt nam chống lại, nhưng nửa giờ sau ngừng bắn. Chỉ hai hôm, cửa Đông và cửa Tây thành Đà Nẵng bị phá hủy. Quân Pháp vào chiếm đóng.¡¨ ( Hiện nay tường Đông, tức là phía đường Độc lập cũ, nay là đường Trần Phú, nhìn về bờ sông Hàn, và tường Tây còn nguyên vẹn, chắc sau trận này Việt nam đã xây lại). Sau đó vua ta gởi Nguyễn Tri Phương (1799-1873) lập đồn Liên Trì, đắp lũy dài từ Hải Châu đến Phước Ninh, Thạch Giản, chặn bước tiến người Pháp. Tướng Genouilly thấy đánh Đà nẵng không thuận lợi nên rút lui. Sau này (1860) Pháp đổi hướng, đốt đồn trại tại Trà Sơn và rút về Gia Định. Cũng năm 1860, Nguyễn Tri Phương được đổi vào Gia Định và đề cử Phan Thanh Giản và Nguyễn Bá Nghi thay mình trông nom việc quân thứ ở Quảng Nam. ( Trịnh văn Thanh, Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Tự Điển)





Hình 7: Tượng Nguyễn Tri Phương và súng thần công (Nguồn: Tour Miền Trung)


 
Như vậy, địa điểm trường Blaise Pascal, một trường học của Pháp cho học sinh Việt nam, đã từng giữ một vai trò lịch sử trong bang giao Pháp Việt và đã gắn liền với tên tuổi của những anh hùng như Nguyễn Tri Phương và Phan Thanh Giản. Để tóm tắt, xin trích đoạn sau từ website của Thành phố Đà nẵng.


¡§Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là Thành Điện Hải. Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải. Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng¡K.


Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố. Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16.11.1988, được gắn bia di tích ngày 25.8.1998. (dananggov.vn)¡¨





Hình 8: Cổng phía Nam thành Điện Hải với cảnh thành cao hào sâu. Ảnh: CÔNG KHANH


Khác với những trường Pháp nổi tiếng như Jean Jacques Rousseau, Marie Curie của Sài gòn ngày xưa, trường Trung học Pháp Đà Nẵng sau đổi thành Trung tâm Giáo dục Nguyễn Hiền) nay đã bị phá huỷ hoàn toàn và chỉ còn tồn tại trên thế giới ảo của internet, và đang mờ dần trong ký ức các cựu học sinh, chính họ cũng đã già nua. Hình như hiện nay tòa nhà chọc trời của Trung Tâm Hành Chính Đà Nẵng nằm ngay sát bức tường cổ của thành Điện Hải.


Ngày 29/3/2018, UBND TP Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Thành Điện Hải. Đồng thời sẽ khởi công Dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Thành Điện Hải giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành tháng 10/2018 với kinh phí 102,7 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: giải tỏa, đền bù nhà ở, vật kiến trúc, phục hồi nguyên trạng hệ thống tường thành, kè hào, hạ tầng cấp thoát nước, cải tạo cảnh quan xung quanh, xây dựng công viên, cây xanh, bãi đỗ xe¡K tạo không gian đệm cho di tích.


Giai đoạn 2 của Dự án sẽ thực hiện trong năm 2019-2020 gồm các hạng mục bên trong Thành như di dời Bảo tàng Đà Nẵng ra khỏi Thành Điện Hải và tiến hành tôn tạo, phục hồi các yếu tố gốc trong khu vực nội thành gồm những công trình đã có ở thành trong lịch sử như nhà kho, kho thuốc súng, kỳ đài, vọng lâu¡K và nghiên cứu xây dựng không gian tưởng niệm các anh hùng, nghĩa sĩ đã hy sinh, xây dựng các khu phụ trợ phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích. Đặc biệt, TP Đà Nẵng đang chỉ đạo khảo sát quy hoạch xây dựng khu vực này thành một Quảng trường, trong đó Thành Điện Hải được xác định là Trung tâm.(VietTimes).





 Hình 9: Một góc tường thành của Thành Điện Hải
 



Hình 10: Hình minh hoạ Pháp tấn công Đà Nẵng trên một hộp chocolat Pháp.
¡@


 
Chú thích:


(1) Trích Võ Văn Dật ¡§Thứ nhất, nếu Tu Gián biến thành Tourane thì tiền thân của nó là Turon, Touraon, Touron do đâu mà ra ? (1) Thứ hai, nếu đã sống ở địa phương hoặc có nghiên cứu ít nhiều bản đồ hình thể và hành chánh Đà Nẵng người ta lại càng khó chấp nhận thuyết đã dẫn. Thật vậy, sau khi vào cửa Hàn, thuyền buồm thường đổ bến tại tả ngạn (khu trung tâm thành phố ngày nay) là nơi dân cư quần tụ đông đúc và có các cơ quan kiểm soát của nhà nước. Kể từ cửa sông đi ngược lên, dọc tả ngạn, người ta sẽ lần lượt gặp các làng Thạch Thang, Hải Châu chánh xã, Phước Ninh, Nại Hiên Tây. Sau khi lên bờ, băng qua một trong các làng vừa nói, tiến về phía tây sẽ gặp làng Thạc Gián. Tại sao lại có người Pháp ngớ ngẩn đến độ không hỏi những người gặp ngay sau khi đổ bộ mà phải lặn lội vào trong xa, gặp làng Thạc Gián mới hỏi để rồi từ đó sinh ra lầm lẫn mà thành Tourane ?¡¨
 
Về những tên được người nước ngoài dùng vào thế kỷ thứ 17-18, trước khi Đà nẵng được Pháp chính thức gọi là Tourane năm 1888, Võ văn Dật viết:


¡§Giáo sĩ Buzomi, đến Đà Nẵng năm 1615, đã gọi nơi này là Porte de Kéan . Có lẽ chữ Kéan là do giáo sĩ nghe từ chữ Cửa Hàn hay Kẻ Hàn mà ra. Bản đồ châu Á do Sanson d'Abbeville vẽ năm 1652 ghi Đà Nẵng là Turaon Giáo sĩ Cristoforo Borri, đến Đà Nẵng năm 1618, khi viết hồi ký về xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn đã gọi Đà Nẵng là Touron .


Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, đến Đàng Trong năm 1624, từng lui tới Đà Nẵng nhiều lần , đã gọi nơi này là Turon. Còn trong các bản đồ do ông vẽ thì vị trí Đà Nẵng được ghi là Cuahan ou Chean ou Turon hoặc Cuahan.


Những danh xưng như Cuahan, Porte de Kéan, Turon, Touraon đều dần dần biến mất nhanh chóng. Đến nửa sau thế kỷ XVIII chỉ còn lại Touron và sự thịnh hành của Tourane. Chẳng hạn bản đồ Đông Dương do giáo sĩ Prévost vẽ năm 1752, vịnh Đà Nẵng được ghi là Baie de Touron . Cái tên Touron cũng được nói đến trong lá thư đề ngày 12-2-1778 của Chevallier, thống đốc Chandernagor ( Ấn Độ thuộc Pháp) gởi cho Toàn quyền Pháp ở Pondichéry.¡¨


2) Thăng trầm thành Điện Hải http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/diem_bao?p_pers_id=&p_fold er_id=9370276&p_main_news_id=47866701&p_year_sel=
 
Hồ Văn Hiền
Ngày 28 tháng 2, năm 2004
(cập nhật ngày 26 tháng 7 năm 2015, ngày 8 tháng 6 năm 2019)
(Tác giả là học sinh tại trường College Francais và Blaise Pascal từ năm 1957 đến 1965)
¡@

¡@



10. A MADAME VIGOUROUX


Ho van Hien (BP65)
 


Quand j¡¦essaie de me souvenir des classes de français et de philosophie datant de plus de quarante ans déjà, la première chose qui me vient à l¡¦esprit est une leçon sur la relativité. N¡¦est-il pas étrange que j¡¦aie appris des choses comme e=mc2, la masse et le temps, non pas dans ma classe de physique, mais dans ma classe de philosophie et de français avec Mme Vigouroux ? Pas étonnant du tout, parce que, pour nous maintenant, les adultes, la vie n¡¦est plus cloisonnée en compartiments : langues, sciences, mathématiques ou philosophie...
 
Quelqu¡¦un a dit : "La culture c¡¦est ce qui reste quand on a tout oublié". Les choses que nous avons apprises ont formé nos succès ou nos échecs à l¡¦école, nous ont aidés à passer nos examens, ont décidé plus ou moins notre carrière, puis elles sont devenues tout simplement une partie de nous, de ce que nous sommes. Toutefois, même lorsque tous les détails sont devenus flous, il y a certaines personnes que l¡¦on n¡¦oublie jamais. Ces personnes ont changé le cours de notre vie, elles nous ont fait sentir leur intérêt pour ce que nous faisions, nous ont fait redoubler d¡¦efforts et nous ont poussés à réaliser des choses que nous n¡¦avions jamais pensé pouvoir faire. Ce sont ces professeurs dont nous nous souvenons tout le reste de notre vie, car nous savons que sans eux, nous n¡¦aurions pas été ce que nous sommes maintenant.
 
Je me bagarrais avec le français quand je suis entré dans la classe de Madame Vigouroux après le Brevet. Elle s¡¦étonnait que mon français parlé fût si mauvais, alors que j¡¦écrivais bien mieux. Peut- être parce que j¡¦avais passé mes premières années dans une école primaire vietnamienne, tandis que pour la rédaction des compositions, je pouvais manipuler les idées, les mots et les règles grammaticales comme un jeu de Lego. Madame Vigouroux semblait apprécier certains de mes essais, m¡¦encourageait à faire de mon mieux, à penser au-delà des limites que mon esprit jeune et paresseux n¡¦était pas prêt à dépasser. C¡¦est ainsi qu¡¦elle m¡¦a fait écrire et aimer écrire.
 
Tant d¡¦années sont passées. Aujourd¡¦hui, j¡¦écris souvent en anglais et en vietnamien sur bien des sujets, non pour vivre bien sur, mais seulement pour le plaisir d¡¦écrire. A ma surprise, j¡¦ai pu trouver le courage d¡¦écrire tout ceci avec mon français rouillé, et à mon professeur de français lui- même ! Alors, de la manière la plus simple mais avec toute ma profonde gratitude, je voudrais dire à mon très spécial professeur :
 
Bon anniversaire, Madame Vigouroux, mon meilleur professeur. Mes meilleurs vœux de santé, de longévité et de bonheur.


¡@

¡@

¡@

11. THẦY ĐOÀN KHẮC TRUNG


Giờ thể thao và Thầy Đoàn Khắc Trung
 
Hồ Văn Hiền
 
 
 
Hiện nay học thể dục thể thao, ở Mỹ gọi là PE (viết tắt physical education), là một khía cạnh quan trọng của giáo dục học đường. Cứ gần hết mùa hè là bác sĩ nhi khoa chúng tôi cứ phải bận rộn làm ¡§physical¡¨, nghĩa là khám sức khỏe cho các cháu và chứng nhận các cháu đủ sức khỏe để tập thể thao, chơi một môn nào đó. Các cháu bên Mỹ chơi đủ thứ, từ môn giản dị như chạy đua (track), tennis đến football, hockey, wrestling những thứ mà tôi lờ mờ chẳng biết chơi và luật lệ ra sao. Nhưng cứ khám các em là lại nhớ đến ngày xưa mình học thể thao ở trường.
 
Bản thân tôi chưa bao giờ giỏi môn thể thao nào cả. Ở tiểu học trường Thanh Long, thấy các trẻ khác chơi ù mọi, đá banh trong sân trường thì cũng thèm lắm nhưng không biết chơi, không dám nhập cuộc. Về những môn như đá banh, bóng bàn, tập tạ thì các anh của tôi rất giỏi nhưng các anh lớn lên hết rồi, không còn ai ở nhà dạy cho mình chơi những thứ ấy nên cái vòng luẩn quẩn, cù lần vẫn cứ cù lần. Đến lúc tôi vào trường Collège Francais de Tourane, tiếng Pháp thì còn sơ sài, lại còn lạ nước lạ cái, chắc tôi cũng có ráng sức ì ạch chạy theo các bạn khác phần đông nhỏ con nhưng lớn tuổi hơn mình trong sân trường rộng lớn. Thầy Brachet vẫn còn thấy ghi trong học bạ : ¡§Assez bien pour son âge , ne doit pas forcer¡¨. Nghĩa là cũng thấy tội nghiệp, nhưng không khuyến khích hoặc cố gắng giúp đỡ.
 
