Bài 7
THUỐC LA٠VÀ TRẺ EM
Thuốc lá đã đi vào
văn hóa Việt Nam hiện đại. Văn học của chúng ta trong mấy chục năm
gần đây nhắc nhiều đến thuốc lá. Trong thời chiến của những thập
niên 1960-1970, hình ảnh thuốc lá trên môi những thanh niên "sống
nhiều về nội tâm, ưu tư trước cuộc sống" tại các phòng trà, các
tiệm kem là một hình ảnh nay lại được du nhập sang Mỹ và vẫn còn
được tìm thấy nơi một số trẻ thường sinh hoạt. Ðời sống đơn độc nơi
quân ngũ có lẽ cũng góp phần làm cho một số người trung niên Việt
Nam chúng ta cũng ghiền thuốc lá. Thuốc lào hầu như là thú tiêu
khiển duy nhất được cho phép trong các trại cải tạo. Vì thế có thể nói
mối tình giữa thuốc lá và người đàn ông Việt Nam khó mà dứt ra
được, mặc dầu trên thực tế thuốc lá không phải là món "quốc hồn
quốc túy", mà là một thứ cây được du nhập vào Việt Nam hồi thế kỷ
17-18 do người Tây phương đem từ châu Mỹ về châu Âu rồi sang Ðông Nam
Á.
Ở Mỹ, mấy chục
năm nay, thuốc lá bị tấn công mãnh liệt. Mỹ có gốc "puritan" rất gay
gắt trong các phong trào chống thói hư tật xấu. Nên nhớ trước đây
mấy chục năm, uống rượu được coi là phi pháp tại xứ này trong thời
kỳ cấm rượu (prohibition). Các công ty thuốc lá bị đưa ra tòa, bị đưa
điều tra, kết tội tại quốc nội, v...v... Quảng cáo thuốc lá bị giới
hạn nặng. Tuy nhiên cũng chưa phải lúc tội nghiệp cho các công ty
này vì họ rất nhiều tiền, rất mạnh và xứ này ai cũng có quyền làm
bất cứ điều gì mình muốn miễn là không hại đến người khác.
Vấn đề tự do hưởng
lạc dừng ở đây. Vì vấn đề thuốc lá ngoài việc di hại cho người
hút, cho những người không hút và không muốn hút phải bắt buộc chia
xẻ, hít chung khói thuốc với người hút thuốc.
Trong những người bị
hút thuốc bất đắc dĩ này, đáng kể nhất là trẻ em. Sau đây chúng ta
sẽ duyệt qua một số ảnh hưởng tai hại của thuốc lá trên trẻ em.
ẢNH HƯỞNG TRÊN BÀO THAI
Người hút thuốc lá
cho biết họ cảm thấy thoải mái (relaxation), thần kinh bớt căng thẳng
(relief of tension) lúc hút thuốc. Ðó là chất nicotine, là chất chứa
trong khói thuốc. Chất này được hấp thụ vào cơ thể qua màng nhầy
của miệng, mũi và nhất là qua phổi. Nicotine kích thích hệ thần kinh,
làm con người tỉnh táo hoặc ở liều cao hơn thì gây những triệu chứng
ngộ độc như chóng mặt, ói mửa, nặng hơn thì run rẩy (tremor), làm kinh
(convulsions), nặng hơn nữa thì chết người. Ðương nhiên những trường
hợp này là do chất nicotine chứ không ai hút nhiều thuốc lá đến mức
làm kinh phong hoặc chết. Thuốc lá còn có một số chất độc nữa,
đáng kể hơn hết là carbon monooxide. Chất này là một loại khí (gas) đi
vào máu kết hợp với hemoglobin là chất phụ trách chuyên chở oxy
trong máu. Do sự kết hợp này, máu không còn chuyên chở oxy một cách
bình thường nữa và người hút thuốc ở trong trạng thái thiếu dưỡng
khí kinh niên, như dễ mệt, làm việc nhiều dễ bị khó thở.
Những điểm nêu
trên có mục đích giải thích hoàn cảnh tội nghiệp của một bào thai
lúc bà mẹ mang bầu hút thuốc lá chất nicotine và carbon monooxide làm
bào thai trở thành một dân ghiền thuốc lá bất đắc dĩ, bị thiếu
dưỡng khí (oxygen) kinh niên. Các bé này dễ bị chết lúc sanh, thường
nhỏ con hơn các trẻ khác và sanh sớm (preterm delivery) cũng thường
xảy ra hơn những bà mẹ không hút thuốc.
THUỐC LÁ VÀ ÐÀN BÀ VIỆT
NAM
Ða số độc giả Việt
Nam sẽ nhận xét rằng thật ít khi thấy một người đàn bà Việt Nam
nhất là đàn bà có bầu hút thuốc ở bên Mỹ này. Ðiểm này đúng là
một điểm son cho nền văn hóa của chúng ta và một nét biểu dương tinh
thần "công, dung, ngôn, hạnh" của nền văn hóa chúng ta. Thật vậy,
một cuộc nghiên cứu ở California năm 1995 so sánh các bà mẹ mang thai
Á đông kể cả Việt Nam (ít học, không nói tiếng Anh nhiều, không quen
với nền y tế của Mỹ) với các bà mẹ người Mỹ (học thức hơn, không
trở ngại ngôn ngữ lúc sử dụng các phương tiện y tế. Kết quả cho
thấy các em bé sơ sinh của các bà mẹ Á đông mạnh giỏi hơn, ít bị
rắc rối hơn (better outcome). Lý do: Người đàn bà chúng ta vận động
hơn, có lẽ ăn uống điều độ hơn (ít mỡ, ít ăn vặt hơn, ít bị mập) và
một trong những lý do chính có lẽ vì đàn bà chúng ta không hút thuốc
lúc có bầu.
