Bài 3
Cholesterol và trẻ em
Trong câu chuyện xưa của La Mã, nhân vật Damocles được nhà vua
mời ngồi ăn trên bàn tiệc thịnh soạn với một lưỡi kiếm bén treo
bằng sợi chỉ lủng lẳng ngay trên chỗ ngồi. Ðối với những người như
chúng ta được may mắn sống trong xứ Mỹ trù phú này, cũng có một
lưỡi kiếm Damoclès treo lủng lẳng trên bàn tiệc thịnh soạn của chúng
ta, đó là bệnh tim mạch do chất mỡ cao trong máu gây nên. Trái tim
của chúng ta được nuôi dưỡng bằng một hệ thống mạch máu nhỏ chạy
vòng chung quanh phần trên của tim tựa như một cái vương miện quàng
trên đầu của ông vua, do đó danh từ y khoa gọi là "coronary arteries",
nôm na là động mạch hình vành. Khi các chất mỡ trong máu chúng ta cao
quá mức bình thường, chúng có khuynh hướng bám vào vách các động
mạch, lúc đầu chỉ là những vệt mỡ (streaks), qua năm tháng sẽ dần
dần trở thành những mãng mỡ (plaques) lúc đầu cản trở dòng máu
trong động mạch. Vì động mạch vành tim rất nhỏ, nếu bị nghẽn, máu
nuôi tim dễ bị tắt nghẽn, nếu nghẽn ít, tim sẽ thiếu nhiên liệu (oxy)
để làm việc và người bệnh sẽ đau đớn ở ngực lúc làm việc nhiều
(angina pectoris, angine de poitrine), nếu mạch máu bị nghẹt luôn, vùng
được mạch máu này nuôi dưỡng sẽ bị chết luôn và tùy theo nặng nhẹ
người bệnh có thể chỉ hoặc đau ở ngực hoặc bị chết đột ngột
(myocardial infraction, infarctus du myocarde). Tóm tắt có thể xem động
mạch vành như là sợi chỉ treo cây kiếm Danroclès lủng lẳng trên đầu
chúng ta.
Tuy nhiên mục đích của bài này không phải là tạo thêm cho bạn
một mối lo. Sách báo, truyền hình hầu như mỗi ngày đã nhắc nhở bạn
về mọi mặt của vấn đề: nếu không khéo nỗi lo của chúng ta đôi khi
còn có hại cho hạnh phúc chúng ta hơn cả chính cơn bệnh mà chúng ta
tìm cách tránh. Thật vậy lượng kiến thức về các chất mỡ trong máu
cũng như về các bệnh tim mạch đã trở thành quá phức tạp và đôi khi
mâu thuẩn không những đối với quần chúng ("layman") mà ngay cả đối
với giới chuyên môn trong y khoa. Một số bác sĩ chuyên về tim sẽ
biểu bạn phải thuộc nằm lòng con số cholesterol của mình cũng y như
phải nhớ số an sinh xã hội của mình và cho bạn cảm tưởng nếu bạn
không bắt đầu ăn bo bo (oat meal), uống dầu cá, "jogging" quanh nhà
mỗi ngày cuộc đời bạn sẽ ngắn ngủi ghê gớm. Ngược lại một số bác
sĩ cũng chuyên môn không kém cảnh giác rằng những kết quả nghiên
cứu nối liền chất mỡ trong máu với bệnh tim mạch chỉ có giá trị giới
hạn đối với một số người thuộc những thành phần nào đó như đàn
ông trưởng thành, có khuynh hướng di truyền dễ mắc bệnh tim mạch .
và không áp dụng cho những nhóm khác như phụ nữ, trẻ em v.v. và do
đó chưa có cơ sở vững chắc nào dựa vào đó chúng ta có thể khuyến
cáo một cuộc cách mạng trong cách ăn uống cũng như lề lối sinh hoạt
của tầng lớp trong xã hội.