Đến năm sixième, chúng tôi được học với thầy Đoàn Khắc Trung là thầy éducation physique mới. Tôi không nhớ thầy từ đâu tới, tôi chỉ biết thầy người miền Trung, và trường giao gia đình thầy một căn nhà nhỏ biệt lập, hình như chung quanh có hàng rào cao, xế rạp hát Văn Cầm trên đường Độc Lập, mỗi chiều chúa nhật đi xem xi nê hay đi phố thì đi ngang qua nhà thầy. Thầy thuộc nhóm những giáo sư địa phương có lẽ không có quốc tịch Pháp như các giáo sư khác, hoặc không nói tiếng Pháp giọng chính quốc như Cô Viên dạy Sciences Naturelles. Hồi đó, học trò chúng tôi cũng không ít thì nhiều cảm nhận được rằng có thể có một sự thiệt thòi, phân biệt đối xử đối với những giáo sư Việt nam như thầy trong một môi trường người Pháp. Chúng tôi cũng lờ mờ biết lương các thầy thấp hơn lương các giáo sư từ metropole rất xa, tuy có thể cao các đồng nghiệp trường chương trình Việt, và có thể tiếng nói của thầy, lại là thầy thể thao, trong hội đồng khoa cũng yếu hơn.
 
Riêng tôi, một đứa học trò , tuy giỏi trong các môn khác, rất kém cỏi và bị bỏ quên trong những môn thể thao. Thầy Trung lại là một trong những vị thầy quan trọng nhất của đời đi học của tôi. Thầy Trung đã khuyến khích đứa học trò ¡§lẹt đẹt¡¨ này trong những môn mà tôi có thể khá được. Thầy cổ võ lúc tôi cố gắng đu đưa bám vào sợi dây thừng để leo cho đến bục trên cao và cho tôi một lời khen làm tôi hãnh diện lúc tôi hoàn thành được mục tiêu (tuy hơi chậm). Trong môn nhảy cao và ném tạ, cũng nhờ sự khuyến khích của thầy mà tôi khá hẳn lên, một phần vì tôi cao to hơn một số bạn khác (tuy nặng nề hơn). Những chuyện nhỏ nhặt như vậy giúp cho tôi cảm thấy thích thú hơn khi ra sân giờ education physique và cũng nhờ đó giúp cho tôi có thái độ tự tin hơn trong cuộc sống nói chung. Mấy chục năm sau nhìn lại, tôi tự hỏi lòng ưu ái với một đứa học trò ¡§underdog¡¨ như thế có phải chỉ xuất phát từ lòng tận tụy với nghề hay không, hay không ít thì nhiều thầy thông cảm được với kẻ yếu đuối nhờ chính thầy đã trải nghiệm những thiệt thòi trong cuộc sống.
 
Hồi đó, thi Brevet muốn khỏi bị điểm thể thao dìm thấp điểm các môn khác thì xin bác sĩ chứng cho là mình không đủ sức khoẻ. Tôi được bác sĩ Tôn Thất Hạng, thân phụ BS Tôn Nữ Cẩm Vân dễ dãi chứng là ¡§inapte¡¨. Thế là tôi ¡§thoát¡¨, nhưng tôi đoán Thầy Trung không vui khi biết tôi đào ngũ kiểu đó. Thôi thì ¡§nhân vô thập toàn¡¨. Sau này đi Sài gòn học y khoa, năm năm tôi vẫn viết thơ chúc Tết thầy và thầy luôn luôn lịch sự vui vẻ trả lời đứa học trò xưa còn nhớ đến mình. Đứa học trò này không học được nhiều về đá banh, leo dây, ném tạ, nhưng mấy mươi năm sau, điều mà tôi vẫn ghi nhớ với lòng biết ơn là bài học của sự tự tin, sự cố gắng và nhất là về tác dụng kỳ diệu của lòng tận tụy và những lời khuyến khích của một người thầy giáo trên suốt cả cuộc đời của một đứa học trò.
.
 
Great Falls, Virginia
Ngày 2 tháng 11 năm 2007

Hồ Văn Hiền

¡@




12. VIẾT VỀ THẦY HỒ HUYẾN


Hồ văn Hiền (BP65)


 
Tôi xin viết vài dòng để ghi lại công ơn một người thầy đã dạy dỗ tôi cách đây bốn chục năm. Hồi đó, ngoài chương trình tiếng Pháp, chúng tôi chỉ được học hai ba giờ tiếng Việt, được gọi là giờ ¡§Vietnamien¡¦, tên nghe cũng lạ tai, vì chúng ta là người Việt, đang ở trên đất Việt Nam mà lại học Vietnamien như là ¡§langue étrangère¡¨. Trong thời gian mấy tiếng đồng hồ ngắn ngủi đó, thầy Hồ Huyến đã cố gắng dạy cho chúng tôi những hiểu biết căn bản về cổ văn (như bài văn tế của Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Công Trứ với câu ¡§Nhân sinh tự cổ thùy vô tử¡¨ mà tôi vẫn nhớ), kim văn (Tản đà với câu cuối của bài Tống biệt :¡¨Cửa động, đầu non, đường lối cũ, Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi¡¨), sử ký và nhất là danh từ khoa học, giúp cho chúng tôi diễn tả được bằng tiếng Việt những ý niệm khoa học mà chúng tôi chỉ hiểu và nói ra được bằng tiếng Pháp.




¡@


Những bài học đó là những di sản quý giá nhất của thầy mà sau bốn mươi năm và sau khi sống ở xứ người tôi còn giữ được với tất cả lòng biết ơn chân thành nhất của tôi. Sau khi rời trường Blaise Pascal, dùng tiếng Việt ở trường Y khoa, rồi hành nghề bác sĩ ở Việt nam qua nhiều giai đoạn, vốn liếng về tiếng Việt lúc ban đầu trở nên thật quý giá cho một người dù xuất phát từ chương trình Pháp nhưng sống trong xã hội Việt và vẫn là người Việt.



 

Thầy Hồ Huyến và nhóm BP64
¡@


Sau ngày định cư ở Mỹ, vốn liếng về tiếng Việt này, bất ngờ thay, lại càng quan trọng hơn nữa. Quan trọng trong việc dạy dỗ các con tôi hiểu về nguồn gốc văn hóa của mình ở một xứ mà nền văn hoá mainstream (luồng chính) hoàn toàn khác. Quan trọng trong việc giao tiếp, dạy dỗ các phụ huynh các bịnh nhân tí hon của tôi, tiếng Việt tối cần thiết trong sinh hoạt của họ, nhất là lúc cần được săn sóc về y tế,ngoài ra họ cần một thời gian để thích ứng và tìm hiểu về nền y tế Mỹ. Quan trọng trong những bài báo tôi thấy cần phải viết để phổ biến những kiến thức mới về y khoa, về giáo dục trẻ em cho cộng đồng Việt hải ngoại.
 
Và quan trọng hơn hết, những giờ học với thầy đã cho tôi những căn bản về văn hóa Việt nam, góp phần không nhỏ giúp tôi và các thế hệ sau của tôi ý thức về cội nguồn và hãnh diện mình là người Việt Nam.

Ngày 10 tháng 2, năm 2004 Falls Church, Virginia, Hoa kỳ.

Hồ Văn Hiền - BP 1965
 
* Thầy Hồ Huyến est décédé le Samedi 13 Octobre 2007, a l'âge de 93 ans, deux mois après la disparition de son épouse.
Ses funérailles ont eu lieu le Mardi 16 Octobre 2007 a Da Nang.
¡@

¡@



13. VIẾT VỀ THẦY HỒ HUYẾN


Trần Đình Thanh Lam (BP61)


 
Kính thưa Thầy,


Mặc dù đã được tin Thầy lâm bệnh từ mấy tháng nay, nhưng tin Thầy qua đời vẫn làm lòng con quặn thắt. Đã bao lần con tự hẹn với mình là về Đà Nẵng con phải đến vấn an sức khoẻ Thầy, nhưng rồi cuộc sống cứ cuốn hút con để đến khi được hung tin thì bàng hoàng thấy mình có lỗi quá nhiều vì đã có lúc lãng quên vị Thầy đáng kính đã cho mình bao nhiêu điều qúy giá.


Kính thưa Thầy,


Thầy đã đóng góp một cách thầm lặng vào việc hình thành nhân cách của biết bao học sinh Collège va Blaise Pascal tụi con. Tuy phải dạy tiếng Việt như một sinh ngữ phụ cho học sinh người Việt nhưng kỳ diệu thay, thầy đã thổi lửa vào bài giảng khiến cho mỗi câu Kiều, mỗi điệu ca dao, mỗi bài học lịch sử đều thấm sâu vào tụi con và biến thành tình yêu tiếng Việt, tình yêu đất nước.


Cùng với Bùi Đặng Hà (Bànà) con đã có được vinh hạnh làm "đồng nghiệp" với thầy tại ngôi trường thân yêu đó trong một vài năm. Bọn con đã cố theo gương thầy nhưng thật lòng bọn con không biết có truyền đạt được gì trong lời giảng mình không.


Còn bài giảng của thầy thì quá tuyệt vời. Chúng chắp cánh cho các học trò, để hôm nay rất nhiều người đã trở nên có ích cho đời, trong đó không ít người đã góp sức vinh danh ngôn ngữ, đất nước và con người Việt Nam.


Học trò của Thầy Trần Đình Thanh Lam



 

 
Thầy Hồ Huyến nhắn nhủ cùng anh chị em cựu học sinh về thăm nhà (Hè 2002)
¡@



14. A MONSIEUR MENGUY


Monsieur Menguy et Mon Retour Au Bercail
 
Tran thi Nhu Hao (BP61)


.
J¡¦ai pris ma retraite il y a plus d¡¦un an. Depuis, j¡¦ai tout le temps pour prendre soin de mes orchidées. Et j¡¦ai pu obtenir de bons résultats : les Phalaenopsis me donnent de belles fleurs régulièrement, les Dendobria montrent de très gracieux bouquets et les orchidées d¡¦Australie répondent particulièrement bien à mes gentils soins avec de centaines de petites fleurs toutes fragiles, mais très parfumées.


Chaque fois que j¡¦admire ces belles orchidées, je me souviens de Monsieur Menguy. C¡¦est étrange que j¡¦associe les orchidées avec Monsieur Menguy, le Surveillant Général du Collège Français de Tourane/Da Nang où je faisais mes études secondaires. Il avait peu à faire avec ces belles fleurs pour la plupart des élèves du Collège des années 1956 - 1962.


Pourtant, il y a un incident que je n¡¦ai jamais oublié.


De ce temps-là, Monsieur Menguy aimait, en fin de semaine, faire des randonnées dans le Col Des Nuages pour explorer les environs. Il rapportait quelques fois de belles et rares orchidées. Ces orchidées étaient accrochées sous un treillis en dehors de sa petite maison, près du petit pont. Un jour, une fin d¡¦après-midi plutôt, quand les internes étaient en train de faire leurs devoirs dans une de leurs séances d¡¦études, Monsieur Menguy apparut en rage. Quelqu¡¦un avait arraché une fleur d¡¦une de ses orchidées ! J¡¦avais vu Monsieur Menguy en colère. Mais pas comme cette fois-là ; il était vraiment en colère ! Il suspendit la sortie pour tous les internes cette fin de semaine ! Je ne me rappelle plus ce qui se passe après. Mais cet incident me révéla un Monsieur Menguy que je n¡¦avais pas connu, que je commençais à découvrir peu à peu, longtemps après, quand j¡¦ai eu l¡¦occasion de le voir de temps à autre après avoir quitté l¡¦école.


Oui, quand j¡¦étais une petite interne du Collège Français de Tourane, Monsieur Menguy était plutôt un grand Ogre ! Chaque fois que la surveillante nous envoyait au bureau de Monsieur Menguy, notre Surveillant Général, nous tremblions comme une feuille. Il avait un regard menaçant et une grande voix profonde qui sonnait comme venant du fond d¡¦une grotte lugubre. Il était grand avec un ventre débonnaire. Son visage était un peu défiguré, conséquence d¡¦un sérieux accident de moto sur le Col des Nuages. La chirurgie plastique avait fait de son mieux pour réparer les dégâts, mais avait quand même laissé une grande cicatrice sur la joue droite en dessous de cet oeil qui était devenu plus grand que l¡¦oeil gauche. Il était l¡¦incarnation complète d¡¦un Ogre.