CHA HÚT THUỐC, CON HÍT
KHÓI
Tuy nhiên, đàn ông
chúng ta cần phải giúp đỡ các bà hơn nữa, vì có hai loại "hút"
thuốc lá: "hút" thuốc tích cực lúc mình đốt điếu thuốc để thỏa mãn
cơn ghiền (active somking) và hút thuốc tiêu cực (passive smoking) lúc
một người nào đó (thường là vợ con, bạn bè ngồi cùng bàn ăn uống)
bất đắc dĩ phải hút vào phổi khói thuốc lá do người khác phì ra. Dù
người đàn bà có bầu hút thuốc tích cực hay hít khói vào phổi do ông
chồng mình hút thuốc, trong cả hai trường hợp bào thai trong bụng đều
bị ảnh hưởng bởi chất độc trong khói thuốc.
ẢNH HƯỞNG TRÊN TRẺ EM
Sau khi em bé ra
đời, sức khoẻ em bé cũng bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá cũng những
người khác trong gia đình. Trong lúc em bé còn trong bụng mẹ, chừng 30%
các em bị nhiễm độc thuốc lá do người mẹ hút thuốc lá trong lúc mang
thai, ngược lại sau khi ra đời hết một nửa (50%) trẻ em dưới 5 tuổi
phải chịu đựng thuốc lá do người trong gia đình hút. Trẻ con nhiễm
thuốc lá dễ bị chết đột ngột không lý do (sudden infant death syndrome)
trong mấy tháng đầu đời. Các trẻ này dễ bị sưng phổi, sưng cuống
phổi (pneumoniavon chitis) hơn các trẻ em cha mẹ không hút thuốc. Các
trẻ này cũng dễ bị khò khè hơn (wheezing), dễ bị đau tai (viêm tai
giữa, otitis media) hơn. Ngoài ra một số nghiên cứu gần đây ở Mỹ và
Tân Tây Lan (New Zeland) cho thấy nếu người mẹ hút thuốc trong lúc có
bầu cũng như sau khi sanh, những đứa con dễ gặp vấn đề tập tính
(behavior problem) như trẻ khó dạy, phá phách (disruptive behavior).
Ngoài ra phải kể đến những tai nạn cháy nhà do thuốc lá gây nên mà
nạn nhân thường là trẻ em.
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢM
KHÓI THUỐC LÁ Ô NHIỄM
Vậy chúng ta có
thể làm gì để các bào thai trong bụng mẹ cũng như trẻ em đừng bị ảnh
hưởng có hại của khói thuốc? Thứ nhất, đương nhiên người mẹ Việt
Nam đừng học đòi hút thuốc, đừng noi gương một số phụ nữ ở xứ này
đang nhao nhao đòi quyền được giải phóng và cố làm cho được những gì
đàn ông thường làm, kể cả hút thuốc. Thật vậy do các cố gắng về
kinh tế công cộng, tất cả các thành phần dân chúng ở Mỹ càng ngày
càng giảm hút thuốc lá. Chỉ còn có một nhóm duy nhất, đó là nhóm các
thiếu nữ (adolescent girl) vẫn tiếp tục hút thuốc lá nhiều (20% hút
thuốc lá) và còn hút nhiều hơn cả các thanh niên đàn ông (17% hút
thuốc lúc học lớp 12). Ðiểm này cha mẹ các cô các cậu nên chú ý
vì đa số chúng ta không ngờ chuyện này và lứa tuổi này là lứa tuổi
rất dễ ảnh hưởng bạn bè, và cũng là lứa tuổi mà các cháu đi vào
ghiền thuốc lá.
Ðiểm thứ hai, chúng
ta phải tìm mọi cách giới hạn "passive smoking", hợp lý nhất
là người cha, người chú hoặc ông nội sống cùng nhà bỏ thói quen
hút thuốc lá. Nếu bỏ không được thì nên vì các bà và trẻ con đi
hút thuốc chỗ khác; hoặc đổi qua hình thức xài thuốc lá không có
khói (smokeless tobacco, nhai thuốc, chewing tabacco, v...v...)
KẾT LUẬN
Kỹ nghệ thuốc lá
từng là một trong những nguồn gốc của sự phồn thịnh tại một số
tiểu bang của Hoa Kỳ.
Ðối với người Việt
Nam, thuốc lá cũng đi khá sâu vào văn hóa và nếp sống của người
dân. Kỹ nghệ thuốc lá đang bị tấn công từ nhiều mặt, và để giữ và
phát triển thị trường, kỹ nghệ thuốc lá càng ngày càng nhắm vào
một số đối tượng dễ thuyết phục, đó là giới thanh thiếu niên và
những xứ đang phát triển. Một số người trong chúng ta đã hút thuốc
lá, thuốc lào quá nửa đời người, sẽ gặp khó khăn lúc tìm cách cai
thuốc lá.
Chúng ta có thể
"bất cần đời" đối với sức khỏe, sự sống của chúng ta,
nhưng vì tinh thần trách nhiệm với thế hệ kế tiếp, chúng ta cần cố
gắng hơn nữa để tránh nêu gương cho chúng đi vào một thói quen tai
hại cho cơ thể, dạy dỗ chúng đừng hùa theo bạn bè hút xách và bảo
vệ bầu không khí trong gia đình không bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá.
10 tháng 4, 1996
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
(Ðể góp phần vào chiến dịch bài trừ thuốc lá
của Hội Y tế Miền Ðông Hoa Kỳ).