Cuộc tranh luận sẽ còn kéo dài, nhất là ở Mỹ nơi mà các thế
lực thương mãi luôn luôn đứng đằng sau các cuộc vận động lớn, từ
nhà sản xuất thuốc hạ cholesterol cho đến các xưởng làm bánh bằng
cám hạt bo bo (oat bran). Ðối với người bình thường, việc theo dõi
cuộc tranh luận này cho đến nơi đến chốn để tự rút tỉa cho cá nhân
mình một kết luận thực tế có giá trị lâu bền quả là một việc làm
khó khăn và tốn nhiều thì giờ. Nếu cholesterol trong máu bạn thật sự
quá cao đương nhiên giản dị hơn hết vẫn là hỏi ý kiến của bác sĩ
cố vấn ăn uống cho bạn hoặc cho bạn uống thuốc nếu cần. Mặt khác,
không ít thì nhiều mỗi người trong chúng ta đều tự thấy trách nhiệm
của mình đối với tương lai sau này của con cái chúng ta và dù muốn
dù không, dù kiến thức của chúng ta hiện nay về vai trò của các
chất mỡ trong bệnh tim mạch còn thiếu sót, chúng ta bắt buộc phải
có những kết luận thực tế dù là tạm thời hầu hướng dẫn việc ăn
uống của những người nhỏ tuổi.
Nguyên tắc thứ nhất là chúng ta nên tránh những biện pháp
cực đoan. Ngoại trừ những trường hợp bệnh thật sự được bác sĩ
chuyên môn săn sóc, ít khi chúng ta cần phải buộc các cháu bé ăn
kiêng một cách khắc khe (stringent diet). Giới hạn khắt khe sự ăn
uống các cháu dễ gây những hiện tượng suy dinh dưỡng, làm trở ngại
sự phát triển bình thường của các cháu. Mặt khác, biện pháp kiểm
soát các chất mỡ trong máu chỉ có ích nếu được áp dụng về lâu dài,
đối với các cháu nhỏ có nghĩa là phải áp dụng kéo dài 40-50 năm
trở lên, đương nhiên mục đích chính không phải là giới hạn sự ăn
uống của các cháu dựa theo một trường phái mới nổi nào đó ("fat diet")
mà làm sao tạo cho chúng thói quen ăn uống hợp theo những quan niệm
vệ sinh hiện được chấp nhận.
Hiện nay, phần lớn các giới có thẩm quyền hầu như đồng ý về
những mục tiêu sau đây đối với trẻ em và thanh thiếu niên:
-
Hạ thấp bớt
thành phần mỡ (lower total fat) trong thức ăn. Làm thế nào để các
chất mỡ chỉ đóng góp chừng 30-20% của tổng số calori.
-
Tăng tỷ lệ
lượng mỡ không no (unsaturated fats), giảm tỷ lệ lượng chất béo no
(saturated fat). (Xin tạm nói thêm ở đây, mỡ không no là những chất
béo có một hoặc nhiều nối kép giữa các nguyên tử carbon, thường
gốc ở các thực vật, chất béo no ngược lại chỉ có các nối đơn giữa
các carbon, thường là mỡ động vật).
-
Giảm bớt các
thức ăn có nhiều cholesterol như: thịt cừu, thịt heo, thịt bò, tôm,
trứng, gan, thận súc vật (organ meat), bơ, mỡ thú vật.