J¡¦avais une santé fragile et tombais malade souvent en ce temps là. Chaque fois, Monsieur Menguy venait me voir au dortoir des filles. Appuyé contre le seuil de la porte, il demandait d¡¦un ton d¡¦Ogre : « Qu¡¦est ce que c¡¦est cette fois ? » Je répondis de ma petite voix effrayée : « Je crois que j¡¦ai pris froid. ». L¡¦Ogre continuait à grogner : « Tu as encore joué sous la pluie. Quand est-ce que tu vas arrêter de faire des bêtises ? Bon, soigne-toi bien et retourne en classe dès que tu sens mieux, tu entends ? » Il parlait comme cela parce qu¡¦il était gentil avec moi. Avec les autres, ce serait : « Ne fais pas semblant d¡¦être malade. Tu n¡¦as pas fini ta rédaction ou quoi ? Bon, lève-toi, va en classe et présente tes excuses au professeur. Vite, debout ! »


Il grognait tout le temps même quand il voulait m¡¦aider. Une fin de trimestre je n¡¦avais pas pu obtenir le tableau d¡¦honneur. Il me convoqua à son bureau. « Qu¡¦est-ce qui se passe ? Comment ça se fait que tu n¡¦es pas parmi les premiers ? Tu n¡¦as pas fait assez d¡¦attention à tes études. Tu peux faire mieux que ça. ». Il ajouta, un peu taquin : « Ou est-ce que ce sont les garçons qui t¡¦embêtent ? Dis-moi qui c¡¦est. Je vais les chasser avec mon parapluie. »


Il grognait mais ne mordait pas. Il aimait me taquiner. Je rentrai au dortoir une heure en retard de ma sortie de fin de semaine : j¡¦étais au cinéma avec une cousine de Hue qui visita Tourane. J¡¦attendis une belle harangue ; mais non, il se moquait de moi, après avoir appris la raison de mon retard : « Ce n¡¦est pas un beau film. Tu as perdu ton temps, tu sais. La prochaine fois, si tu es en retard à cause d¡¦un film, je veux apprendre que c¡¦est un film qui vaut le coup. »


Peu à peu je compris qu¡¦il aimait bien nous faire peur, mais au fond il était très gentil. Il prenait soin de ses élèves comme il aurait fait avec ses propres enfants, un peu gauche mais avec beaucoup d¡¦attention, un esprit ouvert et un certain grain d¡¦humour. Il aimait la nature, la bonne nourriture et le bon vin. Une fois la famille de mon amie Nhu Duong m¡¦invita a passer un dimanche sur les plages Tien Sa et My Khe. Je fus très surprise de trouver la, Monsieur Menguy allonge sur le sable avec ses amis, trinquant et riant aux éclats.


Je quittai le collège en 1961 pour continuer mes études en France. Monsieur Menguy vint me voir à Paris. Je garde un très bon souvenir de sa visite, cette promenade sur les quais de la Seine et les fraises à la crème fraiche que nous avions dans un café sur la place St André des Arts, près de Notre Dame. Il me donna des nouvelles du Collège, de Da Nang et du pays. Bien que je fusse comme un petit sampan de bois flottant éperdument dans cette grande ville de lumière, Paris, j¡¦étais quand même bien ancrée quelque part au bord d¡¦un de ces deux fleuves, l¡¦un passant par Da Nang et l¡¦autre par Hue.


En 1966, ayant fini mes études à L¡¦École Normale Supérieure de l¡¦Enseignement Technique, j¡¦acceptai un poste de professeur de Sciences Naturelles au Lycée Marie Curie à Saigon. Bientôt après, je demandai d¡¦être envoyée à Da Nang pour faire passer le Bac. Monsieur Mengy accueillit à l¡¦aéroport avec un grand sourire : « Eh bien ! Tu as décidé de rentrer au bercail. Bon retour. » Émue par ces mots « Retour au Bercail » je murmurais un merci et il continua : « Ou est-ce que tu veux être logée ? Au Collège ou en ville ? » Comme je répondis que je voulais passer mon temps au Collège, il me dit sérieusement : « Écoute bien. Au Collège tu serais installée dans un appartement d¡¦un professeur qui est parti tôt pour ses vacances en France. Cet appartement c¡¦est une partie de l¡¦ancien dortoir des garçons, en haut, près de l¡¦escalier. En ville, tu serais installée chez Shell dans un appartement pour les invités. Penses- y bien et dis-moi qu¡¦est-ce que tu veux.


» Le dortoir des garçons avait la réputation d¡¦être hantée. Quand j¡¦étais interne, j¡¦avais très peur de ce coin et évitais de mon mieux de ne pas passer sous cet escalier pour aller au réfectoire. J¡¦éclatai de rire : « Monsieur Menguy, je ne suis plus une petite fille. Je n¡¦ai plus peur des fantômes ». Il me taquina (comme toujours) : « Tu es sure ? Une peur enfantine peut revenir fraiche et vivante, tu sais »

Mon Retour au Bercail (séjour au Collège) est mémorable pour deux raisons : je découvris d¡¦autres aspects de la vie de Monsieur Menguy et réalisai qu¡¦au fond j¡¦étais encore une petite fille.


Voulant passer ma première soirée « au Bercail » avec Monsieur Menguy, je m¡¦arrêtai chez lui pour l¡¦inviter à diner en ville. Mais il n¡¦était pas la. Chi Ba, sa femme de ménage m¡¦accueillit chaleureusement. Elle me montra comment Monsieur Menguy avait aménagé l¡¦ancien petit dortoir des filles et en fit son appartement. La chambre à coucher des filles devint la chambre privée de Monsieur Menguy. La chambre de la surveillante servit de salon. Notre salle de douches fut transformée en salle de bain, cuisine et une petite chambre pour chi Ba. J¡¦étais contente de reconnaitre tous coins et de voir que Monsieur Menguy était confortable.


Il commençait à pleuvoir et chi Ba m¡¦invita à partager le diner avec elle. Au cours du diner j¡¦écoutais chi Ba faire des commentaires sur la situation courante « Il y a eu beaucoup de changements vous savez : des étrangers (Américains et Australiens) partout, des bars près de l¡¦aéroport, et en ville. Monsieur Menguy semble aimer ces changes. Il sort souvent le soir pour rentrer tard, complètement saoulé. Ce n¡¦est pas bon pour lui. Il n¡¦est plus jeune. Je suis plus jeune non plus. S¡¦il ne prend pas soin de lui-même, bientôt je ne pourrai plus prendre soin de lui. » Je commençai à comprendre le train de vie d¡¦un vieux célibataire qui, parlant couramment l¡¦anglais, avait vu son cercle d¡¦amis élargir en double ou triple diamètre et ses sorties devenir plus fréquentes. Chi Ba reconnaissait qu¡¦il regrettait quand même de ne plus pouvoir aller au Col des Nuages à la recherche des orchidées rares. Elle comprenait bien son maître et lui était très dévouée.


Après le dîner chi Ba m¡¦offrit de m¡¦accompagner chez mon appartement. Il continuait a pleuvoir et j¡¦étais contente d¡¦avoir la pluie comme excuse pour retenir chi Ba un peu plus longtemps parce que je commençai a avoir peur. Des ténèbres ressurgissaient les anciens fantômes avec des bruits bien connus. Chaque soirée, durant cette période ou je faisais passer le Bac au Collège, je ne rentrai qu¡¦accompagnée par chi Ba ou le gardien. J¡¦aurai donne tout pour avoir mon amie de classe Au Thi Minh Nguyet avec moi, j¡¦aurais certainement serré bien fort sa main quand je passai près de l¡¦escalier. Je me rendus compte que j¡¦étais encore une petite fille. Monsieur Menguy avait raison. Il y a certaines choses qu¡¦on n¡¦oublie pas, comme une peur enfantine.


Je continuais à avoir des nouvelles de Menguy par la Mission Culturelle. Quand il était à Saigon et avait le temps, nous allions diner ensemble chez le Gaulois ou la Cave. C¡¦était à une de ces occasions qu¡¦il me partageât son intention de marier une journaliste australienne. Chi Ba retourna à son village. Monsieur Menguy lui avait donné une bonne somme d¡¦argent pour vivre le reste de ses jours.


Peu de temps après son mariage, j¡¦appris son décès ; un accident d¡¦auto avait pris sa vie. Cette nouvelle me toucha comme si quelqu¡¦un m¡¦avait volé mes trésors. J¡¦ai perdu le gardien de mon enfance, mon ancre sur les bords du fleuve passant par Da Nang, mes souvenirs de jeunesse et ma peur enfantine. Avec le départ de Monsieur Menguy, il semblait qu¡¦un beau chapitre de ma vie s¡¦était fermé pour toujours.


Mais aujourd¡¦hui 35 ans après, en écrivant ces pages-ci, j¡¦ai de nouveau ouvert le livre de mon enfance. Les bons souvenirs avec Menguy reviennent, frais et vivants. Et je continue à garder chèrement la mémoire d¡¦un Ogre qui aimait la vie, la bonne nourriture, et le bon vin ; un Ogre qui voulait être entouré par la beauté : le splendide paysage du Col des Nuages, les plages de Tien Sa et My Khe et les orchidées. Surtout il avait dédié sa vie à ses élèves qu¡¦il guidait avec un peu de discipline, beaucoup de petits soins et un grain d¡¦humour et de malice.


Monsieur Menguy, merci pour tout ce que vous nous avez donné.


.
Tran Thi Nhu Hao (BP 1961)
Newport Beach (L.A.) - 31 Octobre 2007


 
 
 
M. Menguy, M. Aiech, Trịnh Công Sơn & le peintre Dinh Cuong

¡@

¡@



15. A MONSIEUR JEAN DESCROIX


Un ours blanc sous les tropiques
 
Tran thi Nhu Hao (BP61)
 


 
Mais qu¡¦est-ce qu¡¦il venait faire au Collège Français de Tourane ? Qui l¡¦avait invité ? Ou plutôt pourquoi avait t-il choisi notre Collège ? Il n¡¦était pas à sa place ! Vous n¡¦avez qu¡¦à le regarder. Il était grand, beaucoup plus grand qu¡¦un Français moyen, et un géant au milieu des Vietnamiens. Il avait de longs bras qui pendaient le long de son corps comme s¡¦il ne savait quoi faire avec. Sa démarche était maladroite parce que ses longues jambes et ses pieds énormes avaient de la peine à coordonner ses pas. Ses épaules étaient larges. Il avait la carrure d¡¦un joueur de football Américain.

Il avait trente ans peut-être. Il était toujours en short blanc avec une chemise blanche aux manches courtes. Dans ses premiers jours à Tourane il se promenait dans la cour du collège, un étranger au milieu d¡¦une petite société de professeurs et élèves très liés entr¡¦eux, un peu fermée et secrète. J¡¦étais sûre qu¡¦il ne se sentait pas à l¡¦aise. Et j¡¦imaginais que le Proviseur, M. Mougenel, ne savait pas comment le prendre.
 
Il était notre professeur de Français. Nous étions tous choqués. ¡§Comment cet ¡§ours blanc¡¨, ce joueur de football est notre professeur de Français ? Vous plaisantez !¡¨ Parce que vous savez, nous, les petits élèves Vietnamiens, nous avions une certaine idée d¡¦un professeur de Français. Il devait être svelte avec un teint pâle et des lunettes, un regard profond, lointain et rêveur, et un sourire énigmatique mais charmant. Ce profil ne collait pas avec ¡§l¡¦ours blanc¡¨. Mais qu¡¦est-ce que vous voulez, il était là. Le ciel l¡¦avait envoyé ou il l¡¦avait fait exprès ; il nous avait choisis. Eh bien ! nous devions l¡¦accepter.


Il nous avait tous surpris. C¡¦était en ces premiers jours de la classe d¡¦analyse littéraire (classe de Seconde), il parlait de Corneille. Nous avions appris avec Mme Vigouroux à aimer Corneille, les monologues de Don Diègue et du Cid. Mais il nous avait démontré que ces monologues sont pompeux et loin d¡¦être poétiques. ¡§En fait, le Cid n¡¦est pas une tragédie classique dans ses termes les plus stricts : Corneille n¡¦a pas respecté toutes les unités (en particulier unité d¡¦action). C¡¦est une tragédie qui se termine bien.¡¨ Surtout, il nous montra que les héros Cornéliens, en mettant le devoir au-dessus de l¡¦amour, sont presque trop simples. Des tragédies de Corneille, il préférait ¡§Cinna¡¨. Je compris maintenant pourquoi quand je relis le monologue d¡¦Auguste :
 
 
¡§Ciel, à qui voulez vous désormais que je fie Les secrets de mon âme et les soins de ma vie.
...
D¡¦un prince malheureux ordonnez quelque chose.
Qui des deux dois-je suivre, et duquel m¡¦éloigner ?
Ou laissez-moi périr ou laissez-moi régner ?¡¨

Il aimait les personnages complexes, les personnages avec contradictions et faiblesses. Auguste un despote sanguinaire, est, au fond, un être solitaire, indécis et vulnérable (Auguste, ¡§Cinna¡¨, Corneille). Hernani, connu comme un bandit fougueux et puissant, mais est, en réalité, ¡§une force qui va¡¨ (Hernani, ¡§Hernani¡¨, Victor Hugo).

¡§...Tu me crois peut-être
Un homme comme sont tous les autres, un être Intelligent, qui court droit au but qu¡¦il rêva.
Détrompe-toi, je suis une force qui va ! Agent aveugle et sourd de mystères funèbres
Une âme de malheur faite avec des ténèbres !¡¨
 
Il nous apprenait à analyser les beaux poèmes et nous montrait comment les poètes en modifiant la structure des vers et choisissant bien les mots, réussissent à peindre un tableau de pure beauté et à composer une belle chanson. Ecoutez ses commentaires sur ¡§Le Dormeur du Val¡¨ de Rimbaud :

¡§C¡¦est un trou de verdure où chante une rivière Accrochant follement aux herbes des haillons D¡¦argent ; où le soleil, de la montagne fière Luit : c¡¦est un petit val qui mousse de rayons¡¨

¡§Vous sentez que l¡¦eau coule parce que les vers ne s¡¦arrêtent pas à la fin de l¡¦alexandrin ; çà continue au suivant. Vous pouvez presque voir le scintillement de l¡¦eau, ¡§les haillons d¡¦argent¡¨, parce le mot ¡§d¡¦argent¡¨ est placé au début du vers, en quelque sorte mis en valeur par une lumière spéciale dirigée par l¡¦auteur. Vous pouvez entendre le ruissellement de l¡¦eau à cause de la répétition des ¡§c¡¨ et ¡§s¡¨ dans le dernier vers.¡¨
 
Il avait une voix pénétrante et expressive qui peut communiquer un rêve (¡§Phèdre¡¨, Racine):

¡§Dieux ! Que ne suis-je assise à l¡¦ombre des forêts !
Quand pourrais-je à travers une noble poussière,
Suivre de l¡¦oeil un char fuyant dans la carrière ? ¡§

Ou une passion :

¡§Je le vis, je rougis, je pâlis à sa vue
Un trouble s¡¦éleva dans mon âme éperdue
Mes yeux ne voyaient plus, je ne pouvais parler
Je sentis tout mon corps et transir et brûler.. ¡§

Avec sa voix seule, il avait pu faire vivre devant nos yeux les héros de Racine et exprimer les sentiments les plus profonds de ses personnages. Il n¡¦avait pas besoin de lumière, costumes, gestes ou mise en scène. Il était un très bon acteur.
 
Il était mon meilleur professeur de Français. Il m¡¦apprit à analyser une pièce littéraire, à aimer les tragédies et apprécier la poésie. En plus, il veillait sur moi. J¡¦étais une élève interne en ce temps-là. Un jour de fin de semaine, j¡¦avais la fièvre et toussais comme une cheminée. La surveillante, inquiète, alerta le Principal (après le départ de M. Mougenel, notre cher professeur de Français devint notre Principal ; mais il continuait à enseigner la littérature aux élèves de Première). Il vint ce dimanche pour me conduire chez le médecin. Je peux encore voir l¡¦image très drôle d¡¦un grand ours blanc, marchant d¡¦une façon maladroite, suivi d¡¦une toute petite fille minable, pleurant et toussant. Et je me souviens de son expression soulagée quand le médecin dit que ce n¡¦était pas grave.
 
Chaque année nous avions la tradition d¡¦organiser avant les vacances de Noël une présentation théâtrale pour les professeurs et parents. C¡¦était l¡¦occasion pour les élèves de montrer leurs talents d¡¦acteurs, musiciens, et chanteurs. J¡¦étais plutôt timide et n¡¦étais pas intéressée à ces événements. Quand j¡¦étais en Première, les organisateurs de la présentation théâtrale voulurent me donner un rôle dans une pièce. Je ne me rappelle plus quel rôle et quelle pièce. Mais M. Descroix, dès qu¡¦il sut, vint me voir à l¡¦internat, s¡¦assit avec moi en face du dortoir, en dessous d¡¦un grand bel arbre, et me dit franchement, qu¡¦il ne voulait pas me voir jouer quoi que ce soit : ¡§Tu dois concentrer à tes études. Ne perds pas de temps. Le Bac n¡¦est pas très loin. Tu peux nous décrocher une mention Bien, si tu travailles dur.¡¨ Plus tard, quand j¡¦étais à l¡¦Ecole Normale Supérieure de l¡¦Enseignement Technique, je pris deux petits rôles avec le Groupe Théâtral : le rôle d'Anita dans ¡§Per Gynt¡¨ d¡¦Henrik Ibsen et le rôle de la soeur dans le ¡§Malentendu¡¨ d¡¦Albert Camus. C¡¦était une courte escapade. Quand je quittai le Groupe Théâtral pour retourner à mes livres de Chimie, Physique et Biologie, je me rappelai de la conversation que j¡¦avais avec M. Descroix à l¡¦âge de 16 ans. Je me demandai qu¡¦est-ce qu¡¦il aurait dit s¡¦il avait su !

Quand j¡¦étais en Terminale, je ne voyais Mr. Descroix que dans de rares occasions. Il était notre Principal ; il n¡¦était plus mon professeur de Français. J¡¦avais un Professeur de Philosophie qui voulait m¡¦inscrire pour le concours général de Philosophie. Mr. Descroix vint me voir à l¡¦internat et me parla sous ce même grand arbre : ¡§Je sais que tu es bonne en Philosophie. Mais le concours général c¡¦est dur. Et puis tu devras rester à Saigon pour toute une semaine. Tu vas manquer les classes. Qu¡¦est-ce que tu en dis ? On n¡¦y va pas hein ?¡¨ Je le regardai, étonnée. Je ne questionnai pas son jugement. J¡¦avais complètement confiance en lui. Mais je réalisai qu¡¦il avait peur que je ne fusse déçue ; ¡§l¡¦ours blanc¡¨ parlait comme une mère poule !
 
Je quittai le Collège en 1961 pour aller faire mes études à Paris au Lycée Fénelon, dans les classes préparatoires aux Grandes Ecoles. Mr. Menguy, le Surveillant Général du Collège, mon autre ange gardien, vint me voir au Foyer des Lycéennes, l¡¦internat des filles, dans le XVIeme. La première question que je demandai à M. Menguy c¡¦était : ¡§Comment va M. Descroix ?¡¨ Quand j¡¦appris qu¡¦il avait quitté le Collège pour être le Proviseur du Lycée Yersin, je pleurai à chaudes larmes. Et je racontai à M. Menguy comme j¡¦étais malheureuse à Fénelon ; je ne comprenais rien dans ces classes de Mathématiques ; les laboratoires de Chimie et Science Naturelles sentaient mauvais ; les problèmes de Physique étaient bien difficiles. Je terminai ma scène dramatique avec : ¡§Dites à M. Descroix, si vous avez la chance de lui parler, que j¡¦ai pu quand même décrocher le premier prix de Philosophie.¡¨ Pour moi, M. Descroix a accompli ses tâches de Professeur de Français et Proviseur du Collège.

Il m¡¦a laissé une connaissance solide de la littérature, le goût de la tragédie, et l¡¦amour pour la poésie. Je ne peux demander plus. Avec ce qu¡¦il m¡¦a donné, j¡¦ai pu continuer à m¡¦instruire. Je peux maintenant analyser et apprécier les oeuvres de Brecht, Anouilh, Pirandello, Lorca, Stringberg, Ibsen, Tchekov, Shakespeare, Shaw, Miller... Et je lui suis à jamais reconnaissante de m¡¦avoir équipée d¡¦outils analytiques pour mieux comprendre ces chefs-d¡¦oeuvre.

Aujourd¡¦hui, après ma longue journée de travail, après avoir négocié les problèmes budgétaires et revu la performance du département ; je vais pouvoir me détendre en lisant ces vers de Victor Hugo (¡§Booz Endormi¡¨) que M. Descroix aimait bien :
 
¡§... L¡¦ombre était nuptiale, auguste et solennelle ;
Les anges y volaient sans doute obscurément,
Car on voyait passer dans la nuit, par moment,
Quelque chose de bleu qui paraissait une aile.
...
Tout reposait dans Ur et dans Jerimadeth ;
Les astres émaillaient le ciel profond et sombre ;
Le croissant fin et clair parmi ces fleurs de l¡¦ombre
Brillait à l¡¦occident, et Ruth se demandait,
Immobile, ouvrant l¡¦oeil à moitié sous ses voiles,
Quel dieu, quel moissonneur de l¡¦éternel été
Avait, en s¡¦en allant, négligemment jeté
Cette faucille d¡¦or dans le champ des étoiles.¡¨
.

A M. Descroix avec tous mes respects et ma gratitude

Tran Thi Nhu Hao
Collège Français de Tourane promotion 1961

¡@

¡@


16. Trường Trung học Blaise Pascal


Một bài báo ở Việt Nam hiện nay về lịch sử trường BP và một số cựu học sinh nổi tiếng.
 
Chủ Nhật, 19/02/2017, 17:51 [GMT+7].
.
* Xin cho biết Trường Trung học Blaise Pascal trước đây tọa lạc tại địa điểm nào ở Đà Nẵng? (Hoàng Văn Tư, Hải Châu, Đà Nẵng).





Bệnh viện quân y của Pháp (ảnh trái) về sau được chuyển thành trường học lấy tên là Lycée Blaise Pascal.(Nguồn: www.blaisepascaldanang.fr.)


 
- Trường Trung học Blaise Pascal (Lycée Blaise Pascal) mang tên Blaise Pascal (1623-1662) một nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia, triết gia người Pháp. Để tôn vinh những đóng góp khoa học của ông, tên của Pascal được đặt cho một ngôn ngữ lập trình, cũng như Định luật Pascal là một nguyên tắc quan trọng trong thủy tĩnh học. Khi Đà Nẵng thành nhượng địa, người Pháp cho thành lập trường mang tên ông cũng không ngoài ý hướng này.
 
Theo bài viết ¡§Thăng trầm thành Điện Hải¡¨ của tác giả Hà Phước Mai (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng) đăng trên Báo Đà Nẵng cuối tuần ngày 29-9-2013, Lycée Blaise Pascal được thành lập trên khu bệnh viện do quân đội Pháp xây dựng từ trước khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa (năm 1888). Theo sơ đồ (được vẽ ngày 4-1-1888) minh họa trong bài đã dẫn, bệnh viện quân y này nằm trong khuôn viên thành Điện Hải, bấy giờ người Pháp gọi là ¡§Đồn cổ của Tourane (Đà Nẵng)¡¨.
 
Bài đã dẫn giới thiệu ¡§lý lịch trích ngang¡¨ của Lycée Blaise Pascal như sau: ¡§Sau hiệp định Giơ- ne-vơ năm 1954, đất nước chia đôi từ vĩ tuyến 17, các trường học của người Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng chuyển vào Đà Nẵng, họ lấy khu bệnh viện này làm trường học mang tên Trường Trung học Blaise Pascal. Thời vua Bảo Đại chuyển sang dạy tiếng Việt và mang tên Nguyễn Hiền (1). Đến năm 1974, chính quyền Sài Gòn cho thành lập trường Đại học cộng đồng Quảng Đà trên khu đất này. Sau ngày giải phóng 1975, Xưởng dược và Bệnh viện Da liễu Quảng Đà tiếp quản, năm 1976 lại bàn giao cho Xí nghiệp Dược phẩm Quảng Nam-Đà Nẵng, sau này đổi thành Xí nghiệp Dược Trung ương 5. Năm 2004, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định di dời xí nghiệp dược và cho xây dựng Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng trong khuôn viên thành Điện Hải¡¨.
 
Trang thông tin điện tử của Lycée Blaise Pascal Đà Nẵng (www.blaisepascaldanang.fr) khẳng định thông tin trên khi đăng hai tấm hình có cùng một góc chụp: cổng bệnh viện quân đội Pháp và (sau đổi thành) cổng của Lycée Blaise Pascal. Bệnh viện được xây dựng trước năm 1888, đến năm 1955 thì chuyển đổi công năng sử dụng thành Collège Français de Tourane (Trường Trung học Pháp tại Đà Nẵng), và vào năm 1963 trường lấy tên là Lycée Blaise Pascal.
 
Một số người nổi tiếng đã từng học qua ngôi trường Pháp tại Đà Nẵng này. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc đầu học tại Lycée Français de Hue (tiền thân của Collège Francais de Tourane), sau đó vào Đà Nẵng học tại Lycée Blaise Pascal trước khi vào Sài Gòn học tại Lycée Jean Jacques Rousseau. TSKH Trần Tiễn Khanh sinh tại Huế, là cựu học sinh Lycée Blaise Pascal, người khởi xướng thành lập trang thông tin điện tử vnbaolut.com, hiện làm công tác tham vấn cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ¡K
 
Các cựu học sinh Lycée Blaise Pascal đã thành lập tại Pháp năm 2005 Hội Ái hữu Blaise Pascal Đà Nẵng (Amicale Blaise Pascal Danang, viết tắt ABPDN). Một trong những mục đích hoạt động của ABPDN là giúp đỡ học sinh, sinh viên hiếu học có hoàn cảnh khó khăn ở các trường học tại Đà Nẵng thông qua việc cấp học bổng, giúp các em vượt qua những khó khăn trước mắt để có thể vươn lên trong học tập, đạt được kết quả ngày càng tốt hơn. Trường Cao đẳng Công nghệ (Đại học Đà Nẵng) là một trong những trường có học sinh được nhận học bổng của ABPDN.
 