Nói một cách thực
tiễn, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp sau đây và áp dụng
cho cả gia đình để tạo cho con cái một nề nếp về lâu dài : chỉ ăn
thịt không có mỡ (lean meat), nên chọn thịt gà, thịt gà tây, vì những
loại thịt này ít chứa những chất béo no (saturated fats): tưởng cũng
nên nhắc ở đây rằng các "miếng ngon" của ta như chả lụa; bún bò
giò heo, phở bò đều thuộc loại thực phẩm có nhiều chất béo no kể
trên. Những món như phở gà, mì vịt nếu chịu khó lọc bỏ lớp da và
lóc bớt mỡ, ít có tác dụng tăng cholesterol trong máu hơn. Sữa thường
(whole fat milk) chứa 3,5% chất béo (nghĩa là cứ 100 gram sữa
có 3,5gram mỡ; dùng sữa 1% (low fat
milk, 100 gram sữa có 1 gram mỡ) hoặc skim milk, lượng mỡ tiêu thụ sẽ giảm đi nhiều và lượng
các chất béo no (saturated fat) cũng giảm đi. Nếu chiên xào nên tránh
dùng mỡ heo, mỡ bò; nên dùng "margarine" hoặc các dầu thực vật. Nên
giảm bớt lượng trứng trong thức ăn, một số người Việt thích uống
soda hột gà, ăn nhiều hột vịt lộn, những món này có thể làm
cholesterol tăng nhiều. Ngoài ra nên khuyến khích các cháu ăn thêm
các loại trái cây, rau, mễ cốc (fruit, vegetables, grain), những loại
này cung cấp những protein và sinh tố cần thiết mà không làm tăng
mỡ trong máu, đồng thời giúp cho tiêu hóa dễ dàng, tránh bị bón. Tuy
nhiên như trên đã nói, nếu bạn muốn theo một loại "diet" nào đó chỉ
chú trọng vào một món (như brocoli, bobo, gạo lức) mà không quân bình
về các mặt khác, bạn nên cẩn thận vì có thể có hại.
Những khuyến cáo
trên chỉ áp dụng cho trẻ em trên 2 tuổi. Hiện nay chưa có bằng chứng
khoa học vững chắc để thay đổi cách ăn uống trẻ em dưới 24 tháng ở
Mỹ. Cũng nên nhắc thêm ở đây dinh dưỡng chỉ là một mặt của vấn đề
phòng ngừa bệnh tim mạch ở trẻ em và thanh thiếu niên, những yếu tố
khác như khuyến khích vận động thân thể (physical exercise), làm việc
điều độ, tránh thuốc lá, không ăn mặn quá đáng, không uống thuốc
men (như thuốc ngừa thai) mà không có hướng dẫn của bác sĩ, v.v.
Ngoài ra còn một
yếu tố văn hóa ảnh hưởng nhiều đến cách chúng ta cho con cái ăn
uống. Rất đông phụ huynh người Việt chúng ta mang trong tiềm thức quan
niệm rằng đứa trẻ lý tưởng phải bụ bẫm, tròn trịa và mập mạp. Quan
niệm này có thể đúng ở một xứ thiếu thốn, ở đó mọi ưu tư của hầu
hết cha mẹ chỉ là làm sao cho con mình đủ ăn. Trái lại đây là một
quan niệm có thể có hại nếu áp dụng cho trẻ em ở xứ Mỹ này, nơi
mà hơn quá dân số đều quá mập và mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe
vẫn là thực phẩm dư thừa. Ép buộc trẻ con ăn uống quá nhu cầu của
chúng không những gây những rối loạn dinh dưỡng mà đôi khi còn gây
ra những rối loạn về tâm lý như chứng "anorexia nervosa" của những
thiếu nữ từ chối ăn uống và nhịn đói đôi khi tới chết.
Câu trả lời vẫn
chưa dứt khoát vì những lý do sau đây:
-
Thứ nhất, mức cholesterol lúc còn nhỏ tuổi chưa chắc phản ảnh mức
cholesterol lúc trưởng thành. Trong chừng 50% các trường hợp mức
cholesterol sẽ thấp xuống lúc cháu lớn lên.
-
Thứ hai,
như trên đã nói các cháu bé ăn kiêng (diet) đôi khi có thể ảnh
hưởng không tốt đối với sự tăng trưởng (growth) của chúng.
-
Thứ ba,
phần lớn những thử nghiệm tại phòng mạch đo chất cholesterol với vài
giọt máu từ đầu ngón tay (A measurement of cholesterol in the office)
không được chính xác cho lắm, có thể sai lạc đến 25%. Ví dụ hôm nay
cháu thử cholesterol là 240 mg/dl, cháu được ăn kiêng hai tháng, thử
lại còn 216 là giảm 10%, kết quả trên có thể do mức cholesterol đã
giảm thật sự mà cũng có thể do máy đo không chính xác mặc dù thật
sự mức cholesterol không thay đổi.