ĐNCT

¡@


(1) Điểm này không đúng, trường College Francais de Tourane đổi tên là Lycée Blaise Pascal vào năm 1963,đổi thành Trung Tâm Giáo Dục Nguyễn Hiền dưới thời Đệ Nhị Cọng Hòa, sau 1970. Chú thích của HVH)

¡@

¡@

¡@

¡@

¡@

17. MỘT CUỘC BỂ DÂU
 
PHƯƠNG TUẤN
¡@


Một phút nào đó trong cuộc đời, bỗng nhớ đến những bạn thật xa xưa thời Trung Học.
Đó là hai năm Seconde và Premiere trường Collège Français de Tourane. Trường là hậu thân của Lycée Français de Huế, và là tiền thân của Lycée Blaise Pascal.
Ngày đó trường có hai lớp Seconde và hai lớp Première. Mỗi lớp chỉ có dưới 30 học sinh. Vì bạn không nhiều nên biết và mến nhau .
Qua bao nhiêu biến thiên trong cuộc đời dâu bể, tìm bạn như tìm chim, chim bay biển bắc, đi tìm biển nam. Và biết bao nhiêu bạn đã ¡§xuống tàu¡¨ qua chinh chiến, tù đày, vượt biên, vượt biển. Nói sao cho hết đau thương.
 
Đây là những người thật, việc thật, nhưng tên họ đã đổi để giữ một chút riêng tư cho các bạn tôi.
 
Trước hết xin nói về bạn Nguyễn Trương.
Trương cùng học một trường, một lớp, nhưng khác lớp. Suốt hai năm học tôi chưa hề nói chuyện với Trương, nhưng biết Trương rất nhiều. Ngày học ở trường Providence (Thiên Hựu), Huế, có hai người anh của Trương học trên tôi một lớp. Ba của Trương là một trong những người giàu có, có tiếng từ thập niên 1940, 1950 thế kỷ trước của thành phố Tourane. Ông có nhiều căn phố lầu trong thành phố. Ngày đó ba của Trương đã biết đầu tư vào bất động sản. Ngày xưa, những nhà giàu có ở Tourane thường cho các con đi du học Pháp. Vì vậy sau trung học Trương lên đường đi Pháp. Tôi xa Trương sau Baccalaureat 1, vì Trương lên Yersin Đà Lạt, tôi học ở Saigon. Bặt tin Trương từ ngày đó. Cho đến gần một năm trở lại, có địa chỉ của Trương tôi lên Facetime và gọi Trương. Tuy là nói chuyện lần đầu nhưng hai đứa có cảm tưởng đã thân thiết với nhau từ lâu.
¡§Ê, Trương ơi, Tùng đây. Khoẻ không?¡¨
¡§Khoẻ.¡¨
¡§Nhà của Trương bây giờ ở đâu vậy Trương?¡¨
¡§Mình thuê nhà ngay tại Đà Nẵng, trên con đường Jules Ferry¡¨, con đường ngày xưa bọn mình đi học. Chắc Tùng còn nhớ đó là con đường chạy ngang trước cổng trường. ¡§
¡§Trương rời Paris từ năm nào và về Việt Nam lúc nào vậy?¡¨
¡§Cũng khá lâu, cách đây vài năm rồi¡¨.
 
Thế rồi Trương kể tôi nghe những ngày anh ở Pháp. Hai năm đầu thập niên 1960 ba của Trương còn chuyển ngân được cho Trương và nhờ vào đó ăn học, thuê nhà dễ dàng. Nhưng sau hai năm, ba Trương không còn chuyển ngân được. Có lẽ thời đó chính phủ Miền Nam hạn chế việc gửi tiền ra ngoại quốc. Vì vậy Trương phải vừa làm đủ nghề, vừa học. Trương bảo có lẽ vì vậy mãi đến tuổi 40 mới xong cử nhân. Nói vậy thôi nhưng Trương ra trường với bằng tiến sĩ luật!
Phần lớn cuộc đời Trương gắn bó với Paris. Paris của Ngô Thuỵ Miên với bài hát nổi tiếng :
¡¨Paris có gì lạ không em. Khi anh về em có còn ngoan...Mai anh về giữa bến sông Seine. Anh về giữa dòng sông trắng. Là áo sương mù hay áo em...Paris có gì lạ không em. Mai anh về mắt vẫn lênh đênh...¡¨
 
¡§ Trương ơi, về Việt Nam có nhớ Paris không? Có hình bóng cô gái tóc vàng nào Trương để lại Paris không?¡¨
¡§Nhớ Paris lắm chớ, gần như cả đời mình ở đó, làm sao quên?¡¨
Nhưng Trương bảo có hai lần đứt gánh giữa đường, không phải với cô gái tóc vàng mắt xanh nào, nhưng với hai cô Việt Nam, một ở Pháp và một ở Việt Nam. Hai lần đau thương để lại hai vết sẹo lớn trong tim. Nhưng Trương bảo, thôi, cố gắng quên đi. Mỗi người có những đau khổ riêng, không ai tránh được.
 
Thế rồi vài tuần sau tôi gọi Trương. Trương bảo:
¡§Tùng ơi, mình dọn nhà rồi, không còn ở chỗ cũ. Nay mình thuê một căn nhà ở Miếu Bông. Chắc Tùng còn nhớ Miếu Bông cách Đà Nẵng không xa."
¡§Ủa , sao Trương dọn về Miếu Bông làm chi vậy?¡¨
¡§Tùng biết không, tuổi bọn mình phải có chi làm, để thấy ngày tháng khỏi vô vị. Tùng biết mình làm chi không?¡¨
¡§Làm sao biết được?¡¨
¡§Mình mở quán cà phê tại Miếu Bông. Quán mang tên ¡§Cà Phê Paris!¡¨
¡§Thật tuyệt!¡¨
¡§Ai vào đây sẽ được nghe nhạc Pháp và nói tiếng Pháp thoải mái với mình. Làm cho vui thôi, chứ không phải vì tài chánh. Vã lại Miếu Bông bây giờ tuy là thành phố nhưng vẫn còn một ít nét thôn quê, khí hậu trong lành.¡¨
¡§Như vậy là tốt lắm, Trương ơi, tháng ngày sẽ qua nhanh và sống ít bệnh hoạn. Cho mình xin địa chỉ để quảng cáo cho Trương."
¡§Cách cầu Cẩm Lệ không xa, đây là quán cà phê gia đình, nơi thư giãn của bạn bè. Và luôn quảng cáo cho các bạn Pháp:
¡§Les Français de passage¡K¡¨
 
Và đây người bạn thứ hai, Nguyễn Quốc Định.
 Định cùng trường, cùng lớp hai năm. Hơi lập dị một chút. Không email, cell phone, chỉ gọi nhau bằng Facetime từ Huế. Sau trung học, học Sư Phạm Pháp Văn. Bị động viên vào quân đội, sau 30/4/1975 đi tù đúng 5 năm 2 tháng 17 ngày. Suốt đời không uống thuốc Tây, sợ lắm. Không rượu chè, không hút sách, không cả bia. Bạn dẫn vào quán thường hay chọc Định, bảo chủ quán cho ông Định này một ¡§tách trà không độ¡¨. Có lẽ nhờ vậy mà Định chẳng đau ốm gì.
Cứ hai hay ba hôm Định qua Facetime gọi tôi, và tôi hỏi:
¡§Định ơi, khoẻ không?¡¨
¡§Bình thường! cậu viết gì đó đọc xem nào."
Tôi thường hay viết lại các buổi Suy Niệm và đọc cho Định nghe. Định đạo Ông Bà nhưng rất thích nghe các bài suy niệm.
 
Định có tài viết văn, tập ¡§Sương tuyết hải hồ¡¨ là du ký ngày đi du học Âu Châu. Và tập thơ ¡§Dặm Hồng Lãng Đãng¡¨. Giỏi chữ Hán với tập Thơ Dịch.
Định đi nhiều nơi ở Việt Nam, những nơi có thờ phượng các danh nhân, và các vị vua như Trần Thái Tông, Lê Thái Tổ. Sau đây là bài thơ chữ Hán:


          
Vô Đề
Bãi đảng cuồng phong quất địa sinh
Ngư ông tuý lý điếu chu hoành
Tứ thuỳ vân hợp âm mai sắc
Nhất phái ba phiên cổ động thanh
Vũ cước trận thôi phiêu lịch lịch
Lôi xa luân chuyển nộ oanh oanh
Tam thì trần liễm thiên biên tĩnh
Nguyệt lạc trường giang, dạ kỷ canh.
           Trần Thái Tông
 
Dịch             
            Không đề
Dậy đất ào ào trận gió tung
Ông chài say khướt mặc thuyền vung.
Bốn bề mây tụ, màu mai sẫm
Một dải sóng dồn, tiếng trống rung
Phơi phới mưa bay, rơi lớp lớp.
Dập dồn sét nỗ chuyển đùng đùng.
Phút đâu bụi dứt, chân trời lặng.
Canh mấy? Trên sông bóng nguyệt chùng.


Đây là tập THƠ DỊCH trên 200 trang của Định. Khi chưa có Facetime, Định viết thư tay gửi qua bưu điện cho tôi từ Huế xa xôi. Ở thế kỷ 21 vẫn còn người bạn, thương bạn, chịu khó ngồi viết thư tay. Chữ anh viết rõ ràng, thẳng hàng ngay lối. với những sổ xuống mạnh mẽ các chữ ¡§q¡¨, chữ ¡§t¡¨, ngay ngắn...chữ ¡§O¡¨, chữ "A" thật tròn, nói lên tâm hồn ngay thẳng, rộng rãi của một người dù ít của cải vật chất.
Rất cảm động khi nghe tôi nhớ về trường xưa, khi ghé Đà Nẵng Định chụp cho tôi di tích còn sót lại của Collège Français de Tourane. Tấm hình có hình cây đa cổ thụ và con cầu nhỏ, đây là nơi ra chơi chúng tôi thường đứng chơi. Dưới con cầu nhỏ là con suối có nước về mùa mưa, khô mùa nắng.
Trường ngày xưa là đồn lũy của cụ Nguyễn Tri Phương, trấn thủ cửa biển Đà Nẵng, sau thành quân y viện thương binh Pháp trong trận chiến 1946-1954, sau 1955 thành Collège.
 
Người bạn thứ ba là Nguyễn Hà Thúc.

Sau Bac 1, Thúc học Mathelem. Vào đại học học thêm một năm Math Gen. Được học bổng qua Pháp học về Hàng Hải Thương Thuyền. Ngày xong trung học tôi cũng có mộng làm thuyền trưởng viễn dương như Thúc. Cũng như tôi, Thúc mê những chuyến hải hành của Pierre Loti, và nhất là những chuyến vượt biển một mình của nhà hàng hải nổi tiếng của Pháp Alain Gerbault qua 3 cuốn du ký: ¡§Seul à travers L' Atlantique¡¨, À la poursuite du soleil¡¨ và ¡§Sur la route de retour¡¨. Sinh nghề tử nghiệp, ông mất tích sau một chuyến hải hành.
Thúc kể cho tôi nghe con đường vô cùng gian nan để trở thành Capitaine au long cours. Những năm tháng dài ở trường Hàng Hải ¡§Bretagne du Nord¡¨ và cảng Le Havre. Và cuối cùng lênh đênh trên biển cả một năm 7, 8 tháng với con tàu to lớn trên 330 mét chiều dài, 33 mét chiều ngang. Vượt Đại Tây Dương có khi gặp hai hay ba cơn bão lớn trong một chuyến hải hành. Khi ra khơi mới thấy con người bé nhỏ, hãi hùng trước thiên nhiên bao la cuồng nộ. Đi biển lâu quá, khi về nhà đứng trước cửa, đứa con 3 tuổi chạy vào nhà bảo mẹ :¡¨Có ông nào muốn gặp mẹ¡¨. Nó không còn nhớ cha nó sau mấy tháng liền không ghé nhà. Đó là cuộc đời một thuyền trưởng viễn dương mà ngày xưa tôi mơ ước, cũng có những cái buồn của nó.
Ngược lại Thúc đã đi qua những đảo Nam Thái Bình Dương. Ngày đọc sách của Alain Gerbault tôi nghĩ ít người Việt có thể đặt chân tới, và Thúc đã ghé không biết bao nhiêu thành phố trên thế giới. Về sau Thúc làm giám đốc Messageries Maritimes tại Việt Nam cho đến ngày nghỉ hưu.
Nay một năm hai ba lần anh về thăm bạn bè cũ ở Đà Nẵng và Huế, nhắc lại chuyện xưa thời trung học để thấy mình vẫn còn trẻ dại.
 
Người bạn thứ tư Hồ văn Bình.

Bình có một quá khứ ly kỳ. Cũng cùng trường cùng lớp nhưng khác lớp, chưa bao giờ nói chuyện với tôi khi còn ở trường, gặp lại nay hơn ba năm. Lạ là bốn người bạn này dân Huế cả, nhưng vào học Đà Nẵng. Nay gặp lại tưởng đã thân quen từ kiếp nào.
Đời của Bình có thể viết được một cuốn hồi ký, không thể tóm tắt trong một trang giấy.
Tôi không được tin gì của Bình cho đến khi gặp lại Bình cách đây hai năm. Xong Trung học, Bình vào Sư phạm, sau làm giáo sư dạy Pháp văn tại một trường Trung học, Huế. Bình bị động viên, vào Thủ Đức, đến 1967 làm sĩ quan kỷ luật tại Trung Tâm Huấn Luyện hạ sĩ quan Đống Đa, Huế. Đầu năm 1968 có việc vào Saigon, ngày 29 tết không có máy bay, dân sự cũng như quân sự để về lại Huế. Tình cờ gặp một cô học sinh cũ nay bán vé cho Hàng Không Việt Nam nên mua cho Bình một vé supplement với giá 1500 đồng thời đó để về Huế kịp Tết Nguyên Đán. Tưởng là hên, nhưng xui tận mạng, đời Bình rẻ hướng từ ngày đó. Ngày xưa ba tôi thường hay nói, ¡§được ngựa mất ngựa biết đâu là hoạ phúc¡¨. Mùng 3 Tết Mậu Thân, Bình bị Việt Cộng bắt dẫn lên Trường Sơn. Một năm đói khát khốc liệt. Cuối năm 1968, Bình bị dẫn ra Bắc. Trên đường ra Bắc Bình lượm được một truyền đơn Hồi Chánh, trên đó có bản đồ nhỏ ghi từ nơi nhận được cứ theo dòng sông Xe Banghiang khoản 8 cây số sẽ đến Savannakhet. Bình cùng hai người bạn, Nguyễn Đình Đoan và Hồ Đình Hà, nhân một cơn mưa lớn trốn vào rừng, và theo dòng Xe Banghiang. Sống nhờ các hạt bắp rang cột trong hai ống quần. Thoát được khoảng 18 ngày. Trên đường vượt thoát người bạn thân Hồ Đình Hà kiệt sức chết. Không thể chôn bạn được vì đất toàn đá, hai người kiếm được một cánh dù nilon, quấn xác bạn và lấy đá đắp lên. Trên đường vượt thoát gặp bộ đội Pathet Lào, hai người còn lại kiếm được một chiếc thuyền, đến nơi con suối đổ dốc nên thuyền chìm, bị bắt lại và Pathet Lào giam Bình và người bạn chung với tù biệt kích Lào . Pathet Lào giao Bình và anh bạn cho Việt Cộng, từ đó lại lên đường ra Bắc. Đến Quảng Bình Bình bị sốt rét ác tính tưởng đã chết. Bình đến trại tù Bắc Thái và qua nhiều trại khác ở miền Bắc và cuối cùng đến trại Yên Bái. 
 Đầu năm 1973 có đình chiến và trao đổi tù binh nhưng Bình không được thả . Mãi đến ngày 5 tháng 4 năm 1976 Bình mới được trả về Nam sau 8 năm tù đày. Ôi cuộc đời bạn Bình, khổ cực biết nói sao cho hết.
 
Và còn những bạn tôi thương mến, Mai văn Thuyết, Âu Bang Tường và còn nhiều nữa, không thể viết hết trong tuỳ bút này...
 
Nhìn lại cuộc đời tôi với 5 lần vượt biên, 4 lần hụt. Lần thứ 5 đến bến bờ Malaysia, bị tàu Navy Malaysia kéo hai lần ra hải phận Indonesia với những tràng đạn đại liên bắn quanh mạn tàu, cảnh cáo không được quay trở lại. Tám ngày, một gia đình 5 người bó gối trên tàu trên một diện tích lớn hơn 1x1 mét vuông, đói khát, hãi hùng. Con tàu dài 19 mét, ngang chưa tới 4 mét, hai tầng, chứa 420 mạng người, già trẻ lớn bé, quá tải vì công an nhét thêm người, trên một con tàu đi sông thay vì đi biển. Con tàu này sẽ chìm dù chỉ gặp một cơn giông bão nhẹ trên biển cả. Trước khi xuống tàu tất cả giỏ xách có đồ ăn , nước uống, giày dép, bị công an thu hồi chở đi đầy hai xe GMC. Đây quả thật là một quan tài lớn được đẩy ra biển cả hãi hùng.
Cuộc đời bạn bè tôi và tôi nhìn lại, chỉ là giấc mộng, không phải "giấc mộng kê vàng" của anh chàng thí sinh đi thi, nhưng giấc mộng có những hồi kinh dị, kinh dị hơn những phim của "Alfred Hitchcock", vì chính chúng ta là những tài tử đóng phim, kiêm luôn đạo diễn và người xem phim.
 
Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến cuộc chiến dai dẳng tự vệ trên quê hương tôi, cuộc chiến đa số bạn bè và tôi đã góp phần, nhưng cuối cùng kết thúc bằng ngày 30/4/1975 đau thương. Những đau thương kéo dài mãi sau ngày 30/4 với tù đày, vượt biên, vượt biển, chết chóc, xa lìa.
Tôi nhớ đến tất cả các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, tất cả các thương bệnh binh tôi chăm sóc suốt chín năm quân ngũ. Mắt tôi như vẫn còn thấy các anh trở về trong xe Hồng Thập Tự hay bằng trực thăng, nằm trên brancard với chiếc áo hoa dù, chiếc áo Biệt Động Quân, hay chiếc áo màu xanh bộ binh loan vết máu. Sĩ quan có, nhưng ít thôi, đa số là binh sĩ và hạ sĩ quan. Những lần xuống Phòng Lựa Thương để đưa các anh lên phòng giải phẫu, điều lạ lùng tôi chưa hề nghe tiếng rên la của các anh dù là vết thương ở đâu trên thân thể. Ôi, các chiến sĩ Cộng Hoà can trường!
Nhớ đến các anh tôi không thể quên những người vợ lính. Người lính Cộng Hoà và gia đình thường ở chung trong trại gia binh, hay sát nhau. Ngày chồng hay cha đi hành quân, biết đâu có ngày trở về lành lặn? Thương biết mấy người vợ, người mẹ hay người con chờ người đi chinh chiến quay về. Lại nhớ đến Chinh Phụ Ngâm:


"Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn.
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa,
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng"
...
"Nước trong chảy, lòng phiền chẳng rửa,
Cỏ xanh thơm, dạ nhớ khó quên,
Nhủ rồi tay lại trao liền,
Bước đi một bước lại vin áo chàng."
...

Ngày xưa vậy, ngày nay đâu có khác. Thương biết mấy những người vợ lính!

x
x    x


Lại nhớ đến những bạn gái của tôi thời trung học, cùng lớp hay cùng trường : Đặng thị Thu Vân, Trần thị Yến, Trần thị Quỳnh Hoa, Trần thị Thanh Tâm, Nguyễn thị Mỹ Ân, Nguyễn thị Hiền, Nguyễn thị Trâm, Âu thị Minh Nguyệt...một số đã ¡§xuống tàu¡¨, một số nay ở đâu trên con tàu đời nào ai biết.


Ngày đó các bạn trai và gái của tôi, hiền lành, chân chất, tâm hồn như tờ giấy trắng học trò, chưa lấm bụi trần gian, với bao ước mơ trong vắt về cuộc đời trước mặt. Thời gian qua nhanh, nhưng trong tôi vẫn còn giữ kỷ niệm, lớp học và sân trường. Mắt tôi như còn thấy hình ảnh các bạn, tai tôi như còn nghe tiếng nói cười rộn ràng những ngày vô tư tuổi hoa mộng. Mới đó tưởng gần, mà đã xa. Mới đó tưởng còn, mà đã mất...Ôi, cuộc đời bể dâu!
 
Nay tôi vẫn nhớ mãi các bạn trong những giờ cầu nguyện, xin Ơn Trên gìn giữ, thương mến các bạn và gia đình, dù bạn đã ¡§xuống tàu¡¨ hay còn trên trần thế khổ ải này.


Cuối đời nhìn lại, cảm tạ Thiên Chúa đã che chở chúng ta qua những ngày tháng kinh hoàng. Cảm tạ Thiên Chúa đã cho tôi những người bạn đến cuối đời vẫn còn nhớ đến nhau.
 
Tôi cũng luôn cầu nguyện cho các chiến sĩ Cộng Hoà, dù còn trên thế gian, trên quê hương hay tản mác trận chân trời nào, và nhất là cho những anh em đã hiến thân xác mình cho quê hương Việt Nam mến yêu. 


Không có gì cao quý hơn tình yêu của kẻ hy sinh mạng sống mình cho người mình yêu.
 
PHƯƠNG TUẤN 

¡@

¡@

¡@

¡@

18. ĐÀ NẴNG, QUÊ XƯA

¡@

PHƯƠNG TUẤN

¡@

¡@

Chiếc Boeing Dreamliner nghiêng cánh đảo một vòng trên bán đảo Sơn Chà. Bên dưới là cả một vùng biển xanh. Ngọn Tiên Sa nhô ra như cánh tay của dãy Trường Sơn Đông, ôm bọc một vùng biển làm nên một vùng vịnh nước sâu tuyệt đẹp. Cuối cùng chiếc phi cơ đáp nhẹ xuống phi cảng quốc tế Đà Nẵng. Quê hương đây rồi. Đã bao nhiêu năm xa cố hương Tuấn mơ ước giờ phút trọng đại này: được đặt chân lên mảnh đất yêu dấu, nơi cất giữ những kỷ niệm đầu đời. Phi cảng ngày hôm nay tân tiến không khác bất cứ phi cảng của nước giàu có nào trên thế giới. Nhớ lại một ngày đầu hè xa xưa, hai vợ chồng Tuấn với y phục ngày cưới về từ Saigon trên chiếc Jet Boeing 727 đầu tiên của Hàng Không Việt Nam. Một tấm hình kỷ niệm độc đáo, chụp chung với hai cô tiếp viên phi hành trong bộ áo dài màu xanh. Mới đó đã bao nhiêu năm. Rồi ngày vào quân đội cũng tại quê hương này, nhưng tại quân cảng Đà Nẵng, người bạn thân, đại uý Đỗ Hữu Nho, Trưởng trạm hàng không quân sự Đà Nẵng đã lấy vé cho Tuấn đi về trên các chiếc phi cơ quân sự C123. Ngày đó quân cảng náo nhiệt với các binh sĩ Việt và Mỹ, nào ba lô, nào súng đạn¡K Quê hương còn đó nhưng người bạn thân ngày xưa đã đi rồi. Anh mất tích cùng gia đình ngày Đà Nẵng thất thủ vào sáng 30/3/1975.

¡@

Rời phi trường, Tuấn thuê một chiếc Grab vào thành phố.

¡§Ông đi về đâu?¡¦

¡§Bác cho tôi vê qua đường Phan Châu Trinh trước nhất. Chạy chậm thôi nghe bác.¡¨.

¡@

Nhà cửa hai bên đường khác xưa quá nhiều. Ra khỏi phi trường hai cây số, ngày trước đây là Chợ Mới với Trường Tiểu Học Hoà Vang. Ngày đó Tuấn học lớp Tư, trường chỉ là dãy nhà một tầng, với hành lang rộng. Giữa sân có cột cờ. Bây giờ không thấy bóng dáng ngôi trường này ở đâu. Đấy là những ngày đầu năm 1946. Khổ cực bắt đầu. Tuấn còn nhớ rất rõ những giờ học sinh đi đón phái đoàn Quốc Tế (?) từ phi trường về, phải đứng dưới nắng hè chói chang ba bốn tiếng đồng hồ, chờ phái đoàn đi qua để phất cờ.