Ngoài ra mức
cholesterol của mỗi người cũng thay đổi phần nào theo mùa, theo ngày
và đôi khi theo giờ trong ngày nữa (seasonal, day-to-day, diurnal
variations). Cho nên muốn chính xác phải thử đi thử lại nhiều lần và
cần đến phương tiện của những phòng thí nghiệm lớn có những máy móc
được định chuẩn chính xác (standardized equipment). Ðương nhiên, sự theo
dõi như thế sẽ tốn kém hơn nhiều.
Hiện nay, theo
khuyến cáo của Hàn Lâm Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of
Pediatrics) chỉ nên nghĩ đến chuyện thử những trẻ trên 2 tuổi nếu gia
đình của cháu (cha mẹ, anh chị em, ông bà, chú bác cô cậu dì ruột)
mắc chứng mỡ trong máu cao (hyperlipidemia) hoặc bị chứng tắc mạch máu
tim sớm (early myocardial infraction), nghĩa là đàn bà bị bệnh trước 60
tuổi, đàn ông bị bệnh trước 50 tuổi.
Ðể kết luận, nếu bạn thắc mắc về cholesterol của bạn và con cháu bạn, đây là một dấu hiệu tốt vì bạn ý thức được mặt trái của một xã hội trù phú về vật chất. Như câu ngạn ngữ Pháp đã nói : "Con người đào mồ chôn mình bằng cái hàm răng của mình". Khoa học giúp cho bạn những kiến thức cụ thể để nhắc nhở bạn những giới hạn mà cơ thể bạn có thể chịu đựng được, nếu bạn vượt qua bạn đã đi quá mức an toàn. Nhưng nói chung lối sống của bạn cũng như cách ăn uống của bạn phản ánh bối cảnh văn hóa cũng như tánh tình của bạn, thay đổi cách ăn uống chỉ có thể thực hiện được bằng cách thay đổi nếp sinh hoạt và quan niệm sống thì mới giữ vững về lâu về dài được. Lo lắng quá đáng hoặc nhẹ dạ tin vào các luận điệu quảng cáo các giải pháp chớp nhoáng hời hợt thường có hại nhiều hơn có lợi.
Chú
thích về cholesterol đối vớI trẻ em.
(Cập
nhật ngày 1 tháng 9 năm 1999)
Như
đã nói trong bài trên, cho đến nay theo khuyến cáo của Chương
trình Quốc gia Giáo dục về Cholesterol ở Trẻ em và Thanh niên
(National Cholesterol Education Program for Children and Adolescents-NCEP), thử
cholesterol cho tất cả trẻ em (universal screening) không được
xem như là điều cần thiết.
Tuy
nhiên đối vớI các em cần đo
mức cholesterol trong máu (gồm các em gia đình có bịnh
tim mạch ở ngườI tương đối còn trẻ hoặc cha hay mẹ em đó
bị chứng cholesterol cao), thì đối với những em có cholesterol
cao (hypercholesterolemia) trị liệu bằng cách nào vẫn là điều
còn nhiều tranh luận.
Trẻ
em ở tuổI đang lớn, trị liệu bằng chế độ ăn kiêng (
diet treatment) giớI hạn các nguồn thực phẩm và dinh dưỡng
của các em có thể đưa đến những hậu quả ngoài ý muốn
vì thiếu một số chất quan trọng trong đồ ăn (như các
vitamin chỉ có trong thức ăn mỡ, thiếu lượng protein cho cháu
tăng trưởng).
Các
thuốc men dùng để hạ mức cholesterol ở ngườI lớn tuổI
có thể gây nhiều triệu chứng phụ (side effects) mà các em
không chịu đựng được. Ngoài ra
tác dụng độc gan (liver toxicity) làm cho các thuốc này
rất khó dùng một cách an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Nói chung ngườI ta chỉ nghĩ đến dùng thuốc sau khi ăn kiêng
từ 6 tháng đến một năm mà LDL (Low Density Lipoprotein, là loại
cholesterol <<xấu>>) vẫn
còn cao ở mức 160 mg/dl (nếu có risk factors) hoặc 190mg/dl, là
một mức rất cao.
BS
Hồ Văn Hiền
Ngày 1 tháng 9, năm 2000