¡@

Đây rồi giao lộ Trương Nữ Vương và Phan Châu Trinh. Phan Châu Trinh có nhà ba mẹ Tuấn. Ba mẹ suốt cuộc đời khổ cực đã dành dụm xây một villa khá đẹp. Bên trái ngôi nhà, chỉ cách một đường kiệt là chùa Phổ Thiên sau đổi tên thành Phổ Đà. Tuấn bảo bác tài dừng lại vài phút trước căn nhà. Nhớ những đêm khuya khoảng ba giờ sáng, chùa gióng tiếng chuông đầu tiên báo hiệu giờ tụng niệm của các thầy. Tuấn ước ao nghe lại tiếng chuông xưa, lùi lại thời gian, trở về sống cùng ba mẹ và anh chị em những ngày hạnh phúc thời trung học. Chùa Phổ Đà vẫn vậy, vẫn màu sơn vàng thuở xưa. Ba mẹ thường hay cúng chùa, nên những ngày lễ lớn chùa cho chú tiểu mang tặng cơm chay qua nhà. Tuấn lại thích ăn cơm chay mẹ nấu kiểm hơn. Nấu kiểm là nấu toàn rau, đậu, bí¡Knấu rục trong một nồi lớn. Món chay này ăn kèm với rau sống, thêm tương và chao vào. Chỉ có thế thôi, nhưng rất ngon. Nhìn ngôi chùa Phổ Đà lại nhớ đến những ngày mới trên mười tuổi, Tuấn đã đọc ¡§Ánh Đạo Vàng¡¨ của Võ Đình Cường. Sau này lớn lên mới biết ông là một người mác xít, không phải phật tử chân chính. Người viết về sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni và giáo lý của Ngài, hay nhất chính là thiền sư Nhất Hạnh. Tuấn không thích đời sống của thiền sư, nhưng cuốn ¡§ Đường Xưa Mây Trắng¡¨ Tuấn đọc tất cả ba lần. Ông viết văn, nhưng lời văn như có chất thơ làm mê say người đọc.

¡@

Nay xin viết vài dòng về Ni sư Trí Hải. Tuấn có đọc một vài cuốn sách của ni sư, một trong các cuốn đó là sách dịch ¡¨Câu chuyện của dòng sông¡¨, nguyên bản tiếng Đức, của Hermann Hess, dich chung với cô em gái Phùng Thăng. Ngày chưa xuất gia đi tu ni sư có tên con gái: Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh. Sau khi xong đại Học Sư Phạm, Huế, chị vào dạy tại trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng và ở trọ nhà ba mẹ Tuấn hai năm. Những ngày nghỉ hè ở Saigon về, Tuấn thường ăn cơm với chị và ba mẹ. Chị ngày đó rất đẹp, ăn nói nhỏ nhẻ, quý phái, thanh cao. Sau đó chị du học Hoa Kỳ.

¡@

Sau này cha của Tuấn mất, ni sư có vào Saigon làm lễ tang.

¡@

Vườn nhà ba mẹ rất rộng, trồng nhiều cây ăn trái, có giếng nước trong cho cả xóm dùng. Có cây mai, thường trổ hoa vàng những ngày tết. Nay sân trước của vườn những người chiếm ngụ đã xây những quán nhỏ để kinh doanh, che hẳn căn nhà chính bên trong. Tuấn không thể đi vào trong vườn để xem lại căn nhà chính và dãy nhà sau dành cho những người giúp việc ngày xưa. Ôi, vật đổi sao dời. Nhìn khu vườn, nhớ lại cả một thời niên thiếu Tuấn đã sống hạnh phúc với ba mẹ và anh chị em. Đó là những năm giữa thập niên 1950, thời gian thanh bình nhất của thành phố Đà Nẵng.

¡@

Tuấn nhớ lại những ngày mưa tháng mười, tháng mười một, mẹ cho ăn cá chuồn thính, hoặc cá chuồn chiên. Nhớ đến cá chuồn lại nhớ đến những ngư dân quê ngoại của Tuấn đi đánh bắt cá xa, ra đến tận Hoàng Sa, có khi bị bão lạc qua tận đảo Hải Nam.

¡@

Những ngày đông rét mướt mẹ làm bánh xèo, ăn với cải non mẹ trồng trong vườn nhà.

¡@

Nước mắm ngon nhất tại Hoa Kỳ nay là nước mắm Red Boat, đặc sản của Phú Quốc, tinh khiết 40 độ đạm, nhưng vị mắm cũng không bằng mắm mẹ làm. Mỗi hai hay ba năm, mẹ mua cá cơm than tươi từ biển mới đánh bắt lên, cứ ba rổ cá, một rổ muối biển. Tất cả được đổ vào một cái chum lớn, đậy nắp để dưới gốc cây khế, đúng ba năm mẹ mới gạn ra nước mắm nhỉ. Ngay cả nước mắm Red Boat ngon nhất bây giờ cũng chỉ ủ cá với muối một năm thôi. Ba của Tuấn chỉ ăn nước mắm mẹ làm, không chịu ăn thứ khác. Từ rất lâu Tuấn không còn được ăn nước mắm của mẹ. Có lẽ trong khi mẹ làm mẹ đã bỏ vào đó cả tình thương chồng con trong khi làm, nên nước mắm mẹ ngon hơn?...

¡@

Đứng trước căn nhà lại nhớ đến cha, ngày hai buổi đi làm về trên con đường này. Ngày xưa đường có tên Marc Pourpe, sau đổi thành Phan Châu Trinh. Căn nhà cũng đổi số từ 156, sau thành 218. Dạo đó cha Tuấn chỉ mới trên năm mươi tuổi, nhưng ông đã có thú trồng hoa và cây cảnh. Nhớ những buổi sáng cha ra vườn, tìm bắt sâu cho từng cây hoa. Tết nào nhà cũng có vài chậu hồng, cúc, thược dược¡K Ông thương Tuấn nhưng chẳng bao giờ nói ¡§Ba thương con¡¨, nhưng Tuấn biết qua những cử chỉ nhỏ nhặt, lời nói nhẹ nhàng, Tuấn đã cảm nhận được lòng cha thương mình.

¡@

Sau ngày 30/4/1975, vận mệnh con người theo vận nước. Căn nhà bị chiếm đoạt bởi những người cháu từ Miền Bắc về. Cha và mẹ lui về sống với người em gái út ở Saigon. Trong một bức thư ông viết cho Tuấn khá lâu:¡¨Tuấn, con có thể nghĩ rằng nay ba đã trên tám mươi tuổi mà mỗi tối phải mang rác nhà đi đổ?¡¨

¡@

Anh chị em Tuấn nay phiêu bạt gần hết. Một người em trai cũng đã ra đi cách đây trên mười lăm năm.

¡@

Xa hơn một chút nữa trên đường Phan Châu Trinh là villa lầu của ông cậu, người anh của mẹ Tuấn. Hai ông bà kẹt lại khi Đà Nẵng thất thủ, bị đánh tư sản thành người vô gia cư. Hai ông bà buồn sinh bệnh rồi mất.

¡@

Bị đánh tư sản, nhưng thật ra mợ của Tuấn chỉ có một sạp nhỏ bán vải ở Chợ Hàn.

¡@

¡§Bác tài ơi, bác rẽ vào đường ngày xưa mang tên Trần Hưng Đạo cho tôi xem chút¡¨. Khởi thuỷ đường này mang tên Verdun, sau thành Trần Hưng Đạo. Con đường thật ngắn khoản trên hai trăm thước có quán ¡§Bình Minh¡¨ cho thuê sách truyện, và hiệu sách đầu tiên của thành phố, nhà sách¡¨ Ngày Mai.¡¨ Quán sách¡¨ Bình Minh¡¨ không còn. Tiệm sách ¡§Ngày Mai ¡§nay là căn phố lầu bốn tầng. Tầng trệt căn phố là lò bánh mì¡K Chủ nhà sách¡¨ Ngày Mai¡¨ ngày xưa là hai vợ chồng người Huế, vô cùng lịch sự. Người chồng là thầy Bửu Chức dạy tại trường trung học đầu tiên của thành phố. cũng là thầy dạy Tuấn lớp đệ thất. ¡§Ngày Mai¡¨ ngày đó bán các cuốn sách truyện mới xuất bản ở Saigon gửi về. Ngoài sách truyện còn bán sách vở và các dụng cụ học sinh. Người luôn có mặt trong tiệm sách này là một cô gái trạc tuổi Tuấn, hay nhỏ hơn một hai tuổi. Tuấn biết cô không phải là con của thầy Chức, chỉ là cháu thôi. Cô có khuôn mặt trái xoan, nước da trắng, và đôi bàn tay thật đẹp. Cô luôn mặc áo dài trắng khi ở cửa hàng sách. Mỗi lần trả tiền sách xong, cô lấy giấy kiếng bọc bìa cuốn sách trước khi trao cho Tuấn. Thời đó người ta quý sách như vậy. Tuấn nhìn hai bàn tay búp măng dễ thương, nói lời cảm ơn rồi đi. Nhiều lần mua sách tiệm này, nhưng chưa bao giờ Tuấn có can đảm hỏi tên cô. Cô con gái dễ thương này nay ở đâu?

¡@

Những sách Tuấn mua ngày đó đa số thuộc loại Học Làm Người, những sách của Nguyễn Duy Cần, học giả Nguyễn Hiến Lê, bác sĩ Nguyễn văn Tươi, và học giả Hoàng Xuân Việt¡K, và Hồ Hữu Tường với những hồi ký như cuốn ¡§Chị Tâp¡¨, hay Thiên Giang với cuốn ¡§Lao tù¡¨ . Và tiểu thuyết như¡¨Cây Ná Trắc¡¨, ¡§Nửa Bồ Xương Khô¡¨, ¡§Sông máu¡¨, ¡§Đầm Ô Rô¡¨,¡¨ Bên kia sông¡¨ của Vũ Anh Khanh. Vũ Anh Khanh, nhà văn và thi sĩ, nổi tiếng với các bài thơ, ¡§Tha La Xóm Đao¡¨, ¡§Kinh Kha nhập Tần¡¨. Tuấn thuộc hai bài thơ này nhờ thầy Trịnh Thể, dạy Việt văn, thầy rất thích thơ Vũ Anh Khanh, nên bắt học trò học thuộc lòng.

¡@

Các bạn của Tuấn, có ai còn nhớ thầy Trịnh Thể dạy Việt Văn không? Thầy đi dạy luôn mặc bộ đồ veste trắng, và chiếc xe đạp Duralumin thầy đi cũng trắng. Thầy sống thanh bạch với đồng lương dạy học. Thầy yêu nghề, thương mến học trò, sống đúng lương tri người thầy giáo. Giờ của thầy học trò ai cũng thích. Thầy luôn dành khoảng mười phút cuối giờ để kể chuyện đời xưa cho bọn trẻ nghe. Thầy bắt đầu câu chuyện bằng bốn chữ:¡¨Ngày xưa đấy mà¡K¡¨, thế là cả lớp sướng rân, im phăng phắc, uống từng lời nói của thầy vì câu chuyện đời xưa thầy kể hấp dẫn và có duyên . Chuyện đời xưa của thầy thường lồng trong chuyện dạy các học trò nhỏ của thầy sống cho đúng đạo làm người với nhân, lễ, nghĩa trí, tín. Dễ thương như vậy nhưng thầy hai lần đi tù, một lần thời đệ nhất cộng hoà, một lần sau 30/4/1975. Lý do tù vì thầy là Quốc Dân Đảng! Thật tội nghiệp.

¡@

Và đây, ¡§Tha La xóm đạo¡¨:

¡§Đây Tha La xóm đạo,

Có trái ngọt cây lành.

Tôi về thăm một dạo,

Giữa mùa nắng vàng hanh.

Ngậm ngùi Tha La bảo,

Đây rừng xanh, rừng xanh,

Bụi đùn quanh ngõ vắng,

Khói đùn quanh nóc tranh

Gió đùn quanh mây trắng

Và lửa loạn xây thành

¡K

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trong nắng đổ,

Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ.

Lá rừng cao vàng rụng, lá vàng bay.

Giờ khách đi Tha La nhắn câu này,

Khi hết giặc khách hãy về thăm nhé!

Hãy về thăm xóm đạo,

Có trái ngọt cây lành.

Tha La dâng ngàn hoa gạo,

Và suối mát rừng xanh.

Xem đám chiên hiền thương áo trắng

Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh.

¡K¡¨

¡@

Và bài thơ ¡¨Kinh Kha nhập Tần¡¨

¡§Đất Tần loạn lắm, vua Tần bạo.

Đường vào Tần khó, nẻo Tần xa.

Khói đùn ngõ vắng, ngàn mai trắng,

Gió lành sông lạnh, hỡi Kinh Kha.

Đêm nay trăng buồn chi,

Nghe Kha mài kiếm sắt,

Mắt hận loạn mây chì,

Quyết qua Tần giết giặc.

Tay ai run đàn tỳ,

Để nghiêng lòng son sắc,

Cho mây buồn biệt ly,

Cây ghét loài thảo tặc.¡¨

Kinh Kha người nước Vệ, nhưng không được trọng dụng. Ông vào nước Yên, và thân với Cao Tiệm Ly. Cao Tiệm Ly nổi tiếng là tay sáo thần. Kinh Kha là người hiểu được tiếng sáo của ông. Từ đó hai người thành tri kỷ. Bên bờ sông Dịch có thái tử Yên và Cao Tiệm Ly tiễn đưa. Buổi tiễn đưa, Cao Tiệm Ly cất tiếng sáo bi hùng chúc tráng sĩ lên đường. Cảm khái tình người tri kỷ, Kinh Kha tức cảnh tức tình tặng Cao Tiệm Ly và thái tử Đan hai câu thơ:

¡§Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn

Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.¡¨

(Gió thổi hắt hiu, nước sông Dịch lạnh

Tráng sĩ một đi, chẳng trở về)

Và quả thật như lời tiên tri của tráng sĩ, tráng sĩ đi không về. Cao Tiệm Ly chờ mãi người bạn tri âm, biết bạn mình không bao giờ về nữa, đập sáo vì chẳng còn ai có thể hiểu lòng mình.

Và đây có khác chi đôi bạn tri kỷ Bá Nha và Tử Kỳ. Khi Tử Kỳ mất, Bá Nha đập đàn không gảy nữa.

¡@

Vũ Anh Khanh bỏ Saigon vào bưng, sau hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc, một thời gian sau ông bỏ miền Bắc, vượt biên qua sông Bến Hải, nhưng bị bắn chết. Thương một văn thi sĩ lỗi lạc của quê hương.

¡@

Cũng tại tiệm sách này Tuấn mua được một ít sách thật giá trị như ¡§Việt Nam sử lược ¡§của Trần Trọng Kim hay ¡§Phê bình các nhà văn hiện đại¡¨, bộ sách dày bốn tập của Vũ Ngọc Phan¡K Ngày đó Tuấn có một tủ sách gia đình nhỏ trên dưới một trăm cuốn.

¡@

Quán sách Bình Minh nhỏ thôi nhưng có vô số các sách xuất bản từ những năm 1930, 1940¡K vô cùng quý hiếm. Chủ cho thuê sách là một bà người Huế trên bốn mươi tuổi, rất bonne maman, ăn nói rất hiền từ. Sách bà cho thuê mỗi ngày năm giác một cuốn. Năm giác là năm mươi xu, và một đồng Đông Dương ngày đó ăn một trăm xu. Ở quán sách này có đủ cả, từ Tự Lực Văn Đoàn đến nhà văn trinh thám như Phạm Cao Củng với cuốn ¡§Nhà sư thọt¡¨, ¡§Vết tay trên trần¡¨, ¡§Kỳ Phát giết người¡¨¡K, ¡§Truyện đường rừng¡¨ của Lan Khai, hay của Tchya (Đái Đức Tuấn) với ¡¨Tiếng ai hát giữa rừng khuya¡¨, ¡§Thần Hổ¡¨¡KVà truyện ma của Thế Lữ với ¡§Trại Bồ Tùng Linh¡¨¡K Và Lê văn Trương với ¡§Thằng bé đánh giày¡¨, và ¡§Ba ngày luân lạc¡¨, kể chuyện một bé trai con nhà giàu hư hỏng, luân lạc chỉ ba ngày thôi, về lại nhà thành một bé ngoan. Trong ¡§Phê bình các nhà văn hiện đại¡¨, Vũ Ngọc Phan, cho biết có khi bà vợ của Lê văn Trương viết tiếp một đoạn cho chồng. Bà này thật quá giỏi.

Sách nhiều quá kể sao cho hết, cả một thời tuổi trẻ mê sách.

¡@

Rồi đến sau ngày 30/4/1975, với đợt đốt sách của chính quyền mới. Tuấn nghĩ không thể nào diễn tả nỗi đau khổ của hai chủ tiệm sách thấy những cuốn sách quý mình nâng niêu bị thiêu rụi trong ngọn lửa.

¡@

¡§Bác tài ơi , rẽ vào đường bờ sông Bạch Đằng đi¡¨. Ngày xưa đường có tên ¡§Quai Courbet¡¨. Ở đây có căn phố lầu nơi buôn bán của ba mẹ Tuấn ngày trước. Thật xa xưa, nơi đây Tuấn có Bé Dung, bạn tuổi thơ. Nhà Bé Dung sát vách nhà Tuấn. Bé Dung tóc hớt ngắn, da trắng lắm. Nhớ những mùa trăng, hai đứa nắm tay nhau chạy đuổi bắt trăng trên trời. Điều lạ, càng chạy nhanh trăng càng chạy nhanh theo. Tuấn như còn nghe tiếng cười giòn nắc nẻ của Bé Dung. Nhà Bé Dung, có chị Mực đi chợ nấu ăn. Tuấn thường qua gặp chị. ¡§Chị Mực ơi, cho Tuấn miếng cháy đi¡¨. Chị có cơm cháy rất ngon, cháy vừa thôi. Chị luôn phết lên miếng cháy một ít mỡ hành, bẻ hai miếng cháy, một nửa cho Tuấn, một nửa cho Bé Dung. Ngày chạy giặc, gia đình Bé Dung theo mẹ và kẹt lại ở Liên Khu 5. Sau ngày hiệp định Genève ký kết, Bé Dung hồi cư về thành, Tuấn gặp lại Bé Dung, hai đứa ngỡ ngàng không biết nói chi ngày gặp nhau. Rồi đường đời vạn nẽo¡K

¡@

¡§Bác tài, rẽ vào đường Độc Lập đi¡¨. Độc Lập đây rồi, con đường đẹp thời trung học, với những hàng phượng đỏ báo hiệu mùa hè đến, với những lưu bút kỷ niệm, những chia tay lưu luyến thời học trò¡KCon đường dẫn đến Collège Francais de Tourane. Trước khi trở thành trường trung học Pháp, đó là Quân Y Viên của người Pháp, và xa xưa hơn nữa đó là thành luỹ của cụ Nguyễn Tri Phương. Thành được xây trên một khu đất cao, có con suối nhỏ chảy qua. Những di tích của Cụ không còn ngoài một thành cao phía sau của khu đất. Đây là thành trấn thủ cửa biển Đà Nẵng. Những nhà vòm bằng một loại tôn đặc biệt chống nắng của quân y viện Pháp biến mất. Một dãy nhà ngang ngói đỏ của các lớp từ sixième tới Première cũng không còn Chỉ còn lại con cầu nhỏ và cây đa già cỗi cạnh con cầu. Con cầu này vào mùa mưa có nước chảy như một con suối nhỏ. Trường học chẳng còn, nay môt building to lớn mọc lên đánh mất dấu tích trường xưa. Đến đây để nhớ Professeur Bourdat hiền lành, tận tụy dạy dỗ, nhớ thầy Hồ Huyền dạy Việt Văn. Và nhớ Đặng thị Thu Vân, học cùng lớp, người bạn gái có gương mặt đẹp và hiền như Đức Mẹ, quanh năm suốt tháng chỉ mặc có một màu áo xanh thiên thanh. Các thầy chẳng còn, Thu Vân cũng đã bỏ bạn bè ra đi¡KTất cả chỉ còn lại kỷ niệm.

¡@

Về thăm quê thấm thoát đã hai tuần. Một giờ chiều nay Tuấn phải lên phi trường và máy bay sẽ cất cánh về Mỹ lúc ba giờ. Sáng nay Tuấn thả bộ trên đường Phan Châu trinh. Gió ban mai mát lạnh. Tuấn rẽ vào đường Nguyễn Đình Dương, ngày xưa có quán bán mì Quảng rất ngon, nay không còn thấy vết tích. Nhìn lại đã quá trưa, Tuấn gọi một chiếc Grab. ¡§Bác tài ơi, cho tôi về khách sạn Phương Đông trên đường Phan Châu Trinh đó¡¨. Ngồi lên xe, bác tài cho nổ máy, nhưng quái lạ, máy xe nổ giòn nhưng xe không chạy. Ba bốn phút sau bác tài bảo:¡¨Xe tôi không hiểu sao nay trục trặc không chạy được, phiền ông kiếm xe khác.¡¨

¡@

Thế là Tuấn xuống xe, đi bộ một quãng đường, để tìm đường ra Phan Châu Trinh, nhưng không thấy ngỏ rẽ vào Phan Châu Trinh đâu cả. Thế là lạc đường rồi. Thành phố nay đã đổi khác. Tâm trí bấn loạn vì sắp tới giờ máy bay cất cánh. Hai bên đường khác lạ, không ai biết đường Phan Châu trinh đâu để chỉ cho Tuấn. Bỗng nghe tiếng máy bay, Tuấn nhìn lên bầu trời thấy chiếc Boeing 787 Dreamliner bay ngang qua. Hỏng rồi, trễ quá máy bay đã cất cánh. !!!

¡@

Tim đập mạnh, Tuấn giật mình thức dậy, thì ra đây chỉ là giấc mộng. Linh hồn nhớ quê bay bỗng về thăm. Quê hương Tuấn nay xa quá, trên nửa vòng xoay trái đất.

¡§Ta mong về quê xưa,

Để nghe sóng Thái Bình ì ầm vỗ,

Hàng phi lao reo vui trong gió chiều,

Nhìn ngọn đỉnh Tiên Sa, Sơn Trà,

Có sương mù mùa đông bao phủ.

Nghe lại lời mẹ ru bên dòng sông cũ.

Nhưng mẹ cha đã vào cõi thiên thu.

Lòng tự hỏi lòng,

Vì đâu ta không về?

Thăm làng ngoại Mỹ Khê,

Thăm Ngũ Hành Sơn Non Nước,

Thăm Mân Quang, Tân Thái làng chài xưa,

Thăm Đò Xu, Mỹ Thị dưới bóng dừa,

Thăm cầu Trịnh Minh Thế bao năm còn đó.

Ôi những ngày xưa khi ta còn nhỏ,

Mãi vui chơi nơi biển Thanh Bình.

Nhớ dòng sông Hàn với nắng sớm bình minh,

Nhớ con đường đầy kỷ niệm Phan Châu Trinh,

Bước chân quen xuôi ngược cha ta đi về

Nhớ đường Độc Lập phượng đỏ mùa hè

Con đường thuở học trò rộn rã tiếng ve.

Ôi nhớ ơi là nhớ,

Ngôi trường xưa thầy bạn cũ thân quen.

Trường chẳng còn, thầy bạn cũng đã xa.

Nếu một mai ta có về,

Có còn ai đợi, ai chờ, ai đưa ai đón?

Cây hoa mai vườn nhà cha ta ai đốn?

Ngôi nhà xưa nay cũng chẳng còn nguyên.

Về chi khi ta là tân Lưu Nguyễn,

Lạc đào tiên trở thành người xa lạ,

Ngay trên quê hương lối cũ đường xưa.

Về chi khi đường xưa mang những tên lạ,

Về chi khi người thương đâu tá?

Về chi khi cảnh vật đổi dời.

Và về chi khi lòng người đã đổi thay?

Thôi nhé,

Quê hương ơi, thành phố thân thương,

Hãy giữ dùm ta kỷ niệm.

Ta vẫn biết cuộc đời vốn vô thường,

Nhưng lòng ta sao vẫn mãi vấn vương?

Tuấn muốn thời gian dừng lại để tìm về quê xưa, nhưng gần nửa thế kỷ đã trôi qua, vật đổi sao dời, có ai có thể uống nước hai lần trên cùng một dòng sông?

¡@

Sáng nay nằm trên giường, nghe ngoài sân sau các chú chim đang hót vang, mừng một ngày mới có gió mát và ánh nắng mai.

Một người bạn tại Việt Nam có bảo Tuấn. ¡§Quê hương Việt Nam nay chỉ để nhớ và thương, chứ không phải để ở¡¨. Chúng ta không thể có được tất cả những gì chúng ta mong muốn.

Và lòng nhủ lòng:¡¨Đâu có hạnh phúc, đấy là quê hương¡¨.

¡@

Mỗi chúng ta có một quê hương để nhớ, nhưng quê hương đích thật chúng ta ở trên trời, nơi chúng ta có một Người Cha luôn thương mến , theo dõi bước chân chúng ta đi trên trần thế đầy khổ đau này. Đó là quê hương đích thật, nơi không còn xa cách, bệnh tật, khóc thương.

¡@

PHƯƠNG  TUẤN

 

 



 

 

¡@


 
Lời cảm tạ


của người soạn cuốn sách này:

¡@


 Các bài vở trong kỷ yếu này được thu thập từ nhiều nguồn trên mạng internet, nhất là trang mạng của trường Lycee Blaise Pascal Danang
Người soạn kỷ yếu xin thành thật cảm ơn và xin lỗi các tác giả vì không kịp xin phép trước nên xin mạn phép các bạn đăng lại để phổ biến hạn chế trong nội bộ.
 
Địa chỉ liên lạc:
Hồ Văn Hiền (BP 1965) Điện thư: hovanhien@yahoo.com
Phone: 703-534-3331
 
Hien V. Ho, MD Seven Corners Pediatrics 6079 Arlington Boulevard
Falls Church, Vỉrginia 22044

¡@

¡@